Việt Văn Mới
Việt Văn Mới





CON DỐC YÊU THƯƠNG




   C on phố nhỏ tưởng chừng như bình lặng bỗng huyên náo, rộn rã hẵn lên khi có những chiếc quân xa chở các anh lính đang trấn đóng miền xa được xả trại về phố  bay nhảy. Các chiếc xe đỗ lính tại dốc Ngã Ba rạp Diệp Kính, những anh chàng trong bộ quân phục rằn ri vội tỏa đi khắp nơi mang theo những tiếng reo hò hứng khởi.

Huỳnh tách rời đám lính đó, anh chậm rãi tiến về công viên  Quách Thị Trang của thị xã ở gần đó. Một công viên bé nhỏ trồng cỏ “sân banh”, không có tán cây che mát, không có ghế đá nên anh vào một quán cóc cạnh công viên ngồi uống cà phê, chờ cô bé Bồ Đề tan học.

Tiếng trống tan trường rồi cũng vang lên. Đám học sinh vội túa ra cổng. Giữa những tà áo dài của nữ sinh và quần xanh áo trắng của nam sinh, anh vẫn nhận ra cô bé với dáng người nho nhỏ của anh và anh thường thân mật gọi là Nấm. Nhìn thấy anh, cô bé vội vàng đẩy chiếc xe đạp đi tới vừa cười ,vừa nói:

- A, hôm nay có tài rồi. Bữa nay phải chớ tui về nhà đấy nhé.

Nếu người khác sung sướng vì được chở người yêu sau lưng thì Huỳnh ngươc lại  anh méo mặt phải chở cô bé cắc cớ này đi trên một quảng dốc dài. Mọi người qua lại trên con đường Hoàng Diệu(con đường chính của Phố Núi) mỉm cười thấy một anh chàng lính mũ nâu khòm lưng đèo cô  bé xếp tà áo trắng ngồi vắt vẻo phía sau. Cũng may chiếc xe đạp (quà sinh nhật anh tặng cho cô bé) có khung sườn nhẹ bằng nhôm “ dura” và bộ líp số nên anh mới có thể leo lên được con dốc. Đang đi, bỗng cô bé chợt nói:

-Xuống đi bộ thôi anh. Em thử sức khỏe của lính tráng,xem ra sao ấy mà

-Thử gì mà ác vậy.

Nấm cười to và khẻ nhéo yêu vào lưng anh.

Cả hai vừa đi bộ, vừa chuyện trò rôm rả, chẳng mấy chốc đã tới nhà Nấm ở gần cuối con dốc. Vào nhà , cô bé bảo Huỳnh nghỉ ngơi rồi vội chạy ra một cái quán gần nhà, mua cho anh một gói thuốc thơm, một chai bia lạnh để nhâm nhi. Còn cô đi ra sau bếp làm cơm đãi Huỳnh

Vừa hớp ngụm bia, vừa phì phà điếu thuốc, Huỳnh mỉm cười nhớ lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh và Nấm:  Anh vốn quê xứ Quảng, đậu tú tài anh ra Huế học đai học khoa học nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn , anh bỏ dỡ  đời sinh viên ở năm thứ ba và làm giáo sư dạy hợp đồng cho một trường trung học gần quê nhà. Dạy được vài  năm thì anh bị gọi đi lính. Mãn khóa huấn luyện, anh không được về dạy học như các giáo sư khác vì không đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp sư phạm. Tức mình, anh bèn chọn binh chủng mũ nâu- chọn cuộc đời xông pha nơi trận mạc. Đơn vị anh đáo nhậm là môt tiểu đoàn Biệt Đông Quân đóng tại Pleime. Vị tiểu đoàn trưởng (xuất thân Võ bị Đà Lạt ), vốn chuộng những người trí thức nên đưa anh về đại đội chỉ huy của tiểu đoàn ; do đó bớt căng thẳng hơn trong việc đối đầu với kẻ địch.

Pleime vào những năm đầu 70 , mặc dầu là chốt chặn, án ngữ phía tây thị xã Pleiku nhưng tương đối yên ắng nhờ vị Tiểu đoàn trưởng Võ bị Đà Lạt biết nhìn xa trông rộng, bố trí các tiền đồn liên hoàn trấn giữ hợp lý, chặc chẻ nên địch chưa giở trò gì được. Do đó những người lính trấn biên cũng có được những ngày tháng thảnh thơi ; đơn vị anh cũng có một căng tin bán đầy đủ hàng cần thiết cho người lính, ngoài bia rượu, thuốc lá, nhu yếu phẩm… còn có bún, phở,… do bà Hai là vợ của một người lính cùng chung tiểu đoàn đã hy sinh-,phục vụ. Bà cũng là mẹ của  Nấm nên cô nhỏ có nhiều dịp lên tiền đồn thăm mẹ và nơi đây Huỳnh và Nấm gặp nhau. Huỳnh thấy cô bé đang phụ mẹ bán hàng dáng người nho nhỏ, tóc dài trắng xinh nên từ đầu anh đã cảm mến. Còn cô nhỏ thấy Huỳnh vừa có dáng oai nghiêm của một người chỉ huy, vừa có nét nho nhả thư sinh nên trái tim cô rung động ngay lần gặp đầu tiên. Từ đó tình cảm hai người ngày càng sâu đậm, họ thường quấn quít bên nhau; mỗi lần được đi phép, Huỳnh thường về ngôi nhà nhỏ của Nấm ở thị xã Pleiku vừa để thăm vừa để kèm dạy cho cô vốn hụt hẫng kiến thức vì theo ba mẹ đi chinh chiến đó đây. Có lần, anh ra sức giảng bài nhưng thấy cô bé ngơ ngác, không hiểu; bực mình, anh nóng tính theo kiểu nhà binh , ‘cốc” cô bé một cái thật đau khiến cô bé òa khóc vứa chạy vào buồng đóng cửa vừa  nói:

- Đồ lính Biệt Động dã man (?)…đồ dữ như cọp…

Anh sau đó, phải xuống nước, nói lời năn nỉ muốn rớt lưỡi, cô bé mới chịu nguôi cho và bắt đền anh bằng những chầu kem, chầu cà phê cùng nụ hôn nhẹ lên trán…


**

Tình yêu của hai người ngày càng sâu đậm nhưng thành phố này dần mang không khí của chiến tranh đến gần nên những cuộc gặp gỡ giữa Huỳnh và cô bé ngày càng thưa thớt hơn. Nấm chỉ biết gửi gắm  nỗi yêu thương, nỗi nhớ nhung của mình đến Huỳnh bằng những phong thư có ép những cánh hoa Ngọc Lan  mà cô nhặt từ một cây cổ thụ trồng trước chùa Tỉnh Hội ( cũng là chùa xây dựng trường Bồ Đề). Thường kèm theo thư, cô thường gủi những thứ mà Huỳnh ghiền như thuốc lá thơm,rượu whisky…hoặc những thức ăn ngon do cô chế biến (tất cả cô nhờ người tiếp tế thực phẩm hằng ngày trao giùm). Sự quan tâm, lo lắng của cô bé làm anh xúc động vô cùng. Trong thư cô bé còn kể , những lúc vắng vẻ, nhớ anh ;cô thường vào chùa cầu nguyện, mong cho sự bình yên của anh.

Đươc nghỉ hè và vì nhớ thương anh quá; sẵn có xe đơn vị về lấy thực phẩm và có mẹ cùng về mua hàng để bán; Nấm xin mẹ lên Pleime thăm anh. 

Gặp nhau , hai người vui mừng khôn xiết, họ hàn huyên, tâm sự dường như bất tận, nhưng vì thời điểm này , anh bận rộn nhiều công việc nên mỗi ngày họ gần nhau rất ngắn ngủi. Những lúc một mình, Nấm thường thơ thẩn dạo quanh tiền đồn. Cô hơi ngao ngán vì chung quanh nơi này là mảnh đất bị bom đạn trước kia cầy xới đỏ hẩm, hang hốc; lại được bao quanh  bằng những hàng kẻm gai dày đặc, nhà cửa ngoài những doanh trại xây tạm bợ, còn toàn lô-cốt, hầm ngầm trú ẩn được đắp bằng những bao cát; nơi này qua nơi nọ được nối bằng những giao thông hào chằng chịt. Cô bắt gặp khóm mua hay hoa mâm xôi nở thưa thớt trong bụi, bèn hái về cắm trong hầm trú ẩn của Huỳnh để tìm thấy một không gian tươi mát,dễ chịu.

Cũng trong lúc đi dao, cô bắt gặp những anh lính đang đào hào hay giăng thêm kẻm gai, làm việc vất vả dưới cái nắng hè oi bức, cô vôi đi lấy nước cho họ uống. Thấy quần áo rách rưới của một số người lính cô lấy kim chỉ của mẹ  đem vá  vào những lúc  họ nghỉ ngơi buổi trưa. Huỳnh biết được chỉ thầm khen cô bé giầu lòng nhân ái

Cuộc hội ngộ không được bao lâu thì hai người sớm phải  chia ly:

Một đêm địch quân mở đầu chiến dich tấn công bằng những cuộc pháo kích dữ dội vào các tiền đồn Nấm cùng mọi người theo các anh lính, ẩn dưới giao thông hào. Nghe bom đạn gào thét trên bầu trời Nấm vô cùng sợ hãi, cô níu chặt lấy tay Huỳnh, cố bậm môi để khỏi bật khóc, nước mắt ràn rụa. Huỳnh phải rời cô để chạy đi chỉ huy mọi nơi.

Đến gần sáng thì tiếng pháo im dần.Một chiếc thiết giáp đưa mọi người không có nhiệm vụ chiến đấu về thị xã. Khi chia tay, cô bé ôm Huỳnh bật khóc nức nở- cô lo lắng nhiều cho số phận của người yêu. Anh vuốt tóc cô bé, vỗ về an ủi…

                                                    
***

 

33 ngày đêm với những trận chiến vô cùng khốc liêt, Pleime vẫn đứng vững. Huỳnh được may mắn,  nguyên vẹn trở về thăm lại Nấm. Niềm vui trở lại với cô bé  từng thao thức bao đêm dài, khắc khoải nguyện cầu cho anh được bình an về với cô …

           15/6/ 2020