Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
         



BÔNG SEN GIỮA HỒ ĐỜI



1.

Tôi đã từng mài đũng quần trên các lớp học từ vỡ lòng nơi trường làng mái tranh, vách đất tới khuông viên trường tiểu học quận lỵ, ngôi trường có số tuổi cao hơn ngọn tháp thánh đường và dài hơn xa lộ Pacific Highway nối liền ba tiểu bang hàng xóm với nhau và end up ở chốn nào đó không rõ, rồi trường trung học nhưng nhất là khi đi qua cổng trường đại học, vóc dáng của nó bề thế và ngạo nghễ xây bằng những viên đá xanh đen chắc nịch, như nói trước cho tôi biết: “ Chào bạn, bạn hãy sẵn sàng nhé, phía sau những khung cửa đóng kín kia là cả một thao trường bạn sẽ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, những thử thách cam go những tờ lịch cứ vô tình rơi xuống làm bạn gìa đi trông thấy, nhưng ngày ấy sẽ chờ đợi bạn ở cuối con đường.”

Sau cái ngày xúng xính trong bộ áo thụng đen của buổi ra trường, tung cái square hat lên trời để ngày hôm sau ngơ ngác bước xuống cuộc đời mới vỡ lẽ ra rằng trong các môn học, môn học “ làm người” là khó hơn cả, khó hơn cả cái bằng tiến sĩ !

Bạn tôi, anh Michael Trần gia đình sinh sống ở ngoại ô Toronto, Ont. từ ngày đi định cư, đã tốt nghiệp ngành Medicine cùng khóa với tôi, đại học Queen.

Anh bạn trẻ này tuy trẻ người nhưng không “thơ dạ” tâm hồn như chật chội cả mặt trời lẫn trăng sao tinh tú lấp lánh về đêm, như ngọn gió mùa hạ cần thiết thổi về qua mặt hồ Ontario vào những đêm oi nồng như lò than hồng cần phải có trong tiết đông lạnh lẽo, một thầy thuốc Việt nam rất sớm đối với người Việt tỵ nạn ở đây trong những năm cuối của thập niên 1980. Michael đã đáp ứng đúng nhu cầu của người mình trong lúc đa phần tiếng Anh (English) còn lõm bõm, Clinic nằm ngay trên con lộ chính chạy từ đông sang tây tại thành phố Mississauga lúc nào cũng đông khách. Chúng tôi cuối tuần rủ nhau ra ngồi đồng ở quán café Good morning Sàigòn, hôm đó chàng tới như thường lệ gương mặt hớn hở báo hiệu một tin vui.

Mà tin vui thật.

Ánh mắt sáng rỡ, chưa kịp ngồi xuống tôi đã bắt đầu:

- Kiếm được bò lạc hay sao vậy ?

- Không hẳn là bò lạc. Michael tính điềm đạm như từ bao giờ trải lời nửa kín nửa hở.

- Đèn mẹ, có gì thì phun ra đi. Tôi thúc

- Tao đang bận cuống cuồng vì bịnh nhân hằng ngày, thì cuối tuần rồi có “ Em” đến xin làm công không hai năm.

- Thơm không ?

Dĩ nhiên, như múi mít.

Năm thứ mấy ?

Năm sau cùng, đại học Toronto.

Em tên chi ?

Cathy Nguyễn

Sao em bỗng dưng lại dẫn xác đến nạp mạng cho mày ?

Mẹ em vốn là bịnh nhân kinh niên của tao từ ba năm nay rồi.

Vậy mày rơi vào máy nhắm của bả từ hồi nào hồi nào rồi, coi chừng cơn “địa chấn” xẩy đến giữa lúc không ngờ đó nghe không. Tôi làm bộ lên mặt thầy đời, mà lại đi dạy thằng khôn hơn tôi.

2.

- Quốc Hưng, mày không ngại làm phù rể cho tao đấy chứ, tao cần mày.

Michael nói với tôi lúc vừa chiêu một ngụm café nóng giọng đều đều như thể trong năm cứ tự nhiên bốn mùa thay lá làm tôi ngạc nhiên khi hắn đang đứng trước một khúc quanh lịch sử trong đời khi những trang vở đời lấm lem với những mối tình qua đường trước đây sẽ vĩnh viễn đóng lại để chấm dứt những ngày tháng rong chơi ngồi đồng hằng giờ với bạn khép mình cho nhỏ lại để vừa lọt qua khung cửa hẹp bấp bênh trước mặt. Tôi không cần phải thổi qua hắn một luồng hơi nóng tự tin, nhưng tôi khiêm tốn:

-Tao chưa từng làm cái việc đó cho ai, nhưng tao hãnh diện để làm đẹp lòng tụi mày và tao sẵn sàng, hy vọng là tao sẽ không làm ai phật lòng trong ngày trọng đại đó.

Trong tiệc cưới ngày ấy mới đó thôi những lời chúc mừng đôi trẻ trai tài gái sắc ( mà thực sự là như vậy ) bằng những câu văn chải chuốt gọn đầu gọt đuôi lóng lánh như lời làm bằng những hạt kim cương mà đã hai năm, từng tờ lịch cứ âm thầm rơi mỏng dần để làm cho ngày tháng chất cao thêm những hạnh phúc và những nụ cuời trong lòng thuyền của Michael và Cathy Lê. Tôi nghe lóm được từ những vết son môi bàn bên cạnh, bà Đồng Khánh, mẹ nàng đã biết vận dụng cái lưỡi toàn năng sắc bén như dao cau, ngọt như đường thốt nốt để con gái bà được Dr. Michael chọn cho làm thực tập hai năm để hoàn tất thời gian internship. Cathy một cô sinh viên trường thuốc trong lúc thực tập đã tỏ ra vừa thông minh, biết lắng nghe vừa biết cách chiều chuộng ông thầy của mình, nơi trái tim son trẻ của người thanh niên chưa một lần môi miệng nói tiếng yêu ai, nhưng đã từng lỗi nhịp nhiều lần mỗi khi đối diện với nàng trong những lúc vắng vẻ, đã thức đêm thức hôm tình nguyện viết thèse cho nàng. Những hôm bầu trời bên ngoài như đông đặc gió hoang với tuyết phủ cao ngất khỏi đầu mà mùa xuân cứ tiếp tục kéo dài trong lòng hai kẻ vừa trao nhau nụ hôn đầu, tiếng chim corella hót líu lo át đi cả tiếng xe đang hì hục ủi tuyết ngoài đường.

“Người đàn ông đã lìa bỏ cha mẹ để gắn bó với vợ mình, cả hai nên một xương một thịt” Michael đã thực thi điều này, nhà mẹ nàng bữa nay vừa tăng thêm nhân số.

3

-Cathy, con nạt nó vừa vừa thôi, mẹ thấy mỗi lần gặp mặt mẹ con mình, nó cứ riu ríu như rắn mùng năm.

-Nhưng mà con đã mệt với đứa bé quá rồi lại còn bao nhiêu việc nhà, chợ búa, nấu ăn, giặt gỵa, thức đêm.

-Vậy, con muốn nó làm gì cho con, trong lúc nó bận tơi tả nơi phòng mạch ?

- Việc phòng mạch để con lo, cho con được đi ra ngoài, anh ấy làm nhiều rồi, hay là ảnh ở nhà coi mẹ và đứa bé vài năm xem sao. Con nói là con sẽ làm.

Dáng thu đã về hơi sớm khi những ngọn gió mùa hạ đã đổi hướng làm run rẩy cây cành trong lúc thời gian chưa kịp trở mình, những giọt nắng hạ vẫn còn vấn vương nơi mái hiên của dẫy phố cổ và trên nóc tháp chuông giáo đường, tiếng ve sầu như vẫn còn phảng phất đâu đây chưa muốn hát câu tạ từ, thành phố Toronto đón hai đứa chúng tôi bằng những cơn gió mang sắc màu của những mùa thu năm trước trên bậc thềm đại học đuổi theo những phiến lá phong vàng đỏ bên cạnh lá sồi nâu non nhắc nhở một “ mùa thu cánh nâu” đã đi vào thế giới âm nhạc tuổi trẻ Việtnam. Michael từ ngày về quê vợ bận biụ đóng vai một người cha và nội trợ ( bất đắc dĩ ) đã tạo nên bức tường ngăn cách giữa hai chúng tôi hiếm khi được gặp lại nhau như hôm nay, cơ hội gặp lại nhau hàng năm ngày hội thảo do đại học Qeen tổ chức dành cho ngành Medicine, chúng tôi bước đi bên nhau âm thầm, trái hẳn với không khí trước đây mỗi lần gặp lại, qua ánh mắt nghệ sĩ của chàng tôi không tìm được những luồng mây trắng lãng đãng bay bên những vần thơ quyện lấy nhau mà đọc được những cơn giông tố chồng chất lên nhau, lòng thuyền đời đang vơi đi những tiéng cười, bánh xe đang lăn qua những khúc đời nghiêng ngả làm lòng chàng như thiếu vắng mầu xanh cần thiết.

Dường như Dr. Michael không về đây vì hội thảo cho bằng vì một mục đích khác, nhận diện ra khuôn mặt thật của chuyến đi hôm nay, tôi rủ Michael đi ăn trưa sớm và được chàng mau mắn nhận lời. Giây phút “ thiêng liêng” đối với tôi là ngồi để lắng nghe những gì đang chất chứa trong tim, những giọt café đắng trong ly có tác dụng làm vơi đi phần nào những giọt đắng trong lòng, Michael vẫn giữ nguyên sắc thái và tác phong như ngày xưa, bão tố đã chẳng làm cho chàng tiêu điều, vì Michael vốn đã am hiểu bài học “ làm người”, biết dùng nội lực để đưa đời mình sớm thoát ra khỏi thế giới thấp hèn của kiếp “ con người” chỉ biết lần mò trong bóng tối, tôn thờ “ thần tượng” để vươn lên kiếp “ người” trong ánh sáng huy hoàng, chẳng những thế, chàng còn vươn lên mãi để trang bị cho đời mình “ chất người” thêm phong phú.

Cũng qua lần hội ngộ hôm đó, tôi đoán ra được mẹ con nàng là đại diện cho tầng lớp xã hội cùn mằn đã chưa hề biết trên hành tinh này có những pho sách học “ làm người” viết bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ rất giá trị do tiền nhân để lại hiện đang đóng bụi trên kệ các thư viện trong những quốc gia coi trọng luân lý, nhân bản. Tầng lớp này hiện nay không phải là nhỏ nếu phải dùng đến tàu “ há mồm” chở họ đem đổ ra biển thì không ai biết chắc là phải cần thời gian là bao lâu. Họ được sinh ra như mọi nhân sinh khác để học hỏi bài học làm người để từ từ vươn lên trở thành “ kiếp người” mà còn là kiếp người có nhiều “ chất lượng”. Tự mãn, kiêu căng và ngu dốt là ba yếu tố trì độn họ ở lại mãi trong kiếp “ con người” cho tới ngày cáo chung mà vẫn chưa thành “ người”. Một ngày đẹp trời nào đó, nếu họ đi qua một hồ sen, ngồi xuống ghế đá bên bờ hồ, thưởng thức hương thơm và vẻ đẹp tự nhiên của những bông sen hớn hở vươn lên cao khỏi mặt nước đón ánh mặt trời ( tạm gọi đó là mặt trời công chính ) nở thành đóa hoa sen, chúng đã tự ngoi lên bằng chính nội lực từ bỏ lớp bùn tanh tưởi lên cao hơn mặt nước trước khi nói với người trên ghế đá rằng “ từ thân phận hèn mọn trong ao bùn, chúng tôi đã trở nên “ kiếp người”, còn bạn hiện nay đang ở kiếp nào?”.

Cũng trong tầng lớp xã hội này, tính tự kiêu, tự mãn và sự ngu dốt trở thành “ ngẫu tượng” cho họ tôn thờ, thản hoặc ngay cả khi họ là những Christian nhưng họ thường là đặt Thiên Chúa dưới chân bệ thờ mà trên đó là “ ngẫu tượng” một loại thần vô hình nhưng lại có thật, đó là nuôi dưỡng những nết xấu, bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu khi sống bên nhau, chấp nhặt từng lời nói, moi móc chì chiết lẫn nhau tạo điều kiện để dẫn đến cãi vã, ngoài ra còn những phó sản của những ngẫu tượng trên cũng được họ tôn thờ như dân ngoại Canaan ngày trước thường làm đó là thói ich kỷ, hẹp hòi thiếu tinh thần lắng nghe thiếu tự giác thiếu tinh thần phục thiện, coi mình là cao trọng để hạ nhục người kia khinh chê coi thường người phối ngẫu của mình, người yêu thương mình, chiều chuộng mình suốt đời, đó là bờ vai mà cả đời mình để tựa vào, dẫn đến gia đình lục đục và sau cùng tan vỡ là điều khó tránh. Chỉ vì họ không hiểu hoặc cố thủ trong “ lô cốt” của mình không chịu ra khỏi kiếp “con người”,( nửa người nửa ngợm) để hướng tới “ kiếp người”.

Giữa lúc đó, trong thế giới sáng sủa và tinh anh, những “ kiếp người” vẫn ngày đêm trau chuốt cho mình thêm “ chất người”, từ này làm nảy sinh câu hỏi cơ bản:

“Chất người là gì, tìm đâu ra chất đó ?”

Câu trả lời không đau đầu lắm đâu, này bạn:

“Chất người là sự thánh thiện, một cách nôm na hơn, đó là chân thiện và mỹ. Sự thánh thiện đã có sẵn nơi Đức Kitô, khi còn tại thế, Ngài đã luôn tỏ ra Ngài là đấng thánh, rất thánh và qua những điều Ngài dạy con người: Các con hây trở nên tốt lành như cha các con trên Trời là đấng tốt lành.”

Việc trau dồi để trở nên tốt lành để trở nên giống Chúa Kitô là điều kiếp người có thể làm được mỗi ngày một chút thôi, để trở nên người với ít nhiều chất lượng có Chúa Kitô luôn đồng hành với họ.

Nếu chúng ta đồng ý với những điều trên khi đem áp dụng vào đời sống gia đình ( nếu tôi không lầm thì tôi đã đọc được từ một pho sách nào đó khẳng định rằng: gia đình là một Hội thánh nhỏ hay một cộng đoàn nhỏ.)

Hai người đến từ hai phương trời, hấp thụ hai nền giáo dục khác nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội họ đã được sinh ra và lớn lên làm nền tảng cho sự suy nghĩ, nói năng và hành động, họ là bản sao của xã hội mà họ đang sống. Họ bước xuống cuộc đời với một trình độ học vấn nào đó một mảnh bằng nào đó có thể làm họ hả hê, haì lòng và bước đi với gót giầy tự tin chộn rộn, nhưng họ không hơn không kém những cánh chim mới ra ràng, họ, một số may mắn chân chưa từng vấp phải những hòn đá mà xã hội thường lăn ra trên lối đi, phấn son tô lên cuộc đời tạo thêm hào quang giả tạo che lấp tầm nhìn thực tại mình đang ở vào kiếp nào trong xã hội bát nháo hằng ngày. Cuộc sống luôn xê dịch vội vã trên mặt tinh cầu như lũ kiến hối hả bò xung quanh quả cam tạo ra những cơ duyên cho hai tâm hồn gặp nhau thêm chút mắm muốn là thuyết định mệnh làm cho anh chị ngã vào đời nhau sớm hơn đúng lúc không ngờ chưa kịp chuẩn bị chưa kịp tìm hiểu nhau cho kỹ, tiếng hót đồng điệu của hai trái tim dẫn hai kẻ yêu nhau đến trước bàn thờ tuyên thệ. Năm chầy, đầy tháng con người thật của nhau hiện rõ qua những ngẫu tượng mà cả hai đang tôn thờ, họ đều một mất một còn bảo vệ lấy mình sau bức tường thành của ngẫu tượng: cả hai đều chưa ra khỏi kiếp “ con người”.

Nếu may mắn hơn, một trong hai đã đạt tới kiếp “ người”, thuyền tình vẫn chao đảo, lòng thuyền vẫn gặp sóng gió, nhưng không đến nỗi đắm giữa biển đời, vì “captan người” biết lèo lái, biết dìu dắt bạn đời ra khỏi cảnh u mê tối tăm tôn thờ thần tượng để hướng đến “ kiếp người”.

Chỉ khi nào cả hai đều đã thuộc lòng bài học “ làm người”, nghiã là đạt tới mức “biết mình, biết người” cuộc sống sẽ hài hòa, chất đầy hoan lạc.

4.

- Quốc Hưng đó hả, cuối tuần này long weekend, anh có bận bịu gì không ? Nhận ra đầu dây bên kia là Dr. Michael Lê.

- Bận thì lúc nào không bận nhưng được ăn ngon tao vẫn tới. Phải birthday của ai không để tao còn phải tính ?

-No, no, no...lớn hơn 10 lần birthday, tới đi, gặp lại anh chiều thứ bẩy.

Vợ chồng Dr. Michael Lê ăn tân gia, có cả linh mục chánh xứ tới làm phép nhà, tuyết trời đang vào xuân, trong bữa tiệc tôi đọc thấy trong ánh mắt hai vợ chồng có điều gì khác lạ, hai cặp mắt không còn những gập ghềnh mâu thuẫn, không giống ánh mắt nửa năm về trước khi tôi mời hai người đi tham dự buổi tĩnh huấn dành cho các cặp vợ chồng trẻ trong cộng đoàn tổ chức, họ, nhất là cô vợ vì nể nang mà đi thôi, mang chủ đề: Hoa Sen Giữa Hồ Đời do tâm lý gia Dr. Alexander và nhà xã hội học tiến sĩ Catherine Lee từ đại học Montréal xuống thuyết giảng. Phần sau cùng do Dr. Trương Quốc Hưng chia sẻ về mục vụ gia đình với chủ đề: Con... Con người và Kiếp người.

Sau lúc tan hàng khách khứa đã ra về, hai người giữ tôi lại với giọng rất thành thật, mời đi tham quan ngôi nhà mới khang trang trong khu new developments. Ngôi bên khay trà, tôi liếc thấy ánh mắt Michael vừa signal cho cô vợ. Cô lên tiếng với giọng rụt rè, cảm động sónh sánh một chút vui, một chút buồn :

-Chúng tôi đã quyết định mua nhà ra riêng, không phải là chúng tôi không còn hiếu thảo với mẹ, nhưng lại chính vì hiếu thảo và một bên là tình yêu và hạnh phúc gia đình mà chúng tôi đã chọn sao cho cân bằng ( balance ). Anh Quốc Hưng, chúng tôi vẫn chưa biết về anh cho đủ cho tới khi chúng tôi nghe anh giảng về đề tài do anh soạn thảo, xin lỗi anh, bữa tĩnh huấn hôm đó, tôi có cảm giác lá vì tôi mà cộng đoàn đã nhọc công tổ chức, những điều còn lại tôi không cần thiết phải thân thưa với anh nữa vì anh đã đoán ra hết, xin anh nhận nơi tôi lòng biết ơn. Chúng tôi đồng ý với nhau về thời khóa biểu, tôi sẽ làm việc buổi sáng từ 7 giờ tới 12 giờ trưa, trên đường về đón con gởi nhà bà ngoại, trong lúc anh Michael bắt đầu từ trưa cho tới chiều.

Tôi ra về mà thấy mùa xuân đang nở tràn lan khắp nơi trong ánh mắt vợ chồng người bạn, nở trên sân cỏ nhà anh ta và khi lái qua cầu hoa nắng cũng đang rộ nở trong lòng tôi và trên sóng nườc hổ Ontario.




VVM.16.10.2021

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com