V âng! Đó chính là khuôn mặt của người chết biết nói, biết cười, có lẽ khuôn mặt đó tương đương với thời gian cái chết đã đến với anh ta khoảng sáu giờ đồng hồ, trước lúc nó bị những vi trùng và côn trùng hủy hoại. Chiếc môi dày nhợt nhạt, trắng bệch, da của khuôn mặt xám lại, con mắt phần nhiều thời gian lơ đãng, vô hồn, tròng trắng thì vàng như nghệ… oái ăm thay, khuôn mặt ấy luôn kề gần hay đối diện với những đóa hồng tươi thắm mà anh ta thay đều đặn bằng việc nhờ một cô nhân viên khách sạn mua hộ vào mỗi buổi sáng.
Từ khi đến khu nghỉ mát sinh thái cao cấp này, tôi đã để ý tới anh: một cái xác không hồn to quá cỡ, lững thững đi chậm chạp giữa những vườn cỏ mượt mà, xanh biếc. Tôi ở biệt thự hoa Tulip, còn anh ta ở biệt thự Hoa Cẩm Chướng, vì hai khu biệt thự gần nhau nên tôi thường gặp và chú ý tới anh. Một tuần sau, tôi đã quen anh và có lẽ tôi là ngươi duy nhất mà anh chịu ngồi nói chuyện. Vài tách cà phê, dăm ba lần ngồi bãi cỏ, chúng tôi đã thân thiết. Nhưng sự thân thiết quyết định nhất lại là chúng tôi đều là lính, nhưng ngừoi lính trẻ thời ấy vào năm 1975 đã làm lên huyền thoại, mở đầu cuộc tấn công toàn diện trên cao nguyên miền Trung để xóa sổ một quân khu của quân lực Việt Nam cộng hòa được trang bị vũ khí Mỹ tân kỳ hiện đại đến tận răng khi họ tháo chạy trên con đường 7 (vốn là con đường đã bỏ hoang suốt thời chiến tranh) về phía biển.
…
Ánh điện của khu nhà như nhòe đi đầy những vệt sáng loang lổ, run rẩy trong những đợt mưa tới tấp giữa mùa mưa mây trời lúc nào cũng xám đen, ứ đầy nước. Anh nói tiếp:
- Mình cũng lĩnh án tử hình, có điều không biết ngày phán quyết sớm hay muộn. Gan, tim, ruột mình đều hư hỏng cả, cái chất độc màu da cam ghê gớm đó đã thấm vào con người mình từng ngày, từng ngày suốt cả thời trai trẻ. Nó đã sát hại cả tương lai, đó là những đứa con vô tội và tội nghiệp của mình, và bây giờ nó đang từng bước sát hại ngay cái thời gian hiện hữu còn lại, đó là chính cuộc sống của mình. Bác sĩ nói rằng mình không sống được bao lâu nữa! Hai đứa con dị dạng của mình đều chết yểu không thể nào vượt đươc qua cái tuổi lên mười, mình không muốn vợ mình - một người đàn bà khỏe mạnh phải khổ sở theo, mình đã dùng nghị lực nén lòng lại tìm cách hắt hủi cô ta để dẫn tới li dị nhằm mở đường cho cô ta tự do và đúng như ý định của mình, cô ta đã có một đứa con lành lặn với một người chồng khác xứng đáng.
Chẳng biết cách đó có đúng không nhưng mình muốn làm như vậy, nhưng người phụ nữ ấy, họ không có tội tình gì, mình không có quyền bắt người ta phải gánh chịu cái kiếp nạn đó với mình. Chỉ vào những bông hồng đỏ thắm trước mặt anh nói tiếp:
- Cậu tin không? Trời già vẫn thương mình, đã ban cho mình một tình yêu mới rất đẹp ngay tại đây mà chỉ là năm ngoái thôi, đó là người phụ nữ lạ lùng, rất đẹp đã yêu mình. Chúng mình đã từng sống hạnh phúc tại ngôi biệt thự này.
Tôi chợt nhìn lại, khuôn mặt này và cả cái cười méo xẹo kia chắc trẻ con sẽ phải hoảng sợ, vậy mà làm sao lại có người đàn bà đẹp nào lại dám yêu anh được nhỉ? Không biết có linh cảm được thắc mắc vốn “ phản trắc tội lỗi” đã nảy ra trong cái đầu bướng bỉnh của tôi hay không mà anh từ từ mở cuốn sổ tay để trên bàn lấy ra hai bức ảnh:
- Anh xem đi, ảnh này là của nàng còn trẻ và đây nữa ảnh này là lúc nàng chụp với mình cách đây hơn một năm.
Khi nhìn vào tôi giật mình vì đó hẳn chính là: “sắc đẹp” mà không phải chỉ là “có duyên” bởi tất cả các bộ phận trên khuôn mặt ấy đều chuẩn mực, không thể chê vào đâu được. Còn anh nữa, sao đẹp trai quá vậy, đó là người đàn ông hiên ngang thông minh, đầy nam tính bên một Sắc đẹp, thật xứng đôi! Tôi vẫn cẩn thận nhìn kỹ lại lần nữa, rõ ràng bức ảnh đó không sử dụng xảo thuật mà hoàn toàn chân thật. Vậy cái gì đã tạo ra cái thân hình dị dạng, xấu xí bên tôi. Đơn giản, đó là lúc chất độc hóa học đã phát huy sức công phá cuối cùng, nó đang hoàn thành cái sứ mạng của nó. Anh trầm ngâm nói tiếp:
- Chỉ hơn một năm thôi mà đã khác, đời người, bình minh và hoàng hôn sao ngắn quá vậy, chỉ như cái bóng thoảng qua.
Không đáp lại, tôi háo hức và tò mò hỏi tiếp:
- Anh có thể nói cho mình nghe cái câu chuyện tình duyên ấy được hay không?
- Được chứ!
Anh mỉm cười độ lượng nói tiếp:
- Con người ta sinh ra là muốn bày tỏ, đó là một nhu cầu, bởi vì có bày tỏ người đời mới hiểu được anh ta và đánh giá được anh ta, cao hơn nữa họ sẽ thông cảm với anh ta và sẽ giúp đỡ…đó chính là tình người, nó thể hiện con người hơn hẳn loài vật.
Anh biết không, câu chuyện này bắt nguồn từ những ngày tháng 3 năm 1975 đầy khói lửa, lúc đó trên con đường 7 (tên thời ấy), rồng rắn hàng trăm xe các loại của cả nhà binh lẫn cả dân thường đang hoảng loạn nối đuôi nhau chạy về phía Tuy Hòa, bộ đội của sư đoàn tôi đã được lệnh hành quân thật nhanh để phối hợp với du kích quyết tâm khóa chặt đường đi, lệnh trên ban xuống không cho phép bất kỳ tên địch nào về được tới Tuy Hòa! Thế là một cuộc chiến đấu đẫm máu và thảm khốc đã diễn ra, kẻ thù đã cố tình lợi dụng sự đông đảo, hỗn loạn của dân chúng, thậm chí họ còn cởi bỏ áo lính, mặc áo dân thường chống trả chúng tôi quyết liệt.Tiểu đội của tôi ngay từ lúc chạm súng đã hy sinh bốn người vì chúng tôi gặp phải ổ phục kích của địch chờ sẵn, riêng tổ ba người của chúng tôi mà tôi là tổ trưởng vẫn còn đầy đủ, không ngờ cuộc chiến đấu hôm đó lại ác liệt đến thế, tai chúng tôi lúc đó ù đặt vì những tiếng nổ lớn. chúng tôi băng qua nhưng bức tường lửa nóng rừng rực của những chiếc xe ô tô nối đuôi nhau đang bùng bùng cháy để truy đuổi nhưng tên địch ngoan cố, bọn chúng bỏ mặt đường chạy tản vào những bụi cây lụp xụp ven đường để bắn trả lại dữ dội, nhưng đó chỉ là sự chống trả tuyệt vọng, chúng đã bị chúng tôi nhanh chóng tiêu diệt, số còn lại phải ra đầu hàng. Tổ ba người của tôi tiếp tục tuy kích vào sâu trong rừng, lúc này chúng tôi phát hiện trong bụi cây có một bóng người. Đồng chí Hoàng chỉa súng vào hô lớn:
- Ra khỏi bụi cây đầu hàng đi. Hàng thì sống chống thì chết!
Bóng người trong bụi cây đó có động đậy nhưng rõ ràng không phải nhằm để chạy ra…
Tôi cũng tiếp lời:
- Chui ra ngay, vũ khí để trong bụi cây và đưa hai tay lên đầu. Không có sẽ chết!
Bỗng có tiếng phụ nữ phía sau chúng tôi kêu lên, giọng lạc đi gần như đầy nước mắt:
- Anh ơi ra đi, các ông ơi tha cho chồng tôi, chồng tôi chỉ là dân thường…
Nhưng không kịp rồi, khẩu súng AK trong tay Hoàng đã rung lên và đầu súng phun ra lửa, một loạt đạn đã được bắn ra chỉ nghe có tiếng kêu lên rất nhỏ… rồi im lặng. Những mũi súng của chúng tôi vẫn chỉa thẳng vào bụi cây nhỏ nhoi đó sẵn sàng nhả đạn. Tôi hét lên ra lệnh:
- Các đồng chí không được bắn nữa, có thể là dân thật, để cho chị này vào!
Tôi mới quay lại nhìn người phụ nữ lúc đó cách tôi khoảng 20m và nói:
- Chị vào với chồng chị đi, chúng tôi không bắn đâu.
Người phụ nữ bắt đầu do dự nhưng sau đó lấy lại bình tỉnh, chị vội chay ào về phía bụi cây
- Chị đứng lại, Tôi hô lớn và cố tình quay mũi súng chĩa thẳng về phía người đàn bà tay không và dõng dạc tyên bố. Nều là lừa dối, nói sai chị sẽ phải trả giá! Bây giờ khi vào đó vì trời tối quá chúng tôi nhìn khồng rõ nên chi phải làm cách nào đó đưa anh ta ra khỏi bụi cây ngay!
Tôi cẩn thận lùi lại cúi hạ thấp mình, mũi súng vẫn hương về phía bụi cây sẳn sàng…Một lúc sau, người đàn bà bằng một sự cố gắng lớn đã kéo được người đàn ông ra Quan sát kỹ lưỡng, tôi nhận thấy anh ta không có vũ khí và quan trọng nhất là anh ta đã bất động có lẽ đã chết hoăc bị thương nặng. Thận trong ba chúng tôi từ từ tiến tới, đến gần biết chắc là không còn sự nguy hiểm tôi liền quỳ ngay xuống vồi vã vạch chiêc áo đẫm máu ra: có một vết thương xuyên thấu từ bụng phá ra một lỗ lớn phía sau lưng, tôi đặt ngón tay lên cổ tay anh ta tìm mạch: mạch vẫn còn, anh ta chưa chết. Tôi lập tức tháo túi băng cá nhân của tôi ở thắt lưng băng cho anh ta, vết thương quá lớn băng không đủ thì Hoàng cũng vội tháo băng của cậu ta ra đưa cho tôi. Tôi gạt đi bảo Hoàng giữ lại và dùng tay phải xé luôn phần áo ống tay trái để lấy vải băng cho anh ta. Tôi làm điều nay dễ dàng vì khi xung phong lên chẳng hiểu mảnh đạn hay cành cây nào đó đã gây ra một miếng rách khá lớn mà lúc này tôi mới biết. Rất may là sau đó các chiến sỹ ở tiểu đoàn 25 vận tải cũng đã tới nên người đàn ông đó liền được chuyển vể bệnh viện quân y phía sau.
Sáng hôm sau, Trung - người trẻ nhất trong tổ 3 người tròn con mắt lại nói với tôi:
- Anh Vinh ơi! Tối qua có để ý tới cô gái đó không, cô ta rất đẹp và đặc biệt còn có đôi lông mày cong lên lạ lắm!
Điều đó thực sự tôi chỉ thoáng nhìn thấy thôi, bởi vì tôi đang tập trung cao độ để cứu người nhưng tôi lại còn rất ấn tượng cái dáng cao cao và đôi vai tròn cuốn hút của cô khi bước theo cái cáng của chồng. Cố ý giấu ý nghĩ đó, tôi cười và nói với Trung:
- Cậu ngớ ngẩn thật, người ta đã có chồng rồi mà sao còn gọi ngươi ta là cô gái !
Những người phụ nữ sở hữu đôi lông mày cong là một đều kiêu hãnh về sắc đẹp. Nhưng muôn vàn các kiểu cong đó, dù là bẩm sinh hay nhân tạo đều phải hài hòa kết hợp với đôi mắt mới là hoàn chỉnh. Ở người phụ nữ này đôi mắt quá đẹp của nàng đã gây một ấn tượng sâu sắc với tôi dù chỉ vài phút giây ngắn ngủi trong hoàn cảnh khốc liệt của trận chiến, nhưng một thời nó là dấu ấn mà tôi luôn mường tượng tới, nó còn là biểu tượng mẫu mực để tôi đánh giá so sánh với những con mắt của bao người phụ nữ khác mà tôi gặp trên đường đời, có nghĩa là tôi đã mắc nợ với nó!
Anh say sưa ca ngợi ngươi phụ nữ đã có chồng… “như chim vào lồng, như cá cắn câu”, tôi hiểu anh đang xúc động lắm và người phụ nữ đó chắc phải liên quan nhiều tới anh, nhưng tôi vẫn nói:
- Anh với tôi là những người lính thời đó, mà sao anh cứ kể hoài về chiến tranh vậy, tôi cần biết ngay cái “bóng hồng” chụp chung ảnh với anh cơ. Bị bất ngờ tước đoạt những hồi ức đẹp trong đầu khiến anh chựng lại một lúc nhưng sau đó anh trở lên hóm hỉnh nói với tôi:
- Anh thử đoán xem?( Tôi đoán làm gì, vì tôi đã biết và ban đọc chắc cũng biết) nhưng cứ giả bộ làm như thế đi hơn là ham thắng. Tôi xoa xoa tay vào tóc gáy và nói với anh môt cách thành thực:
- Sao mà mình đoán đươc cái chuyện riêng đó của anh!
Cười vui vẻ, anh cầm bức ảnh tôi đã xem lúc trước đưa cho tôi và nói:
- Đôi lông mày cong của tôi đây!
Đúng vậy, chính là đôi lông mày độc đáo đó, thời gian trôi đi không thể xóa mờ được, nhưng có lẽ đôi mắt không thể còn sự trong sáng mãi của tuổi hoa niên!
- Anh đã nhận ra đôi lông mày đó? Tôi gặng hỏi
- Đúng! Đôi lông mày đó! Anh khẳng định
- Vậy người đàn bà ở biệt thư hoa Cẩm chướng nhận ra anh bằng dấu hiệu gì?
- Đơn giản thôi, anh nhớ rằng tôi có xé áo băng cho chồng nàng, lúc đó tôi đã kể lại cho nàng nghe mà
Trầm ngâm một lúc anh tâm sự tiếp:
- Số phận nàng cũng rất long đong. Lấy chồng rất sớm, lúc mới 17 tuổi đầu, nhưng ngay thuở đó nàng vốn đã nổi tiếng là cô gái đẹp nhất trong vùng, chồng nàng là con nhà giàu nhưng hiền lành không ăn chơi. Họ mới cưới nhau được gần một tháng và lên cao nguyên thăm người anh ruột của nàng đóng quân ở Playcu và đã gặp nạn. Chồng nàng đã không qua khỏi vì mất nhiều máu quá, ở thời điểm đó mà, làm sao có máu để truyền. Còn người anh của nàng cũng vậy, hai người đàn ông thân thiết nhất của nàng đều chung một số phận, người bác sĩ quân y trẻ mới ra trường đó đã nằm lại vĩnh viễn trong cái lều bạt tạm thời căng ở bên đường cùng với hầu hết nhân viên và bệnh nhân của anh là lính Việt Nam Công hòa và dân thường đã bị thương hay kiệt sức vì không có nước uống, khi một quả đạn lớn đã bắn trúng.
Sau đó nàng vượt biên sang Mỹ, cũng sống rất vất vả nhưng nàng chịu khó và có năng lực nên môt thời gian nàng đã có chỗ đứng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Cũng có thêm một người chồng nhưng sau đó không hợp nên họ chia tay. Cuối cùng nàng lại lấy tiếp một đại gia người Mỹ, mặc dù lúc này nàng con trẻ nhưng vẫn không có con, chung sống đươc bẩy năm thì người Mỹ ấy đã chết vì đột quỵ. Nàng cũng nhiều lần vể Việt Nam thăm quê, làm từ thiện và chúng tôi đã được găp nhau.
- Có phải ở đây!
- Không phải!
-Sao anh nói là đã sống hạnh phúc với chị ấy ờ nơi này?
- Đúng vậy, đó là sau này, đợt đó chúng tôi về đất Phú Yên này để thăm lại con đường 7 ngày ấy, nay đã đổi tên là đường Quốc lộ 25. Ngưng môt lúc anh tiếp tục kể:
- Nếu tôi là người có quyền lực thì tôi sẽ quết đinh buộc mọi người phải học tâp về cách thức cấp cứu sơ bộ đối với những tai nạn của con người và thậm chí phải cấp bằng cho họ như bằng lái xe vậy, đó là điều rất quan trọng và tôi tin chắc rằng những người được học đó sẽ có lòng nhân đạo hơn. Anh tưởng tượng xem, một tai nạn xẩy ra như tai nan giao thông chẳng hạn thì đưởng phố bỗng dưmg ùn tắc vì nhưng ngươi hiếu kỳ dừng ngay xe lại, ngây người ra đứng xem, chẳng ai biết làm gi cả, kệ người bị nạn có thể chết vì mất máu hay ngạt thở…vì không được chăm sóc kịp thời. Chuyện đó đã xảy ra với tôi. Khi môt thanh niên bị xe tải cán phải, anh ta bị đứt động mach, máu phun ra dữ dội tôi đã xông lại ga rô kip thời cho anh ta nhưng hài hước thay cho tôi, chiếc xe đap cũa tôi đã bỗng biến mất. Lúc đó quanh tôi chỉ còn đầy nhưng cặp măt hiếu kỳ chuyển sang ngơ ngác, họ đều lắc đầu lia lịa không biết vì cũng như nhau, họ chỉ tập trung vào việc xem… ngươi bị nạn thế nào mà thôi! Một người phụ nữ sang trọng bước lại rút một tập tiền đô la lớn đưa cho tôi làm tôi hoảng sợ nhưng với sự chân tình của nàng nên tôi chấp nhận. Lúc đó tôi cũng đang vội, cần đi ngay, vả lại rất may ngay tại đó lại có tiệm bán xe đạp nên tôi vay luôn tiền nàng để mua và không quên lấy tấm danh thiếp của nàng đề hẹn đến trả tiền, Thế là sau đó anh biết đấy, chúng tôi đã nhận ra nhau và yêu nhau thăm thiết. Chao ơi anh biết không? Tình yêu của chúng tôi lại chỉ là một vệt sao băng nhỏ nhoi, ngôi sao đáng thương kia đã cố gắng tâp trung hết tinh lực để rực sáng lần cuối cùng rồi vụt tắt vĩnh viễn trong vũ trụ bao la thăm thẳm Tôi lúc đó còn khỏe lắm, nhưng nàng đã mang môt trọng bênh trong người mà không có môt phương thuốc nào cứu được. Khoa học đã đầu hàng! Nàng vê quê lần đó và ở lại, nàng muốn được chôn cất ở quê hương nhà…
Chúng tôi có thói quen sáng nào cũng ngồi uống cà phê và ngắm hoa hồng. Nàng nói:” hoa hồng là loài hoa hoàn hảo và đẹp nhất . Đời em không may mắn, không hoàn hảo nên em thích hoa hồng !”
Có một ngày kia khi đang ngắm hoa bỗng nàng chợt hỏi tôi:
- Cái anh bộ đội đã lỡ bắn chết chồng em tên là gì và ờ đâu vậy?
Tôi nói:
- Anh ta tên là Hoàng, người Hà Tĩnh, anh ấy đã chết ngay ở cửa ngõ Sài Gòn khoảng 5h trước khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, cách đây 2 năm tụi anh đã đóng tiền để đưa hài cốt anh về quê, tội lắm, anh ta chỉ có mỗi một mẹ già mà nghèo lắm!
Im lặng môt lúc, rồi nhìn thẳng vào mắt tôi nàng nhỏ nhẹ nói:
- Chúng mình về viếng mộ anh ấy nhân tiện em cũng muốn về thăm quê anh một thể!
Thế là lần ấy tôi đã chứng kiến hai ngươi đàn bà cách nhau rất nhiều tuổi đã ôm chặt lấy nhau cùng dàn dụa nước mắt,
những ngươi phụ nữ Việt Nam tội nghiệp kia, kẻ mất chồng, mất anh, người mất con. Có thể một lúc nào đó họ đã là kẻ thù cùa nhau nhưng giờ
đây họ đã làm như thế. Lòng bao dung của con người là bất diệt, vĩnh cửu.