TẤM LÒNG KÍN ĐÁO
Lời Người Dịch: Đây là truyện ngắn hay nhất của Edgar Allan Poe và coi đây như truyện điều tra với tựa đề ‘The Tell-Tale Heart’ (1843) Truyện được mô tả dưới dạng kinh dị thuộc tâm lý học. Truyện dịch đúng cung cách hành văn của tác giả, Dịch không đi ngoài tinh thần của truyện (nguyên bản Anh ngữ) mà vận dụng trong một văn phong thuần chất Việt hóa (Vietnamcivilization). Truyện được chia làm hai kỳ.*E. A. Poe sanh 1809 ở Boston (USA) con cuả hai vợ chồng nghệ sĩ. Poe rời viện mồ côi lúc ba tuổi và đưa đến ông bà John Allan ở Richmond, VA. (USA) Poe. tòng học lớp Anh ngữ ở Đại học Virginia một năm và sau đó ở West Point bán thời gian. Edgar Allen Poe: Chủ báo, phê bình văn chương và nhà văn truyện ngắn và truyện dài hiện đại. Ông mất năm 1849 ở Baltimore (USA). (vcl 1/2021).
Đ úng ! -sợ- rất sợ, sợ một cách kinh khủng. Tôi đã ở đó và tôi đây ! Nhưng tại sao để anh nói những gì mà làm tôi thêm giận dữ? Thái độ đó đã cho tôi rối trí, -nó không quấy phá, cũng không ngốc nghếch-. Tất thảy cảm thấy như đau nhói. Tôi nghe những gì trên trời, dưới đất. Tôi nghe những gì dưới điạ ngục. Thế là sao, rồi sao mà làm cho tôi giận dữ ?Nghe và thấy một cách tỉnh bơ -làm sao mà yên tâm được chơ. Thôi được! tôi có thể kể cho anh nghe hết câu chuyện này.
Cái sự đó không thể nói hết một lúc, việc đầu tiên ý nhgĩ đó đã nhập vào trong tâm trí tôi, nhưng; nó đến tợ như nhập hồn tôi, nó ám ảnh tôi cả ngày lẫn đêm. Chả có mục đích gì. Đau đớn khổ nhục cũng không. Tôi đã yêu một người đàn ông già nua. Ông ta chưa một lần làm phật ý tôi. Ông ta không bao giờ lăng mạ tôi. Không vì cái sự giàu sang, tiền tài của ông, tôi hoàn toàn không muốn. Tôi đọc được nơi mắt ông. Vâng; đúng như thế. Một trong hai con mắt của ông giống con kên kên -một con mắt xanh nhạt, lờ mờ như có cái gì che ngang-. Chẳng phải là chi nó đã đến một lần cho tôi, máu trong người tôi thấm lạnh. Ông ta là người có trình độ; rất trường lớp. -Tôi sắp xếp chính tôi để nhận lấy cuộc đời với người đàn ông già này; có như vậy không còn vướng trong tôi về con mắt bạc nhạt đó -mãi mãi- và mãi mãi.
Giờ đây là mục đích. Anh đã gợi lên cho tôi tức bực. Thì ra con người giận dữ chả làm được gì. Nhưng anh sẽ thấy. Anh sẽ thấy tôi thế nào là khôn ngoan mà tôi đã theo đuổi. Với những gì đảm bảo được, với những gì dự đoán được, với những gì che đậy được. Đấy là điều mà tôi đã làm.
Tôi không còn tử tế đối với người đàn ông già này nữa trong suốt cả tuần nay trước khi tôi giết ông ta. Hằng đêm vào khoảng nửa đêm. Tôi mở cửa phòng ông và mở rộng -Ờ ! rất nhẹ nhàng-. Và làm cho tôi yên trí. Tôi đặt cái lồng đèn đen thui xuống bàn, tất cả đóng sập lại, đóng thật kín; như vậy ánh sáng không soi rọi để rồi tôi đâm đầu vào bóng tồi. Anh có thể bật cười để thấy cái mưu mẹo, gian xảo đun đầu vào đây. Tôi lách nhẹ một cách chậm chạp -Rất chi là chậm-. Có như vậy may ra không khuấy động giấc ngủ của ông già. Nó chiếm cả tiếng đồng hồ mới lần mò vào trong đó, mở to mắt thì may ra tôi có thể thấy ông ta trong khi ông đang còn trên giường. A ha ! thì ra con người giận dữ quả khôn ngoan như lúc này? Thế rồi người tôi lọt vô phòng. Tôi cẩn thận cất chiếc lồng đen đi chỗ khác. Ồ -như vậy mới cẩn thận- phải cẩn thận mới được (vì có tiếng kêu éo ét của bản lề). Tôi đã lọt qua được để thấy ở đó một tia sáng rất nhỏ rớt xuống con mắt cú vọ đó. Đấy là sự việc tôi đã làm bảy đêm dài -hằng đêm vào nửa đêm- nhưng tôi đã tìm thấy con mắt đó luôn khép lại thời như vậy tôi không thể nào làm được việc này; vì đó không phải là ông già mà tợ như ai muốn quậy tôi; nhưng đôi mắt Qủi Sứ của ông ta đó mà!. Và mỗi buổi sáng khi trời bừng sáng, tôi bước đi với thế lì lợm vào trong và thốt lên lời quả quyết đến ông ta, gọi tên ông với lời lẽ thân mật và hỏi han thế nào ăn ngủ của ông đêm qua. Vậy là anh biết rồi đó, ông ta là con người rất thâm trầm và kín đáo; thực như thế ! Sự hoài nghi đó đến với tôi từng đêm, đúng mười hai giờ đêm. Tôi nhìn thẳng vào ông ta, quả là ông ta đã ngủ.
Cái đêm thứ tám tôi thường để tâm và cẩn thận trong khi mở cửa. Trong phút giây đó tay tôi mở cửa còn nhanh hơn tôi nghĩ. Chưa bao giờ có trước đây, cái đêm mà tôi cảm nhận một sự mở rộng về khả năng ở chính tôi -một sự minh mẫn, khôn ngoan nơi tôi- Tôi cho là quá táo bạo chất chứa trong tôi một cảm giác chiến thắng. Tôi cứ nghĩ rằng điều đó tôi đã mở được cánh cửa, cho dù mở ra một ít -một tí thôi- .Và ông chả màng tới gì về hành động bí mật hay ẩn ý của tôi cả. Tôi tự nhận mà thầm cười với ý nghĩ này; có lẽ ông ta nghe tôi nói là vì ông ta đang chuyển mình trên giường, nếu đó là một sự rùng mình chăng. Giờ đây anh có thể nghĩ rằng tôi bị trở ngại -nhưng không-. Căn phòng của ông ta bỗng tối sầm lại, tối om như bóng đen đầy đặc (bởi vì màn sáo cửa sập kín tránh đi sự rình rập của kẻ cướp) và có như vậy tôi biết là ông ta không thể thấy cửa mở và nhờ đó tôi đẩy cánh cửa rất cẩn thận -hết sức cẩn thận- Tôi tiến lại gần và mở ngọn đèn lồng, ngón cái trượt mạnh trên tay vặn tim bằng thiết, gây động. Người đàn ông già búng người lên khỏi giường. Quát: ‘ai đó?’.
Tôi đứng im lặng, không nói một lời. Cả một tiếng đồng hồ, cứng đơ bắp thịt cả tay lẩn chân và trong lúc đó tôi không nghe ông đặc mình xuống giường. Ông già vẫn ngồi lặng yên trên giường để lắng nghe. Đúng! như tôi đã thực hiện, đêm này qua đêm nọ; nghe rõ từ cái chết nhìn thấy trong vách nhà… Chẳng mấy chốc; tôi nghe tiếng lảm nhảm trong họng và tôi biết đó là tiếng rên của nỗi chết cực kỳ đau đớn. Không phải tiếng rên của đau đớn hay lời tha oán -Ồ không- mà đó là tiếng rít thấp giọng để vùng lên từ đáy tâm hồn, mỗi khi quá sợ hãi. Tôi nhận ra tiếng đó rõ ràng. Nhiều đêm như thế ở nửa đêm trong khi thế giới đang yên giấc, nó đã chảy dài vào hồn tôi, hết sức sâu lắng với tiếng vọng khủng khiếp vửa hãi hùng vừa man rợ cái sự đó làm cho tôi quên hết. Tôi nói rằng tôi đã biết rõ. Tôi biết điều gì để cho ông già cảm nhận được và tỏ lòng thương mến ông; dẫu là gì tôi nhủ thầm tôi. Tôi biết những gì ông ta nằm trong tỉnh thức ngay từ lúc có tiếng động nhẹ, lúc đó thì ông đã nằm nghiêng mình bên mé giường. Nỗi sợ hãi đó từ khi ông mới lớn. Ông đã cố gắng hài hòa một cách thận trọng, nhưng có thể khó cho ông lúc này. Ông nói cho chính ông: ‘Không có chi cả nhưng gió vẫn lọt vào ống khói -nó tợ như con chuột chạy ngang qua sàn nhà -hoặc là- đó chỉ là một con dế mèn; những thứ đó tạo tiếng kêu rúc rich mà thôi’. Đúng thế! ông ta cố gắng điều hòa thuận lợi cho chính ông với những gì là giả định; nhưng ông đã tìm ra được tất cả trong hư không -tất cả hư không- bởi vì Cái Chết đang đến gần bên ông với bước đi chầm chậm theo sau một bóng tối phủ ngang trước mặt ông như con vật chịu hy sinh để tế thần. Và đó là một sự sầu muộn liên can tới những gì không nhận ra được; bóng tối đó đưa tới ông một cảm thức; cho dù ông không những thấy mà ngay cả nghe. -cảm nhận- của con người không có ở đó trong căn phòng này…
Tôi đợi ở đây khá lâu, hết sức chịu đựng, không nghe ông đặt lưng xuống giường, tôi quyết mở hé cánh cửa -rất nhẹ nhàng- khúm núm trong tay với chiếc lồng đèn.Thế rồi tôi mở cửa -anh không thể tưởng tượng thế nào cái sự rón rén đó -rất lén lút- mãi tới nửa đêm dài, một tia sáng mờ nhạt tợ như mạn nhện lung linh trước gió; bắn thẳng cái nhìn vào khóe mắt đó để cho con mắt cú vọ nỗ tung ra.
Cửa mở ra -lớn - -rất lớn- và tôi trở nên bực bội khi mà tôi cố nhìn vào đó. Tôi thấy rõ khoảng cách giữa tôi với ông già -tất cả nhuốm màu sậm xanh dày đặc- với một chiếc khăn voan xấu xí phủ lên đó, đấy là điều làm ớn lạnh thấu xương tủy tôi, nhưng; lạ thay tôi có thể thấy không có gì khác hơn ngoài khuôn mặt của người đàn ông già hay của người khác. Không! tôi phóng tầm mắt vào đó, với vẻ tự nhiên, nó chính xác như đã thấy rõ tọa độ, một thứ ánh sáng mờ -rất mờ nhạt-.
Và giờ đây tôi không nói anh biết những gì nhầm lẫn mà làm thêm tức bực, nhưng; thực ra -bén nhạy của cảm thức?- Giờ tôi mới biết nó đến bên tai tôi một tiếng rì rầm, âm vang vội vã. Tợ như nhìn chăm vào một vật gì. Tôi nhận ra tiếng động đó rõ hơn. Tiếng động đã chạm vào tim ông già. Nó tăng thêm phần bức xúc nơi tôi, nó dồn dập như là tiếng trống thúc quân vậy.
Dù chi đi nữa tôi kiềm chế được và bất động. Tôi thở trong sợ hãi. Tôi cầm chiếc đèn lồng không rung đông. Tôi ráng cẩn thận để duy trì tia sáng chiếu vào mắt. Cùng lúc đó hiện ra vết xâm mình hình trái tim rất quái gở. Nó hiện ra mỗi lúc mỗi rõ hơn, chao động càng chao động hơn trong từng khoảng cách. Sự ghê rợn nơi ông già phải nói là cực kỳ kinh khủng! đi theo với tiếng thốt nghe lớn từng lúc -anh nhận rõ điều đó cho tôi không?- Tôi kể hết cho anh biết rằng tôi mất tinh thần: -vậy là tôi ở đó-. Và bi chừ là giờ sinh tử trong đêm, giữa sự im lặng ghê rợn của căn nhà cổ, những tiếng động nhỏ, tiếng ọt ẹt như hiện ra trước mắt tôi để tôi không còn kiểm soát được sợ hãi, hẳn nhiên; mỗi giây phút lại dài thêm ra làm tôi co rúm và bất động. Nhưng tiếng đập của tim càng dồn dập và nghe rõ thành tiếng -nghe lớn-. Tôi nghĩ là tim phải bùng cháy. Và giờ đây nỗi sợ chụp lấy tôi.-tiếng động đó nghe lan qua hàng xóm!- Thời gian của ông già đã đến! Với lời thốt như than, như thở. Tôi ném chiếc đèn lồng và nhảy vào phòng. Ông ta la hoảng lên một lúc -chỉ một lần đó thôi- Trong giây lát tôi kéo lê ông trên nền nhà và đẩy cái giường nặng qua người ông. Tôi mỉm cười một cách vô tư, tôi cảm thấy việc làm đó đã xong. Nhưng; chỉ một vài phút thôi, tim đập nghe không rõ lắm. Tuy nhiên; đây không phải là điều làm tôi phải lo sợ hay bực bội, có thể không xuyên qua vách tường. Cái sự đó kéo dài và không dứt được. Ông già đã chết. Tôi chuyển cái giường qua một bên để kiểm nghiệm tử thi. Đúng rồi! ông ta như tảng đá, tảng đá chết.Tôi đặc tay lên ngực trái và giữ cứng như thế một vài phút. Hoàn toàn tê liệt không cảm xúc. Ông chết như tượng đá. Đôi mắt của ông không còn làm cho tôi bối rối.
Nếu anh cứ cho tôi ngông cuồng, anh sẽ nghĩ điều đó không lâu đâu khi tôi tả cái sự khôn ngoan phòng xa mà tôi che đậy hay giấu giếm thể xác đó. Đêm đã tàn dần và phải làm nhanh, nhưng; giữ im lặng. Việc đầu tiên tôi chặt thi thể đó ra. Tôi cắt đầu, mình, và tay chân.
Tôi đặt tất cả lên ba tấm ván trên nền nhà của căn phòng và tất cả được cất vào giữa những chỗ kín đáo, rồi tôi thay thế những tấm ván hết sức khéo léo -rất kỹ xảo- thì không lọt qua mắt người –ngay cả ông ta- có thể không tìm thấy dấu vết, tông tích. Không có chi để thanh tẩy hay thanh lý -không để lại một vết dơ nào- -không có dấu máu bất cứ nơi đâu- Tôi quá thận trọng về những gì đã làm. Tôi dộng tất cả vào trong bồn giặt -ha!, ha!, ha!-
Tôi chấm dứt những gì lao động ở đây; bốn giờ chiều -mà trời tối như nửa đêm- tiếng chuông giờ nó tợ như ai gõ cửa trước nhà. Tôi bước xuống và mở cửa với dáng tự nhiên, với một tâm hồn nhẹ nhõm -có gì bây giờ mà làm cho tôi sợ chứ?- Đi vào với ba người đàn ông, họ tự giới thiệu, với lời lẽ rất lịch sự của những viên chức cảnh sát. Tiếng réo cất lên nghe từ bên hàng xóm trong lúc về đêm: ngỡ như nửa chơi, nửa chưởi lẫn nhau, viên chức cảnh sát lấy tin từ người trú ngụ, và; họ (viên chức cảnh sát) có quyền lùng kiếm, điều tra nhà ở và cả biệt thự.Tôi cười thầm -việc gì mà tôi phải sợ?- Tôi mở lời: chào đón qúy ông. Có tiếng gào thét. Tôi nói. Một sự diễn đạt riêng tôi. Ông già; tôi lưu ý điều này. Ông không ở chốn này. Tôi đưa mắt vào những người khách lạ, họ đang ở trong nhà.. Tôi chờ họ lùng kiếm -tốt thôi cứ việc tìm-. Tôi hướng dẫn họ, qua từng nơi, kể cả căn phòng của ông già. Tôi bày ra cho họ thấy những sản vật, đúng đắn, không lộn xộn. Trong sự sốt sắng và vững tin nơi tôi. Tôi mang đến mấy cái ghế trong phòng và mời họ nghỉ mệt, trong khi đó chính tôi trơ người một cách dị dạng cho một vinh quang làm ra, đặt cái ‘chỗ ngồi’ nơi tận cùng mà chỗ đó là nơi an nghỉ của nạn nhân.
Những viên chức vững tin. Hành xử của tôi đã chứng tỏ cho họ thấy. Tôi can đảm lạ thường ở trường hợp này. Họ ngồi xuống và trong lúc đó tôi đã trả lời một cách vui vẻ, họ trao đổi một cách thân tình. Nhưng; thì giờ ở đó, tôi cảm thấy ở chính tôi mặt mày tái xanh và mong họ đi ra khỏi nhà. Tôi nhức cả cái đầu và tôi cảm thấy ngột ngạt, vù vù nơi hai lỗ tai tôi; nhưng họ vẫn còn ngồi và tán gẩu. Tiếng ù ù đó cách xa dần -còn tiếp tục và trở nên xa dần-. Tôi nói những gì tùy thích để thoát khỏi những cảm giác đó; nhưng còn tiếp diễn và cố giành lại sự yên tâm -cho tới khi, không còn kéo dài-. Tôi cảm thấy tiếng rì rào, ù ù là không đọng trong hai lỗ tai tôi nữa.
Không một hồ nghi nào, tôi lại trở nên tái mặt -tôi đã nói hết mọi ảnh hưởng về điều đó với cái giọng thẳng thừng- Hẳn là tiếng nói mạnh hơn -và còn gì để tôi có thể làm đây?-. Tiếng nói xuống giọng, ngốc nghếch; đúng là tiếng nói nhìn vào những gì đường tơ, kẽ tóc. Tôi thở hổn hển. Thế nhưng những viên chức không nghe thấy gì cả. Tôi đã nói nhiều và -rất nhanh-, rất mãnh liệt, nhưng tiếng nói đó cứng nhắc và khí thế. Tại sao họ không chịu đi? Tôi lững thửng bước đi trên nền nhà, đi tới rồi đi lui từng bước nặng nề, nếu như gợi lên sự nôn nao dưới cái nhìn của họ (viên chức) -nhưng tiếng chân không nặng lắm- Lạy Trời! tôi làm gì đây? Tôi trào bọt mép -tôi mê sảng- -tôi xin thề-. Tôi ngồi lắc lư trên chiếc ghế mà tôi đã ngồi trước đây và nghe kèn kẹt trên từng thanh ghế, những tiếng kẽo kẹt đó liên tục và nghe rõ hơn, nó trở nên rõ -rõ lớn- -lớn lắm!- Và họ tiếp tục đối đáp một cách thích thú, rồi lại cười. Có điều gì để họ có thể nghe thấy được? Ôi! quyền năng Thượng đế -không! không! Họ nghe rồi- Họ nghi ngờ -họ biết rồi-
Họ chế nhạo sự sợ hãi của tôi -đó là điều tôi nghĩ đến- và giờ đây tôi đang nghĩ là tốt cho cơn hấp hối trong tôi. Mọi thứ như đã thứ tha hơn coi đây là lời chế nhạo!
Tôi có thể chịu đựng được tất cả những nụ cười phỉ báng, nhưng không lâu. Tôi cảm thấy rằng tôi phải gào lên hoặc chết! và rồi cứ tiếp một lần nữa -nghe đây!- nói lớn! nói lớn! -lớn hơn nữa-
‘Villains’ Tôi quát lên. ‘đừng giấu diếm nữa! Tôi đứng giữa hành động! -đập vỡ những tấm ván đó đi!
-đây!, đây!- những thứ đó đánh mạnh vào trái tim gớm guốc của ông già! ./.
(ca.ab.yyc 15/1/2021)
Rút từ: ‘Những Truyện ngắn hay nhứt của Thế hệ Hiện đại / The Best Short Stories Of The Modern Age’ .Fawcett Premier . New York USA .
Copyright @ 1962, 1974 by CBS Publications.