Việt Văn Mới
Việt Văn Mới















THÔN NỮ

Người Đàn Bà Quỷ Ám







PHẦN I

CON BÉ CHĂN TRÂU HÓM HỈNH


Chương 1


Làng Chiện có hai bãi chăn châu. Tùy theo từng mùa, trẻ làng Chiện đưa trâu đến đây. Mùa hề ở Cửa Trẹm; đó là một bãi đất rộng gồm những thửa ruộng từ lâu bỏ hóa, nôi liền với một đồi trồng toàn bạch đàn thí nghiệm của Trương Trung cấp Nông Lâm, đồi bạch đàn kéo dài đổ xuôi xuống con sông đào nước đỏ quach như gạch cua vì ăn thông với sông Cái đặc quánh phù sa. ơ cửa Trẹm con trai chăn trâu có thể thả diều, tắm, đá bóng và đánh trận giả, con gái có thể chơi đi nú đi tìm, hát véo von, chơi trò đám cưới, đánh chắt hay rải ranh dưới bóng cây đầy gió mà mùi thơm thoang thoảng. Còn mùa đông chúng kéo nhau ra Phân Nha. Nơi ây có một bãi cỏ nhấp nhô toàn những ngôi mộ đã xây từ lâu, cây trên mộ đã rậm rì, tương của mộ đã ngả màu, nấp sau đương viền của hai lũy tre chùa làng Vệ và nhà ông bếp Tư. Bãi chăn trâu ở Phân Nha không có một bóng cây nào, nhưng bù vào đó là những bụi găng, bụi tầm sọng, bụi móc diều và dứa dại. Cứ chớm mùa đông là các bụi cây này trở nên xơ xác và khô nỏ, lá cành đổi màu vàng nhạt, như sẵn sàng chờ mồi lửa của bọn trẻ chăn trâu quang vào, để rồi bốc cháy rần rật, tỏa ra những chiếc lưỡi lửa vàng rực, chói chang và đám khói xanh xám sưởi ấm cho lũ trẻ chăn trâu con trai đang hò hét, cãi vã nhau, tay vung vẩy những con chim, con cá, con rắn còn sống, hay đã chín tới ngào ngạt mùi thơm quyến rũ và đám con gái co ro, yên lặng thì thào những chuyện có vẻ bí mật. ơ phía băc bãi chăn trâu, ngay sát lũy tre nhà ông bếp Tư, nằm khuất trong bụi móc diều to nhất có chiếc miếu cổ, không biết xây từ bao giờ, ngay người già nhất của làng Chiện là cụ Lý Bỏi cũng không nhớ ra. Nhung cả làng đều biết miếu đó dựng lên để thờ cô Liêm. Cô không phải là người làng Chiện, mà là một kẻ ăn mày, theo những ngả đường rải đá trôi giạt đến cánh đồng làng Chiện, rồi bị gần chục thằng giặc nghe nói là giặc Cờ đen hãm hiếp trong lúc chúng đang say. Mảnh linh hồn đau khổ đó hình như không tan nên chỉ đợi đêm mưa phùn lại hiện ra, trắng xóa, mỏng manh, chập chữn với tiếng thở dài xa xôi. Nghe nói từ khi dân làng Chiện xây cho cô cái miếu, cô Liêm chả hiểu sao tên cô lại như vậy - ít hiện về hữn. Nhưng cô rất thù bọn đàn ông và nương nhẹ bọn con gái. Thời này thì chưa thấy gã đàn ông, con trai làng Chiện nào bị cô hành, nhung ngày trước, nghe đâu nhà đội Khá, trưởng bạ Hoán đã có người bị. Thuôc nào, mẹo nào chữa cũng không khỏi sau sinh ra thiên trụy, sa đì, đi đâu cũng lù lù như giấu giỏ âm trước quần trông rất chướng.

Sáng hôm nay, trời hanh lạnh, bầu trời xám xịt, gió bấc từ sông Cái thổi vào hun hút, may có lũy tre cản hết; chỉ có cái lạnh lọt vào, tỏa rộng, bao phủ khắp nơi. Bãi Phân Nha hôm nay khá đông trẻ chăn trâu, vì gần một tuần nay chúng được trương cho nghỉ học để đỡ đần gia đình gặt hái. Một vài bụi dứa dại đã bốc cháy. Thằng Lâm - con nhà Tư Đạt - ngồi trầm ngâm trên bệ ngôi mộ nhà Đồng Ly. Mặt nó cau có, chiếc áo đông xuân màu xanh bạc phếch căng nứt để che thân hình đang bước vào tuổi 16 của nó. Mới đầu năm nay thôi, hầu như đầu óc nó như trông rỗng, không tơ vương bận bịu gì, muốn làm gì thì làm, chả sợ ai để ý, dòm ngó, không ngại ngùng, e ngại gì cả... Thê mà chỉ vài tháng nay thôi, cuộc đời đôi với nó như có cái gì là lạ. Bọn con gái dạo trước nó có coi ra cái gì; con La, con Nghĩa, con Thùy, thằng Lâm có thể thắng tay bớp tai, đá đít, hoặc lấy nón của chúng để tát nước. Thế mà bây giờ, chân tay nó vướng víu thừa thãi làm sao. Hình như quanh nó bao nhiêu ánh mắt nhìn, toàn mắt con gái. Còn bọn con trai, sao chúng nó lại thoải mái thế. Trông thằng Đảo kia, quần thủng cả đít thê mà cứ nhảy chồm chồm trước mặt bọn con gái. Bọn con gái thì vừa chửi rủa, vừa cười như nắc nẻ. Con bé Thùy trông mới buồn chứ. Còn con bé La - thằng Lâm đỏ mặt nghĩ đến đêm qua; nó mơ thấy con La làm cô dâu, còn nó lại là... Nó lắc đầu. Con ranh con, mười ba tuổi đã là cái quái gì. Thằng Lâm rùng mình khi thấy con La bỗng ngoảnh lại, đôi mắt con bé óng ánh như biết hết những gì thằng Lâm nghĩ trong đầu. Môi con La chúm lại, tay nó kéo mớ tóc lòi ra khỏi chiếc khăn len thủng lỗ chỗ, mớ tóc đen nhánh chảy xuống vai, rồi... Thằng Lâm đứng phắt dậy, ngoảnh mặt đi, nhưng nó đã kịp thấy bộ ngực nhu nhú của con La. Thằng Lâm cáu kỉnh nhảy khỏi ngôi mộ lao đi về phía con bò. Vừa lức đó, từ đầu dôc Cầu Binh một chiếc ôtô con đen ình ịch đi tới, rồi một cái đầu con gái nhô ra. cả bọn chăn trâu nhìn về phía chiếc ôtô. Con Nghĩa reo lên:

-  A chị Cầm, chị cầm nhà bà Đỡ.

-  Thật không? - Đám đông hỏi lại.

Chị Cầm thật, vì chị mở cửa ôtô, rồi bước chân xuống. Bây giờ bọn trẻ chăn trâu chạy ùa lại, bọn con trai thì xem chiếc ôtô, bọn con gái thì xem chị cầm. Chị ấy béo thật, béo hữn nhiều so với dạo ở nhà, núc ních, mượt mà và óng ánh. Hai đứa trẻ chắc con chị, mắt thô lố nhìn ra, ra chồng chị - một ông béo ị, cằm nhẵn thín lừ lừ nhìn chúng nó. Ngươi tài xê quái to:

-  Khéo bẩn xe.

Chị Cầm tiếp luôn:

-    Đứng dịch ra chúng mày. À , lối này có vào được nhà tao không?

-  Được đấy, được đấy.

-  Men theo bờ ao sen ấy.

-  Hôm nọ ôtô nhà ông Lĩnh đi được.

-  Em nhớ ra rồi. - Chị cầm quay vào nói với ông chồng cằm nhẵn. Đoạn chị quát to: - “Lào” chứng mày tránh ra không xe kẹp chết bây giờ.

Chiếc xe rồ máy rồi ình ịch phóng đi. Lũ trẻ chăn trâu tủa ra, trở về với đông lửa đang lụi. Con La ngồi ôm gối trên chiếc mả nhỏ, mồm nhệch ra:

-  Xì, lớn lên tao sẽ lấy chồng đi ôtô về làng, xe chồng tao phải đẹp hữn xe chồng chị cầm.

Bọn con gái nghe con La nói, rú lên:

-  Tởm tởm, bé tí mà dâm thế. Kinh kinh...

Còn Thùy đang duỗi chân chơi chắt quay sang bảo lũ bạn đang như rồ lên:

-  Kệ nó, kệ nó. Chứng mày buồn cười thật, đứa nào thích gì kệ người ta. Mà nó bảo lớn lên kia mà.

Mặt con Nghĩa đỏ ửng lên làm những nốt rỗ trên má thâm lại, giọng nó bốp chát:

-  Tưởng báu lắm đấy, úi giời. Rồi chả ế ượt cho mà xem.

Cái La không nhìn đứa nào, lầu bầu:

-  Đàn bà con gái muôn gì là được, sợ chó gì. Do mình hết, tự mình hết.


Chương 2


“Đàn bà con gái muốn gì là được”. Điều này cái La không tự dung nghĩ ra, không tự nhiên thoát khẩu được. Duyên do là nó lấy từ bà Đỡ mẹ chị cầm, rồi đến chính đời chị. Nhất là từ khi nó thây chiếc ôtô chở chị và ông chồng cằm nhẵn, ơ làng Chiện bà Đỡ dạo trẻ nổi tiếng là đĩ tính, chang đĩ tính mà hai ông chồng liên tiếp theo nhau chết; một ông thì chết ngay trên bụng vợ, một ông thì bị cảm sau khi đi cày về. Hôm ấy trời nóng nực, chập tôi là Cữn giông kéo đến. Làng thì ai cũng biết cô Đỡ phiên chợ Chiện hôm ấy mua tới sáu lạng giá. ơ làng Chiện dạo đó, không mấy ai ăn giá sống, duy chỉ có cô Đỡ. Tên thật của cô là cái Hĩm, học hành một chữ bẻ đôi không biết, dạo đồn Tây còn đóng trên cầu sông, một hôm cô đi cắt cỏ, tình cờ nhìn thấy thằng Tây tiêm mông cho con đầm. Rồi vài năm sau có bà lang Mán biết đỡ đẻ và rịt thuốc lá về làng Chiện ở nhờ nhà Hĩm. Bà lang cũng chả dạy dỗ gì Hĩm, nhung nó sáng dạ thành ra, cả làng Chiện sau này, ai đẻ đái ốm đau đều trông vào Hĩm. Khi Hĩm có tuổi, để tò sự nhơ vả và biết ữn, nên người làng quên dần tên Hĩm, thê vào đó lấy nghề của Hĩm để gọi thay tên. Hai ngươi chồng của bà Đỡ vào loại lực điền cao to nhung có thể vì chết nhanh quá nên không để cho bà mụn con nào. Sau này bà Đỡ có ba người con gái thì mang ba khuôn mặt hoàn toàn khác nhau. Sinh con một bề, bà Đỡ buồn lắm, bà cũng muôn có chút con trai để trông cậy cửa nhà nhung cái bận sau bà nhằng lằng với ông thả bề, bụng đã lùm lùm thì bà bị trượt chân khi bước xuống bề gỗ ông mang về cho bà. Tuy bà có thể chữa chạy cho người, nhung riêng bà thì từ đó đương con cái tịt hẳn. Bà thôi đẻ khi bà mới 36 tuổi. Đó là cữ tuổi người đàn bà đang kỳ nhuận sắc, nó giông như xáo chó hay rựa mận qua lửa lần thứ hai, mặn muội và nồng nàn. Bà Đỡ người cao, mình chắc, nhỏ xương hóp nên trẻ dai. Bà biết pha rượu bổ thận, nên tuy nhà có bốn mẹ con đàn bà con gái cả, nhung nhà cửa cứ bề thế dần, thịnh vượng mãi lên. Nhà ngói ba gian hai chái, tương xây 20 có đủ hồi hậu, bể nước ngàn rưởi gánh. Tuy không theo nghề nông nhung sân gạch Bát rộng ngàn ngạt đủ sức cho hai rạp đám cưới. Hai dãy cau liên phòng ríu rít tiếng chim sẻ. Sáng nào bà cũng uống trà móc câu, và tối thì dùng rượu hạ thổ. Đã vào tuổi năm mươi, nhung do biết thuốc tẩm bổ, lại nhàn, nên bà Đỡ vẫn óng ả lắm. Chả thế mà có một ông nghe đâu làm tới thứ trưởng, tình cờ hôm đi ôtô về Nông Lâm, trên xe ông mang theo cả con gái út, cô này tự nhiên bị đau bụng dữ dội, may có ngươi mau miệng mách đến bà Đỡ. Bà Đỡ săm sắn chữa ngay. Cô con gái khỏi bệnh, cồn ông bô" lấy chỗ đi lại. Nghe chừng bà thứ trưởng ghen lắm, đã có bận sai lái xe đưa lên, nhung chưa nói câu gì, chỉ mới giáp mặt bà Đỡ, đã tấm tắc “chao ôi! Đàn bà đâu mà đẹp thế, trách gì?...”. Bà bùi ngùi tự nhủ, rồi không dám đứng cạnh bà Đỡ lâu, bà e có người độc mồm so sánh hàm răng hơi thô của bà với cái miệng xinh xắn của bà Đỡ. Ba đứa con gái bà Đỡ tên cũng hay: Oanh, Liên, Cầm. Hai cô chị có vẻ biết lo nghĩ, nên dạo bé cũng theo học đến hết câp 2, đến năm mươi bảy, mười tám thì Oanh lây được anh bác sĩ ở bệnh viện huyện, cồn Liên lây được anh kỹ sư ở trại chăn nuôi. Riêng cầm là út ít trong nhà nên từ mẹ, hai chị đến bề bạn đều chiều. Trông nó thê ai chả thích, da giông mẹ trắng bong, môi đỏ, tóc đen, mắt đen láy, mũi cao dọc dừa thắng tuột, hiềm một nỗi là chỉ mới học được nửa chương trình vỡ lồng, ai dỗ thê nào cũng không đi. Đánh mắng chán nó cũng ì ra. Thành ra, cầm chỉ biết rõ nhất là chữ a, rồi đến chữ 0. “Mà biết chữ để làm gì, chỉ tổ nặng đầu, “dư là” mẹ, cả đơi có cầm cuốn sách nào đâu, mà làm gì cũng biết, thuốc loại gì cũng hiểu, mưa không đến đầu, nắng không đến mặt”. Nghe con út nói, bà Đỡ cười, chửi yêu “cha mớ đơi cô, thời tôi nó khác”. Năm Cầm 13 tuổi đã nổi tiếng ba làng, đến tận cầu Giấy cồn lời đồn về vẻ đẹp của nó. Nó đứng cạnh bạn bề cùng lứa, nổi bật như cái xoong nhôm phân phối mới toanh đặt giữa chạn bát nhà nghềo. Chả thế mà chó hàng xóm nhà bà Đỡ suốt đêm sủa hết đợt này đến đợt khác. Đến năm 14, cầm có thai với một ông bạn của mẹ, may bà Đỡ biết thuốc, chứ không thì... Cho cái thai ra, khi hồi sức cầm lớn bật dậy, phổng phao và núng nính hắn. Nó thềm lấy chồng lắm rồi, nhưng mẹ nó cứ ghìm mãi, cho đến 15 tuổi, ông bạn thứ trưởng của mẹ giới thiệu cho cháu ông, một anh phó tiến sĩ quá 30 tuổi. Ông hứa, sau ba năm nữa ông sẽ cất nhắc anh cháu lên làm vụ trưởng, vụ phó gì đấy. Đám cưới Cầm to nhất làng, cô dâu mặc áo dài trắng, cài hoa trắng, đội đăngten, đi giày cao gót đỏ; nom y như con nộm treo quần áo ở cửa hàng may nhà phó Nhuế. cầm cô đi rón rén bên cạnh ông chồng râu cạo nhẵn thín, mặt và môi có bôi kem trông như da bạch tạng. Trông anh ta ngây ngô như ngươi vừa khỏi đau bụng. Hai bà chị cầm bê con đến nhìn đám cưới cô em thì thào với nhau:

-  Đây, cứ bảo nó khổ mãi đi. Không chữ không nghĩa gì mà sướng gấp vạn mình.

Cái La hôm đó nghe được câu này khi nó chen vào xem chị Cầm đánh phân... Nó hừ một cái, tai vểnh lên chờ tiếng động từ xa vọng đến. Bỗng nó giật mình thây thằng Lâm quần xắn cao, tay vung vẩy xâu cá, vẫy tay gọi:

-  La, La, lại đây, tôi bảo cái này.


Chương 3


Thoạt đầu sau khi nhảy khỏi mộ tổ họ Đồng Ly, thằng Lâm định chạy về phía con bò nhà mình đang mon men đến gần con đốm nhà thằng Đảo. Thằng Lâm cau mày, chạy sầm sầm lại, nó chợt trông thây đoạn mương đục ngầu nước. A, phải rồi. Nó vén tay áo, cái áo đông xuân chật ních làm nó cáu kỉnh. Kỳ này phiên chợ Chiện nó phải bảo bà xuống mua một chiếc áo mới, nếu bà không đi, nó sẽ tự mua lấy. Từ nay đến phiên chợ còn bốn ngày nữa. Mỗi ngày nó sẽ cố bắt được một xâu cá, bán đi, ít ra cũng được hai đồng rưỡi; nếu thiếu, nó xin bà, bà không có nó sẽ lên mẹ. Chẳng nhẽ mẹ nghềo đến nỗi không cho nổi nó một đồng bạc hay sao? Phải mua thôi, con La mây lần nhìn áo nó, trông mắt con bé như giễu. Mà kệ cha nó, nó là cái gì nhỉ. Cứ thử mở mồm chê bai ông xem, ông sẽ tát vỡ họng. Không được, ai lại... Thằng Lâm tưởng như nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe ướt sũng của con La, đôi má bầu bĩnh của nó hiện lên năm ngón tay của mình. Ôi, cái La có tội gì, ai lại đi đánh con bé, bộ ngực nhu nhú của nó phập phồng làm cổ thằng Lâm như nghẹn lại. Chân thằng Lâm vừa xọc xuống bùn, bùn giá lạnh làm nó rùng mình, và dương như Cữn nóng hầm hập do nó suy tính mất đâu hết. May quá nước chỉ lung lung đầu gối. Nước này chỉ có Lâm này bắt được cá thôi! Không cần tát, chỉ cần khoắng tay vài lần thì đến con xin xít nhép hay con rô hạt bưởi mới nở cũng không thoát được. Thằng Lâm cô gắng đi một cách thận trọng để nước bẩn khỏi bắn vào người. Nó khỏa tay xuống nước cho sạch bùn, rồi thò tay vào túi quần lôi ra đoạn dây thép buộc thanh nửa ngang đoạn dây mà lức nào thằng Lâm cũng dắt trong người để xâu cá. Nó ngậm đoạn dây ở mồm, rồi cúi người xuống tay thọc vào nước quạng, cá lộng luồn qua chân nó. Thằng Lâm muôn rít lên. Chỗ này không ngờ cá còn nhiều như thế. Nó ngẩng đầu lên, chợt nó bì bõm đi về phía đầu bờ mương. Thằng Lâm quờ tay xuống đoạn trỗ, và đứng như nó đoán, một cái lỗ ngầm thông liền với đoạn mương chính, đoạn mương chính lại nôi với rẻo nhánh của ao Sen. Nó chọc hai tay xuống chỗ bùn vừa cạn nước, vốc lên một tảng bùn rồi dúi tảng bùn vào cái lỗ ngầm, cảm thây cái lỗ được bịt kín, nó cười tủm tỉm. “Hôm nay, bét ra cũng được một xâu dài, chắc chắn toàn chuôi, rô, và trê cho mà xem”. Thằng Lâm thích chí khi đứng thẳng người, nhìn con cá chuôi đầu tiên oằn oài trong tay nó. Nó banh mang con cá ra, chọc sợi dây thép vào, con cá giãy nảy đau đớn tuột xuôi vào sợi dây, một vết máu cá loang trên tay thằng Lâm. Nó không để ý và khua tay xuống nước. Lại một chú trê béo tròn, vàng ệch, kêu lên kền kẹt khi bị hai ngón tay thằng Lâm kẹp vào ngang cổ. Chỉ có cách túm trê như vậy mới giữ được nó. Rồi một chú rô náng, da đen sạm giương hết cỡ vây lưng ra kháng cự. Giơ con cá ngang mặt, nhìn vào con mắt tròn xoe nhợt nhạt của con cá, nó lẩm bẩm một cách thích thú:

-  Giương vây dọa à, dọa thì cũng vào xâu.

Chỉ một loáng, sợi dây dài của thằng Lâm đã lúc lỉu cá, răng nó đã thấy nằng nặng, nó lên bơ tháo bớt dây. Gió từ đâu đưa tới tiếng nói ồn ào, rồi tiếng ôtô gầm lên che lấp tất cả; tiếng ôtô loãng đi, xa gần, tiếng nói lao xao to dần gần lại, toàn tiếng con gái. Chúng bàn bạc gì đây nhỉ, à tiếng con Nghĩa:

-  Con La cứ làm như nó tài ba lắm ấy. Có mà khối.

À, chứng nó nói gì con La ây nhỉ?

-  Tởm, tởm. Có chó nó lấy, chó nó lấy. ở ngoài tỉnh ấy à con gái họ đẹp như tiên sa ấy cơ.

-  Tiên như thê nào? - Giọng con Thùy mềm nhũn.

- À, như công chúa trong vở “Chử Đồng Tử” diễn ở sân kho ây: má hồng, da trắng, đội mũ kim cương.

-  Đấy là kịch.

-  Mày chả hiểu gì cả.

-  Tao chả biết, chỉ biết là con La nói phét, tao ghét kiểu nói phét của nhà nó lắm.

-  ừ, tao cũng thế, đòi lấy chồng đi ôtô. Có mà khối.

-  ừ, có mà khối.

Bọn con gái phá lên cười, rồi chạy ào về phía bụi móc diều. Thằng Lâm ngớ người ra một lúc, rồi nó lờ mờ hiểu rõ câu chuyện. Nó cảm thấy chính nó là con cá rô, con cá trê, cá chuôi, đang bị sợi dây thép đâm vào ngực, đau đến lộng óc. Con La bảo nó sẽ lấy chồng đi ôtô... Ranh con mà đã có vẻ quá nhỉ. ừ kệ nó, hệ trọng gì đến mình mà mình lo nghĩ. Nhung sao thấy bực thế nhỉ. Gái làng thì phải lấy trai làng chứ sao lại đi lấy người thiên hạ. Ra bọn con trai thiên hạ hữn bọn con trai làng à. Ra bọn con gái làng chê bọn trai làng hền kém hay sao. Nó chê trai làng, nghĩa là nó chê cả mình, mẹ khỉ. Bỉ mặt ông à, ông tuy thế này, nhung chả kém thằng nào đâu, mà có nhiều cái ông hơi khôi. Như việc bắt cá này, nước đến ngực, ông đã có thể túm được rồi việc chó gì phải tức. Như việc hun chuột, tìm ra hang nào, ông hun cho kỳ sạch. Như chuyện kiếm củi, bóc vỏ cây, thằng con trai nào bằng được ông. Còn việc đi cày, vài hôm nữa ông sẽ đi vực, chục hôm là thạo chứ mây. Hay là nó chê ông học mới hết lớp 5; đúng rồi, có thể thê lắm. Lâm bước chân lên bờ, một Cữn gió ập đến làm đôi chân sũng nước chạt bùn ghê lạnh, đôi tay run rẩy. Lũ cá cong người để quẫy. Có phải con La nghĩ thế không? Nếu thế thật thì ông sẽ cho nó biết tay. Học hành cao làm chó gì, cũng để kiếm cái ăn, chứ ông cũng chang đói đâu. Nó nhìn mặt nước đang đục ngầu. “Mai bắt tiếp, còn bây giơ phải hỏi cho ra nhẽ đã, bực thật”. Thằng Lâm co giò chạy. Lũ bạn chăn trâu vừa đến trô mắt nhìn theo dáng người cao kều nhấp nhểnh của nó. Thằng Vinh cầm roi chăn bò quất mạnh vào bụi ké dại vừa cười ngặt nghẽo vừa nói “thằng điên, thằng điên”.


Chương 4


Khi thằng Lâm vung vẩy xâu cá đến gọi cái La thì trời đã trưa. Mặc dù trên không trung, mây đen xám bị những làn gió bấc đặc quánh từ đâu dồn về ngày càng dày, làm trời đất mang một mầu khó ai đoán nôi thời gian. Lũ trẻ chăn trâu thì trông chừng vào bụng trâu, bụng bò và chính bụng chúng nó. Bụng con vật đã chớm phồng căng, bụng con người thì kiến đã bò, vài đứa nhà ở gần đã nhong nhong trên lưng trâu, lung bò về, vài đứa khác tụ nhau lại nướng chim, nướng cá. Mùi thơm của thịt cá chát, chập chữn bên những tiếng reo của trẻ. Con La lúc đổ đang chuẩn bị về. Đối với nó ở lại hay về cũng chả can hệ gì. ơ nhà lúc này giỏi lắm có lưng nồi cơm nguội, lũ em nó chắc đã vét sạch. Nếu bô" nó về gặp hôm mối lái được con trâu, con bò nào thì trong chạn biết đâu chả cổ vài cái bánh nếp, hay banh gai. Và thích nhất là mẹ nó hôm nay đã lấy được phần lãi tháng hoặc ra bà vừa cho ai cầm một thứ đồ gì với lãi cao cao một ít. Nếu đứng thế, thì thấy các con về, thế nào bà cũng gọi nó vào bảo nó cầm năm chục, hay một trăm xuống nhà Vượng chó, mua một gói thịt, hay bát xáo, hay ra nhà Sáu vẩu, mua đĩa nem, miếng chả cho bô" nó uống rượu; tất nhiên nó sẽ ăn ké vào. Một miếng thịt hay một dẻo chả. Nghĩ đến đó nó đã ứa nước dãi ra rồi. Con La ngửa mặt nhìn mây trôi. Nó cau mặt lại: “Làm gì có chuyện đó, vì hôm nay mới mười tám chang ma nào trả lãi cả”. Nó tép miệng nuốt khô một cái. Có mùi thịt chín thơm phức từ đâu đưa tới, nổ ngoảnh lại. À của bọn thằng Nha, thằng Lễ, cả con Nghĩa rỗ nữa. Thịt chim sẻ nướng thơm châm muôi ớt, lá chanh thì khỏi phải nói. Thằng Nha là anh con già con dì với con Nghĩa, thảo nào con Nghĩa cái gì cũng được ăn. Chả bù mình, không cổ dây mơ rễ má gì cả, chán thật. Con Nghĩa ghét mình làm thằng Nha, thằng Lễ cũng không chơi với mình. Mà mình có làm gì nó đâu, mình không chê bai, giễu cợt hát hò gì về những nốt rỗ của nó, thế mà cái La đã mấy lần nghe thấy con Nghĩa bảo chứng nổ đừng chơi với con La, con mắt nó đĩ lắm. Con La thở dài, cầm que chăn bò đứng lên định đi vào miếu cô Liêm tìm chỗ khuất gió, trùm áo tơi ngủ một giấc cho quên cái đói đi. Đang lúc đó thì thằng Lâm hớt hải đi lại, nhìn cái mặt thằng Lâm câng câng, hôm nay hơi xị xuống, trông vào xâu cá nặng trĩu của nổ, và nhất là nghe thằng Lâm gọi nó là La xưng “tôi”, con La thấy lạ lắm. Mắt con La bừng lên. Mình có làm gì cái thằng trời đánh này đâu mà sợ nó? 0 nhung biết đâu đây, có đứa nào xức xiểm nó, nên nó mới chặn đường mình thê này. Thằng này có sợ ai, đứt dây từ trên trời rơi xuống kia mà. Bà nó thì già, mẹ đi lây chồng, bô chết và anh nổ đi bộ đội lâu lắm rồi. cả lũ trẻ chăn trâu sợ nó, chả nhẽ.

-  Cái gì thế?

-  La, La này...

Thằng Lâm lúng túng không biết nói thê nào, trong đầu nó tất cả đều mù mịt, rối loạn. Nó à khẽ một cái rồi đưa mắt nhìn quanh, chả có gì để nhìn cả, cánh đồng ban trưa vắng lặng, vài con trâu, con bò uể oải gặm cỏ, một, hai đứa trẻ khoác áo tơi ngồi quanh những bụi dứa đang cháy.

-  Ta­cón La định xưng “tao” với thằng Lâm như bình thương,

nhưng môi nó chợt mím lại, thằng Lâm đã gọi thế, chả nhẽ mình... May nó kìm lại được, đôi môi mọng hơi se của con La cong lên. Sao thế nhỉ, hai bàn chân của thằng Lâm mốc trắng xát mãi vào nhau y như chân đứa trẻ không thuộc bài đứng trước cô giáo. Con La hơi ngớ ra trước cử chỉ của thằng Lâm. Rồi trong chiều sâu thắm của phản xạ giới tính, nó lờ mờ nhận ra điều gì. Nó biết thằng Lâm bây giờ có thể như một con bò cho dù hung tợn đến đâu, nhưng khi xò sẹo được thì... Thằng Lâm nhìn chán lên trời và xung quanh để tránh nhìn con La. Cái ngực của con La làm nó nao nao. Nó muốn nổi cáu vì chính thái độ của nó, nhưng có cái gì giữ nó lại.

-  Sao thế Lâm?

Con La buông câu hỏi nhẹ để thử những điều nó vừa chợt nghĩ ra. Thằng Lâm nghe con La hỏi, đầu gối nó như nhũn ra vì cảm giác vô lý hiện ra trong đầu.

-  La này. - Thằng Lâm nuốt nước bọt rồi hít mạnh hơi, lập bập nói - La có thích ăn cá nướng không? -  Tôi thích lắm, nhất là cá chuôi nướng.

-  Thế à! - Lâm giơ xâu cá lên. - Có ba con chuôi, hai con trê.

-  Trê rúc mả phải không?

-  Không, không! - Lâm lắc đầu.

-  Rô nướng cũng ngon lắm.

-  ừ, thì đi ra chỗ bụi dứa, tôi sẽ nướng cho.

Hai đứa đi đến một một bụi dứa vừa tắt lửa, gốc dứa đã thành than chôc chôc lại ửng đỏ vì những trận gió thổi qua. Thằng Lâm xăm xắn đặt xâu cá xuống, rồi cong người vơ mây chiếc lá dứa và mấy mô rơm lũ bạn dùng để ngồi dúi vào đông than. Mồm nó phồng lên. Con La muôn cươi lắm, nhưng cô nhịn. Nhung cá nướng ăn với gì nhỉ, muôi có đâu. Nghĩ đến đây, con La buột miệng:

-  Chả ăn ngon hữn cá nướng.

Thằng Lâm ngoảnh lại:

-  ừ, dĩ nhiên rồi. La thích chả à?

Thằng Lâm đang quỳ, nhổm dậy, nhìn vào mái tóc đen ánh của con La. Mái tóc gật khẽ. Thằng Lâm bật dậy:

-  Thê thì chờ nhé.

Thằng Lâm vơ xâu cá chạy vụt đi, con La ngớ người nhìn theo cái dáng nhấp nhổm của thằng Lâm vùn vụt xa dần.


Chương 5


Con La ngồi thừ trước bụi dứa cháy dở. Nó không hiểu thằng Lâm đi đâu. Thằng Lâm buồn cười thật. Tính tình như dở, như điên. Chạy đi đâu thì cũng phải để lại vài con cá chứ. Thế mà cũng đòi. Con La ngáp, nó thấy buồn ngủ, mặc dù đói. Hay là đói nên buồn ngủ. Nó kéo áo tơi lên định nằm xuống, nhưng nhỡ lúc ngủ, lửa bùng lên, cháy áo, mình bị bỏng thì làm thế nào. Nó đứng dậy nhìn quanh. Buồn ngủ quá, phải làm một giấc thôi. Con La khật khưỡng đi vào. Nó nghĩ ra rồi, vào miếu cô Liêm ngủ cho thích vậy. Kệ thằng Lâm, đứng là thằng vớ vẩn chả đâu vào đâu cả. Lật đật vào đến miếu, con La thây mừng vì không có đứa nào, nhung nó hơi chồn chợn. Trong miếu ấm thật, nó ngồi bệt xuống, tiếng lá áo sột soạt tự nhiên nghe rõ mồn một. cả tiếng gió quẩn thổi từ lũy tre chùa Vệ vát qua lũy tre nhà ông bếp Tư, thốc vào mái miếu reo lên như tiếng đàn, tiếng sáo. Tiếng đàn sáo ngày càng rộn ràng, gian miếu sáng bừng lên, óng ánh. Sàn miếu đầy rơm cũng rực lên, lỗ chỗ như ánh nắng rọi qua tán lá đổ xuống mặt ao. Con La rợn người, nó muôn đứng dậy, nhưng đầu gối nhũn ra, lưỡi nó cứng đờ, mắt mở to. Từ đằng sau bệ thờ sứt sẹo đầy những vết đáo đập vào của bọn con trai, và ngay trên bình hương xây xi măng, một bóng trắng toát rập rcm như lá, đu đưa như khói thoảng, mây trôi hiện ra. Một khuôn mặt con gái hiền hậu và đau đớn lộ dần. Con La sợ hãi, úp hai tay vào mắt, miệng ú ớ.

-   Đừng sợ, đừng sợ cô bé kia. Ta chẳng làm gì cô đâu, ta cũng từng là người con gái đau khổ. Ta không muôn một người con gái nào lại đau đớn giông ta, ta chỉ muôn nói với cô, là cô giỏi lắm, giỏi lắm. Tuy mới là bé con, cô đã lờ mờ phát hiện được sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi người đàn bà. Sức mạnh ây như lưỡi câu, như cạm bẫy. Nửa thê giới này được đặt ra thoạt đầu tiên cho sự hòa hợp với nửa thế giới còn lại nhằm duy trì nòi giông con người. Công việc nặng nề, khó nhọc và vinh quang nhất trong tất cả những công việc con người có thể làm được. Để có niềm vui và bù đắp nỗi cực nhọc cho công việc ấy, trời đất đã cài vào quá trình làm công việc này một nỗi hoan lạc man rợ và kỳ ảo nhất trong tất cả niềm hoan lạc mà con người được hưởng. Điều đáng tiếc là hoan lạc có thể tách rời công việc cao cả kia. Nỗi ham muốn đê tiện lại trùng khớp và là khởi đầu cho hoan lạc. ơ đó người đàn bà là cội nguồn, một nửa nhưng cũng tất cả sự ham muốn, vì thế nên họ là nạn nhân. Tuy trong niềm vui ân ái chứng ta cũng được chung hưởng, nhưng trời bắt chúng ta và cho chúng ta cái áo của sự hiền dịu và kín đáo. Sau cái áo đó, đàn bà trở nên thần bí và quyến rũ hữn. Không có gã đàn ông chân thật nào khát khao một đứa đàn bà trơ trẽn, họ muôn chinh phục sự thùy mị và đoan trang, giông như con khỉ ham muôn đập vỡ vỏ cứng của trái cây để ăn hạt nhân bùi trong đó. Đàn bà là nạn nhân, nhung cũng là chứa tể, đàn ông là kẻ chinh phục nhưng cũng là nô lệ. Không ít kẻ trong đàn bà đã hiểu được lẽ đời này, cô bé cũng trong sô" đó, đáng khâm phục thay và cũng đáng buồn thay.

Con La đờ người ra. Nó chẳng hiểu cô Liêm nói gì, y như nghe sấm nổ trên trời, nhưng nó lại lờ mờ nhận ra những điều mà chính nó biết một cách chập chữn. Ánh mắt cô Liêm ngời sáng, thân hình trắng toát bồng bềnh của cô lượn đi lượn lại. Một lúc sau, từ sau bệ gạch, bốn gã đàn ông cao lớn mà xơ xác khuân một chiếc kiệu sơn đỏ ra. Bôn gã quỳ xuống, hô to:

-  Chúng tôi là nô lệ của bà, bà là niềm vui và nỗi khổ của chứng tôi.

Cô Liêm ngửa cổ lên, mặt nhăn lại đau đớn.

-  Suốt đời ta đau đớn vì nỗi nhục này, sự trong trắng, sạch trong của ta đâu, hỡi bốn con quỷ dữ tợn kia.

-  Chúng tôi đây, nô lệ của bà đây. Cho chúng tôi niềm vui đi.

Cô Liêm vặn người, tà xiêm trắng toát bay đi để lộ ra thân hình hồng hào, mịn màng trong suốt, bôn gã đàn ông đứng chôn chân một lức rồi nhảy vào cấu xé nhau; tiếng gào rú lộng óc vút lên, lan tỏa khắp không gian. Con La bịt chặt hai tai, nhắm nghiền hai mắt, mồm ngáp ngáp như miệng con cá vừa bị vứt lên bơ. Vừa lức đó, nó rúm người lại khi thấy có tay ai đó chạm vào người mình. Nó thều thào:

-  Đừng giết con, đừng giết con cô ơi!

-  Kìa La, La sao thế?

Con La mở mắt, và khi nhận ra thằng Lâm, con bé không hề xấu hổ chút nào, túm chặt cánh tay của thằng Lâm đang nắm chặt gói lá chuôi tươi có thò ra miếng chả vàng rộm, miệng lảm nhảm:

-  Anh đi đâu mà lâu thế, lâu thế?

Thằng Lâm luông cuông không hiểu sự tình gì, nó gỡ tay con La ra, con bé càng hoảng hốt, khóc òa lên.


....CÒN TIẾP ....