Việt Văn Mới
Việt Văn Mới







LỰA CHỌN



  C uộc sống thời đại văn minh “4.0” người với người hướng tới nhu cầu cao sản sanh ra lớp người “cơ hội vô cảm” voo cảm đến tàn nhẫn với đồng loại cùng tồn tại diễn ra hàng ngày bao điều nghịch cảnh, bao thứ chuyện đời cười ra nước mắt mà xưa kia hiếm thấy.

Giàu và nghèo là khoảng cách giữa người với người trong cùng khuôn viên môi trường mới, quê và phố cứ ồn ào vội vả trôi.

Hắn yêu cái công việc đơn giản mà rất thực dụng cho đời sống “thời đồ đểu” tràn ngập thị trường, tràn luôn vào từng não trạng của người giàu có ma cô mà keo kiệt, giàu vì theo lộ trình thăng tiến “đúng quy trinh” mà xã hội dẫn dắt mánh lới gian tham chứ tài giỏi quái quỷ gì. Đối mặt, có kẻ khinh người quý, hắn thong thả vô tư chẳng toan tính thiệt thua. Như một tài tử đường phố, hắn đạp xe đi đến tận nhà bà con Phố Núi để sữa chữa các vật dụng hư hỏng chỉ lấy 10 ngàn đồng tiền công làm.

Hắn lựa chon nghề đó để tồn tại và cảm thấy rất hạnh phúc. Hắn đi chiếc xe đạp ba bánh phong cách bụi bặm của dân “thích chơi đồ chế”, xe treo lủng lẳng đồ nghề thợ, quái dị chẳng giống thợ chuyên tâm nghề mà giống “thằng ngông lập dị”. Xe đạp mà có dàn nhạc cực mạnh cũng tự tay hắn độ theo phong cách riêng từ những vật dụng gia đình mà người ta bỏ đi. Và cứ thế hắn ra đường lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm của phố mới.

Hắn sinh ra vừa đi lững chững thì cái làng Song Mỹ đã giải phóng, hắn lạc loài bơ vơ mất người thân do chạy loạn. Hắn lớn lên nhờ bà con ở lại làng sau chiến tranh. Tồn tại trên đời hơn ba chục năm, đủ tiêu chuẩn để làm một công dân gốc bản địa chân chất. Rồi nơi đây đổi thay, môi trường sống dịch chuyển miền đất chân quê lên phố thị theo Dự án đầu tư mới, đất và nước có giá với kẻ làm giàu cơ hội quyền thế và người nghèo dù gì cũng chỉ nghèo hơn vì mất cơ hội ngay trên quê minh phải tựu kế sinh nhai.

Hắn làm đủ thứ nghề lương thiện, không sỉ diện bất cứ công việc gì trong khả năng lao động của hắn. Hắn có thể làm thì làm ngay, xong việc chỉ lấy 10 ngàn đồng tiền công, mười ngàn trong lúc thời vật giá này chỉ đủ mua một ổ bánh mì mà hắn chẳng nề hà đến người ta trả cho bao nhiêu, nhiều hay ít tiền so với công hắn cặm cụi sữa lại từng món đồ sắp bỏ ra bãi phế liệu để dùng lại được, giúp bà con Phố Núi tiết kiệm hầu bao mua đồ mới. Có ai hỏi thì hắn nói một câu gọn ơ “Hạnh phúc là có việc để làm, có người để yêu và có đôi điều hy vọng”. Hắn hy vọng cái gì? Hắn đã là ngừơi “mất cơ hội” trên chính mảnh đất bao năm cày xới để phải ra sống bằng cái nghề kiếm ăn dạo trên đường phố hằng ngày. Ai đó xẳng với hắn thì hắn nói “Khen cũng chả giàu thêm mà chê cũng chả nghèo đi”. Thôi kệ , đó là sự lựa chọn sống của hắn.

**

Lão “Hưu đại gia” xuất hiện ở xứ này, lão nổi danh bòn sức lao động người đi làm thuê còn ra vẻ đạo đức thương đồng loại. Người nghèo cực khổ làm lụng cật lực trên chính quê mình mà không cơ hội vươn lên để có cái mà ăn đủ đầy qua tháng ngày mưa lũ. Hưu đại gia xuất hiện làm một ông chủ vừa có quyền vừa có tiền, mỗi lần có việc cần đến người làm Hưu đại gia mở miệng dẻo như cơm nếp “ Tao là tao giúp cho chúng mày có công ăn việc làm, chớ việc tí tẹo làm đâu xứng tiền. Tao thừa tiền thuê kỷ sư cao cấp thời đại 4.0 rồi”.

Lão còn cao ngạo tuyên bố “khi nào nước sông Ông cạn thì tao mới hết tiền”. Sông Ông là nguồn nước tủy điện lơnd nhất Miền Nam khi Lão ấy ở tận đẩu tận đâu có ai biết. Tiền ở đâu ra đối với một quan chức hưu.?. Lúc đương chức trong giới quan quyền Lão ta lắm “cơ hội” làm giàu nhờ vào cái mồm dẻo và làm bất chấp miễn sao tiền cứ phải về tài khoản riêng thì lão xả thân vì tiền không hối tiếc, đó cũng là sự lựa chọn “có gan làm giàu” của loại người tham.

Dòng sông Ông quanh năm chảy miệt mài ôm làng quê Song Mỹ thanh bình đã bị chặn dòng lần thứ 2 thứ 3 bởi hàng chục dự án thủy điện vừa và nhỏ BOT tranh nhau nguồn nước xả của nhà máy thủy điện mà người Nhật đã xây dựng gần thế kỷ qua trên thượng nguồn. Lão Hưu đại gia không phải dân chính gốc xứ này, lão có mặt sau 30 năm so với tuổi của làng. Hưu đại gia trụ lại Phố Núi sau mấy cái nhà máy thủy điện vân hành và để giữ cái dinh thự mang tên đứa con trai đang du học nước ngoài chưa hiểu có hồi hương hay không.

Hưu đại gia ngày ngày sống một thân một mình ở trong khu đất bên bờ sông Ông,trước đây nhà nước trưng dụng làm nông trại nuôi Tơ tằm, sau cổ phần hóa qua mấy tay sang nhượng rồi tới tay lão ta. Thời cuộc từ làng quê lên phố là cơ hội cho một số quan quyền tham nhũng tiền bạc đất đai từ các dự án đầu tư xây dựng, họ có gan ăn và có miệng nói thì lão ta cũng thế chả tử tế gì. Lão cười đời bằng tiếng cười ngạo mạn của kẻ trọc phú, vô cảm với đồng loại là “chuyện thường ngày ở huyện” của một số quan chức cơ hội kiếm tiền bẩn để một mai khi về vườn mà học làm người tử tế mà bản chất chưa hề thay đổi.

Khi lão ấy đã “hạ cánh an toàn” về dinh thự ở như đại gia doanh nhân nhàn hạ. Sau những ngày lao tâm khổ tứ trên quan trường mà lão ấy cố tạo dựng, người dân bản địa biết rõ về “công dân mới” nên gọi lão là “Hưu đại gia” cho tiện phân cấp cao thấp quyền lực ở môi trường nào mà vang dội tiếng tăm. Lão ta giàu lên nơi chốn quan trường hỗn loạn cơ hội đục nước thì gọi “Hưu đại gia” để phân biệt người giàu có Đại gia đương thời, mà họ nhờ kinh doanh sản xuất thành công.

Hưu đại gia nhàn nhã đi đánh cờ trên hè phố, gặp hắn nhiều lần đạp xe, rồi lão ấy chủ động làm quen, chưa biết thủ đoạn tiếp theo của lão ra sao nhưng tất nhiên là sẽ có với cái đầu bẩn như Hưu đại gia này. Lão chủ động mời hắn đến dinh thự với lý do sữa chữa làm vệ sinh mấy cái máy lạnh, lão khen hắn có tầm nhìn xa nhưng thực ra là lão keo kiệt vì tin đồn hắn làm giá rẻ chỉ 10 ngàn đồng tiền công. Lạ gì với loại người như lão, hắn biết rất rõ sự bần tiện keo kiệt bớt xén từng đồng mà việc thì thêm. Thuê người làm công trong khu vườn dinh thự xây cất đã mười năm tồn tại chẳng ai còn xa lạ cái lối giả tạo ấy. Lão hoạch họe chê bai khinh rẻ người làm công mỗi khi trả tiền. Hắn đã biết những điều tai nghe mắt thấy về “Hưu đại gia” này. Hắn không nhận lời cũng không hứa hẹn gì chỉ nói “nếu tui rảnh”.

**

Vừa đến trước cổng dinh thự “Hưu đại gia”, dãy cổng hoành tráng như cổng vào biệt phủ của các quan quyền xây dựng thời văn hóa 4.0, ba lối bảy lớp sơn son giác vàng bóng lóang chữ Tàu cùng linh vật ngoại lai trấn giữ. Hắn dừng xe mở máy nhạc, vặn lớn vôlim bài hát Cát bụi cuộc đời “ Này bạn thân hỡi số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian, này anh và tôi dù sang giàu hay gian khó, mai xa kiếp con người thì cũng đều đôi tay trắng....”. Hắn nằm ngửa tại ghế xe đạp, cái ghế xe hắn chế từ chiếc ghế văn phòng rất sang chảnh, hắn lơ mơ hình dung thái độ hành xử của “Hưu đại gia” trong cuộc chơi lựa chọn sang hèn. Hắn cười thầm.

Đứng trong mở khóa, Hưu đại gia thò đầu hói lưa thưa mấy cọng tóc ra cánh cổng nhìn, lão gào lên như gặp điềm xui. Lào thé lớn bảo hắn tắt máy nhạc vì dị ứng với lời bài hát “trù nhà lão” mà lão đang phải nghe.

-Mày đến làm đồ hay đến trù tao chết hả thằng điên kia?

Hắn làm như chưa nhìn thấy gì, thực ra hắn đã thấy và đã nghe Hưu đại gia la hét còn to hơn công suất vôlim máy nhạc nhưng hắn mặc kệ để lão ấy gào thét trong sự tức bực của kẻ ỷ lại đồng tiền, lão chửi thề để lão nghe cho thỏa mãn cái sự nhìn đời khinh khi của lão. “Địt mẹ chúng mày. Nghèo mà không biết thân phận làm thuê...”, tiếng chửi thề theo kiểu dân miền ngoài mà dân miền trong rất kinh tởm.

Hắn ngồi im trong xe, người hắn vẫn tư thế của kẻ lãng tữ ngủ trên ghế. Bài hát “Cát bụi cuộc đời” cứ nhai đi nhai lại, hết lươt ca sĩ nam rồi đến ca sĩ nữ thi nhau nhồi vào óc “Hưu đại gia” giữa tiết trời đông rét đang gào thét trước cổng nhà mình. Tiếng chửi thề “địt mẹ...” rồi “địt bố chúng mày...” giọng điệu rặt bề trên của người chiến thắng quá ngạo mạn, nếu hắn ...không kiềm được tính nóng nảy của con người thì...

Hắn vẫn im nghe giả vờ không nghe thấy, Hưu đại gia gào mất gần nữa tiếng mà hắn không chịu rời xe trả lời lão. Hưu đại gia bực tức na cái thân hình lùn tịt cố đi lẹ đến sát chỗ cái xe đạp đang inh ỏi âm thanh nhạc “xóc óc” mà lão cho là bị trù. Gào tiếp:

-Địt bố chúng mày...Có làm không thì bảo...Tắt ngay đi cho tao yên.

Hắn cũng giả vờ không nghe, vẫn cứ nằm yên trên ghế xe không thèm quay đầu nhìn. Hưu đại gia dùng tay đập mạnh vào ghế, quát:

-Mày điên à. Tắt máy ngay.

-Gì vậy ông?

-Tao không chịu nổi...Địt mẹ...chúng mày đang điên cả lũ. Cứ đến nhà tao trù.

- Tui không hiểu ông nói gì ạ?

Hưu đại gia nói như lệnh:

-Tao yêu cầu chúng mày đến làm mấy cái đồ dùng bị trục trặc hay mày đến đây trù nhà tao mà mở inh ỏi cái thứ nhạc vô hồn xóc xỉa ngay trước cổng hả? Tắt ngay. Tắt ngay.

Hắn bình tĩnh vặn nhỏ vô lim:

-Nhà ông ở tận trong kia. Đây ở ngoài cổng đường sa dành chung cho tất cả chứ riêng gì của ông. Tui đạp xe mệt nên dừng chân nghỉ xả hơi, mở nhạc nghe để tĩnh tâm chút không được sao. Ông có hiểu âm nhạc không vậy?.

Hưu đại gia... ú.. ớ... quơ tay định bạo lực nhưng bị Hắn nhìn chằm chằm vào mặt chờ đợi... Lão không dám hành động mà chỉ võ mồm chửi thề, nói lăng nhăng như bề trên lệnh cấp dưới phải nghe không thì cắt hợp đồng. Lão nói lia lịa trong cơn tức tối nước bọt tung ra giọng ngọng nghịu cà lăm:

-Thôi thôi...khỏi ...khỏi sữa... Địt ...mẹ...cút...cút ngay.

Miệng quát tay lão quơ tứ tung, Hưu đại gia thất thủ đối khẩu, xua đuổi hắn đi gấp gấp, tiếng lão gào chửi còn to hơn tiếng nhạc máy khiến dân tình qua lại tụ tập xem đông hơn. Hắn vẫn thản nhiên.

-Này ông, chắc ông cũng nghe rõ lời bài hát vừa rồi chớ. Sao ông khinh thường người ta vậy?  Không ít người có chức quyền, vì vài đồng tiền nhơ bẩn, sẳng sàng quay lưng vô cảm với đồng loại...Rồi các người sẽ nhận quả báo nhãn tiền thôi”

Hưu đại gia...mặt tím tái khựng lại khi hắn đáp trả, rồi trạng thái mặt lão đỏ bừng bừng hùng hổ ác khí mà không gào nổi câu nào nữa, cả đời lão chưa đụng đối tượng nào dám ngang bướng trước mặt mình giữa đám đông. Lão lại chửi thề cà lăm:

-Địt ...m...ẹ... chúng... mày ...nà náo n.

Hán nhìn thẳng vào cái bản mặt bừng bừng tức tối của Hưu đại gia đang xanh lại, hắn nói:

-Người làm thuê chủ tâm là phục vụ và kiếm cơm bằng mồ hôi “khen cũng chả giàu thêm mà chê cũng chả nghèo đi”, ông ạ. Ông nghĩ tui đến để sửa đồ cho ông sao?

Lão định nói... là lão đã thuê hắn sửa đồ nhưng lão nghĩ lại vì hắn đã nói ra câu nói mà lão không nghĩ tới. Lão buộc mieeng văn tục chửi tiếp:

-Địt mẹ, nghèo mà dóc. Tao giúp cho có công ăn việc làm...

Chưa dứt câu, Hắn chặn ngay:

-Này ông. Nếu ông là người biết giúp người khác thì ông không đem tiền của xây nhà cao cửa rộng hưởng thụ riêng mình nơi làng quê nghèo này, nhiều người còn vật lộn hàng ngày lội suối qua sông vì miếng cơm manh áo, có người bỏ mạng khi thủy điện xả lủ. Họ đi làm công còn bị bớt xén tiền mồ hôi thì ông đừng mở miệng đạo đức giả nữa. Mỗi câu nói của ông đủ để cho thấy ông là người “nghèo văn hóa”, quen thói hóng hách với người mà ông tưởng “nô lệ” cần tiền bẩn như bọn người thất đức các ông sao. Vì dân nghèo mất cơ hội vươn lên khi các dự án thủy điện phá nát cuộc sống bình yên mà chính ông là thủ phạm tiếp tay cùng những con người chỉ biết lợi ích riêng đó. Tui và bà con ở đây giàu hơn ông ở cái đầu ông nghe thủng chưa? .

Hắn vào ngồi trong xe đạp, chân đặt lên bàn biđan khi thấy bà con tụ tập đông nghịt con đường, sợ bà con vô tội mà trở thành có tội khi tập trung đông người làm mật trật tự giao thông sẽ bị xử phạt. Hắn bảo:

-Bà con mình giải tán thôi. Còn Hưu đại gia kia có nhiều tiền thì đi mua đồ mới mà xài nghe, đợi chết có mang theo được đâu mà keo kiệt.

Hưu đại gia cay cú, mặt tái đi giọng líu lưỡi:

-Mày... dạy kh...ôn tao... . Biến... ngay.

***

Hắn đạp xe đi không quên nhìn thẳng vào mặt “Hưu đại gia” nhổ bãi nước bọt về phía lão. Hắn bấm máy phát nhạc: “ Đời là phù du hãy mến thương nhau...không ganh ghét hận thù, chẳng gian dối lộc lừa... vì kiếp người sẽ vội qua...”

Đời sống thời 4.0 ai cũng có tầm nhìn văn minh, mọi vấn đề được kết nối xâu chuỗi qua thực tiễn hiện tại, khi người lương thiện và người dối trá ở chung một môi trường, nhận diện rõ ràng con người đổi thay và cơ hội của những trọc phú quan quyền. Hắn và “Hưu đại gia” như có duyên nợ nhân quả nơi Phố Núi đang phân chia thân phận con người mà lại níu kéo chạm mặt nhau trong đời sống thực tại.

Cuộc sống vẫn đang trôi đi, mỗi ngày mất thêm một ngày sống, thứ tài sản quý nhất đời người sẽ không bao giờ tìm lại được, mỗi người có một cách lựa chọn khi đang hiện hữu…Hạnh phúc đâu phải có tiền, có quyền.

Hắn thong thả như một nghệ sĩ đường phố, đạp chiếc xe tự chế chả giống ai tiếp tục cuộc sống mà hắn đã chọn. Hắn cảm thấy rất hạnh phúc./.