Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


NGUYỆT QUẾ…




A nh không ngờ thành phố nhỏ này lại dễ thương đến như vậy. Ngày đầu đến đây thì trời lâm thâm một cơn mưa nhẹ nhưng dàn trãi đều trên khắp thành phố như muốn làm mát không gian để chào đón người khách lạ phương xa, cơn mưa đã làm cho lòng anh chùng xuống, mênh mông với một cảm giác buồn chơi vơi vì nổi nhớ nhà; cùng sự cô đơn lạc lỏng đang chen vào vây kín tâm hồn anh như cơn mưa chiều đầu mùa đang bũa vây thành phố. Để không bị những cảm xúc ấy kéo ghì tâm hồn mình chỉu xuống trong cơn mưa chiều, và cũng để thỏa mãn cơn háo hức, nôn nao vì tò mò nên khi vừa đặt chân lên thành phố này, việc trước tiên anh làm sau khi xe car đưa anh từ sân bay Cù Hanh về hãng Hàng Không là anh mướn xe ôm đưa anh dạo quanh một vòng cho biết thành phố nổi tiếng đáng yêu. Ông xe ôm là người vui tính; ông ta chở anh đi lòng vòng trong mưa và giới thiệu cho anh biết tất cả những gì đặc biệt nhất của Phố Núi cao nay; sau đó cũng nhờ ông xe ôm mà anh mướn được một căn phòng tương đối khá ưng ý; nằm trên một con đường yên tỉnh, dễ thương và gần với ngôi trường mà anh sẽ dạy học.

Dù được mang danh là thành phố nhưng Pleiku chỉ lớn hơn một quận Sài gòn nơi mà cha mẹ anh đang sinh sống. Tuy vậy không khí và vẻ đẹp mà Phố Núi có được một cách tự nhiên đã lôi cuốn anh, anh thật sự vừa ý khi quyết định chọn nơi này làm nơi "tịnh tâm".

Điều gì làm cho anh quyết định xin "được" lên thành phố của một "phố núi cao; phố núi đầy mây" này để tiếp tục hành nghề "gỏ đầu trẻ" sau khi tốt nghiệp Sư Phạm loại giỏi và được phân công giảng dạy trong một ngôi trường khá lớn ở một quận vùng ven Saigon? nhưng sau ba năm dạy học ở đó; tự nhiên anh đâm ra cảm thấy "không khí trong tâm hồn mình" bỗng dưng thay đổi, sự thay đổi có phần ngột ngạt làm cho anh khó thở, thế là ý định xin chuyển đến một nơi thật xa nó từ từ thành hình trong đầu anh; ngày càng lớn dần, phải chăng vì cái máu nghệ sĩ anh được thừa hưởng từ cha và tâm hồn lãng mạn có từ mẹ? có thể là cả hai khi anh cứ nghe mãi bài hát "còn chút gì để nhớ" từ lúc còn nhỏ, nó đã âm ỉ trong lòng anh một nỗi khao khát được đến vùng "đất đỏ bụi mù". Nhưng có lẻ đúng nhất là vì anh muốn lánh xa chốn "phồn hoa đô hội" lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt bởi cuộc sống bon chen của mọi người chung quanh; làm như lúc nào họ cũng bị chạy quanh bởi một guồng máy quay tròn thật nhanh khó mà thoát ra được; điều đó càng làm cho cảm giác ngột ngạt trong anh tăng lớn theo cấp số nhân.

Ngày nhận được quyết định thuyên chuyển lện thành phố của "em Pleiku má đỏ môi hồng"…cha mẹ anh có vẻ buồn nhưng không ngăn cản con mình, dù đối với ông bà thì không nơi nào bằng Sài Gòn; nhất là được ở cùng gia đình có cha mẹ chị em. Nhưng trong máu huyết anh đang sôi lên sùng sục ước mơ đến miền đất mà người ta chỉ cần "đi dăm phút đã về chốn củ" rồi…

Thành phố được mở rộng khá lớn, rất mới mẻ với những tòa nhà cao đến năm bảy tầng, đầy sắc màu hơi diêm dúa; nhưng bù lại cho những thay đổi theo cách "phố chợ " đã làm mất đi nét đẹp hoang sơ đặc biệt được thiên nhiên ban tặng cho riêng Pleiku; thì nơi đây có rất nhiều quán cà phê thật dễ thương; tình tứ với những thiết kế rất đẹp mắt; nên thơ và lãng mạn, nên dù rằng anh không tìm thấy được những dấu vết một thời của " Phố núi cao " ngày xưa trong thơ; trong nhạc mà anh đã từng nghe từ khi còn rất nhỏ, nhưng không hiểu sao anh vẫn có cảm giác "Phố núi cao" rất quen thuộc và gần gủi với anh; điều này làm cho anh không hối hận khi quyết định lên đây vì anh nghỉ rằng mình đã chọn đúng nơi mình cần phải đến.

Anh hài lòng khi mướn được một căn phòng trọ rộng rãi thoáng mát; đầy đủ mọi tiện nghi, giá hơi cao nên...lương tháng của anh thì hơn phân nữa là dành để trả tiền nhà mất rồi, còn lại là tiền ăn uống này nọ...trăm thứ cần đến...anh gọi điện thoại than thở với mẹ, mẹ anh cười vui trong điện thoại cho anh an lòng:

- Chỉ cần con có chỗ ở thoải mái như khi ở nhà với cha mẹ là được rồi...mẹ sẽ thường xuyên "tiếp tế" cho con, cứ yên tâm mà dạy học cho học trò; riêng con thì phải học luôn cả "trường đời" nữa đó nhé...mà "trường đời" thì lúc nào khó học hơn trường học nhiều lắm con à, vì trường đời là một trường học "không bao giờ tốt nghiệp"; con phải thật cẩn thận...

Anh ứa nước mắt khi nghe những lời mẹ nói...đối với mẹ thì anh luôn là một cậu bé con; còn đối với anh thì mẹ luôn là người vĩ đại...

Ngày đầu tiên đến trường nhận lớp, nhận học trò; anh hơi bở ngỡ khi thấy đám học trò không nhỏ hơn anh là mấy, nhất là những cô nữ sinh lớp 12; chưa gì "họ" đã làm cho anh hơi khớp vì những câu hỏi và những lời chọc giẹo mang đầy "ẩn ý" bởi "ông thầy giáo" vừa trẻ vừa đẹp trai; nhất là thầy lại là "người Sài Gòn" nữa chứ, các cô nói đùa với nhau nhưng cố ý để cho anh được nghe:

- Thầy...là "hàng quí hiếm"...

Những ngày đầu ở nơi đây lòng anh có lắm nỗi buồn vui lẫn lộn, nhưng thật tình mà nói thì anh vui nhiều hơn buồn, sự mới lạ luôn đem niềm cãm hứng đến cho anh...một thầy giáo dạy môn Toán là một môn học khô khan; nhưng anh lại rất thích làm thơ và vẽ tranh; mặc dù những bức tranh anh vẽ chỉ dùng bằng bút chì đen; và thơ của anh...anh chưa dám "trình làng" cho ai xem. Bạn đồng nghiệp bắt đầu có nhiều, sự thân thiện của các em học sinh ngày càng xích lại gần với anh hơn; tạo cho anh có một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái. Nhưng hơn hết tất cả mọi thứ thì anh không thể để lòng mình yên ổn được nữa khi trong lớp có một cô học sinh với cái tên rất dễ thương của một loài hoa mang đầy hương thơm nồng nàn và có màu sắc trắng tinh; đó là Nguyệt Quế.

Nguyệt Quế ít nói, hay mắc cỡ; e thẹn và hơi run tay mỗi khi anh đến gần bàn của cô bé ngồi, lạ một điều là luc đến gần Nguyệt Quế thì trên người cô bé lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương của hoa Nguyệt Quế. Nhưng mà...trời ơi thật là uổng quá khi người thì đẹp; tên thì hay mà sao môn toán lại dở ẹt, mỗi lần chấm điểm; anh thở dài ngao ngán vì bài làm của cô bé sao mà "tệ quá", một lần anh hỏi:

- Môn toán của em dở như thế này làm sao em lại lên được lớp mười hai nhỉ?

Đang khi Nguyệt Quế lí nhí chưa tìm được câu trả lời thì mấy cậu học trò ngồi bàn bên cạnh cười trả lời thay:

- Thậy ơi...bạn ấy có "con mắt thứ ba" đó thấy, nhờ con mắt ấy mà bạn...lên lớp vù vù.

Anh thở ra một hơi dài; nói bâng quơ:

- Năm nay thi tốt nghiệp rồi...môn Toán kém thế này...làm sao mà thi đậu được?

Đôi mắt Nguyệt Quế rướm rướm nước; anh lật đật đi lên bục gổ bởi vì anh rất sợ...nước mắt của con gài mặc dù anh...rất thích được lau nước mắt cho một "ai đó" là con gái...

Hôm nay Nguyệt Quế đón đợi anh ngoài cỗng trường với vẻ lóng ngóng sau giờ tan học để được gặp anh, cô bé lí nhí:

- Thưa thầy...em cần thầy giúp...mong thầy không từ chối.

Anh ngạc nhiên nhìn thẳng vào đôi mắt đen tròn xoe như mắt bồ câu của cô bé:

- Phải biết giúp em điều gì mới được chứ?

Nguyệt Quế ấp úng:

- Thầy...có thể dạy riêng cho em môn Toán được không ạ? em đã bị mất căn bản môn Toán từ lớp mười lận...bây giờ em đang rất lo lắng...

Anh hơi ngập ngừng khi trả lời:

- Ờ...nhưng dạy riêng là dạy như thế nào? tại đâu? về nhà em dạy cho em?

Nguyệt Quế chớp chớp mắt, cúi đầu khi trả lời:

- Thưa không phải về nhà em...mà em sẽ đến nhà thầy để học.

- Có thêm em nào nữa không?

Cô bé lắc đầu:

- Dạ không...chỉ mình em đến học mà thôi; vì em muốn thầy và em cùng tập trung dạy và học; có vậy em mới mau lấy lại căn bản môn Toán...

- Có tiện không?

- Dạ...em xin phép ba má em rồi, chỉ sợ là thầy không chịu mà thôi...Thầy à; thấy ràng giúp em...năm nay em mà thi trượt là chết em luôn...là em phải ở nhà lấy chồng...mà em thì không muốn...

Anh không thể nào từ chối được lời "khẩn cầu" của cô học trò có đôi mắt đen tròn xoe và đôi môi có màu hồng hồng tươi thắm nên anh gật đầu đồng ý trong sự vui mừng của Nguyệt Quế.

Thế là anh trở thành thầy giào "dạy kèm" môn Toán riêng cho Nguyệt Quế, mỗi tuần ba buổi chiều vào những ngày Hai; Tư; Sáu. Nguệt Quế khá thông minh và tinh tế. Từ ngày dạy kèm cho cô bé, lòng anh cứ chao đảo không yên, nhất là mỗi khi đôi mắt anh vô tình đậu lại trên đôi môi hồng của Nguyệt Quế...Anh lại nhớ những câu ru của bà Ngoại ngày xưa...

...Ngoại anh thuộc rất nhiêu câu hát ru em, bà như một quyễn sách ca dao sống động, giọng ru của bà ngoại rất ngọt ngào, truyện cảm làm cho anh và những đứa em dễ đi vào giấc ngủ êm đềm mỗi khi bà vừa đưa võng vừa cất giọng ru; nhờ vậy nên anh cũng thuộc nhiều câu ru của bà, hầu như câu nào anh cũng hiểu ý nghĩa của nó, có những câu mang nhiếu ẩn ý không hiểu nổi thì hỏi bà, bà sẽ giải thích cho anh nghe, nhưng có những câu bà chỉ tủm tĩm cười mà không trả lời thẳng; bà nói:

- Bao giờ lớn lên con sẽ tự hiểu thôi.

Một lẩn vào buổi trưa hè, ngoại nằm trên võng ôm em gái út của anh lúc đó mới một tuổi, vừa đưa võng bà vừa bà lim dim mắt hát ru trong khi miệng lại nhai trầu

Ầu...ơ...Không trầu mà nỏ (không) có cau;
Làm răng (sao) cho đỏ môi nhau thì làm.

Anh hỏi:

- Ngoại ơi, câu hát đó nói gì hả Ngoại?

Bà ngoại cười, nhổm người dậy; quay qua nhổ bãi nước bọt có màu đỏ như máu và trả lời anh:

- Miếng cau với lá trầu quyện lại với nhau, nghiền nát trong nhau nó sẽ cho ra một màu đỏ như màu ngoại vừa mới nhổ ra; đó là phản ứng hóa học...còn...làm cho đỏ môi nhau là phản ứng...tâm sinh lý...của hai con người...khác phái...

Anh vẫn rất ngây thơ:

- Ngoại nói gì mà khó hiểu quá hà...

Ngoại lại cười:

- Lớn lên tự nhiên con sẽ hiểu thôi.

Rồi ngoại lại hát ru tiếp một câu khác mà anh cũng chẳng thể nào hiểu nổi:

Ầu...ơ...kim đâm vô thịt thì đau;
Thịt đâm vô thịt nhớ nhau suốt đời.

Anh thắc mắc đòi ngoại giải thích ý nghĩa của câu ru đầy bí hiểm ấy nhưng ngoại cũng chỉ cười và nói:

- Bao giờ lớn thì con sẽ hiểu thôi mà...

Bây giờ thì anh lờ mờ hiểu được câu hát ru đầy ẩn ý ấy của bà ngoại khi bất chợt nhìn đôi môi hồng hồng của Nguyệt Quế, chao ơi...tự nhiên anh có ý nghỉ thật là khiếm nhã, tội lỗi...vì một mong muốn thôi thúc là "làm răng cho đỏ đôi môi của...Nguyệt Quế thì làm". Để xua tan ý nghỉ ấy trong đầu mình; anh đi ra sau rót một ly nước lạnh đầy tràn rồi đưa lên miệng uống một hơi cạn tới đáy ly; anh xấu hổ nhưng đồng thời lại có một cảm giác lạ lẫm làm cho lòng mình thật sự xúc động, cùng với một tình cảm mới mẻ len vào tâm hồn, nó làm cho anh lâng lâng hạnh phúc. Hình như Nguyệt Quế không hề biết gì về những thay đổi khác lạ trong anh, cô bé vẫn cắm cúi giải bài toán sau khi nghe anh giảng và phân tích...nhưng nếu anh biết được rằng trong lòng cô bé cũng đang có những xao xuyến với một mớ bòng bong ý nghỉ thì chắc hẳn anh sẽ rất ngạc nhiên thích thú.

Buổi học chấm dứt, Nguyệt Quế đứng lên thu xếp sách tập, cô bé chào anh ra về; nhưng chiều nay hình như Nguyệt Quế "làm sao ấy" theo cảm nhận của anh, cô bé có vẻ vừa hồi hộp, vừa bẽn lẽn thẹn thùng hơn những buổi học khác, anh có chủ quan khi nghỉ như vậy không nhỉ? Sau khi Nguyệt Quế ra về tự nhiên lòng anh xao xuyến bâng khuâng quá, anh cứ bị ám ảnh mãi với đôi môi hồng và lời câu ca dao ngoại thường hát ru ngày ấy:

Không trầu mà nỏ có cau;
Làm răng cho đỏ môi nhau thì làm...

Đêm nay trăng sáng quá, trăng mười lăm của Phố Núi Cao có một vẻ sắc lạnh rờn rợn; đồng thời lại mang một nét quyến rũ đến mê hồn khi những vòng sáng mờ mờ ảo ảo bao quanh mặt trăng, đẹp hơn nữa khi có những đám mây trắng bàng bạc pha loãng thêm một chút màu vàng nhẹ lãng đãng vừa xa vừa gần. Anh nhìn trăng với một cảm xúc khó tả cùng một mong muốn làm cho anh ngộp thở, anh ước gì có Nguyệt Quế ngồi bên cạnh anh để cùng anh ngắm trăng và rồi anh sẽ...như lời bà ngoại hát ru em ngày ấy...

..." Làm răng cho đỏ môi nhau thì làm".

Tháng ngày trôi qua trong niềm vui thầm kín, anh có một bí mật để giữ cho riêng mình, đôi khi anh lại cười tủm tĩm lúc ngồi một mình; đồng nghiệp trố mắt nhìn anh ngạc nhiên và xét hỏi lung tung:

-Lúc này bạn có vẻ kỳ cục ghê nha, giống như người ở cõi trên vậy đó, hay là...đang yêu?

Anh trả lời cho có:

- Bậy nà, hôm qua coi trên mạng gặp chuyện cười, bi chừ chợt nhớ lại...nên cười vậy thôi.

Nhưng chuyện anh dạy kèm riêng cho Nguyệt Quế đã có những lời xầm xì to nhỏ của đám học sinh trong lớp, vậy nên anh cố hết sức để giữ khoản cách với cô học trò có đôi môi hồng xinh xinh mà tâm trí anh cứ bị ám ảnh hoài, nhất là mỗi lần anh nhớ đến câu hát ru của ngoại.

Anh thầm than thở "Ngoại ơi...ngoại hát ru câu này mà chi? câu hát của ngoại làm cho con đâm ra phạm tội trong tư tưởng của một người thầy đối với cô học trò ...mất hết đạo đức nghề nghiệp rồi ngoại ơi"...ừ nhỉ; tại sao anh không tìm cho mình một đối tượng nào đó - không phải là cô học trò của mình - để tha hồ làm cho đỏ môi nhau...mà lại cứ muốn làm đỏ đôi môi của cô học trò nhỏ Nguyệt Quế này nhỉ?

Hôm nay Nguyệt Quế đến học mang theo hương của loài hoa Nguyệt Quế, mùi hương thơm lừng cả không gian trong căn phòng trọ của anh, anh hít một hơi dài sâu tận lồng ngực, Nguyệt Quế khoe:

- Lúc sáng em hái hết hoa Nguyệt Quế trong vườn rồi ủ vào trong cái áo này nên bây giờ thơm như vậy đó thầy, buổi tối em cũng ưa ướp hoa Nguyệt Quế trong tóc để sáng mai thức dậy tóc em thơm lừng mùi Nguyệt Quế.

Anh ngạc nhiên thích thú khi nghe cô bé nói, trời ơi; lãng mạn dễ thương đến thế là cùng; hèn chi mà lúc nào Nguyệt Quế cũng thơm mùi hương...Nguyệt Quế. Anh khõa lấp tư tưởng của mình bằng câu nói rất có trách nhiệm:

- Sắp đến ngày nghỉ hè rồi, cũng là sắp đến ngày thi, em phải dồn hết tâm huyết để học, theo như thấy biết thì môn gì em cũng khá, chỉ có môn Toán là em kém mà thôi. cũng may là mấy tháng nay thầy kèm cặp cho em nên em cũng khá lên rồi đó, phải cố gắng để thi đậu...kẻo không thôi phải đi lấy chồng đó nha...

Anh hơi mỉm cười sau câu nói của mình nhưng Nguyệt Quế thì có vẻ phụng phịu, mắt cô bé chùng xuống không vui; từ lúc đó Nguyệt Quế im lặng hẳn, anh không biết lời mình nói có chạm đến tự ái của Nguyệt Quê hay không, lòng anh thoáng buồn...ừ nhỉ; chưa có dịp và biết đâu là sẽ không bao giờ có dịp "làm răng cho đỏ môi nhau thì làm". Anh khổ sở khi trong đầu cứ bị câu ru của bà ngoại ám ảnh mãi không thôi.

Hoa Phượng nở rộ báo hiệu mùa Hè đã đến, có những cây Phượng không thấy lá mà chỉ thấy toàn một màu hoa đỏ rực rở đẹp vô cùng. Anh bồi hồi buồn bả khi biết không bao lâu nữa anh sẽ phải từ giả những học trò của mình; nhất là trong đó có Nguyệt Quế, biết phải nói gì để cho "em" hiểu được rằng đã có biết bao nhiêu lần "anh" rất muốn..."làm răng cho đỏ môi em thì làm" nhưng "anh" ngại ngùng không dám; chỉ sợ xúc phạm đến "em", biết đâu "em" sẽ xáng cho "anh" một cái bạt tai nẫy lửa thì thật xấu hổ vô cùng...chỉ có nước độn thổ mà thôi.

Rồi ngày bế giãng cũng đến; anh dự buổi liên hoan của học trò để hầy trò từ biệt nhau, vì đây là năm cuối cấp, mặc dù cả thầy và trò cùng nói nói cười cười với nhau nhưng hình như mỗi người đều mang một nỗi niềm riêng; trong đó thì anh là người có tâm trạng nặng nề nhất kèm theo nỗi buồn thầm kín với một ước muốn day dức mãi trong lòng; anh rên lên nho nhỏ cho một mình anh nghe:

-" Thiện tai; thiện tai...làm sao dứt bỏ được ước muốn ...tội lổi này đây? nhưng...có gì mà tội lổi nhỉ???"

Nguyệt Quế tới thăm anh thật bất ngờ, đôi mắt cô bé buồn não nùng, anh cũng buồn nên hai người không nói được gì nhiều với nhau, anh chỉ biết dặn dò Nguyệt Quế cố gắng học, ôn bài thật kỷ để khi tới ngày thi sẽ không bị " khập khiểng":

-Nếu em thi hỏng thì thấy là người buồn nhất.

Nguyệt Quế như muốn khóc khi cho anh số điện thoại; cô bé cũng cho lại anh số điện thoại của mình kèm theo câu nói chứa chan ẩn ý:

- Em sẽ cố gắng hết sức nhưng...không có thầy em biết...làm sao đây? hay thầy đừng về nhà mà ở đây với em, có thầy em sẽ vững tâm hơn và em tin chắc mình sẽ thi đậu...không có thầy bên cạnh...em chông chênh lắm.

Anh ngậm ngùi trả lời:

- Thầy phải về thăm nhà vì thầy đã hứa với gia đình rồi, cha mẹ thầy mong thầy ghê lắm; đã hứa thì phải giử lời chứ em. Nhưng lúc nào cần đến thầy em cứ Alô; thầy sẽ có mặt ngay, chịu chứ?

Nguyệt Quế gật đầu, anh thấy hai giọt nước trong veo đọng lại trên hai khóe mắt của cô bé, đôi môi hồng hơi chu ra...ôi chao; anh muốn lúc này làm thế nào để có đủ can đảm và bản lãnh mà thực hiện điều..."làm răng cho đỏ môi em thì làm..." nhưng anh lại không dám.

Hơn một tháng không được gặp Nguyệt Quế vì sau ngày bế giảng anh phải về nhà thăm gia đình, và cũng vì muốn quên cô học trò mang tên Nguyệt Quế nên anh đi du lịch đây đó trên khắp mọi miền đất nước; theo kiểu Tây ba lô, nhưng không hiểu sao dù đi đến đâu anh cũng không quên được Nguyệt Quế, và tới bất cứ nơi nào anh cũng tìm kiếm loài hoa mang tên Nguyệt Quế để hái lấy một cánh, đưa lên mũi mà ngửi, hít thật sâu hương hoa dịu dàng ấy. Anh nóng lòng chờ đợi một cuộc điện thoại của Nguyệt Quế với lời nói :"Thầy ơi; em cần thầy", anh cũng muốn gọi cho cô bé nhưng sao lòng anh thấy ngại ngùng; tại sao vậy nhỉ? Căn phòng trọ anh vẫn giử lại đó cho mình vì biết đâu...? phải; biết đâu mai này...ôi chào; sao anh lại lo xa và có lắm ý nghỉ linh tinh qua vậy ?

Đang lúc buồn nhất thì anh như muốn bay lên tận chín tầng mây khi cái điện thoại của anh reo lên từng hồi; và số của Nguyệt Quế hiện lên trên màng hình nhỏ, anh lóng ngóng; run tay và run cả lời:

- Alô...thầy đây... Nguyệt Quế ...phải không?

Đầu dây bên kia là giọng nói quen thuộc rất dễ thương:

- Dạ; em đây thầy.

Anh cố đè nén cảm xúc của mình, trấn tỉnh sự hồi hộp để hỏi tiếp với vẻ...tỉnh khô:

- Em khỏe không? có gì mà em alô cho thầy vậy?

Hình như Nguyệt Quế khóc thì phải khi cô bé nấc nhẹ từng hồi và nói lên cái câu mà anh muốn nghe nhất:

- Thầy ơi; em cần thầy...không có thầy bên cạnh...em không sao tập trung được; em sợ mình sẽ thi hỏng mất, mà thi hỏng thì...thầy biết rồi đó...em sợ lắm...

Anh vội vàng trả lời ngay; không cần phải suy nghi:

- Đừng khóc...thầy sẽ lên ngay với em...

Vậy là anh mua ngay vé máy bay để bay lên với Nguyệt Quế ngày gần nhất, anh không thể trả lời cho cha mẹ biết "tại làm sao" vì anh nghỉ rằng chưa đến lúc...

***

Vừa xuống sân bay anh gọi điện ngay cho Nguyệt Quế. Trời chiều Pleiku sao mà dễ thương quá sau khi vừa có cơn mưa nhỏ; nắng ửng hồng phơn phớt trên những cành cây, ngọn cỏ; những giọt nước mưa loang loáng trong màu nắng chiều, không khí hơi se se lạnh làm cho tâm hồn anh lâng lâng với những cảm xúc không thể nào diễn tả cho thật trọn vẹn; đầy đủ. Anh rên lên khi xe car đưa anh vào thành phố:

-Ôi Pleiku đẹp quá, ôi...Phố Núi Cao dễ thương quá; ôi...Nguyệt Quế ơi..."anh" nhớ màu môi hồng của "em" và anh rất muốn làm cho nó đỏ thắm lên như ngày xưa ngoại anh ăn cau với trầu và hát ru em:

" Không trầu mà nỏ có cau;
Làm răng cho đỏ môi nhau thì làm...".

Khi xe car về đến hãng Hàng Không thì anh thấy Nguyệt Quế đang ngồi đợi anh từ lúc nào. Niềm vui trong anh vỡ òa hòa quyện cùng niềm vui của Nguyệt Quế. Hai người không nói nên lời nhưng hai đôi mắt của Thầy và Trò thì nói lên được rất nhiều điều đáng nói. Hình như niềm vui sướng tan chảy thành những giọt nước mắt long lanh, và đôi môi hồng của Nguyệt Quế càng hồng hơn.

Bây giờ thì anh và Nguyệt Quế có thể ngâm câu thơ của cụ Nguyễn Du được rồi: "Tình trong như đã mặt ngoài còn ...e...".

Anh tiếp tục dạy kèm cho Nguyệt Quế môn Toán. Cũng gần đến ngày thi rồi, và hình như...anh dạy hay hơn còn Nguyệt Quế thì học giỏi hơn, nhất là tâm hồn hai người ngày càng xích lại gần nhau hơn nhờ những...con số bí hiễm của môn toán.

Nguyệt Quế thi đậu...

Hôm nay Nguyệt Quế đến gặp anh với ánh mắt long lanh mọng nước, đôi môi vẫn là một màu hồng non; và anh thì chưa thể thức hiện câu ca dao ngoại hát "làm răng cho đỏ môi nhau thì làm". Quế cho anh biết sẽ vào Sài Gòn học luyện thi Đại Học; cô bé sẽ ở nhà của ông chú. Anh vui lắm vì anh cũng sẽ về Sài Gòn thăm nhà; sau đó quay trở lại Pleiku tiếp tục công việc dạy học của mình. Ngồi nói với nhau những chuyện linh tinh "trời ơi đất hởi"; rồi những lời dặn dò khuyên bảo...Nguyệt Quế đừng lên chào anh ra về, nhưng lại e ấp trao cho anh lá thư với lời nói ngập ngừng:

- Thầy ơi; chừng nào em đi rồi thầy hãy mở ra xem nghe thầy...nhớ nghe thầy.

Anh chỉ dám cầm tay Nguyệt Quế; gật đầu xúc động:

- Em yên tâm; thầy nhớ và thầy sẽ xem.

Trời mưa bay bay, Pleiku cũng có những cơn mưa bụi bay bay dễ thương như thế này; không khác chi mưa Thu ở Đà Lạt, anh ngẩn ngơ buồn vì mấy ngày hôm nay Nguyệt Quế không đến, có lẽ cô bé đã đi rồi, nhưng tại sao trước khi đi Nguyệt Quế không đến chào tạm biệt anh? bởi vì anh định rằng sẽ nói với Nguyệt Quế lời anh từng ấp ủ bao đêm ngày, và nhất là lời hẹn hò sẽ gặp nhau ở SaiGon vì anh cũng sẽ về lại đó vài ngày trước khi trở lên Pleiku vào năm học mới...

Sự nóng ruột làm anh bồn chồn đứng ngồi không yên, anh nhớ đôi mắt tròn đen và đôi môi hồng của Nguyệt Quế quá chừng quá đổi, điều này nó thôi thúc anh phải cầm điện thoại lên và bấm máy.

Đầu dây bên kia có tiếng của cô bé:

-Alô...em...Nguyệt Quế đây thầy...

Anh giật mình, tim đập mạnh khi nghe giọng nói mượt mà óng ã như lụa của Nguyệt Quế. Anh run giọng:

- À...Thày muốn đến nhà chào em vì ngày mốt thầy về Saigon thăm nhà rồi...em có ở nhà không?

-Thưa thầy...em vừa vào Sài gòn hôm qua; thầy đã đọc thư em chưa?

Anh luống cuống:

-À...chưa, vì em dăn thầy bao giờ em đi rồi thầy mới được mở ra đọc kia mà...

Tiếng Nguyệt Quế cười nhẹ nhưng hơi có vẻ giận:

- Thầy...không hiểu gì hết trơn; vậy mà em cứ chờ đợi thầy mãi.

Thật tình thì anh không hiểu gì hết, anh chỉ biết một điều Nguyệt Quế đã dặn là "bao giờ em đi xa rồi thầy mới được mở ra đọc" và anh giữ đúng lời hứa với Nguyệt Quế. Nhưng nay thì cô bé lại trách phiền anh "không hiểu gì hết trơn..."

Tạm dứt cuộc điện thoại với cô bé, anh lật đật chạy đi lấy lá thư của Nguyệt Quế, anh run run tay mở nó ra rồi đọc ngấu nghiến như khi người ta đói mà ăn ngồm ngoàm vậy đó, và lá thư của Nguệt Quế viết cho anh với lời lẽ rất nồng nàn thắm thiết:

"...Thầy ơi...mà không; em muốn gọi thầy bằng anh cơ...bởi vì em không còn là học trò của thầy nữa; mặc dù em biết người xưa ưa nói câu Nhất tự vi sư bán tự vi sư...; nhưng đó là câu nói của người xưa, còn bây giờ thì khác rồi. Em mong rằng khi em vừa bước ra khỏi "nhà" anh thì anh sẽ lập tức mở lá thư này ra đọc và trả lời cho em biết :anh có nghỉ về em như em vẫn luôn nghỉ về anh hay không? nhớ trả lời ngay cho em, vì...em rất muốn biết tình cảm của anh dành cho em có giống như tình cảm của em dành cho anh không? điều này rất quan trọng đối với em. Mong câu trả lời của anh vì sau câu trả lời này sẽ còn nhiều câu hỏi khác của em...

Nhớ trả lời ngay cho em biết...em Nguyệt Quế."

Ôí trời; bây giờ thì anh mới thấm thía câu hát "con gái nói có là không; con gái nói không là có...con gái nói một là hai...con gái nói hai là một...Đừng nghe những gì con gái nói..." Có phải anh là chàng trai ngây thơ quá chừng không nhỉ? đúng ra khi Nguyệt Quế trao lá thư cho anh rồi ra về thì ngay sau đó anh phải mở ngay lá thư ra đọc chứ có đâu... mà khù khờ quá như vậy, kể ra anh cũng khù khờ thật đó chớ; khi anh luôn muốn " làm răng cho đỏ môi nhau thì làm" mà cứ ngần ngại e dè mãi.

Anh viết tin nhắn gởi qua điện thoại cho Nguyệt Quế:

" Anh rất vui khi đọc xong lá thư của em; anh xin lỗi vì anh là người luôn giử đúng lời hứa là em đi rồi anh mới mở thư ra đọc; đọc xong anh rất vui...hẹn gặp em ở Sài Gòn...nhớ em nhiều".

Anh hy vọng câu "nhớ em nhiều" sẽ làm cho Nguyệt Quế hiểu những gì anh muốn nói.

Chắc chắn một điều là chuyến này về Saigon gặp Nguyệt Quế anh nhất định sẽ áp dụng câu hát ru của bà ngoại ngày xưa:

Không trầu mà nỏ có cau;
Làm răng cho đỏ môi nhau thì làm.

Còn câu:

Kim đâm vô thịt thì đau;
Thịt đâm vô thịt nhớ nhau suốt đời.

Anh xin hẹn lại ngày sau...






| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com