VỊ ÂN NHÂN GIẤU MẶT
N
ăm ấy - đang giữa kỳ thi học kỳ hai, em nghe tin anh bị thương đang nằm ở bệnh viện dã chiến Pleiku. Còn một môn Thẩm mỹ văn chương nữa mới hết kỳ thi, em nóng lòng như lửa đốt, chuẩn bị valy đi thăm anh. Giao Chi - cô bạn thân cùng phòng - ngạc nhiên:
-Mi định bỏ thi à Hải Sa? Thiếu một môn là bỏ cả năm học đấy. Thi xong rồi hãy đi.
Nhưng em còn bụng dạ đâu để thi. Em biết gia đình anh neo đơn, chỉ còn một mẹ già và một cô em gái út mười lăm tuổi. Chắc là việc đi thăm nuôi cũng khó khăn. Thôi thì có trễ học một năm cũng không sao. Con gái mà, đâu phải như con trai thời chiến, trễ học một năm là đi vào quân trường. Chỉ tội ba mẹ, thôi thì phải tìm cách nói dối chứ biết làm sao. Thế là em mua vé máy bay lên Pleiku.
Thành phố Pleiku hồi ấy bé tẹo. Loanh quanh vài ba đường phố đất đỏ. Trời nắng mỗi lần xe nhà binh chạy qua thì bụi bay đỏ trời, trời mưa thì bùn đỏ bắn lên đầy hai ống quần. Em tìm bệnh viện dã chiến không khó khăn mấy. Đến nơi thì anh cũng vừa tỉnh lại sau khi phẫu thuật. Anh xanh xao và gầy, cứ nhìn anh là nước mắt em lại chảy dài. Anh cầm tay em, bàn tay anh nóng hổi vì cơn sốt:
-Hải Sa đang học sao lại lên đây? Bé Vy báo cho em biết à ?
Em gật đầu:
-Vy bảo bác gái sẽ lên sau.
Ngập ngừng một chút rồi em nói dối:
-Sa thi xong rồi.
Anh nhìn em ái ngại:
-Em đi một mình, anh không yên tâm. Bây giờ em ở đâu ?
- Cũng gần đây thôi. Thành phố bé tẹo mà anh. Nhà cô ruột em.
Khuôn mặt anh giãn ra. Hình như anh thấy yên tâm một chút. Em đi đánh điện cho mẹ anh biết anh đã ổn để bà yên lòng. Mấy ngày em cứ chạy đi chạy lại giữa nhà cô Tám và bệnh viện để chăm anh. Ngày thứ ba mẹ anh lên. Cũng là lúc em nhận được điện tín của Giao Chi. Chi bảo em thu xếp đi ngay vào Sài Gòn tìm đến nhà thầy Khôi xin thi môn Thẩm mỹ văn chương, vì bác thư ký của khoa bảo vẫn còn kịp để tổng kết điểm.
Thế là em đi. Yên lòng hơn một chút vì mấy ngày sau thấy anh đã hết sốt, khoẻ hơn một chút. Anh cũng đã ngồi dậy được để nói chuyện với em. Ở bệnh viện mấy ngày mà đầu óc em cứ choáng váng khi thấy cứ một ngày trôi qua là không biết bao nhiêu người lính bị thương được chuyển về. Cũng không ít người ra đi vĩnh viễn khi thân nhân còn chưa kịp đến. Cuộc chiến thật khốc liệt, không biết người ta còn bắn giết nhau đến bao giờ nữa. Bao giờ mới hết chiến tranh ?Và không biết anh còn vượt qua được bao nhiêu lần như thế nầy nữa. Em không dám nghĩ tiếp. Biêt bao nhiêu người hàng ngày cứ lao vào lò lửa sát sanh, những giọt nước mắt đớn đau của những người mẹ, người vợ trẻ, của những đứa bé ngây thơ cứ hàng ngày nhỏ xuống.Thật mong manh biết bao những cuộc tình giữa lúc triền miên khói lửa. Tụi bạn em bảo không thích có người yêu là lính, cứ kiếm anh nào yên vị ở hậu phương thì gật đầu, chứ làm người yêu, rồi làm vợ lính thì dễ làm goá phụ trẻ quá. Tình yêu mà cứ tính toán kiều cân đo đong đếm thì còn gì là tình yêu nữa. Em chỉ cười, không nói gì. Âu cũng là một quan niệm sống khôn ngoan và thực dụng.
Từ Pleiku, anh gửi em đi nhờ máy bay quân sự vào Sài Gòn, vì không có thời gian để chờ mua vé nữa. Đúng là máy bay quân sự, giằng xóc khiếp. Em ngồi bên một bà mẹ từ Sài Gòn lên hỏi thăm tin tức đứa con trai được đơn vị báo về là mất tích trong một trận đánh. Nhưng lên tận đơn vị vẫn không có tin tức gì khả quan hơn. Người ta cho bà cụ lãnh tiền tử rồi về lại Sài Gòn. Ngồi bên cạnh thấy bà cứ thỉnh thoảng đưa khăn tay lên lau nước mắt, em thấy lòng se thắt, cũng chẳng biết nói gì để an ủi cụ. Nỗi đau quá lớn, không có ngôn từ nào xoa dịu nỗi. Hình ảnh bà cụ làm em nhớ mẹ em. Cách đây ba năm, anh em cũng mất tích trong một trận đánh ở miền Trung. Anh Quân là lính nhảy dù, nghe nói bị thương trong khi nhảy từ máy bay xuống, nhưng khi đơn vị thu dọn chiến trường tìm kiếm thì không có anh. Mẹ em khóc nhiều, lúc nào cũng thấy bà cầu khẩn lâm râm trước bà thờ Phật bà. Mẹ nguyện ăn chay trường để tạo phước mong anh Quân trở về. Mẹ tin theo quan niệm của người đời: “ Con trai nhờ đức mẹ”. Vì ăn cơm chay nên mẹ hay ăn riêng một mình, nhiều lần Sa thấy mẹ vừa ăn cơm vừa khóc. Đau xót quá phải không anh ? Giá như anh Quân chết rồi thì lại khác. Đằng nầy không biết anh sống chết như thế nào, nếu chết thì thân xác anh bây giờ trôi dạt nơi đâu?
Một tháng sau ngày được tin anh Quân mất tích, có một người con gái mang bụng bầu khá lớn đi vào cổng nhà em. Hôm đó chỉ có mình mẹ ở nhà. Cô gái giới thiệu là Loan - người yêu của anh Quân. Và cũng cho mẹ biết đứa con cô đang mang trong bụng là giọt máu của anh Quân. Dĩ nhiên là mẹ mừng. Là một người hiền lành nhân hậu, mẹ hết lòng lo cho cô gái. Nhất là khi biết chị ấy không có cha mẹ, chỉ còn một người chị gái đã có gia đình ở Đà Nẵng. Bản thân chị ấy là thư ký cho một công sở trong thành phố quê em, và đang thuê nhà sống một mình. Ngày chị Loan sinh bé trai, mẹ vui như anh Quân sống lại, vì đứa bé rất giống anh. Hàng ngày mẹ đi xe ôm xách cơm lên bệnh viện cho chị Loan. Hàng xóm nói ra nói vào, có người còn nói thẳng với mẹ:
- Có chắc là cháu nội bà chưa mà bà thăm nuôi cực thế?
Ngày ấy chưa có xét nghiệm ADN như bây giờ, nhưng mặc kệ ai nói gì thì nói, mẹ vẫn tin đó là giọt máu của anh Quân. Có lẽ trời không nỡ phụ người, đứa bé càng lớn càng giống anh Quân như đúc. Từ đó chị Loan trở thành một thành viên của gia đình. Tuy không cưới hỏi nhưng mẹ vẫn xem chị ấy như vợ chính thức của anh Quân.
Năm tháng miệt mài trôi, đã ba năm qua vẫn không có tin tức gì của anh Quân. Có lần sau khi anh Quân mất tích vài tháng em nằm mơ thấy anh . Trong mơ em thấy anh Quân bị thương, người gầy ốm xanh xao, bị nhốt trong một góc nhà mờ mờ ánh sáng. Tuy ánh sáng yếu ớt nhưng em vẫn nhìn thấy gương mặt buồn bã, hốc hác, đau ốm của anh. Tỉnh dậy em thấy lòng bàng hoàng và đau xót. Có lẽ đây là thần giao cách cảm và có lẽ anh Quân vẫn chưa mất. Nhưng làm sao tìm ra chỗ anh đang bị nhốt? Thật là một điều xa vời, không tưởng. Chiến tranh ngày một khốc liệt, đêm đêm dù ở thành phố nhưng cả nhà vẫn chạy vào hầm trú ẩn mỗi khi có đạn pháo kích. Không ai dám đi xa quá bán kính chừng năm cây số nếu lấy thành phố làm trung tâm. Em cũng không dám kể lại giấc mơ cho mẹ - vì nghĩ không nên khơi dậy một vết thương có lẽ cũng hơi nguôi ngoai vì năm tháng.
Vào Sài Gòn, em chạy ngay đến địa chỉ nhà thầy giáo môn Thẩm mỹ văn chương. Cũng may gặp thầy Khôi ở nhà. Thấy em tay xách nách mang hành lý, thầy ái ngại hỏi:
-Vì lý do gì em bỏ thi ?
Em chân thật trình bày lý do với thầy giáo. Thầy tỏ ra thông cảm và bảo em ngồi nghỉ mệt một lát rồi thầy sẽ ra đề thi. Sau khi làm bài xong em ngồi đợi thầy chấm xong sẽ báo điểm cho phòng giáo vụ của trường đại học nơi em học. May quá em đã đủ điểm để tổng kết năm học và hoàn tất các chứng chỉ. Thi xong em về nhà chị Thảo - chị ruột em - ở Sài Gòn nghỉ mấy hôm. Nói là nhà, nhưng thực ra đó chỉ là một căn phòng ở ngay trong cơ quan của anh, cấp cho gia đình anh chị và hai cháu ở tạm. Hằng ngày thấy chị mang bụng bầu, tay dắt hai đứa nhỏ đi chợ. Các bà bán hàng trong chợ quen mặt chào:
- Bốn mẹ con đi chợ đấy à ?
Em về quê nghỉ hè, cùng lúc nhận được thư anh báo tin sẽ được về nghỉ dưỡng thương một tháng. Vậy là chúng mình sẽ được gặp nhau ở thành phố quê nhà. Chị Thu - chị kế em - cũng là giáo viên nên cũng đang nghỉ hè. Cả ngày rãnh rỗi hai chị em bày ra làm món nầy món nọ ăn cho vui. Một ngày mưa giữa mùa hè, thấy mát trời chị Thu đề nghị đỗ bành xèo. Chị ngâm bột rồi đem đi xay. Để chuẩn bị cho món rau sống ăn kèm, em ra vườn cắt rau. Anh và em ngồi nhặt rau, anh nói:
-Sao Hải Sa không cắt rau dấp cá?
Em ngạc nhiên:
- Ủa, anh ăn được rau dấp cá từ bao giờ thế ?
- Từ khi đi lính. Vào lính thì ăn được tất.
Rồi anh cười nhại một thành ngữ đang thịnh hành hồi đó:
- Lính mà em!
Chị Thu đi xay bột về, vừa đỗ bánh xèo vừa xuýt xoa:
- Giá mà có nấm mối nữa thì tuyệt quá.
- Chị nầy lạ, lấy đâu ra nấm mối giữa mùa hè?
Em nói thế nhưng trong lòng thì nhớ những mùa đông, sau những ngày mưa, trời tạnh hanh khô và se se lạnh, nấm mối mọc dày ở các bụi tre sau vườn. Sáng sớm thức dậy ra vườn tìm nấm mối cũng là thú vui của hai chị em. Nhổ nấm mối phải nhổ từ sớm, nếu không nấm sẽ nở hết và tàn rất nhanh. Nấm mối ngon ngọt hơn khi còn là búp, dỗ bánh xèo rất ngon, nấu canh với lá rau khoai cũng rất ngon. Đó là món ngon của đất trời không có gì bì kịp. Những mùa đông ở Huế, mưa dai dẵng và buồn. Có những lúc mưa kéo dài cả mấy tuần lễ, ra đường lúc nào cũng áo mưa lướt thướt. Ngủ thì thôi, lúc nào thức giấc cũng nghe tiếng mưa rơi rả rích trên tàng lá nhãn bên cửa sổ phòng trọ, em và Giao Chi nằm nhớ món bánh xèo nấm mối, món quà của thiên nhiên xứ Quảng quê nhà. Hai đứa đắp chăn và tưởng tượng món bánh xèo bốc khói thơm lừng trước mặt. Em và Giao Chi thân nhau và sở thích cũng giống nhau. Hai đứa rất thích bánh patechaud mua ở Savier, ăn bánh patechaud nóng lang thang trong chiều mưa phùn rả rích ở Huế là thú vui của hai đứa, cũng như ăn chè bắp ở cồn Hến những ngày hè nóng nực. Đang lúc em nghĩ đến Giao Chi thì chị Thu nói:
- Sao Hải Sa không mời Giao Chi đến ăn bánh xèo?
- Hắn đi Sài Gòn thăm chị ruột rồi chị Thu.
Thật ra Giao Chi vẫn đang nghỉ hè ở Đà Nẵng quê nhà. Nhưng em biết Giao Chi không thích anh, vì Giao Chi vẫn có ấn tượng anh có vẻ nghệ sĩ, và cả quá khứ nhiều bồ bịch của anh. Giao Chi sợ em khổ vì tính tình nghệ sĩ phóng đãng của anh. Giao Chi nhiều lần góp ý với em khi em quen anh. Nhưng biết nói thế nào nhỉ, một khi em đã nghe thấy trái tim mình đang chống lại mọi lý lẽ của lý trí. Cũng may là ba mẹ em và chị Thu không biết gì về anh. Có lẽ vì anh ít sống ở quê hương, thời phổ thông và thời đại học anh học ở Sài Gòn. Giao Chi biết anh vì anh là bạn của anh ruột Giao Chi. Những lúc anh ngồi ôm cây đàn guitar hát những bài hát thời tiền chiến - trong đó có bài Bến xuân của Văn Cao mà em vô cùng thích - em nghĩ không có sức mạnh nào tách em ra khỏi anh được - dĩ nhiên, ngoại trừ cái chết. Những lời hát êm đềm ngọt ngào quấn quít:
“ Tới đây mây núi đồi chập chùng, liễu dương hong tóc vàng trong nắng...Gột áo phong sương du khách còn ngập ngừng ngoài bến xuân...”
Giao Chi nhiều lần khuyên em không được, tỏ ra thất vọng. Hắn nhún vai nói một câu giận dỗi:
-Sau nầy mi có khổ đừng có trách tau.
Giao Chi ơi, chắc mi cũng biết câu danh ngôn nổi tiếng: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào hiểu được”. Em thầm cảm ơn Blaise Pascal đã nói thay những uẩn khúc trong lòng mình. Em nhớ mãi mùa hè thiên đường ấy. Giữa thời chiến đôi ngày phép cũng khó khăn. Thế mà chúng mình được ở bên nhau đến gần một tháng. Nói thì nghe bất nhẫn, nhưng nếu không có cái lần anh bị thương ấy thì sẽ không có những ngày phép thiên đường. Đêm cuối cùng trước khi lên đường anh dắt em lên sân thượng nhà anh. Đó là một đêm trăng nửa vành,trông giống hệt như chữ Duy tên anh. Em còn nhớ đó là đêm mùng tám âm lịch.Từ trên cao trăng thật sáng, mùi hoa dạ lý hương nồng nàn trong đêm. Tiếng dương cầm nhà ai đang chơi bản Sonat ánh trăng của Beethoven. Cảnh và tình thật hoà hợp. Em tựa đầu vào vai anh lắng nghe âm thanh diệu kỳ ấy và nghĩ giá như thời gian cứ ngưng đọng mãi như lúc nầy. Anh nói;
- Anh không dám nghĩ gì về tương lai, cũng không dám hứa hẹn gì với em cả. Anh có tất cả năm thằng bạn thân lần lượt nhập ngũ trước và sau anh, giờ chỉ còn anh và hai thằng bạn thân nhất. Chú ruột anh là người có vai vế đang vận động cho anh về một binh chủng không trực tiếp ra trận. Bị thương lần nầy có hy vọng anh sẽ được thuyên chuyển. Khi nào về được binh chủng khác mình sẽ tính tiếp nghen Hải Sa. Em cứ học cho giỏi, sang năm ra trường về được nhiệm sở tốt là được rồi.
Em chỉ ậm ừ mà nghe lòng đau nhói. Em cũng hiểu chứ. Cuộc chiến đang vào giai đoạn khốc liệt, tình yêu đi liền với nỗi chết. Em có trách gì anh đâu. Hai tháng sau em được tin anh đã thuyên chuyển sang đơn vị Công binh, phù hợp với chuyên môn của anh hồi học đại học. Em yên tâm hơn nên dành thời gian học thật giỏi để ra trường có nhiệm sở tốt. Tháng hai năm 1975 cuộc chiến rơi vào thời kỳ kết thúc, em đang học ở Huế, anh đang cùng đơn vị đóng quân ở Nha Trang. Hàng ngày thấy từng đoàn người bồng bế nhau lũ lượt từ Quảng Trị chạy vào Huế rồi đi dần vào các tỉnh trong. Đêm đêm đại bác dội về làm rung rinh cửa kính. Nhiều đêm em không ngủ được. Chị Thu và mẹ em kể tháng tư anh chạy về Đà Nẵng tìm em, tính đưa em vào Vũng Tàu đi Mỹ cùng anh và gia đình, nhưng không gặp. Lúc đó em cùng Giao Chi từ Huế chạy vào sau khi trường cho sinh viên nghỉ học lấy chỗ cho người dân từ Quảng Trị tạm thời tá túc. Không gặp em, thời gian cũng không kịp để anh chạy ra Huế, thế là anh cùng gia đình ra đi. Chúng mình mất liên lạc với nhau từ đó.
Em trở về nhà, buồn đến mức chỉ muốn tìm một chỗ vắng nào đó để khóc. Lần nầy thì đúng là xa nhau biền biệt không còn cơ may nào để gặp lại. Số phận thật nghiệt ngã. Hai đứa đã dạt xa nhau hai nửa đầu của trái đất.
Sau 1975, hoà bình lặp lại, gia đình em và chị Loan mong mỏi biết đâu anh Quân còn sống sót sẽ trở về. Ngày tháng qua, bóng anh Quân vẫn biền biệt. Em và Giao Chi trở lại Huế, gặp lại bạn bè. Đứa nào đứa nấy ngơ ngác sau một biến cố nghiêng trời lệch đất của đất nước. Nghe các thầy nói khóa 1975 của bọn em sẽ không thi tốt nghiệp mà cho hợp thức hóa để ra trường. Một phần vì số lượng giáo sư cũng không còn đầy đủ, người chết vì bom đạn, người chạy vào Sài Gòn, người chạy ra nước ngoài…Em nhận nhiệm sở về dạy ở thành phố quê nhà, sống yên phận như định mệnh đã an bày.
♣ ♣ ♣
Hai mươi năm sau, Hải My – con gái đầu lòng của Hải Sa đi du học Mỹ. Hải My học giỏi nhưng chỉ nhận được một học bỗng 50% của một trường đại học. Hải Sa lo lắm nhưng chị không biết làm thế nào để Hải My bỏ giấc mơ du học. Chồng qua đời, đồng lương giáo viên ít ỏi cùng với những thu nhập từ nghề tay trái cũng không thể nào bù được cho Hải My số tiền còn lại. Hải My hứa với mẹ là sẽ đi làm thêm để mẹ yên lòng. Tuy không được học bỗng toàn phần nhưng Hải My vui lắm. Hải Sa không nỡ bóp chết niềm vui của con nên đành để con đi. Nửa năm sau Hải My báo về cho mẹ tin vui, kết quả học tập của con cao nên có một nhà tài trợ dấu tên nhận cấp học bỗng cho con từ bây giờ cho đến khi ra trường. Hải Sa thở phào nhẹ nhõm, trong lòng cô thầm cảm ơn vị Mạnh Thường Quân giấu mặt. Chị nghĩ mình ăn ở hiền lành nên con được hưởng đức. Chị từng xót xa thương con khi biết trước khi có thêm học bỗng của vị nầy, Hải My phải đi làm bán thời gian tại các nhà hàng. Chị thường ước ao một ngày nào đó chị được gặp vị ân nhân kia để nói một lời cảm ơn tận đáy lòng.
Bốn năm trời trôi qua, ngày Hải My ra trường đã đến. Nhận được giấy mời của nhà trường qua Mỹ dự lễ tốt nghiệp của con, Hải Sa vui và hồi hộp đến mức không ngủ được. Hải My học giỏi nên tuy mới tốt nghiệp đã có một công ty nhận cấp visa cho cô bé ở lại Mỹ làm việc và học tiếp lên cao học. Hải Sa còn vui hơn khi nghe con nói đã khẩn khoản nhờ nhà trường mời được vị ân nhân giấu mặt. giấu tên kia đến dự lễ tốt nghiệp để cô bé nói lời cảm ơn. Trong buổi lễ tốt nghiệp ấy Hải Sa đã gặp lại Duy – người yêu năm xưa – tình yêu đầu đời của chị trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất. Thì ra Duy là người âm thầm giúp đỡ cho Hải My như đã nhấc gánh nặng cuộc đời ra khỏi đôi vai chị. Đáp lại lời cảm ơn nghẹn ngào của Hải Sa, Duy cầm bàn tay người yêu năm xưa thì thầm:
- Hải My cũng như con của anh phải không em, nếu không có cuộc chiến tranh ngày ấy…
N ăm ấy - đang giữa kỳ thi học kỳ hai, em nghe tin anh bị thương đang nằm ở bệnh viện dã chiến Pleiku. Còn một môn Thẩm mỹ văn chương nữa mới hết kỳ thi, em nóng lòng như lửa đốt, chuẩn bị valy đi thăm anh. Giao Chi - cô bạn thân cùng phòng - ngạc nhiên:
-Mi định bỏ thi à Hải Sa? Thiếu một môn là bỏ cả năm học đấy. Thi xong rồi hãy đi.
Nhưng em còn bụng dạ đâu để thi. Em biết gia đình anh neo đơn, chỉ còn một mẹ già và một cô em gái út mười lăm tuổi. Chắc là việc đi thăm nuôi cũng khó khăn. Thôi thì có trễ học một năm cũng không sao. Con gái mà, đâu phải như con trai thời chiến, trễ học một năm là đi vào quân trường. Chỉ tội ba mẹ, thôi thì phải tìm cách nói dối chứ biết làm sao. Thế là em mua vé máy bay lên Pleiku.
Thành phố Pleiku hồi ấy bé tẹo. Loanh quanh vài ba đường phố đất đỏ. Trời nắng mỗi lần xe nhà binh chạy qua thì bụi bay đỏ trời, trời mưa thì bùn đỏ bắn lên đầy hai ống quần. Em tìm bệnh viện dã chiến không khó khăn mấy. Đến nơi thì anh cũng vừa tỉnh lại sau khi phẫu thuật. Anh xanh xao và gầy, cứ nhìn anh là nước mắt em lại chảy dài. Anh cầm tay em, bàn tay anh nóng hổi vì cơn sốt:
-Hải Sa đang học sao lại lên đây? Bé Vy báo cho em biết à ?
Em gật đầu:
-Vy bảo bác gái sẽ lên sau.
Ngập ngừng một chút rồi em nói dối:
-Sa thi xong rồi.
Anh nhìn em ái ngại:
-Em đi một mình, anh không yên tâm. Bây giờ em ở đâu ?
- Cũng gần đây thôi. Thành phố bé tẹo mà anh. Nhà cô ruột em.
Khuôn mặt anh giãn ra. Hình như anh thấy yên tâm một chút. Em đi đánh điện cho mẹ anh biết anh đã ổn để bà yên lòng. Mấy ngày em cứ chạy đi chạy lại giữa nhà cô Tám và bệnh viện để chăm anh. Ngày thứ ba mẹ anh lên. Cũng là lúc em nhận được điện tín của Giao Chi. Chi bảo em thu xếp đi ngay vào Sài Gòn tìm đến nhà thầy Khôi xin thi môn Thẩm mỹ văn chương, vì bác thư ký của khoa bảo vẫn còn kịp để tổng kết điểm.
Thế là em đi. Yên lòng hơn một chút vì mấy ngày sau thấy anh đã hết sốt, khoẻ hơn một chút. Anh cũng đã ngồi dậy được để nói chuyện với em. Ở bệnh viện mấy ngày mà đầu óc em cứ choáng váng khi thấy cứ một ngày trôi qua là không biết bao nhiêu người lính bị thương được chuyển về. Cũng không ít người ra đi vĩnh viễn khi thân nhân còn chưa kịp đến. Cuộc chiến thật khốc liệt, không biết người ta còn bắn giết nhau đến bao giờ nữa. Bao giờ mới hết chiến tranh ?Và không biết anh còn vượt qua được bao nhiêu lần như thế nầy nữa. Em không dám nghĩ tiếp. Biêt bao nhiêu người hàng ngày cứ lao vào lò lửa sát sanh, những giọt nước mắt đớn đau của những người mẹ, người vợ trẻ, của những đứa bé ngây thơ cứ hàng ngày nhỏ xuống.Thật mong manh biết bao những cuộc tình giữa lúc triền miên khói lửa. Tụi bạn em bảo không thích có người yêu là lính, cứ kiếm anh nào yên vị ở hậu phương thì gật đầu, chứ làm người yêu, rồi làm vợ lính thì dễ làm goá phụ trẻ quá. Tình yêu mà cứ tính toán kiều cân đo đong đếm thì còn gì là tình yêu nữa. Em chỉ cười, không nói gì. Âu cũng là một quan niệm sống khôn ngoan và thực dụng.
Từ Pleiku, anh gửi em đi nhờ máy bay quân sự vào Sài Gòn, vì không có thời gian để chờ mua vé nữa. Đúng là máy bay quân sự, giằng xóc khiếp. Em ngồi bên một bà mẹ từ Sài Gòn lên hỏi thăm tin tức đứa con trai được đơn vị báo về là mất tích trong một trận đánh. Nhưng lên tận đơn vị vẫn không có tin tức gì khả quan hơn. Người ta cho bà cụ lãnh tiền tử rồi về lại Sài Gòn. Ngồi bên cạnh thấy bà cứ thỉnh thoảng đưa khăn tay lên lau nước mắt, em thấy lòng se thắt, cũng chẳng biết nói gì để an ủi cụ. Nỗi đau quá lớn, không có ngôn từ nào xoa dịu nỗi. Hình ảnh bà cụ làm em nhớ mẹ em. Cách đây ba năm, anh em cũng mất tích trong một trận đánh ở miền Trung. Anh Quân là lính nhảy dù, nghe nói bị thương trong khi nhảy từ máy bay xuống, nhưng khi đơn vị thu dọn chiến trường tìm kiếm thì không có anh. Mẹ em khóc nhiều, lúc nào cũng thấy bà cầu khẩn lâm râm trước bà thờ Phật bà. Mẹ nguyện ăn chay trường để tạo phước mong anh Quân trở về. Mẹ tin theo quan niệm của người đời: “ Con trai nhờ đức mẹ”. Vì ăn cơm chay nên mẹ hay ăn riêng một mình, nhiều lần Sa thấy mẹ vừa ăn cơm vừa khóc. Đau xót quá phải không anh ? Giá như anh Quân chết rồi thì lại khác. Đằng nầy không biết anh sống chết như thế nào, nếu chết thì thân xác anh bây giờ trôi dạt nơi đâu?
Một tháng sau ngày được tin anh Quân mất tích, có một người con gái mang bụng bầu khá lớn đi vào cổng nhà em. Hôm đó chỉ có mình mẹ ở nhà. Cô gái giới thiệu là Loan - người yêu của anh Quân. Và cũng cho mẹ biết đứa con cô đang mang trong bụng là giọt máu của anh Quân. Dĩ nhiên là mẹ mừng. Là một người hiền lành nhân hậu, mẹ hết lòng lo cho cô gái. Nhất là khi biết chị ấy không có cha mẹ, chỉ còn một người chị gái đã có gia đình ở Đà Nẵng. Bản thân chị ấy là thư ký cho một công sở trong thành phố quê em, và đang thuê nhà sống một mình. Ngày chị Loan sinh bé trai, mẹ vui như anh Quân sống lại, vì đứa bé rất giống anh. Hàng ngày mẹ đi xe ôm xách cơm lên bệnh viện cho chị Loan. Hàng xóm nói ra nói vào, có người còn nói thẳng với mẹ:
- Có chắc là cháu nội bà chưa mà bà thăm nuôi cực thế?
Ngày ấy chưa có xét nghiệm ADN như bây giờ, nhưng mặc kệ ai nói gì thì nói, mẹ vẫn tin đó là giọt máu của anh Quân. Có lẽ trời không nỡ phụ người, đứa bé càng lớn càng giống anh Quân như đúc. Từ đó chị Loan trở thành một thành viên của gia đình. Tuy không cưới hỏi nhưng mẹ vẫn xem chị ấy như vợ chính thức của anh Quân.
Năm tháng miệt mài trôi, đã ba năm qua vẫn không có tin tức gì của anh Quân. Có lần sau khi anh Quân mất tích vài tháng em nằm mơ thấy anh . Trong mơ em thấy anh Quân bị thương, người gầy ốm xanh xao, bị nhốt trong một góc nhà mờ mờ ánh sáng. Tuy ánh sáng yếu ớt nhưng em vẫn nhìn thấy gương mặt buồn bã, hốc hác, đau ốm của anh. Tỉnh dậy em thấy lòng bàng hoàng và đau xót. Có lẽ đây là thần giao cách cảm và có lẽ anh Quân vẫn chưa mất. Nhưng làm sao tìm ra chỗ anh đang bị nhốt? Thật là một điều xa vời, không tưởng. Chiến tranh ngày một khốc liệt, đêm đêm dù ở thành phố nhưng cả nhà vẫn chạy vào hầm trú ẩn mỗi khi có đạn pháo kích. Không ai dám đi xa quá bán kính chừng năm cây số nếu lấy thành phố làm trung tâm. Em cũng không dám kể lại giấc mơ cho mẹ - vì nghĩ không nên khơi dậy một vết thương có lẽ cũng hơi nguôi ngoai vì năm tháng.
Vào Sài Gòn, em chạy ngay đến địa chỉ nhà thầy giáo môn Thẩm mỹ văn chương. Cũng may gặp thầy Khôi ở nhà. Thấy em tay xách nách mang hành lý, thầy ái ngại hỏi:
-Vì lý do gì em bỏ thi ?
Em chân thật trình bày lý do với thầy giáo. Thầy tỏ ra thông cảm và bảo em ngồi nghỉ mệt một lát rồi thầy sẽ ra đề thi. Sau khi làm bài xong em ngồi đợi thầy chấm xong sẽ báo điểm cho phòng giáo vụ của trường đại học nơi em học. May quá em đã đủ điểm để tổng kết năm học và hoàn tất các chứng chỉ. Thi xong em về nhà chị Thảo - chị ruột em - ở Sài Gòn nghỉ mấy hôm. Nói là nhà, nhưng thực ra đó chỉ là một căn phòng ở ngay trong cơ quan của anh, cấp cho gia đình anh chị và hai cháu ở tạm. Hằng ngày thấy chị mang bụng bầu, tay dắt hai đứa nhỏ đi chợ. Các bà bán hàng trong chợ quen mặt chào:
- Bốn mẹ con đi chợ đấy à ?
Em về quê nghỉ hè, cùng lúc nhận được thư anh báo tin sẽ được về nghỉ dưỡng thương một tháng. Vậy là chúng mình sẽ được gặp nhau ở thành phố quê nhà. Chị Thu - chị kế em - cũng là giáo viên nên cũng đang nghỉ hè. Cả ngày rãnh rỗi hai chị em bày ra làm món nầy món nọ ăn cho vui. Một ngày mưa giữa mùa hè, thấy mát trời chị Thu đề nghị đỗ bành xèo. Chị ngâm bột rồi đem đi xay. Để chuẩn bị cho món rau sống ăn kèm, em ra vườn cắt rau. Anh và em ngồi nhặt rau, anh nói:
-Sao Hải Sa không cắt rau dấp cá?
Em ngạc nhiên:
- Ủa, anh ăn được rau dấp cá từ bao giờ thế ?
- Từ khi đi lính. Vào lính thì ăn được tất.
Rồi anh cười nhại một thành ngữ đang thịnh hành hồi đó:
- Lính mà em!
Chị Thu đi xay bột về, vừa đỗ bánh xèo vừa xuýt xoa:
- Giá mà có nấm mối nữa thì tuyệt quá.
- Chị nầy lạ, lấy đâu ra nấm mối giữa mùa hè?
Em nói thế nhưng trong lòng thì nhớ những mùa đông, sau những ngày mưa, trời tạnh hanh khô và se se lạnh, nấm mối mọc dày ở các bụi tre sau vườn. Sáng sớm thức dậy ra vườn tìm nấm mối cũng là thú vui của hai chị em. Nhổ nấm mối phải nhổ từ sớm, nếu không nấm sẽ nở hết và tàn rất nhanh. Nấm mối ngon ngọt hơn khi còn là búp, dỗ bánh xèo rất ngon, nấu canh với lá rau khoai cũng rất ngon. Đó là món ngon của đất trời không có gì bì kịp. Những mùa đông ở Huế, mưa dai dẵng và buồn. Có những lúc mưa kéo dài cả mấy tuần lễ, ra đường lúc nào cũng áo mưa lướt thướt. Ngủ thì thôi, lúc nào thức giấc cũng nghe tiếng mưa rơi rả rích trên tàng lá nhãn bên cửa sổ phòng trọ, em và Giao Chi nằm nhớ món bánh xèo nấm mối, món quà của thiên nhiên xứ Quảng quê nhà. Hai đứa đắp chăn và tưởng tượng món bánh xèo bốc khói thơm lừng trước mặt. Em và Giao Chi thân nhau và sở thích cũng giống nhau. Hai đứa rất thích bánh patechaud mua ở Savier, ăn bánh patechaud nóng lang thang trong chiều mưa phùn rả rích ở Huế là thú vui của hai đứa, cũng như ăn chè bắp ở cồn Hến những ngày hè nóng nực. Đang lúc em nghĩ đến Giao Chi thì chị Thu nói:
- Sao Hải Sa không mời Giao Chi đến ăn bánh xèo?
- Hắn đi Sài Gòn thăm chị ruột rồi chị Thu.
Thật ra Giao Chi vẫn đang nghỉ hè ở Đà Nẵng quê nhà. Nhưng em biết Giao Chi không thích anh, vì Giao Chi vẫn có ấn tượng anh có vẻ nghệ sĩ, và cả quá khứ nhiều bồ bịch của anh. Giao Chi sợ em khổ vì tính tình nghệ sĩ phóng đãng của anh. Giao Chi nhiều lần góp ý với em khi em quen anh. Nhưng biết nói thế nào nhỉ, một khi em đã nghe thấy trái tim mình đang chống lại mọi lý lẽ của lý trí. Cũng may là ba mẹ em và chị Thu không biết gì về anh. Có lẽ vì anh ít sống ở quê hương, thời phổ thông và thời đại học anh học ở Sài Gòn. Giao Chi biết anh vì anh là bạn của anh ruột Giao Chi. Những lúc anh ngồi ôm cây đàn guitar hát những bài hát thời tiền chiến - trong đó có bài Bến xuân của Văn Cao mà em vô cùng thích - em nghĩ không có sức mạnh nào tách em ra khỏi anh được - dĩ nhiên, ngoại trừ cái chết. Những lời hát êm đềm ngọt ngào quấn quít:
“ Tới đây mây núi đồi chập chùng, liễu dương hong tóc vàng trong nắng...Gột áo phong sương du khách còn ngập ngừng ngoài bến xuân...”
Giao Chi nhiều lần khuyên em không được, tỏ ra thất vọng. Hắn nhún vai nói một câu giận dỗi:
-Sau nầy mi có khổ đừng có trách tau.
Giao Chi ơi, chắc mi cũng biết câu danh ngôn nổi tiếng: “Trái tim có những lý lẽ mà lý trí không thể nào hiểu được”. Em thầm cảm ơn Blaise Pascal đã nói thay những uẩn khúc trong lòng mình. Em nhớ mãi mùa hè thiên đường ấy. Giữa thời chiến đôi ngày phép cũng khó khăn. Thế mà chúng mình được ở bên nhau đến gần một tháng. Nói thì nghe bất nhẫn, nhưng nếu không có cái lần anh bị thương ấy thì sẽ không có những ngày phép thiên đường. Đêm cuối cùng trước khi lên đường anh dắt em lên sân thượng nhà anh. Đó là một đêm trăng nửa vành,trông giống hệt như chữ Duy tên anh. Em còn nhớ đó là đêm mùng tám âm lịch.Từ trên cao trăng thật sáng, mùi hoa dạ lý hương nồng nàn trong đêm. Tiếng dương cầm nhà ai đang chơi bản Sonat ánh trăng của Beethoven. Cảnh và tình thật hoà hợp. Em tựa đầu vào vai anh lắng nghe âm thanh diệu kỳ ấy và nghĩ giá như thời gian cứ ngưng đọng mãi như lúc nầy. Anh nói;
- Anh không dám nghĩ gì về tương lai, cũng không dám hứa hẹn gì với em cả. Anh có tất cả năm thằng bạn thân lần lượt nhập ngũ trước và sau anh, giờ chỉ còn anh và hai thằng bạn thân nhất. Chú ruột anh là người có vai vế đang vận động cho anh về một binh chủng không trực tiếp ra trận. Bị thương lần nầy có hy vọng anh sẽ được thuyên chuyển. Khi nào về được binh chủng khác mình sẽ tính tiếp nghen Hải Sa. Em cứ học cho giỏi, sang năm ra trường về được nhiệm sở tốt là được rồi.
Em chỉ ậm ừ mà nghe lòng đau nhói. Em cũng hiểu chứ. Cuộc chiến đang vào giai đoạn khốc liệt, tình yêu đi liền với nỗi chết. Em có trách gì anh đâu. Hai tháng sau em được tin anh đã thuyên chuyển sang đơn vị Công binh, phù hợp với chuyên môn của anh hồi học đại học. Em yên tâm hơn nên dành thời gian học thật giỏi để ra trường có nhiệm sở tốt. Tháng hai năm 1975 cuộc chiến rơi vào thời kỳ kết thúc, em đang học ở Huế, anh đang cùng đơn vị đóng quân ở Nha Trang. Hàng ngày thấy từng đoàn người bồng bế nhau lũ lượt từ Quảng Trị chạy vào Huế rồi đi dần vào các tỉnh trong. Đêm đêm đại bác dội về làm rung rinh cửa kính. Nhiều đêm em không ngủ được. Chị Thu và mẹ em kể tháng tư anh chạy về Đà Nẵng tìm em, tính đưa em vào Vũng Tàu đi Mỹ cùng anh và gia đình, nhưng không gặp. Lúc đó em cùng Giao Chi từ Huế chạy vào sau khi trường cho sinh viên nghỉ học lấy chỗ cho người dân từ Quảng Trị tạm thời tá túc. Không gặp em, thời gian cũng không kịp để anh chạy ra Huế, thế là anh cùng gia đình ra đi. Chúng mình mất liên lạc với nhau từ đó.
Em trở về nhà, buồn đến mức chỉ muốn tìm một chỗ vắng nào đó để khóc. Lần nầy thì đúng là xa nhau biền biệt không còn cơ may nào để gặp lại. Số phận thật nghiệt ngã. Hai đứa đã dạt xa nhau hai nửa đầu của trái đất.
Sau 1975, hoà bình lặp lại, gia đình em và chị Loan mong mỏi biết đâu anh Quân còn sống sót sẽ trở về. Ngày tháng qua, bóng anh Quân vẫn biền biệt. Em và Giao Chi trở lại Huế, gặp lại bạn bè. Đứa nào đứa nấy ngơ ngác sau một biến cố nghiêng trời lệch đất của đất nước. Nghe các thầy nói khóa 1975 của bọn em sẽ không thi tốt nghiệp mà cho hợp thức hóa để ra trường. Một phần vì số lượng giáo sư cũng không còn đầy đủ, người chết vì bom đạn, người chạy vào Sài Gòn, người chạy ra nước ngoài…Em nhận nhiệm sở về dạy ở thành phố quê nhà, sống yên phận như định mệnh đã an bày.
Hai mươi năm sau, Hải My – con gái đầu lòng của Hải Sa đi du học Mỹ. Hải My học giỏi nhưng chỉ nhận được một học bỗng 50% của một trường đại học. Hải Sa lo lắm nhưng chị không biết làm thế nào để Hải My bỏ giấc mơ du học. Chồng qua đời, đồng lương giáo viên ít ỏi cùng với những thu nhập từ nghề tay trái cũng không thể nào bù được cho Hải My số tiền còn lại. Hải My hứa với mẹ là sẽ đi làm thêm để mẹ yên lòng. Tuy không được học bỗng toàn phần nhưng Hải My vui lắm. Hải Sa không nỡ bóp chết niềm vui của con nên đành để con đi. Nửa năm sau Hải My báo về cho mẹ tin vui, kết quả học tập của con cao nên có một nhà tài trợ dấu tên nhận cấp học bỗng cho con từ bây giờ cho đến khi ra trường. Hải Sa thở phào nhẹ nhõm, trong lòng cô thầm cảm ơn vị Mạnh Thường Quân giấu mặt. Chị nghĩ mình ăn ở hiền lành nên con được hưởng đức. Chị từng xót xa thương con khi biết trước khi có thêm học bỗng của vị nầy, Hải My phải đi làm bán thời gian tại các nhà hàng. Chị thường ước ao một ngày nào đó chị được gặp vị ân nhân kia để nói một lời cảm ơn tận đáy lòng.
Bốn năm trời trôi qua, ngày Hải My ra trường đã đến. Nhận được giấy mời của nhà trường qua Mỹ dự lễ tốt nghiệp của con, Hải Sa vui và hồi hộp đến mức không ngủ được. Hải My học giỏi nên tuy mới tốt nghiệp đã có một công ty nhận cấp visa cho cô bé ở lại Mỹ làm việc và học tiếp lên cao học. Hải Sa còn vui hơn khi nghe con nói đã khẩn khoản nhờ nhà trường mời được vị ân nhân giấu mặt. giấu tên kia đến dự lễ tốt nghiệp để cô bé nói lời cảm ơn. Trong buổi lễ tốt nghiệp ấy Hải Sa đã gặp lại Duy – người yêu năm xưa – tình yêu đầu đời của chị trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất. Thì ra Duy là người âm thầm giúp đỡ cho Hải My như đã nhấc gánh nặng cuộc đời ra khỏi đôi vai chị. Đáp lại lời cảm ơn nghẹn ngào của Hải Sa, Duy cầm bàn tay người yêu năm xưa thì thầm:
- Hải My cũng như con của anh phải không em, nếu không có cuộc chiến tranh ngày ấy…