G ià rồi. Lú rồi. Nói trước quên sau.
Đúng là cái cô bán rau, bà bán đậu phụ sáng nào cũng gặp cũng gọi tên mà giờ cố nhớ mãi cũng chẳng nhớ ra tên nhưng mặt mũi vẫn nhớ như in . Trước khi đi chợ thì nhẩm đi nhẩm lại. Ra tới chơ, mua được cái này lại quên mất cái kia. Hí hửng vớ dược cái đầu cá mè béo, bà già bán cá gặp lão khách quen bán cho đã rẻ lại thêm cho buồng trứng về chiều đúc với thìa là vừa bùi vừa béo tối nay nhám rượu là vui. Thế là hí hửng xách cái đàu cá đi thẳng về nhà. Kiểm lại thì thiếu mớ thìa là và quả khế chua. Chán mớ đời cái đầu óc lú lẫn.
Hỏng ! Có thế mà cũng không nhớ. Thế là lại phải lộn ra chợ vòng nữa.
Từ đó, lão nghĩ ra một mẹo vặt. Đêm trước, trươc khi lên giường, lão xé tờ lich gọi thằng cháu đến bảo nó ghi rõ từng gạch đầu dòng . Nào là đậu phụ, nào là cà chua, bột canh,mắm muối, quả ơt, hạt tiêu.. Thằng cháu đích tôn như tay thư kí tí hon được việc ra phết.Ông chửa dặn gì nó đã biết ý ông mà chiều. Có lú nữa thì đã có cái tờ dự trù này nó nhắc. Cứ thế mà kiểm. Cứ thế mà ra lệnh cho các bà ngồi chợ chẳng sai vào đâu được.
Đêm nay, thức khuya chát chit qua điện thoại vơi mấy ông bạn già trong Sài Gòn mới biết chuyện đang họa Cô vit trong ấy họ nghiêm lắm. Anh nào chở bánh mì ra phố lơ mơ bị Đội kiểm tra vớ được thì phạt cho cháy túi. Có tay Phó quạn trưởng dám phán “Bánh mì đâu phải là đồ thiết yếu ?” rồi đè dân ra phạt vạ. Các cụ dặn nhau từ giờ ở nhà không được đi đâu. Có việc thiết yếu thì đi đâu cũng phải cẩn thận. Phải có đủ loại giấy thông hành, phải đem giấy chứng tiêm , thẻ căn cước, giấy chứng tét, chứng nhận F lành cho đầy đủ. Tuyệt đối không được đem theo đồ không thiết yếu nhé.
Trước khi lên giường, lão kiểm lại cái phiếu đi chơ chiều qua được Phường phát cho đẻ sẵn đàu giường kèm theo tờ lịch đã ghi đủ thứ theo dự trù. Phải tính toán sao cho mọi thứ phải thật sự thiết yếu phòng khi bị củ soát trên dường về vớ vẩn bị ăn phạt như chơi. Lão vốn hay rượu hay bia nhưng kì này bà hàng rượu có biếu cũng chẳng dám rước cái đồ quốc cấm ấy ra đường. Ngộ, ra anh Đội kiểm tra vớ dược thì mất đứt mấy củ tiền phạt như bỡn .
Chợ gần ngay cửa nhà lão vẫn đi nay bị cấm rồi, vì nó thuộc về quận khác. Chỉ ai có phiếu đi chợ của quận Ba Đình mới dược vào. Lão phải đi rõ xa mãi tận gò Đống Đa cách mấy cây số bởi lão thuộc cư dân hàng xóm với quận ba Đình. Dân quận nào về quận ấy mà đi chợ không có lôi thôi. Mua không cẩn thận quên thứ gì thì “ Bước chân đi cấm kì trở lại” .Không đem phiếu chính chủ , chính Quận, Chính Phường là không được vào. Chợ bây giờ ngày có ba ca. Phường xếp cho vào chợ ca nào phaỉ di đúng ca ấy. Giờ vào và ra khỏi chợ đã in sẵn và đánh dấu rất cẩn thận chu đáo trên tấm phiếu rồi. Đến cổng chợ phải khai địa chỉ , số điện thoại, ngày giờ vào chợ vào cái tờ giấy in sẵn. Đứng chắn cửa chợ có tay dân phòng râu rậm đeo băng đỏ dí cái súng đo nhiêt vào đúng giữa trán, bắn một phát vào nút đo xem thân nhiệt ra sao , thu phiếu rồi mới được qua cái cửa chăng dây chỉ có một lối vào .
Lão thận trọng mua từng thứ như đã ghi rồi rảo cẳng ra về. Nhân ngày đi chợ có lý do hợp pháp, lão tranh thủ bách bộ một vòng quanh hồ hít thở ngắm nhìn phố xá vắng tanh, những khóm hoa cô đơn lạnh lẽo và đám rễ si, chum lộc vừng rụng dỏ mặt hè. Đang ngắm đám lộc vừng đỏ như rải thảm, chợt lão thấy có cái vật gì đo đỏ, lấp lánh trên bụi cỏ gần chiếc ghế đá đơn côi. Ồ, một cái ví xinh quá. Ngắm nghía một lúc, lão nghĩ chắc có thằng trộm nào vớ bẫm rồi bỏ lại đây. Mở ra, thì vẫn có tiền. Bụng nghĩ, cái ví này xinh xinh , hẳn phải là của một cô gái nào xinh dẹp lắm. Trong ví có một tờ xanh ông cụ và mấy tờ trăm nghìn và tiền lẻ , lại còn có cả tờ 2 đô may mắn và một ông bụt xinh xinh bằng vàng kèm theo mấy thẻ ngân hàng và thẻ khách hàng giảm giá kim cương.
Lão băn khoăn ai là người đánh rơi? Thời buổi án binh bất động này mà mất giấy tờ tiền bạc thì sao ra đường được ? Lão nghĩ mọi cách làm sao tìm ra dược chủ nhân càng sớm càng tốt . Lấy máy điện thoại ra, Lão đặt chiếc ví và các thẻ tín dụng chụp và post ngay lên Phây , để lại số điện thoại mong người mất của biết chỗ mà tìm nhận lại.
Loay hoay một lúc vừa gửi tin lên mạng , kiểm soát ví một làn nữa, lão giật mình thấy chiếc thẻ căn cước của chủ nhận lộ ra trong đống các loại thẻ. Thôi đây rồi ! Thế là đã có địa chỉ rồi. Lão vội lẳng lặng đóng cửa nhà, mặt lạnh đeo khảu trang lẻn qua bàn canh của cái cổng treo bảng “ khu vực xanh” đầu ngõ, cuốc bộ thẳng một mạch đến địa chỉ của chủ nhân dẫu rằng đang giữa trưa và cách xa hơn ba cây số với mong muốn cái ví sớm dược vè với chủ . Sớm phút nào thì bớt nỗi u buồn cho người mất của phút ấy .
Đời lão đã trải qua nhiều lần bị mất lắm thứ. Mất chìa khóa, mát giáy tờ, mất ví, mất tiền…. nên lão chẳng lạ gì cái tâm trạng khốn khổ ấy. Cũng như những người phải nằm trên giường bệnh chờ thầy thuốc phán xem có khối u, có di căn hay không thì mới cảm thấy cái giá của một phút bình yên vô sự nó qúy biết bao nhiêu. Kẻ có lắm tiền, tiêu tiền như nước chắc gì đã có được cảm giác sung sướng của sự bình yên, của niềm vui chia sẻ và vựơt qua nỗi khổ đau dằn vặt của người gặp hạn.
Xuyên qua một ngõ nhỏ, bước đến cửa nhà, ngó vào trong lão thấy một bà mẹ trẻ cảnh nhà nheo nhóc, mấy đứa bé gái và bà mẹ sắp vào mâm cơm. Lão nhẹ nhàng gõ cửa, Nghe tiếng gõ cửa, tự nhiên như có linh cảm, bà mẹ trẻ bổ ngay ra cửa chắc cũng đoán dược ai đem đến cái gì. .
Thoáng cái, lão đã nhận ngay ra khuôn mặt của cô bé đúng như ảnh in trong thẻ căn cước.
Run run nhận lại trong tay chiếc ví, cô gái rút ngay toàn bộ số tiền trong ví kính cẩn hai tay đưa tiền biếu lão lẩm bẩm cháu xin hậu tạ ông.
Lão cười. Sao lại đưa tiền cho ông ? Con cầm lấy, đấy là tiền của con mà.
Lão nhìn gương mặt ngơ ngác của bà mẹ trẻ và mấy cô em gái trong nhà đang ngơ ngác và bảo: Các con xem trong tủ có lon bia nào cho ông một ngụm chúc mừng của về với chủ nhé.
Lũ trẻ luống ca luống cuống không biết bói đau ra bia bây giờ bởi nhà chẳng có đàn ông chẳng hiểu bố nó đi đâu hay ở đâu ..
Thế rồi một đứa vào bép lục tủ lạnh kính cẩn đem ra biếu ông mấy quả táo đỏ hồng mát lạnh.
Chia tay các cháu ra về. Lão chợt quên , lẽ ra phải bảo chúng nó chụp cho tấm ảnh mấy ông cháu quây quần và trong tay ông cầm mấy trái táo tươi hồng như tranh Phúc lộc Thọ có ba ông lão cùng lũ trẻ và những trái đào trĩu quả thì vui biết mấy.
Hẹn ngày hết dịch thế nào mấy ông cháu cũng phải chụp cái ảnh kỉ niệm cho vui.
Thế đây, việc ra dường của Lão sáng nay có phải là việc thiết yếu không nhỉ? Có phải là việc cấp thiết không nhỉ ?
Hà Nội 28-8-2021 -
3h43 PM -
Năm Covid đệ nhị.