I Bàn thờ nhà từ đường được dọn dẹp, bày biện thêm. Giả thì cũng phải như thật. Như thật hôm nay là ngày lễ đính hôn của dượng Mã
và cháu Ngàn. Dượng Mã là chồng không giấy hôn thú của dì Lát, hai vợ chồng đã sang Mỹ từ nhiều năm trước, có về thăm vài lần,
và lần này, chỉ có dượng Mã về, mục đích để làm đám cưới giả với cháu Ngàn. Cả hai người, dượng Mã và dì Lát của Ngàn, có cha là người Mỹ.
Về làm đám cưới giả, giả làm để Ngàn có thể sang định cư, ở vùng đất xa xôi bên đó. Giả thì cũng phải như thật từ trang phục, lễ nghi tập tục.
Cũng phải chụp hình, thậm chí quay phim để làm bằng chứng. Chụp hình và quay phim, không phải lo, vì trong hành lý mang về của dượng Mã và
hai người bạn của dượng cùng về đã có sẵn tất cả. Còn tiền chỉ cần tỷ giá là đã tha hồ vung vẩy. Bởi giả, dù thế nào cũng không
thể bằng thật, nhất là các vai trò cương vị như cha, mẹ của cô dâu, chú rể. Bên cô dâu có anh Bường, chị Tốt là cha mẹ thật của Ngàn.
Còn bên chú rể, dượng Mã phải nhờ ông anh rể và bà chị của dì Lát. Tuổi tác của ông anh rể cũng đáng là cha của dượng Mã,
nhưng hai gương mặt thì rất khác, một dấu vết rõ ràng của sự giả. II
Dượng Mã trở lại Mỹ, tiếp tục công việc của một công nhân đánh cá thuê, gia đình Ngàn chờ đợi thời gian giải quyết những gì
tiếp theo dượng Mã đã họach định. Cả gia đình Ngàn mong ngóng, chờ dợi. Rất bất ngờ, hai vị già cả, cha mẹ nuôi của dì Lát,
đột ngột từ Mỹ trở về. Dì Lát là một đứa con lai Mỹ, đã bị mẹ bỏ rơi từ lúc nằm ngửa và được nuôi bởi bà nội của Ngàn,
mẹ ruột của cha Ngàn. Bà nội của Ngàn là một người đầy từ tâm, bà đã nuôi dì Lát bị bỏ rơi, bà đang ở bên Mỹ, sau khi bà đi
trong diện con lai cùng dì Lát.
III
Ngàn bước vào nhà trước những cái nhìn đã vào hùa với thái độ của ông bà nội Ngàn. Thái độ này mang từ bên Mỹ về đây.
Ngàn bước vào, chào bà nội tóc đã bạc trắng tòan phần. Bà nội nhìn Ngàn, hỏi:
Phần thủ tục nghi lễ, những người tham gia đưa ra đủ thứ ý kiến. Người này bảo phải thế này, người khác nói nên thế nọ.
Vừa nghiêm túc vừa như hề. Nhưng bày biện cũng có nhẫn vàng, có hoa huệ, có đèn cầy trên bàn thờ và nhất là có cảnh tươi
cười đeo nhẫn cưới cho nhau giữa dượng Mã và cháu Ngàn. Máy ảnh lóe sáng liên tiếp, máy quay phim cũng rè rè không ngừng.
Phim ảnh có đáng là bao nhiêu để thu hình mặc veste, áo dài kim tuyến lấp lánh và khăn vành màu đỏ rực. Rồi một bàn ăn tương
đối thịnh sọan với thực khách còn trong trang phục như đám cưới thật cũng rôm rả gần như không kém. Về ngọai diện, khi ở bên nhau,
chú rể cũng tương xứng với cô dâu vứa qua tuổi hai mươi. Không có đạo diễn, nhưng hình ảnh,
cũng có thể tin được là tương xứng.
Thấy cha mẹ về, tất nhiên anh Bường, cha của Ngàn, vội sang chào hỏi. Nhưng khác với các lần trước, thái độ của hai vị mới về
có gì đó không bình thường. Không bình thường là tất có, bởi từ trong thâm tâm hai vị đã đọng lại nhiều điều gặp phải, trái nghịch
với dự tính lúc đầu.
Từ một căn nhà cách chừng nửa cây số, chạy xe qua những vườn cà phê thổ cư bao quanh những căn nhà khác, anh Bường đã đến nhà
từ đường, nơi đứa em trai cũa anh đang được làm chủ, thay vì vui vẻ, anh đã gặp phải thái độ của cha mẹ anh, không như anh từng thấy.
-Mày, hả Ngàn?
-Nghe bà nội về, con sang chào bà nội. Bà nội ơi, ba con buồn lắm, sao ba con mặc quần áo lao động mà bà nội lại mắng ba con.
Ba con đang đi làm, mặc quần áo lao động thì có sao đâu?
-Khi ba mày sang tao, là sang với mẹ nó, mày hiểu chưa? Phải đàng hòang. Ngàn, hồi trước mày rất ngoan,
sao bây giờ mày tồi tệ như vậy?
-Con có khác gì đâu, bà nội? Con vẫn là con mà.
-Khác lắm chứ. Tao nói cho mày biết, tao không muốn cháu tao giật chồng của người ta, mà người ấy lại là dì của mày.
-Nào con có làm gì đâu?
-Đừng chối với tao. Mày có biết con Bích Vân đâu đã là vợ của chú Đen. Không phải nó ngu mà nó gửi tiền cho mày đâu. Còn chú Trắng mày nữa,
vì thư mày viết sang cầu cứu mà nó lo cho mày. Thư của mày còn nguyên nét chữ. Tao còn giữ mà.
-Con đâu có ý gì, nếu có chuyện đó con sẽ chết. Bà nội ơi, ai nói với bà nội các chuyện đó? Cả gia đình nhà con đang buồn lắm,
ba con bị căng thẳng nhức đầu, không ăn uống gì được, lại cứ phải uống thuốc Tây. Cả thôn này ai cũng nói về con,
gia đình con xấu hổ lắm.
-Nhưng tao biết, mày lấy thằng Mã làm chồng rồi thì mày sẽ quên cha mày, quên tao.
-Không có chuyện đó đâu, bà nội ơi.
-Mày từ tao cũng được. Tao cũng từ mày. Còn cha mày, nó là con tao, vì con mẹ mày, nó chức đầu, nó chết. Nó là con tao mà,
tao không biết đau sao? Tất cả chỉ vì con mẹ mày đạo diễn.
-Mẹ con có làm gì đâu?
-Nó làm cho cha mảy như âm binh rồi, tao phải, tao phải kêu cúng giải âm thôi. Tao hỏi mày, chuyện là chuyện giả ,
sao mẹ mày đưa mày xuống nhà thằng Mã ở Bạc Liêu?
-Mẹ cháu đưa cháu xuống đó, chỉ ở đó tới hai giờ đêm là về ngay.
-Mẹ mày xuống làm gì. Có phải chuyện thật đâu?
-Mẹ cháu không làm gì, chỉ đưa cháu đi, vì sợ cháu một mình, cháu lại bị chứng nhức đầu.
-Còn mày với thằng Mã đã quyết rồi chứ gì?
-Có chuyện gì đâu bà nội. Nếu có chuyện đó cháu sẽ tự chết, cháu sẽ tự chết.
-Giả đã thành thật rồi. Chỉ có tiền vào túi là được.
-Nhưng ai nói với bà nội vậy? Về đây chưa kịp đi đâu, sao bà nội biết những việc ở đây. Bọn họ độc ác lắm.
-Tao đã đi, người ta đã nói.
-Con biết bà vừa về, bà nội chưa hề đi đâu cả. Sao bà nội tin như thế. Bọn người ỏ đây độc ác lắm.
-Ở bên đó con Lát cũng biết, thằng Mã nó cũng nói sẽ lấy mày. Chưa tới đâu mà đổ sụp tất cả. Con Lát còn con nó, nó đang điên dại,
nó sẽ về đây gặp mày.
Bà nội của Ngàn không dứt lời: Còn ở đây, con mẹ mày trách móc sao hôm đó không tổ chức nhiều bàn tiệc, một bàn để chụp hình
không đủ sao, giả hay thật mà phải làm nhiều. Mẹ mày còn nói chỉ có một con gà, trong khi thằng Mã đã đưa tiền đày đủ.
-Ai nói với bà nội, bà nội ơi?
-Tao quá biết mẹ mày từ lâu rồi, mẹ mày tao cũng chửi, tao sợ gì nó. Nó hại con tao, con tao là cha mày, vất vưởng không quyết
định được gì chỉ vì nó. Cha mày chỉ còn có cái xác, không có hồn nữa. Còn mày, tao không ngờ, và bây giờ, tao không biết làm gì
được nữa, mày làm sao thì làm. Mày có thể đừng qua đây nữa. Mày muốn và đã như thế thì tao phải từ mày, đừng qua đây nữa ./.
VVM.24.7.2021