Việt Văn Mới
Việt Văn Mới







LẬP NGHIỆP






K hu công nghiệp Việt Trì được hình thành. Một loạt nhà máy được khởi công xây dựng : Nhà máy Xay,Nhà máy Đường, nhà máy Giấy, nhà máy Điện, nhà máy Hóa chất, Nhà máy Mì chính.

Anh rể Kiên cũng được chuyển ngành về làm cán bộ phòng lao đông tiền lương công trường xây dụng nhà máy xay Việt Trì.

Cải cách ruộng đất, gia đinh Kiên được xét thuộc thành phần Bần Nông, nhưng lại thuộc diện cần phải xem xét, chẳng là , khi bố Kiên bị bắt, thì cán bộ ở nhà Kiên đã rút đi nơi khác vì sợ bố bị tra khảo mà khai báo ra chăng, việc làm vậy bây giờ nghĩ là hoàn toàn đúng đắn, nhưng lúc ấy sau khi được tha về mẹ cho biết như thế, bố Kiên đã cho Đảng không còn tin mình nữa nên đã phá hầm…. việc làm này của bố Kiên đã có quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng với lý do giao động thiếu lập trường không tin tưởng Đảng…

Hòa bình lập lại, Đảng có gợi ý làm đơn trình bày để phục hồi sinh hoạt, nhưng với tính khí khái không đâu, bố Kiên đã tuyên bố : Thôi, tôi xin thôi luôn! Để giành cho lớp trẻ… Cả việc Nhà nước chuyển cho gia đình hai vạn đồng tiền Tài Chính, cũng chẳng biết tiền gì- chắc là tiền công nuôi cất dấu cán bộ- bố mẹ Kiên cũng không nhận!

Gia đình Kiên chỉ nhìn vào mảnh vườn và mấy thước ruộng nên rất túng bấn bố Kiên phải chăn nuôi vịt, mẹ Kiên phải chạy chợ…tiền ăn học của Kiên luôn trong tình trạng căng thẳng thiếu thốn.

Anh rể Kiên chuyển ngành về làm ở công trường xây dựng nhà máy xay Việt Trì đã nhắn tin bảo Kiên đến gặp anh. Kiên đã ra cổng trường thuê một chiếc xe đạp xuống chỗ anh. Anh bảo Kiên : Ông bà rất khó khăn, khó mà cho cậu tiếp tục học lên cấp III. Bây giờ công trưởng đang tuyền người, theo anh cậu nên xin vào làm công trường, kiếm tiền giúp ông bà. Vừa làm vừa học vậy…

Mặc dù rất buồn, nhưng biết thân phận nhà nghèo nên đã đồng ý với lời bàn của anh.. Thế là Kiên về trình bày với nhà trường như vậy… Sau đợt thi hết cấp II, trước khi đi làm công trường anh rể cho đi Hà Nội chơi 2 ngày để biết cuộc sống ồn ào nhộn nhịp ở thủ đô như thế nào, Anh cho đi xem Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Bách Hóa Tổng hợp, Nhà Hát Lớn, Chợ Đồng Xuân, Đi tàu Điện …Được ăn những bữa cơm ở chợ Đồng Xuân, đúng là cơm gạo tám với thịt gà chiên, canh mướp hương thơm lựng.

Về Kiên chính thức bước vào cuộc sống công trường. Kiên được bố trí vào phòng hành chính làm anh liên lạc, chạy thông báo giấy tờ trong nội bộ các phòng ban, các đội tổ trên công trường, đi bưu điện lấy báo chí về phát cho mọi người…

Chỉ huy công trường là ông Lê Văn Sang cũng từ thanh niên xung phong chuyển sang. Tuy ông chỉ có trình độ lớp 4, nhưng phải nói ông là người có tài quán xuyến công việc, ăn nói mạch lạc khúc triết, nhanh nhẹn tháo vát. Giúp việc ông là hai cán bộ Miền Nam tập kết.

Ông đã chuyện trò với Kiên : Cậu là em vợ ông Vinh phải không? Sao không đi học nữa mà xin đi làm sớm vậy? Kiên đã thật thà kể cho ông nghe về hoàn cảnh gia đình. Cũng nói bố mẹ già không thể chu cấp tiền học được nữa.

Ông Sang thân mật nói với Kiên, tớ cũng thế, nhà nghèo, mới học xong lớp 4 phải nghỉ đi làm thợ hồ, rồi xung phong đi thanh niên xung phong.Thế này nhé, từ nay xong công việc, tối đến cậu dạy tớ học , tớ chỉ cần môn toán thôi….thế là từ đấy Kiên đã trở thành thầy giáo cho ông.

Ông là người có trách nhiệm với công việc, công trường chỉ cách nhà trên chục cây số, nhưng hầu như không về, mặc dù ông mới cưới vợ, chưa có con.

Có một lần ông bảo Kiên : Tớ muốn nhờ cậu một việc, nhưng thấy ngại quá. Kiên cười : Anh muốn gì cứ bảo em, làm được thì em giúp ngay. Ông cười : Là thế này , thứ 7 này, cậu lấy xe đạp, đi đón vợ tớ về đây có được không? Thế là từ đấy Kiên luôn làm cầu nối để hai người được gặp nhau : Đi đón và trả.

Một lần Kiên ra cho ông một con toán lớp 4. Bài toán như sau : “Một trâu bốn nghé với hai bò, mỗi ngày mười cân cỏ phát cho, trâu khỏe ăn bằng bò với nghé, bò bằng năm nghé mới vừa no.. Hỏi mỗi con ăn bao nhiêu cân cỏ? Đọc xong Kiên đã giảng giải, gợi ý cách suy nghĩ cách liên hệ như thế nào.Nhưng ông bảo, tớ bây giờ đang làm nghề xây dựng, đất cát, vôi vữa…cậu ra đề tính toán việc đào đất, xây tường, đắp nền…cho tớ dễ làm., loại đề toán kiểu này không hợp nó cao siêu quá…Nghe ông nói thấy đúng quá. Kiên đã đồng ý với ông, và cũng từ đấy những bài toán đố thường xoay quanh việc đào đất, xây tường, tôi vôi…

Những lúc rỗi rãi Kiên thường được các anh thợ xây cho vào làng , tán tỉnh với nữ thanh niên trong làng, hoặc mua sắn, khoai về ăn cho đỡ đói. Ngoài việc chạy giấy tờ, thông báo trong công trường, đôi khi còn phải chạy lên huyện, và các công trường bạn 5, 10 cây số.

Khi nhà máy xay xây dựng hoàn thành, thì cũng là nhà máy Hóa chất Supe Phôt phát Lâm Thao chính thức khởi công. Toàn bộ công nhân tham gia xây dụng nhà máy xay Việt trì được chuyển đi công trường xây dựng nhà máy hóa chất Lâm Thao.

Ông Sang đã làm việc với lãnh đạo nhà máy xay xin cho Kiên được vào làm công nhân nhà máy, nhưng tuổi còn trẻ thích bay nhảy nên Kiên không nghe lời ông.

Ông Sang đã ghi nhận xét vào hồ sơ Kiên : Nhanh nhẹn, tháo vát, có tinh thần phấn đấu cao, có nhiều triển vọng.

Sau này ông Sang chuyển đi làm chỉ huy công trường xây dựng nhà máy Điện Uông Bí, sau đó lên Thứ Trưởng Bộ Xây dựng.

Trong thời gian làm việc ở công trường Kiến thiết Điện Việt Trì, Kiên đã tập viết báo và trở thành thông tín viên tích cực của Báo Lao động. Các phóng viên Phạm Thành Nghi, Quang Minh, Trần Đoàn, Nguyễn Khoát…là những người giúp Kiên rất nhiều về nghiệp vụ viết. Kiên đã bám sát sự hoạt động nhộn nhịp của công trường để phản ảnh kịp thời cho báo Lao động và đài Tiếng nói Việt Nam về năng suất chất lượng của các tổ đội trên công trường xây dựng. Kiên đã được thư của Ông Trần Lâm ở đài Tiếng nói Việt Nam động viên viết bài và đề nghị làm cộng tác viên cho Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Kiên đã viết điển hình tiên tiến Phan Văn Diêm đội trưởng đội xây lò với cái tít : “ Phan Văn Diêm, người đội trưởng xây lò có nhiều sáng kiến”. Ông Phan Văn Diêm được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động. Sau này ông được đi học và về làm Phó Giám đốc Nhà máy Điện Uông Bí. Nhờ có bài viết của Kiên đăng trên Báo Lao Động mà người nhà ông tập kết đang công tác ở Miền Trung đã viết thư ra hỏi Kiên có phải Phan Văn Diêm là Phan Công Diệm quê ở Quảng Nan không? vì tên ông Phan Văn Diêm trước khi tập kết là Phan Công Diệm…

Sau này, Kiên vẫn tiếp tục công việc viết của mình ở vùng mỏ, viết gương tốt, việc tốt trong sản xuất, chiến đấu….

Kiên xuýt nữa phải làm kiểm điểm vì đã viết bài “Lãng phí trong sử dụng xe máy ở Công trường xây dựng Mỏ… Ban Chỉ huy công trường đã gọi trưởng phòng của Kiên lên yêu cầu Kiên phải làm kiểm điểm vì đã dám vạch áo cho người xem lưng, việc làm của công trường. Trưởng phòng của Kiên là người hiểu về tự do báo chí, ông đã hỏi lại : Bài báo có viết gì sai sự thật không? Được trả lời là không.!.Trưởng phòng của Kiên nhẹ nhàng : Ấy vậy thì các đồng chí im lặng là hơn…Báo chí người ta bảo vệ người viết đấy!

Kiên được Báo Lao động cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ 3 tháng tại Hà Nội, cùng đi dự lớp có anh Lê Hường sau này anh trở thành nhà thơ. Anh quê Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, chủ tich Hội VHNT Quảng Ninh, TBT Báo Hạ Long, đã xuất bản , về văn : Những cây sao đen, Mùa cây nẩy lộc, Ngọn đèn trước gió Về thơ : Đêm Trăng, mùa quả chín, Sương nắng, Gõ cửa nhân gian, Nhịp đập trái tim, Rượu chát…Anh luôn cổ súy Kiên trong viết lách : Viết đi cho vui, cho óc khỏi nhũ…

Trong khi học viết Tòa soạn cho đi thực tế, được đi một số cơ sở như nhà máy tơ lụa Hà Đông, Nhà ăn Tổng Cục Đường Sắt. Nhà ăn Kim Liên mới hoàn thành…Được đi Thanh Hóa được chứng kiến trận không chiến trên bầu trới cầu Hàm Rồng, có viết về bữa ăn phù hợp với mọi tình huống của công nhân Lò Cao Thanh Hóa và nhà trẻ sơ tán của xí nghiệp Lò Bát .

Sau này báo chí cả nước đã nói về trận không chiến này như sau : “Ý chí của Bộ đội Không quân được Bác truyền cho sức mạnh. Sau thời gian chuẩn bị công phu, biên đội MiG-17 gồm các phi công: Phạm Ngọc Lan, Hồ Văn Quỳ, Phan Văn Túc và Trần Minh Phượng đã xuất kích. Đúng như quyết tâm đã đề ra, ngay trong lần xuất kích đầu tiên ấy biên đội đã bắn rơi 2 máy bay F-8U của hải quân Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng-Nam Ngạn (Thanh Hóa). Phát huy chiến thắng ngày đầu, biên đội MiG-17 gồm 4 phi công: Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm tiếp tục xuất kích và đã bắn rơi 2 máy bay F-105 của không quân Mỹ cũng trên bầu trời Hàm Rồng... Chiến thắng trận đầu có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Ngày này đã trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu vẻ vang của Không quân nhân dân Việt Nam...” .

Sau đó Kiên được đi viết ở vùng Hồng Gai- Cẩm Phả- Uông Bí, đi cùng có phóng viên Nguyễn Khoát nhà ở Ngã Tư Sở Hà Nội, cũng là phóng viên đi để giúp Kiên cách lấy tài liệu và viết. Có nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đi cùng. Được vào lò thăm nhà thơ Trần Dần đang lao động cải tạo tại Mỏ Than Thống Nhât Quảng Ninh.

Kiên biết Nhà thơ Trần Dần như sau : Trần Dần tên thật là Trần Văn Dần ( Sinh năm 1926) là một nhà thơ, nhà văn . Cha Trần Dần là một viên chức kho bạc Nam Định. Ông học qua bậc Thành chung ở quê rồi lên Hà Nội học tiếp và đỗ Tú tài Triết. Năm 1948, ông tham gia Vệ quốc quân, làm công tác tuyên truyền cùng Vũ Khiêu, Vũ Hoàng Địch, sau đó làm báo ở mặt trận Tây Bắc và phụ trách văn công Trung đoàn 148 Sơn La.

Trần Dần cùng Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập nhóm văn nghệ quân đội đầu tiên - Nhóm Sông Đà. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ bậc thang và vẽ tranh lập thể, bị cho là khó hiểu. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam  (lúc ấy có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) từ năm 1949.Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và viết truyện dài Người người lớp lớp. Chiến dịch kết thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim Chiến thắng Điện Biên Phủ. Do bất đồng với người cán bộ chính trị đi cùng nên ông "nhường" cho người này viết thuyết minh.

Ông tham gia phê bình tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. Trần Dần nhận định tập thơ Tố Hữu nhỏ bé nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầm nghiêm trọng là sùng bái cá nhân, thần thánh hoá lãnh tụ. Năm 1955, Trần Dần viết đơn đề nghị được giải ngũ, ra khỏi Đảng và kết hôn với bà Bùi Thị Ngọc Khuê (gia đình bà Khuê có người di cư vào Nam, nên Đảng không cho phép đảng viên kết hôn vì lý lịch). Ông tham gia Phong trào Nhân văn-Giai phẩm, Trần Dần lên tiếng đòi tự do, đòi xuất bản các tác phẩm mang tính cách tân của mình,  ông liên tiếp cho ra đời các tác phẩm phê phán như "Lão rồng" và chuyện "Anh Cò Lấm" phê phán cải cách ruộng đất để rồi sau đó bị bắt giam.  Ông phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi …

Kiên còn nhớ vài câu trong bài Ta Nhất định thắng của Ông :

Tôi ở phố Sinh Từ /Hai đứa / Một gian nhà chật, / Tôi ở phố Sinh Từ /Tôi bước đi / không thấy phố / không thấy nhà / Chỉ thấy mưa sa / trên màu cờ đỏ / Gặp em trong mưa / Em đi tìm việc /Mỗi ngày đi lại cúi đầu về / - Anh ạ ! /Họ vẫn bảo chờ... Tôi không gặng hỏi, nói gì ư ? /Trời mưa, trời mưa…

Đến Cẩm Phả Kiên đã viết : Hội thi tài trên đết Mỏ Đèo Nai, nói về máy súc EKG 4 của Ngô Ngọc Ngoạn, Về Vàng Danh viết Ngày ra than ở Mỏ Vàng Danh… Sau này kiên là cộng tác viên tích cực của Báo Thế Giới cho đến khi báo bị đình bản. Rồi chuyển sang viết cho báo Thế Giới và Hội Nhập, khi tờ báo này cũng phải tạm nghỉ để củng cố hoàn thiện hơn, Kiên chuyển sang viết cho báo Làng Cười, Tuổi Trẻ Cười…Kiên cũng được báo Người Cao Tuổi tặng giấy khen vì tích cực vết bài cho báo… Kiên đã được Giải Khuyến Khích Truyên Nỗi đau nhất đời ( Thu Gửi lại mai sau do Báo Người Cao tuổi phát động)

Những từng trải, những bon chen, những bất bình…Kiên đã nghĩ đến chuyện viết sách. Có lẽ cũng là nghiệp chướng của Kiên, khi Kiên bị thất sủng, người học trò của Kiên đã hỏi Kiên : Về anh định làm gì? Kiên đã trả lời không cần suy nghĩ : Viết truyện… Kiên đã viết xong Mối tình muộn và được NXB HNV in, gồm các truyện : Vết đen loang, Mối tình muộn, Sắc màu công sở, Nơi đến không hẹn… Sách in Kiên gửi về tặng các vị cao niên trong dòng tộc và bạn bè.

Cũng thời gian này Kiên đã viết về những bài thơ tâm trạng nỗi niềm của nhà thơ Hoàng Tháp, Hoàng Tháp vốn là học sinh của Kiên nay đã trở thành cán bộ quản lý và làm thơ. Tên đầy đủ của anh là Hoàng Văn Tháp, người Hải Phòng, hội viên Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh, có nhiều tác phẩm in chung. Thơ in riêng có : Đêm mùa xuân, Bên bờ Sông Uông, Miền quê yên tĩnh, Anh đã chuyển sang viết truyện ngăn và tiểu thuyết : Tập truyện ngắn Hy Vọng và thiểu thuyết Đoàn Tụ… Kiên cũng viết về Thơ Vũ Thế Hùng, anh có thơ in khá sớm. Thơ Nguyễn Xuân Oánh,…Mặc dù kiến thức thơ của Kiên hơi “đụt” , nhưng từ cảm xúc tâm trạng Kiên vẫn làm thơ, năm 2013 Kiên đã in riêng tập thơ cho mình với Tựa đề : Cảm Nhận và Đợi chờ. Ngoài ra Kiên có một số bài thơ in trong các tập Trúc Thanh Yên Tử, Đất Lành, Thư gửi lại mai sau, Hai bờ Ảo Thực….

Để giao lưu với bạn bè Kiên đã lập Blog Tiếng Việt, mở Facebook, mesenger, zalo … Đã tham gia viết bài cho một số blog như Trieuxuan Ifnfo, và Trannhuong.com

Khi còn công tác ở Việt Trì Kiên đã được chị Sen Hồ thư ký đánh máy, tập cho đánh máy chữ, nên khi chuyển lên công trường nhà máy Hóa chất Lâm Thao, lại có anh rể làm ở phòng tổ chúc nhân sự nên Kiên được sử dụng làm văn thư và được phân một máy chữ loại “ru lô” ngắn- chỉ đánh công văn giấy tờ không đánh được táp lô bảng biểu có nhiều cột mục…

Có lẽ vì thế sau này Kiên sử dụng bàn phím máy vi tinh tương đối nhanh và thành thạo. Vì công trường mới thành lập nên lao động xin vào khá đông. Ở Hà nội có một gia đình có tới 3 chị em cùng xin vào công trường một lúc, Kiên vẫn nhớ đó là chị Đào Thị Thành, có 2 em là Đào thị Đức và Đào thị Ninh. Kiên được mọi người làm quen rất nhanh vì có ông anh rể làm ở phòng nhân sự làm quen để làm cầu nối nhờ xin vào tổ này đội kia cho dễ.

Vì đất nước vừa được hòa bình, nên các khu công nghiệp được hình thành khá nhiều : Khu công nghiệp Việt Trì, Khu Gang Thép Thái Nguyên, Khu Cao- Xa- Lá ( nhà máy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà Phòng, Nhà máy Thuốc Lá Thăng Long )… Nhiều trường tuyển sinh. Một lần Kiên nhận được công văn tuyển sinh lớp kế toán xây dựng cơ bản, Kiên đã đem việc này nói với anh rể và nói nguyện vọng muốn xin đi học. Anh đã ủng hộ và đề đạt nguyện vọng với các đồng chí lãnh đạo…Nguyện vọng của Kiên được chấp thuận, và Kiên được đi học vì Kiên còn trẻ cần được đào tạo…

Trường được mở ở Yên Viên. Hôm liên hoan chia tay đi học có Đức, Ninh và nhiều bạn bè đến dự thật vui vẻ. Đức lúc này đã có người yêu là cán bộ phiên dịch tiếng Nga. Còn Ninh thì chưa.

Trong thời gian học ở Yên Viên, thỉnh thoảng Kiên có về thăm Ninh. Ninh cũng rất vui khi gặp Kiên, tiếng nói của Ninh líu riu như chim hót. Ninh đã tranh thủ lúc rỗi rãi dẫn đi gặp bạn bè của Ninh…Kiên và Ninh bằng tuổi nhau, nhưng Ninh là con gái nên sự hiểu biết giao tiếp đều khôn hơn…Có những buổi tối Kiên và Ninh đi trên quãng đường vắng dài, nhưng Kiên lại luôn tỏ ra nghiêm chỉnh không nói gì về tình cảm yêu đương…Chính vì vậy khi Ninh có người yêu đã viết thư cho Kiên : “ Ninh rất muốn được Kiên yêu…nhưng không thấy Kiên nói gì…Bây giờ Ninh có người yêu rồi Kiên ơi!” . Kiên đã rất buồn và tiếc mãi lẽ ra những buổi tối đi với Ninh Kiên phải biết làm gì cho Ninh vui mới phải…