Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      
tranh của họa sĩ Nguyễn Trung





CHỊ CHỒNG TÔI









N gày mới về làm dâu nhà chị, tôi không dám nói với chị câu nào. Tôi chỉ lặng thầm nhìn chị và nghĩ, có lẽ trong cuộc đời chị đã trải qua rất nhiều vất vả, thăng trầm.

Hai tư năm về trước, chị về nhà anh làm dâu. Chị kể tôi nghe chuyện đói của những ngày đầu tiên về nhà chồng. Cái đói không chỉ vây quanh chị, gia đình chị mà cả xóm làng. Chị đã quen dần với những bữa cơm độn sắn, ngô, đã từng thèm khát bao nhiêu hạt cơm trắng khi mang thai đứa con đầu tiên…..

Buổi chiều hôm ấy…Trước ngôi nhà cũ nát như chỉ chờ một cơn gió to là đổ xụp xuống, cái sân đầy những bã mía, lá khô, một mâm cơm bát đàn đũa mộc trong cái đĩa cá bống kho với lá nổ rang với bát canh mồng tơi ngao, ngồi ngắm cái ngọn núi gần nhà mẹ tôi và chị dâu còn chờ anh trai tôi rửa mặt rửa chân tay, ngồi vào là cùng ăn. Anh trai tôi, năm nay 34 tuổi, người mảnh khảnh, đen như củ súng, trán răn, mắt đen sục tựa hắc ín sơn thuyền, đi làm công nhân thợ sửa điện cho xí nghiệp thủy sản được gần 10 năm nay. Anh ít nói, ít cười về tới nhà là cứ lùi lũi như con lật đật. Chị dâu nói gì cũng chỉ ù ờ mấy câu là lủi thủi đi mất! Vừa ngồi xổm xuống cái chiếu là ăn vội vàng mấy miếng rồi đứng dậy. Chị dâu tôi nhìn anh tôi bước vào nhà và nói:

- Anh nghỉ ở giường trong em trải đệm, có cả quạt nữa anh à.

Mẹ tôi dừng ăn cơm, đưa mắt lên nhìn chị tôi nói:

- Cô không vào pha nước cho con tôi uống mà đã giục con tôi đi nghỉ là sao?

Tôi nhìn mẹ tôi và nói :

- Thôi. Anh trai đi làm cả ngày về anh ấy muốn nghỉ luôn chứ không chè, thuốc gì đâu .

Thấy mẹ tôi nói, chị dâu hạ bát cơm xuống đất và vao nhà pha nước cho anh trai tôi uống. Bố mất đã lâu, nhưng cái thói quen của gia đình khi dùng cơm xong làm gì thì làm, nhưng phải uống nước nói chuyện một chốc rồi làm gì thì làm…

Xong bữa cơm, chị dâu dọn cơm, tôi và mẹ ngồi trên bàn ghế gỗ tay mẹ phe phảy cái quạt và nói:

- Thế bây giờ cô học xong rồi, tính đến chuyện chồng con ra sao đây? Con gái ở cái làng này có ăn, có học như cô ít lắm đấy! Tao thấy cái thằng Tuấn con nhà ông Ân bên xã Đàng nó có công ăn việc làm trên tỉnh, đẹp trai nhà giàu, xem mấy bữa nữa tao gọi chú Hai mày sang để tính chuyện, chứ cha mày mất thì còn chú.

Tôi nhìn ra ngoài sân in hình ánh mặt trời và nói:

- Thưa mẹ, con còn muốn học thêm 2 năm nữa, nếu được mẹ cho con học bằng chúng bằng bạn, chứ bây giờ về làm dâu người ta, con chưa có việc làm thì cũng khổ.

Hơn ai hết tôi hiểu mẹ tôi, ngày trước làm vợ, bà nội cũng không hợp tính mẹ, rồi mọi thứ ấy thế mà xảy ra…

Sống ở đời, có người không sợ phải làm việc quần quật nắng mưa, trưa tối ngoài đồng mà sợ cái cảm giác khi trở lại chính gia đình mình đang sống. Chị sợ bà mẹ chồng làm chị khóc không ngớt hai tư năm nay. Còn sống với bà ấy ngày nào chị vẫn phải rơi nước mắt ngày ấy. Chẳng hiểu sao ngay từ khi về làm dâu, bà đã ghét chị. Không bao giờ quan tâm đến việc chị làm là đúng hay sai, chỉ cần không vừa ý là mắng chửi thậm tệ, thậm chí bà còn sai chồng chị đánh đuổi chị về nhà mẹ đẻ. Chị thường lấy vạt áo lau nước mắt để xin lỗi con người mang đau khổ đến cho mình, để bước chân vào nơi họ không chào đón chị, vì chị sợ nếu bỏ anh, người sinh ra chị sẽ xấu hổ, mang tiếng với xóm làng gấp trăm lần những gì chị đang phải chịu.

Chị nói: - Thời gian trôi qua dần dần chị quen với điều đó.

Suốt ngày chỉ biết làm việc để quên đi tất cả những điều đang xảy ra với mình. Chị ít nghĩ về tương lai. Sinh đứa con trai đầu lòng, chị hi vọng đứa bé sẽ là cầu nối mẹ chồng với nàng dâu. Ngờ đâu mẹ chồng lại có nhiều cớ hơn để hành hạ thể xác và tâm hồn của chị. Những trận cãi vã tăng lên cộng thêm đói khổ, bệnh tật của con nhỏ làm chị hao mòn đi tám, chín phần cơ thể. Con nhỏ đau tai bà không cho đi khám bác sĩ mà lấy que hương để thổi. Chị phải ôm trộm con đi khám bệnh. Về nhà, mẹ chồng phát hiện lại đuổi mắng, bắt đền nếu cháu bà bị làm sao. Đau khổ nhất đến với chị khi chồng chị mất. Mẹ chồng chỉ thẳng vào mặt chị nói: “Đừng có giả vờ đau khổ, khóc lóc ở đó. Dậy mà lo cho chồng đi, ai lo cho”. “Trưa anh ấy vẫn nằm ngủ, chiều gọi đã không thưa nữa rồi. Có lẽ anh ấy bị đột tử”. Chị kể với tôi như vậy. Khi nhìn sang tôi đã thấy những giọt nước mắt trên gò má sạm đen của chị. Chắc chị đang nhớ anh nhiều lắm. Dù ở với anh chưa chọn chục năm, có với anh hai đứa con. Dù chưa bao giờ trong những lần to tiếng với mẹ chồng anh đứng về phía chị nhưng chị vẫn cảm thấy hạnh phúc khi bên anh, không bao giờ chị để anh phải chọn bên tình bên hiếu. “Gía như anh mày ốm nằm đấy thì tao còn được chăm sóc. Đằng này...”.

Chồng không còn, chị không lựa chọn đi bước nữa. Một mình làm hơn mẫu ruộng, xong vụ chị đi phụ hồ để kiếm thêm tiền nuôi con ăn học. Chị làm việc với niềm hăng say dồn về phía hai con, đặt hết niềm tin vào đó vì đối với chị đây là điều quý giá nhất anh để lại cho chị, cuộc đời ban tặng cho chị. Thời gian qua đi làm chị già so với tuổi. Nước da ngăm đen sau này có lẽ chẳng thể thay đổi được dù chị có sướng đi nữa. Những vết nhăn hằn sâu trên trán cũng chẳng thể mất đi được nữa. Bốn mươi tuổi mà ai cũng tưởng chị năm mươi. Bàn tay của chị tôi luyện bằng gì mà không thấm mệt, đôi chân ấy sinh ra từ đâu mà đi không biết mỏi, không bao giờ dừng lại.

Chị bảo, nếu dừng làm việc sẽ lại phải nghĩ, phải khóc.

Chị khóc trước tôi hai lần. Đó là lần đầu kể cho tôi nghe về cuộc đời của chị. Lần thứ hai là khi con trai đầu tiên nghe bà nội nó cãi lời chị. Chị thấy như có hàng trăm con dao khía vào trái tim chị, khiến sự chai lì trong tim chị không còn nữa. Khóc sẽ làm chị nhẹ nhõm hơn, sao chị phải cằm lòng, phải hứng chịu nỗi đau một mình khi chị có quyền chọn cho mình một bờ vai để san sẻ, để yêu thương hả chị? Nếu có anh ở bên cạnh cùng chị dạy dỗ các con chị sẽ không cảm thấy cô đơn mà nghẹn ngào như thế này. Nhìn chị rơi nước mắt tôi cảm thấy đau biết nhường nào. Người ta nói đúng, những khổ đau của con người trên đời này lại do chính người ta yêu thương nhất mang lại.

Hôm nay biết con thi vào lớp mười không đỗ. Chị không nói gì nhưng mắt chị đượm buồn xa xăm. Gánh nặng lại nhiều thêm trên đôi vai gày của chị. Chị bảo: Không biết bao giờ tao biết đến chữ “sướng” ở trên đời này. Mười năm, mười lăm năm hay hai mươi năm, lúc ấy chị bao nhiêu tuổi? Những năm tiếp theo của chị sẽ như thế nào đây?




VVM.01.6.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .