Việt Văn Mới
Việt Văn Mới







GÓC KHUẤT




   H ắn nằm một đống lèo nhèo trên đám chăn chiếu xác xơ. Nếu như không có con chó, người bạn trung thành của hắn ư ử rên lên bên cạnh thì không ai biết rằng hắn đang hiện diện ở đó. Cũng như mười năm nay hắn sông hay chết trong căn nhà rách nát này chẳng ai để ý làm gì.

Có một dạo người ta nói rằng chính hắn là kẻ phải gánh chịu tất cả mọi nỗi bất hạnh cho dòng họ Phan Long đang giàu lên ở Làng Me. Cũng có người độc miệng cho rằng từ thời cố kỵ mấy đời địa chủ của hắn ác quá nên những oan hồn nhập vào hắn, và ngày ngày những oan hồn ấy mượn cái miệng cơm muối của hắn để nguyền rủa dòng họ Phan Long. Ở làng có kẻ ganh ghét với dòng họ Phan Long được dịp trả thù sướng đến mê người. Trong số đó có Hoàng Lấm.

Hoàng Lấm và cả Toàn (Phan Long Toàn) cùng tuổi, học cùng lớp đến hết cấp 2, cùng yêu một cô gái nhưng gia đình giàu có hơn nên Toàn đã thắng trong đích đến hôn nhân. Hoàng Lấm lên đường nhập ngũ mang theo nỗi khổ thất tình. Cả Toàn cũng lên đường, anh tự hào vì có một khoảng trời để nhớ, để thương, có cô vợ trẻ đẹp nhất vùng.

Chiến tranh kết thúc, Lấm trở về với quân hàm thiếu úy, còn Toàn chỉ mới cấp bậc Thượng sĩ, vì lẽ đó mà số phiếu bầu cấp ủy làng Me dành cho Lấm cao hơn của Toàn. Toàn ức lắm nên rắp tâm quyết chí làm giàu. Rồi Toàn cũng phất lên nhanh chóng bằng mọi mưu mẹo và tài năng. Toàn mở nhà máy xay xát, bỏ vốn buôn trầm. Đêm đêm nhà cả Toàn biến thành khu trung tâm văn hóa .của làng Me một dạo. Chiếc máy nổ chạy ầm ầm thắp sáng mấy bóng đèn, chiếc tivi 21 in là món ăn tinh thần độc nhất của bà con trong xóm... Từ nam phụ, lão ấu ai ai cũng hăm hở đến xem. Nhưng ở làng Me có một người chưa đến đó bao giờ: đó là Hoàng Lấm. Lấm tặc lưỡi cho là rách việc. Với Lấm xem tivi chẳng khoái bằng nghe thằng Vĩnh (Phan Long Vĩnh) chửi. Mặc dù hắn chửỉ ngày nào cũng giống ngày nào. Lấm nhẫn nại ngồi nghe và lẩm nhẩm theo lời câu chửi của cái hình nhân ma ám như đứa trẻ hai năm chưa qua lớp một đọc theo thầy giáo dạy vần.

Mà Phan Long Vĩnh - hắn chửi mới sướng làm sao. Có lẽ vì nỗi đau âm ỉ hơn mười năm nay đã bồi dày trong tiềm thức hắn nên ngày nào cũng được phát ra từ cái miệng nồng nặc hơi rượu:

- Tiên nhân bố nó cái đời tao, một thằng đàn ông chẳng ra đàn ông, để bao nhiêu con mụ đàn bà tránh mặt tao như tránh một loại vi trùng truyền nhiễm. Chúng nó gọi tao là thằng đàn ông điếc giông phụ tình. Còn cái dòng họ Phan Long của tao ư, cũng vứt nốt. Cái mả mẹ nó chứ, dòng họ gì ông bà tổ tông keo kiệt bóp hầu nặn cổ thiên hạ đến cả cái của quý của thằng cháu trai cũng ăn bớt làm cho con cháu dâu thua thiệt phải đi ăn vụng của người. Trời ơi, hỡi trời, đã thế chúng nó còn vác mặt đến nhà tao, xúi tao nhân danh sự cao sang của dòng họ mà xỉ vả, mà đánh đập vợ tao để vợ tao phải... Trời ơi, hỡi trời... hu hu hu... Lúc hắn khóc là lúc giai điệu đó tạm dừng . Vĩnh loạng choạng lê tấm thản xiêu vẹo dẫm lên cái bóng rách rưới của mình tìm về căn nhà đổ nát. Trời tối hẳn. Lúc Vĩnh đổ người lên cái ổ của mình nằm bất động là lúc con chó của hắn bắt đầu rên rỉ. Con chó cũng hiểu được rằng nó đang bị bỏ rơi, cô độc như chủ của nó. Nhưng đem ra so sánh thì chủ nó còn hạnh phúc hơn nó rất nhiều. Khi chủ nó buồn còn có nó để mà tâm sự. Còn khi nó buồn thì ông chủ nó đã im lìm không biết thức hay ngủ. Chết hay sống. Ông chủ mới 43 tuổi đã rệu rã vô hồn. Cũng như nó, tồi tàn, lọm khọm như con chó hoang. Mà nó là chó hoang thật chứ còn gì. Có ai nuôi nó cho ra hồn đâu. Ngày nó bám theo chủ, kiếm được thứ gì trên đường, trên chợ, bất kể thứ gì nuốt được là nuốt, không kể sống hay chín, ngon hay dở.

Con chó và Vĩnh ngày qua tháng lại sống mông lung lảng đãng như hai bóng ma chết chưa đủ tiền nộp để qua cửa âm ti. Hai con ma ấy không ai cần đến ai nhưng lại không rời nhau được. Kẻ này là một "Pan" quá khứ còn lại cho kẻ kia tiếc nuôi - Chó và người không rời xa nhau vì không bỏ qua được một thời của quá khứ vàng son, và vì thế thế gian này vẫn còn trơ ra đó hai con ma đói một chó, một người.

Đêm nay con chó ư ử với sự linh cảm một điều gì đó sẽ xảy ra lành ít dữ nhiều làm nó sởn gai Ốc. Nó lết lại gần ông chủ mong tìm được chút hơi ấm. Nó bỗng giật mình, dỏng tai ngẩng mặt hít hít và nhận ra một thứ hơi quen quen váng vất ở đâu đó. Nó trườn lại từ từ bên ông chủ. Trời ơi! Đây rồi, từ ngực ông chủ toát ra nồng nàn hơi ấm của người đàn bà một thời yêu thương chăm sóc nó. Với nó bây giờ tình cảm của người đàn bà kia giành cho nó như một báu vật tinh thần, nó có bổn phận tôn thờ. Trời ơi bà chủ, con người đáng kính, lẽ ra nó không được rời bà... Con chó đã đên bên Vĩnh từ lúc nào, rên lên hứ hử và để rồi hộc lên một tiếng khủng khiếp.

Con chó tinh khôn, chính nó cũng không hiểu nổi tại sao với cái sức lực cạn kiệt của mình, nó còn có thể làm được một việc phi thường như thế. Toàn thân con vật bắn vọt lên rồi đổ ập xuống bộ ngực lép xẹp của ông chủ. Hai chân cào cào khẩn thiết. Cái mõm sục tìm cái nó muốn tìm: Chiếc áo của bà chủ. Thì ra ông chủ nó lâu nay không như nó tưởng, ông luôn tưởng nhớ đến người vợ tội nghiệp kia. Chỉ có điều ông chủ quá ích kỷ, đã giấu chiếc áo mà thương nhớ một mình.

Ngoạm chiếc áo vội vã như sợ bị dằng trở lại, con chó mau lẹ rời cái ổ của ông chủ như một kẻ vụng trộm, ông chủ vẫn nằm yên không động cựa. Nó tha chiếc áo đến góc nhà trịnh trọng để vào giữa tấm bao trải ổ rồi sung sướng vùi cái mặt buồn rượi vào đó mà mơ màng…

Người đàn bà bất hạnh ấy tên Lan. Chị đẹp có tiếng một vùng. Hai mươi tuổi chị về làm dâu nhà họ Phan Long. Phan Long Vĩnh, chồng chị một người được tiếng thật thà, chịu khó nhất của dòng họ Phan Long. Hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau. Người này bổ sung cho người kia những phần khiếm khuyết. Ồng bà nội vui sướng với hạnh phúc của con và giục chúng mau mau có cháu để nội bế, nội bồng. Nhưng càng trông càng mỏi mòn héo hắt. Hai vợ chồng đã theo ông bà đi hết thầy này thầy khác, không biết bao nhiêu đình chùa miêu mão, ăn chay niệm Phật thâu đêm, thấu ngày cũng không kiếm nổi mụn con. Đến cả khi ông bà theo nhau về với tổ tiên, hai vợ chồng vẫn không làm được cái điều mà họ muốn. Anh chồng gầy còm như cái thân ve, ba mươi tư tuổi mà chậm chạp như là ông lão. Khôn khổ cho anh suốt hơn mười hai năm trời đã dùng mọi cách, mọi kiểu, anh vắt kiệt sức lực của mình để chứng tỏ cho mọi người và cô vợ hiểu thế nào là chức phận của kẻ làm trai và trách nhiệm đối với tổ tiên nòi giống. Nhưng cả ý chí lẫn sự cần cù cũng chẳng giúp gì được cho anh, dần dần anh trở nên bẳn gắt với vợ và cả mọi người. Thế mà Lan vẫn rất thương anh, chị thương cái nết thiệt thà của Vĩnh. Chính anh không muốn cuộc đời chị phải chân lấm tay bùn. Vốn sinh ra từ gia đình nghèo đói, suốt đời tất bật vì miếng ăn, được về sống với Vĩnh chị cho là hạnh phúc lắm rồi, chị không còn ao ước gì hơn.

Những năm đầu gia đình chồng đã đối xử không tốt với chị vì cho răng chị không biết sinh con. Nhưng khi biết Vĩnh vô sinh gia đình chồng mới bớt bất công với chị, nhưng vẫn còn có vẻ hằn học, thế thủ. Riêng chị, dù cho Vĩnh thế nào thì chị phải có bổn phận trung thành với Vĩnh vì anh và dòng họ ấy thua thiệt như thế là quá nhiều. Sự thủy chung của chị may ra làm vơi bớt nỗi đau trong Vĩnh. Nhưng cuộc đời không để chị yên, năm ba môt tuổi nhìn thiên hạ chị mới biết thương cho đời chị. Đến độ tuổi đó chị mới hiểu rằng chỉ có một người đàn ông và một người đàn bà chưa thể gọi là gia đình. Ông bà đã nói "Sinh thành dưỡng dục", cứ nghĩ chị lại thấy lo lo. Cũng đã không ít lần chị bàn với anh cho chị đi cấv nhân tạo hay xin một đứa con nuôi. Vĩnh đã giận dỗi bỏ đi không nói với chị một lời an ủi. Ý muôn có một đứa con luôn âm ỉ trong lòng chị.

Cạnh nhà Lan có một chị tên Xuân xấu gái lỡ thì không lấy được ai, suốt ngày ngồi một cục, ruồi đậu không muốn xua, vậy mà chị ta tươi tắn, vui vẻ hơn khi sinh được một đứa con gái bụ bẩm, dễ thương. Chị ta khuyên Lan nên kiếm một đứa con cho vui cửa, vui nhà và phòng khi trái gió trở trời:

Dại gì em, cứ kiếm một đứa. Anh ấy không có công sinh thì có công dưỡng, bây giờ có thể anh ấy không bằng lòng, đến khi có đứa trẻ bi bô trong nhà là đâu vào đấy hết.

Lời khuyên của chị hàng xóm như đổ dầu vào lửa, nỗi thèm muốn có con trong chị bùng lên, đến mức cầm lòng không được. Thế là với tâm trạng vừa hồi hộp vừa lo sợ, chị đã tìm đến với một gã trai, một cuộc trao đổi gấp gáp bản năng. Một kẻ muôn có con, còn một kẻ muôn thỏa chí tò mò. Cả hai ý muôn bằm vặp ùa vào nhau ào ạt. Rồi mọi chuyện đã xảy ra như ý muôn. Thoạt đầu chị thấy nôn nao khó chịu, chị thèm ăn than, chị lén ăn những nắm than củi. Khi biết mình có thai, chị sợ, sợ lắm. Chồng chị mà biết anh ấy sẽ làm gì với cái thai? Rồi mấy anh em nhà họ Phan Long nữa, trông họ dữ tợn như tượng ông ác đứng trước chùa Linh Tự. Chị sợ đến xanh xám mặt mày, ăn không ngon, ngủ không yên. Chị khóc rồi lặng lẽ đi phá cái hình hài đang kết tụ trong mình. Thế là sự ham muôn của chị đã bị áp lực của sự sợ hãi vo tròn, xé toạc. Cũng may mọi việc êm thấm mọi bề.

Cuộc sống gia đình yên ấm được vài năm. Cái tuổi ba tư nóng như lửa đốt bằng củi cây cầy, rừng rực, đỏ lòe, nổ lép bép. Đứa trẻ "tự kiếm" con người hàng xóm chạy lon ton trên sân làm chị xót xa nhớ cái bào thai chị phá. Rơm rớm nước mắt chị tủi cho cái thân phận của minh. Em khờ khạo quá, gì cho bằng con cái của mình, con bé của chị lơn lớn một chút chị sẽ kiếm thêm đứa nữa. Một thằng con trai cho có chị có em. Khi nói gương mặt người đàn bà không chồng mà có con ấy rạng rỡ, cặp mắt lúng liếng pha chút tự hào. Mà đúng thế thật, đời chị chẳng bằng cuộc đời người đàn bà xấu xí kia. Ai dám nói hạnh phúc hơn ai... Sự đời cay nghiệt quá, không, mình không thể cam chịu như thế này. Chị nghĩ như thế và ý muốn có con lại bập bùng trong đầu chị. Chị náo nức đi tìm người đàn ông ngày nọ. Cái nóng rạo rực của ngọn lửa củi cây cầy bùng lên, nổ lép bép cuốn cái tuổi ba tư phây phây của chị vào cơn lốc tình si. Chị như kẻ khát nước lâu ngày càng hớp càng khát. Càng khát chị càng giận cho bấy lâu nay. Thằng đàn ông khỏe mạnh cục súc, hì hục và chăm chỉ. Gã đem đến cho chị cái cảm giác kỳ lạ, làm chị quên mất trọng trách làm vợ mà bấy lâu nay chị vốn tôn thờ.

Nhưng sự đời tách bạch, sự vụng trộm bị phát giác quả tang. Gã trai kia bị anh em nhà họ Phan Long đón đường đánh cho một trận thừa sống, thiếu chêt phải cắn cỏ xin tha. Còn chị phải theo chồng ra tòa vì lá đơn ly dị do anh em nhà chồng bàn thảo và bắt hai người ký. Trước tòa chị van xin được tha thứ. Chị hứa chi sẽ yêu thương chung thủy với chồng. Chị phạm tội chỉ vì quá muốn có một đứa con. Từ nay chị xin chừa, chị khóc. Anh em cả Toàn giục Vĩnh quyết định nhưng anh đứng như kẻ vô hồn. Tòa xử theo phương sách muôn thủa: Hòa giải và mong anh chồng tha thứ cho vợ để gia đình yên ấm, hạnh phúc.

Từ ngày đó chị tự điều chỉnh mình để sống xứng đáng với chồng. Những tưởng sự phục thân của người vợ, bản tính thật thà của anh chồng sẽ làm cho hai người sớm lấy lại thăng bằng để sống hạnh phúc. Nhưng đùng một cái, gả đàn ông trước đây từng chung đụng với chị bỏ làng ra đi. Trước khi đi hắn để lại một tờ tường trình rất cụ thể cuộc tình của hắn với vợ Phan Long Vĩnh, con dâu của dòng họ Phan Long. Tờ tường trình ấy tự Hoàng Lấm đưa đến tận tay cả Toàn trong một lần họp Chi bộ.

Này thượng sĩ, cậu thông cảm, tờ tường trình này đã được một số anh em trong xã duyệt qua. Cái mặt cơng cơng của Lấm làm cả Toàn tức tím mặt. Anh ta hộc tốc chạy về và cứ thế trút tất cả lên đầu vợ Vĩnh. Các ông anh, bà côi lôi tóc, đè vợ Vĩnh xuống đấm đá, cào cấu, chửi bới... Họ làm việc đó với vẻ quyết liệt để trả thù cho sự phỉ báng dòng tộc tổ tiên. Họ quyết làm cho phơi cái mặt đĩ ra cho mà biết. Trước cuộc đấu quyết liệt ấy anh chồng đứng im như trời trồng. Vĩnh không hiểu đầu cua tai nheo gì cả. Chỉ đến khi mọi lời chửi bới, xúc xiểm quay sang phía mình. Vĩnh mới sực tĩnh xông đên bên vợ đấm đá túi bụi như một kẻ điên. Rồi hắn đuổi chị đi...

Từ đó không ai biết chị đi đâu, ở đâu, sông chết thế nào...?

Hơn mười năm, vẫn còn một con người âm thầm nhớ chị và một con chó bồi hồi nhớ chủ.

Mười giờ trưa ngày hôm sau (sau cái đêm con chó giành lấy chiếc áo của bà chủ) có một người phụ nữ cùng với một đứa trẻ về làng Me. Không ai biêt chị. Chỉ có thảng hoặc một vài người chiếu cái nhìn nghi ngờ lên gương mặt chị. Họ vẫn không nhận ra ai.

Khi hai mẹ con người lạ tìm vào ngôi nhà đổ nát của Vĩnh dân làng Me mới biết lão Vĩnh và con chó của lão bị chết. Người làng Me đồn rằng: Lão Vĩnh chết vì bị ma đè vì trê bộ ngực lép kẹp có hai vết bầm đỏ. Có kẻ thực tế hơn sau một lúc quan sát kết luận lão chết vì căn bệnh gì đó đau đớn lắm. Còn con chó họ cho là nó chết vì ngạt. Đó là lời đồn còn việc tìm một kêt luận chính xác thì chẳng ai muốn mất công làm gì, cả mấy anh em nhà Phan Long Toàn cũng thế. Với họ Vĩnh chỉ là cái bóng ma được đóng khung trong một hình hài rách nát. Hắn chết tức là cái hình hài rách ấy không tồn tại nữa, thê thôi.

Riêng người đàn bà lạ, chị hiểu nguyên nhân hai cái chết theo cách hiểu của mình. Phan Long Vĩnh được chôn cất ngay trong sáng hôm sau. Đám tang lặng lẽ dăm ba người, trên đường đến nơi an nghỉ cuối cùng của kẻ tử, đứa bé lay tay mẹ hỏi:

Má ơi, ba đâu hở má. Sao mình không đến với Ba? Người đàn bà đứng im. Chị khóc...

Trời bầm tím, bóng hai mẹ con người đàn bà sẩm lại. Hoàng Lấm đứng trong góc khuất nhìn ra. Anh không còn giữ được bình tĩnh nữa. Trước nỗi bất hạnh của người đàn bà kia, lòng anh nôn nao buồn và hối hận. Ai đã gây ra nỗi đau này của chị!

Anh muôn làm một việc gì đó. Anh cô kìm nén một làn hơi trội cộm ở cổ nhưng miệng lại buột ra tên cái người mà lâu nay anh không hề và không muốn nhắc tới: Toàn! Phan Long Toàn ./.