LƯỚT QUA THẢO NGUYÊN MÊNH MÔNG
CỦA ĐẤT NƯỚC MÔNG CỔ
Đ ược dip theo chân mấy cựu lưu học sinh và cán bô đã từng học tâp và công tác taị đất nước Mông Cổ, nay đã nghỉ hưu nên muốn trở lai thăm chốn cũ trường xưa. Vây là Đồng Thi Chúc tôi cùng ba anh chi em đó chu du một tuần theo đường bay: Nội Bài (Việt Nam) – Incheon (Hàn Quốc) – Ulaanbaator (Mông Cổ). Từ sân bay Nôi Bài di chuyển bằng máy bay hãng Vietnam Ảirlines nên khá nhanh, chỉ mất hơn ba tiếng đồng hồ đã đến sân bay QT Incheon (HQ) thay vì trước đây thường là bốn tiếng và chờ đến chiều mới chuyển sang hãng máy bay của Mông Cổ. Sân bay QT Incheon thay đổi lạ, được mở rộng quá nhiều dù mới chưa đầy mười năm kể từ lần Chuc Dong Thi sang đất nước này lần gần nhất nên đoàn phải nhờ nhân viên trong sân bay chỉ dẫn mới biết được nơi làm thủ tục chuyển máy bay để sang đất nước Mông Cổ. Đang từ máy bay Vietnam Airlines rông rãi và êm nhẹ giờ chuyển sang ngồi trên máy bay BOEING 767-300 chật hẹp và thỉnh thoảng bị xóc như ngồi trên xe tải đường đá, cảm giác ghê cả người khiến Chuc Dong Thi lai nhớ thời kỳ bươn trải vào cuối thập niên 90 của TK trước cũng có lần vào Huế cho công viêc mưu sinh, khi hết hạn thì gặp mưa Huế , đường tầù về Hà Nội bị đứt đoạn, vậy là đơn vị chủ quản đã mua vé máy bay cho CDT về Hà Nội. Ngồi trên máy bay khi ấy cũng GHÊ CẢ NGƯỜI, bên cửa sổ nhìn ra cánh máy bay vẫy vẫy như cánh chim và nặng nhọc BAY, rung lắc thật nhọc nhằn khiến người ngồi trên máy bay lại liên tưởng đến cuộc sống mưu sinh vất vả của mình...
Cũng phải mất đến bốn tiếng đồng hồ máy bay mới hạ cánh xuông sân bay QT Ulaanbaator nhưng vẫn là ban chiều (giờ MC chênh với giờ VN là sớm hơn một tiếng). Nhìn qua cửa sổ thấy ánh nắng chói chang như nắng hanh tháng tám của VN nhưng nhiệt độ ngoài trời thì đang là gần O độ đó. Trong mấy ngày lưu trên đất nước Mông Cổ mới thực sự được “hưởng thụ” đủ cái hanh khô nên luôn thèm uống nước. Lại nhớ đến những chú lạc đà sinh ra cái bướu để tích mỡ tích nước cho mùa khô.
Đón đoàn là con gái và con rể của một thành viên trong đoàn. Ông vốn là lưu học sinh VN sang MC học về ngành chăn nuôi vào những năm 70 của TK trước. Cô con gái là kết quả của mối tình người trai VN với cô nữ sinh xinh đẹp MC. Cái thời ấy luật hôn nhân của VN không cho phép trai gái khác quốc tịch kết hôn nên người cha phải dứt tình yêu với hai mẹ con để trở về VN để rồi gần 40 năm sau, nay mới có dịp găp lai. Thật nhiều cảm xúc...Nhưng cũng may là trên đất MC hiếm người nên người cha ấy còn cơ hội mà học đến tốt nghiệp chứ nếu như ở Triều Tiên vào những năm ấy thì dưới sự “Cai quản “ của cố vị đai sứ là tướng Lê Thiết Hùng thì “Quân lệnh như sơn” là sẽ bi đuổi thẳng về nước. Mà nói thât ra là trai gái LHS khi ấy chẳng có dip nào mà chuyện trò khi mà có nói chuyện với nhau thì phải mở tung cánh cửa. (Nhắc vậy thôi chứ bọn LHS chúng con thật biết ơn vị đại sứ là Ông tướng này. Kính cầu vong linh Ông siêu thoát).
Xe đưa đoàn vào TP Ulaanbaator. Hôm đó là ngày chủ nhât nên xe lưu thông khá dễ dàng nhưng nếu là ngày thường thì bị tắc đường là thường xuyên bởi đường phố thì hẹp (Rộng như đường phố Ngọc Khánh gần nhà CDT thôi) do thời tiết lạnh nên chỉ di động được bằng ô tô thế nên mỗi nhà thường là có đến hai chiếc ô tô. Chính quyền TP quy định cho ngày đi theo số chẵn lẻ nên dân sắm thêm ô tô cũng vì lẽ đó. Thủ đô Ulaabaator bây giờ nhà cao tầng đã được xây dựng khá nhiều, chứ mấy chục năm trước chỉ lơ thơ có đôi dẫy nhà (Theo cảm nhận của mấy cựu LHS). Đường phố hẹp vậy nhưng sạch sẽ bởi ý thức của người dân thủ đô rất biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
Diện tích đất nước Mông Cổ là 1.564.000 km vuông, dân số hiện tai là 3.200.000 người , số người tụ tâp tại thủ đô Ulaabaator đến 45% tổng số dân đó còn thì là dân du mục chăn thả gia súc.
Người dân thủ đô dùng lương thực thực phẩm nhập từ nước ngoài rất nhiều như rau củ quả, gạo mì ăn liền,kẹo bánh, đồ dùng cho sinh hoạt hàng ngày...vậy là đến Mông Cổ lai được ăn kim chi Hàn Quốc, thưc phẩm chế biến từ HQ mà nhìn vào giá ghi trên sản phẩm tính quy đổi còn rẻ hơn nhiều mua ở VN. Chỉ có thịt gia súc: bò, cừu, ngựa, dê là đều của đất MC. Mà tất cả những món thit gia súc này khi thưởng thức, người ăn đều cảm được vị ngot đậm và ít mỡ bởi chúng được chạy nhảy trên thảo nguyên mênh mông thế kia mà. Chỉ riêng cái món thịt cừu thì quả là rất đặc trưng bởi cái mùi mỡ của nó. Lai nhớ vào thời kì CDT học trên đất Triều Tiên , khi ấy cố nghê sĩ nhân dân muá Phùng Thị Nhạn cũng đang học trường âm nhạc ở Bình Nhưỡng. Ngày chủ nhât chị em thường tụ tập chuyện trò, bọn nhóc nghe Chị kể có lần Chị đi biểu diễn trên đất nước MC. Người xem giắt theo thịt cừu để thỉnh thoảng giở ra ăn, vậy là những diễn viên như các chị phải “thưởng thức” cái MÙI CỪU ấy. Các em nghe Chị nói thì cười tít còn Chị nhăn cái mũi trông thật tội (Chị ơi! Bọn em vẫn rất nhớ đến Chị, cầu mong vong linh Chị thanh thảnh cõi vân du).
Tuy lần đầu đến MC và ăn món thịt cừu rất đăc trưng của MC nhưng với CDT thì rất ấn tượng, cảm thấy ngon , ngọt đáng nhớ bởi cách ăn của người VN do một cháu đã sống trên đất MC đến hai mươi năm rồi , cháu mua thịt cừu tươi về luộc chiêu đãi cô Chúc và chi bạn cùng uống rượu vang. Thật tuyệt!
Lại nhắc về cháu, đây là một nữ doanh nhân khá thành đat, mang tính tự lập cao, một mình quản lý đến tám xưởng sửa chữa ô tô đóng tại thủ đô Ulaabaator, hàng ngày lái ô tô chạy khắp TP, nói tiếng Mông Cổ khá trôi chảy. Nghe cháu nói thu nhập của những người VN cộng tác với công việc trong xưởng khá cao, hàng tháng họ đều gửi tiền về nhà được, nhiều người đã mua đất và làm nhà ở VN. Người VN tại đây không nhiều, chủ yếu là mở các xưởng sữa chữa ô tô còn với các ngành khác thì hầu như chưa có. CDT chợt nghĩ : nếu như có doanh nhân nào mạnh dạn đầu tư vào ngành thuộc da và sản xuất ra các sản phẩm từ da để xuất đi các nước thì có khi thắng lớn bởi đất nước có nguồn gia sức lớn thế kia mà. Qua đôi cuộc trò chuyện, CDT cũng biết được nhà nước MC cũng đang muốn kêu gọi đầu tư vào đất nước mình.
Được ngày con gái của cựu LHS lái xe đưa bố và bác Chúc dạo xem thảo nguyên và thăm tượng Thành Cát Tư Hãn. Trên con đường nhựa khá phẳng phiu xe bon nhanh giưã thảo nguyên mênh mông mùa này cây cỏ đều khô cháy một màu vàng rơm. Tưởng tượng ra nếu là mùa hè tháng bảy thì chắc chắn là thảo nguyên sẽ một màu xanh ngắt bất tận. Xen kẽ những vùng cỏ là đồi đất đá nhấp nhô khá đắc biệt. Phóng tầm mắt thật xa thi thoảng mới thấy một nhóm nhà lều tròn mầu trắng, đây chính là nhà lều của dân du mục chăn thả gia súc . Theo tìm hiểu thì rõ thêm: dân du mục cũng có từng nhóm nhà hợp tác với nhau chăn thả hàng ngàn con gia súc, ăn cỏ trong một vùng có cỏ có nước, khi hết cỏ ở vùng này thì họ lại lùa đàn gia súc tìm một vùng khác cỏ nhiều hơn. Mùa hè thì đàn gia súc tự do mà ăn ngủ còn mùa đông băng tuyết thì chủ của nó có làm chuồng cho chúng cư trú nhưng với cái rét đên 30 – 40 độ dưới 0 thì chẳng thể có vật liệu nào đốt cho chúng ấm lên được ngoài trông cậy vào bộ lông dầy và da của chúng. Nghĩ mà thương cả người cả gia súc.
Xe chạy được hơn một tiếng thì đến được khu tượng đài vị tù trường Thiết Mộc Chân, sau đổi tên là Thành Cát Tư Hãn.(tên tiếng MC là:Чингис хаан, sinh năm 1162 và mất vào 18-6-1227) . Người dân MC coi vị tù trưởng này là vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Ta hãy tham khảo một đoạn lịch sử về vị tù trưởng này và hiểu rõ thêm hậu duệ của ông ta dù mạnh mẽ đánh đông dẹp bắc mà khi đến nước Đại Việt đã bị dân ta đánh bại trên sông Bạch đằng lịch sử dưới triều đại nhà Trần đứng đầu là vị Quốc công Trần Hưng Đạo năm 1288.
“ Trong cảnh hỗn loạn vào cuối thế kỷ XII, một tù trưởng tên là Thiết Mộc Chân cuối cùng thống nhất thành công các bộ lạc Mông Cổ nằm giữa Mãn Châu và dãy núi Altai. Năm 1206, ông lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, và tiến hành một loạt chiến dịch quân sự vốn nổi tiếng tàn bạo tại một phần lớn của châu Á, lập nên Đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Dưới sự cai trị của những người thừa kế của ông, đế quốc kéo dài từ Ukraina hiện nay đến bán đảo Triều Tiên, và từ Siberia đến vịnh Oman và Việt Nam hiện nay, chiếm diện tích khoảng 33.000.000 kilômét vuông (22% tổng diện tích đất liền của Trái đất), dân số đạt trên 100 triệu người (khoảng một phần tư tổng dân số thế giới vào đương thời)
Ông là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại Nhà Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Thụy hiệukhi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2 (1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.
Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn trên khắp khu vực Á-Âu để bành trướng lãnh thổ đã đem lại sự thống nhất và phát triển giao lưu buôn bán, đồng thời ông cũng thi hành chính sách tự do tôn giáo, cho phép tín đồ mọi tôn giáo được tự do hành đạo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn cũng nổi tiếng bởi sự tàn bạo với những người phản kháng. Thành Cát Tư Hãn bị nhiều dân tộc coi là hiện thân của sự tàn bạo, nhất là từ Trung Á, Đông Âu và Trung Đông (là những nơi đã từng bị quân đội Mông Cổ thảm sát hàng loạt). Theo một số ước tính, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã giết hơn 40 triệu người tại các lãnh thổ mà họ xâm chiếm
Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ XVII cho đến khi nó bị Đế quốc Thanh của người Mãn Châu thống trị lại ” (tư liệu được lưu trong Google)
Tượng đài Thành Cát Tư Hãn mới được dân MC xây dựng những năm gần đây (Theo ông cựu LHS này cho biết là thời kỳ ông học ở đây chưa có) trên vị trí ngọn đồi cao nhất của vùng này, một bức tượng vị tù trường cao to tay dựng kiếm cưỡi trên lưng ngựa – chắc là thời điểm vị tướng này khi đã thống nhất được các bộ lạc lập nên Đế quốc Mông Cổ nên trông khá thanh thản. Bác cháu, bố con đã leo lên tận bờm của con ngựa để chớp ảnh và chớp luôn khuôn mặt tượng vị tù trưởng này. Khách du lịch không nhiều, chỉ gặp đôi người trẻ tuổi châu Âu và một số người MC cũng leo lên chớp ảnh.
Xuống nhà tròn (là chân tượng) uống nước . ăn nhẹ, nghỉ ngơi đôi chút rồi cháu lại lái xe đưa bác và bố đi thêm điểm thăm nữa, đó là ngôi chùa nằm dưới chân dẫy núi cao như những cái vách ngăn ranh giới. Dọc con đường leo dài hàng cây số là những tấm biển ghi những lới răn dạy của nhà Phật bằng tiêng Anh và tiếng MC, Hết đường leo dốc là leo thêm 180 bậc cao nữa mới đến ngôi chùa được xây dựng khá giản dị nhưng đặt đủ các tượng Phật và hàng trăm quả quay hình bát giác để du khách vừa đi vừa quay và cầu khấn điều an lành theo những bước chân của mình.
Dời ngôi chùa khi mặt trời đã xuống núi còn để lại những vạt nắng vàng bên sườn núi. Cả nhà lên xe hướng về thành phố. Trời tối dần, thảo
nguyên chuyển sang mầu xám .Những ngọn núi nhấp nhô, nhấp nhô dưới khoảng trời còn chút sáng đã tạo nên bức tranh phong cảnh khiến ta cảm giác
khá yên bình. Chợt những ánh sáng đỏ phía trước xuất hiện. Chà! hoàng hôn, phải rồi, một quầng lửa đỏ hiện ra khá nhanh trước mắt và cũng
chỉ lưu lại trong giây phút đủ để người ngồi trong xe chớp vội đôi kiểu ảnh qua cưa kính xe. Nhưng như thế cũng đủ gây ấn tương cho
người đã được nhìn thấy những ánh sáng kỳ diêu này để lưu lại những cảm xúc cho một chuyến thăm đất nước Mông Cổ đất rộng ,
người thưa với cuôc sống du muc khá đặc biệt của những con người có tính cách cũng rất đăc biêt: sôi nổi hiếu động, rất thích
đánh đấm nhau nhưng lai rất chân tình tốt bụng.
Hà Nội 08-11-2018
.Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ HàNội .