N gôi nhà dã biến mất. Không còn chút vết tích! Tựa như chưa từng có nó. Nơi đó, bây giờ là một cái dốc tuyệt đẹp thả dài từ cây cầu mới xây. Dọc hai bên đường cờ xí rực đỏ. Một cái băng màu mặt trời mới mọc căng ngang cầu. Chút nữa đây người ta cắt băng khánh thành, làm lễ thông cầu, nghiệm thu kỹ thuật.
Như một giấc mơ! Mới đó mà cả một vùng đổi khác. Mảnh đất u tịch, cây cối rậm rì bay vụt mất, mang theo ngôi nhà xiêu vẹo. Nơi anh, người tôi yêu sinh ra, lớn lên. Nơi đong đầy kỷ niệm của một thời đấu tranh giữ nước. Thật ra, chỉ có tôi yêu anh. Còn anh có lẽ yêu chị tôi, một cô gái đẹp nhất vùng. Khi đó, tôi chỉ là một con bé mười bảy tuổi đen nhẻm, gầy gò, tóc vừa chấm vai, lưa thưa, vàng hoe vì cháy nắng. Anh hay đến nhà tôi vào những ngày nghỉ Ngoại tôi không thích bộ đồ lính anh mặc trên người. Nhưng ông hay lầm bầm “Quái lạ! Sao cái thằng lính rằn ri nầy nhìn phát ghét vậy mà ăn nói nhỏ nhẹ, lễ độ, ra vẻ đạo đức là sao?”. Tôi cũng nghĩ vậy. Mỗi khi nhìn thấy anh ra vào trong trại lính, với những vòng dây kẽm gai rào chằng chịt xung quanh. Chỗ có một cái chòi canh cao lêu nghêu và mấy tên lính bồng súng chĩa về phía những người dân đang cặm cụi trên đồng như có mối thù truyền kiếp. Khi nghe anh bảo mới ra trường, được điều về phục vụ trong Bộ chỉ huy và là người tính tọa độ để pháo kích đúng hướng thì tôi thật sự kinh hãi. Tôi nhớ đến cảnh nhà cửa tan hoang, ruộng vườn bị cày xới thành những cái hố đen ngòm. Biết bao người vô tội bị tan ra từng mảnh vụn trên chính ruộng đồng của họ. Tôi căm ghét anh. Nhưng ngày qua ngày, anh đến nhà , kiên nhẫn dạy chị tôi giải toán trong khi chị huyên thiên về những bộ quần áo đẹp. Anh giúp chị nhận ra “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn!”. Anh hay kể cho tôi nghe những gương yêu nước, rồi anh vừa đàn vừa dạy tôi hát những bài rất lạ như “Dậy mà đi” “Ôi tổ quốc ta đã nghe!”, “Hát rong trên đồng cỏ”…. Lòng tôi như có ai tưới vào một dòng nước mát và hoa thơm cỏ lạ bỗng lên xanh!
Một hôm, bỗng dưng anh vội vội vàng vàng dúi vào tay tôi hai quyển sách. Tôi hỏi “Đưa cho chị hai đúng không?” Anh lắc dầu “Không! Anh tặng em. Em hãy nhớ câu anh ghi ở trang trong Ià: Hãy khắc phục gian khổ để chíến thắng! Em nhé”. Rồi anh hôn lên trán tôi, thì thầm “Anh yêu em!”. Tôi chưa kịp hết bàng hoàng thì anh đã khuất sau rặng tre dọc lối mòn về trại. Đêm đó, tôi không sao ngủ được. Nhìn sang khuôn mặt đẹp của chị, tôi càng thắc mắc. Tại sao? Anh có nhầm lẫn gì không? Tôi nhỏm dậy, len lén soi gương và càng bối rối vì tôi không sao tìm thấy nét đáng yêu nào trên gương mặt. Đúng lúc đó, tíếng đạn pháo dập liên hồi, rồi tiếng nổ long trời lở đất nối tiếp nhau làm mặt đất như sắp bị vỡ ra. Mọi người choàng tỉnh, mở cửa chạy ra sân, ngóng về hướng ấy. Lửa ngút trời ở phía đồn lính. Ai cũng hoảng kinh, không hiểu chuyện gì. Chợt nhớ đến anh, một nỗi lo sợ trào dâng khiến tôi nghẹn thở, ngất đi.
Khi tôi tỉnh dậy, trời mới lờ mờ sáng. Hình như không ai ngủ, đang túm tụm bàn tán về sự cố “Gậy ông đập Iưng ông”, “Pháo ta nã vào đồn ta”, “kho đạn tan tành...” Tôi lờ mờ nhận ra có một bí ẩn nào đó vây bọc anh và suy nghĩ của tôi được giải đáp ngay khi biết mẹ anh bị bắt vì có một đứa con là Việt cộng đã liều chết phá hủy kho đạn của Bộ chỉ huy tỉnh. Mẹ anh bị tra tấn đến chết trong tù. Còn chị anh đã kịp thời trốn ra căn cứ cách mạng. Tôi ngã bệnh cả tuần lễ. Từ đó, trái tim tôi khép cửa. Tôi giữ kín hình ảnh anh trong đó. Tôi sống bằng kí ức đẹp của một thời chớm yêu. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, gia đình tôi chuyển chỗ ở nhưng tôi vẫn dõi về nơi ấy. Rất lâu sau, chị anh quay về, treo bảng bán mảnh đất có ngôi nhà ngày xưa. Chị đã lập gia đình ở tận Quảng trị xa xôi. Chính tôi đã gom hết tiền dành dụm để mua lại khu đất ấy. Mặc cho gia đình cản ngăn, tôi dọn về ở trong ngôi nhà lọt thỏm giữa vườn cây tạp nhạp. Tôi lập một cái bàn thờ với bốn chữ “TỔ QUỐC GHI CÔNG” rồi sớm hôm nhan khói tưởng tiếc một người nằm xuống cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đều bảo tôi điên tình. Nhưng không ai lay chuyển được tôi.
Một hôm, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh đến nhà yêu cầu tôi chuyển nhượng một phần đất ngay chỗ ngôi nhà để mở đường vành đai theo quy hoạch. Họ thuyết phục tôi rằng Thị xã đang chuyển mình lên thành phố. Vì vậy, cơ quan, trường học, đường sá phải xứng tầm, phải kiên cố, đạt chuẩn quốc gia, thông thoáng, đẹp đẽ. Họ động viên tôi giúp cho kế hoạch xây dựng đường vành đai được sớm hình thành. Tôi sẽ được bồi hoàn tương xứng và phần đất còn lại ở hai bên đường sẽ trở thành mặt tiền, giá trị tăng cao…. Mấy đêm liền thao thức. Tôi nhớ anh và nghĩ đến ước nguyện giữ nước của anh. Hẳn anh cũng mong đợi mọi người chung tay xây dựng, tạo nên sự đổi thay trên vùng đất quê nghèo. Và tôi đã đồng ý híến phần đất mà chính quyền mong đợi. Tôi không nhận tiền bồi hoàn trước sự kinh ngạc của bao người.
Tiếng trống múa lân, tiếng kèn chào mừng rôm rả lôi tôi về thực tại. Đoàn xe của Trung ương đã đến. Nghe đâu có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về dự. Cùng với UBND thành phố Trà Vinh, đoàn khách tiến đến lễ đài, rồi dãi băng được cắt đôi. Một đoàn xe rầm rập được thông qua cây cầu mới trong tiếng vỗ tay như sấm rền của nhân dân. Tôi rưng rưng nước mắt. Một nỗi hân hoan tràn ngập lòng tôi.
- Ồ! Có phải là em? Đúng là em rồi!
Một người trong đoàn khách từ Trung ương rẽ đám đông tíến đến trước mặt tôi. Dù mái tóc đã pha màu sương khói, dù trên gương mặt đã đầy những vết cắt của thời gian. Nhưng ánh mắt anh thì tôi không sao nhầm lẫn được. Chính anh rồi! Tôi òa khóc. Anh nheo mắt cười:
- Không ngờ còn dịp gặp lại em. Đã có mấy con rồi mà còn nhõng nhẽo?
Tôi lầm bầm:
- Chồng còn chưa có, có chi con!*
Anh phì cười. Tôi vừa lau nước mắt vừa nhấm nhẳn:
- Còn anh, đã lên chức nội, ngoại gì chưa?
- Ôi dào, bà còn chưa lấy, thấy chi cháu!
Anh siết chặt bàn tay tôi:
- Em có biết anh đã tìm em suốt cả đời anh?
Tôi thầm thì:
- Anh có biết em đã chờ anh từ thuở bình minh của một đời?
Nắng bỗng dưng mềm như lụa và trong gió bỗng thoảng đưa mùi hương hoàng lan ngày cũ. Tôi bối rối, thẹn thùng khi bắt gặp ánh mắt anh nhìn như ngày nào thầm thì lời tỏ tình rất vội.
Hình như nơi nầy trời đất đã vào xuân!