N gười đàn ông ngơ ngác đi sâu vào xóm. Cảnh vật khác xưa, thay đổi nhiều quá! nhà cửa đông ken, quán hủ tiếu bà Sáu Ù khi xưa chỗ nào? cây đa to đùng giữa lối giờ không thấy nữa. Càng đi, ông càng sợ lạc, dẫu rằng cái xóm này hơn 30 nãm trước ông đã thuộc như thuộc lòng bàn tay. Duy có một điều ông nhận biết rõ là dẫu những mái tol, vách ván xưa kia biến mất để chen chút những ngôi nhà tường, gác sếp...nhưng những gia đình sống nơi này hầu như vẫn còn nghèo lắm. Cái nghèo rõ mồn một qua nếp ăn ở, sinh hoạt nơi đây: Những con hẽm đầy rác, những chú chó chạy rong, những con người ngồi bên cửa bó gối mặt buồn hiu, những bó dây địên, dây truyền thông lủng là, lủng lẳng như mạng nhện...Tất cả, tất cả vẽ ra một con xóm xanh xao. Như đã mỏi chân, hoa mắt tìm về cảnh cũ. Ông dừng chân hỏi một cậu bé tuổi cở mười lãm đang lững thửng buớc bên đường, vai đeo chiếc cặp vải:
- Này cháu! Cháu có biết nhà Ông Năm Thành ở đâu không ?
Thằng bé tròn xoe mắt, vẫn để nguyên viên kẹo mút trong miệng, lắc đầu, bỏ đi.
Ông bước tiếp, định lòng sẽ hỏi những người lớn tuổi, thế hệ trước chắc sẽ rành hơn. Ði qua mấy cãn nhà mà ít có dịp thấy người. Tới thêm mươi bước có tiếng lao xao. Hai ngýời phụ nữ đang lúi cúi, chăm chú đan những chiếc rổ hoa bằng những cọng lục bình khô. Ông cất tiếng :
- Phiền thím ba cho hỏi nhà ông Nãm thành ở đâu à ?
Người phụ nữ tuổi cở 40 ngước nhìn ông, như biết chẳng phải người quen, họ hàng...cô cúi đầu đan tiếp. Người đã khá cao tuổi nheo nheo mắt nhìn rồi hỏi:
- Năm Thành tuổi cở nhiêu ? Nếu trẻ trẻ khoảng ba mươi mấy thì ông anh đi thẳng. Tới căn nhà có cửa bằng kính...
- Dạ không, ảnh là bạn tui. Tuồi chừng hơn sáu mươi!
Người đàn bà khi nãy buột miệng:
- Í mèn ơi, nó chết rồi!
Bà quay sang người trẻ hơn đang ngó ông ngơ ngác:
- Con Hai, sao bây chưa trả lời?
Chợt nghe chóang váng, thẫn thờ. Ông bừng tỉnh khi có tiếng nói tiếp bên tai:
- Dạ, bác hỏi ba cháu phải không à?
- Bác hỏi ông Năm Thành. Trước kia nhà ở xéo gốc đa, vợ làm cô giáo...
- Dạ, đúng rồi, là ba má cháu.
- Vậy ra… cháu là Hai Thu, bác biết cháu lúc cháu còn nhỏ xíu!
Hai Thu bước ra dẫn người đàn ông vào nhà, rót ly nước mát , giọng nghẹn ngào:
- Bác uống nước. Ba cháu mất lâu rồi bác ơi !
Người khách đến bàn thờ chậm rãi đốt nén hương, chắc chắn không phải vì tuổi già mà vì ông ðang mấp mái môi khấn vái.
Cãn nhà khá tối, ẩm thấp và hình như trống vắng. Như hiểu ý khách Hai Thu phân trần:
- Dạ cháu chưa có gia đình, ở đây một mình .
Ông khách là Tư Khanh, người bạn nối khố của ông Năm Thành. Ông kể về tình bạn thân thiết của ông và Năm Thành cho Hai Thu nghe. Hai người thân hơn ruột thịt.
- Chuyện ba cháu ra sao ? Bác nhớ nhà này đâu giống xưa. Chẳng lẽ ngang đây trước là cây đa?
Hai Thu buồn giọng nói như ở xa xăm, kể cho ông nghe về cha mình, người cha cô hết mực kính yêu, Cha đã thay mẹ nuôi cô quãng thời thơ ấu vì mẹ đã đột ngột qua đời khi cô vừa tròn tuổi. Rồi khi cô lên mười, một buổi tối chạy xe ôm đưa khách cha cô bị tai nạn giao thông. kẻ gây tai nạn bỏ mặc. Ba năm sống đời thực vật, căn nhà xưa thay chủ.
- Bác đã đi qua nhà cũ hơn trăm mét rồi. Bây giờ nó đã xây cất mới to nhất xóm ðó bác....
Lời nói thả đều mà nghe như tiếng thở dài cho một cuộc đời bất hạnh.
- Khi cháu lên ba, Bác đã giã từ cha cháu mà đi xa, đâu ngờ bặt tin ðến nay. Bác giờ đang ở Cali.
Chợt nhìn lên bàn thờ , ông ta há hốc trước bức tượng phù điêu để sát vách thay tấm hình thờ mà có lẽ khi nãy vì xúc ðộng quá trước tin bạn mất mà ông không nhớ ra ,Ông lắp bắp:
- Cháu...cháu...vẫn còn giữ bức tượng phù điêu kia ?
- Dạ, phải. Nó không là vật có giá trị ðể người ta mua nên lúc túng cùng cháu cũng không thể bán mà lo cho cha cháu. Nhưng với cháu là đó là vật vô cùng quý giá vì nó là tượng cha cháu và rất giống cha cháu. Nghèo quá, ðến chết cha cháu cũng không còn giữ lại tấm hình nào.
Ông khách mừng rỡ :
- Vậy là cháu vẫn còn điều may mắn rồi. Bức phù điêu kia do bác tác ra, bác là họa sỹ. Thời đó xã hội chưa ổn định, trộm cướp dần dà nổi lên. Tài sản bà ngoại của cháu để lại cho má cháu là chiếc nhẫn hạt xòan. Ba cháu cho rằng mình bất tài sợ làm tiêu tốn vốn liếng dành cho con, lại sợ trộm cướp nên khi đó nhờ bác nhồi vào mớ thạch cao và khắc bức phù điêu này.
Ông khách vẫn chưa hết phấn khích:
Lúc ấy bác khắc tượng với một xúc động tột cùng. Thương quá người bạn có tình, có nghĩa. Ðây, bên góc tượng có chữ ký của bác… Chiếc nhẫn ấy có thể giúp cháu vượt qua những ngày khốn khó này !
- Tìm chiếc nhẫn... có nghĩa là phải phá vỡ bức tượng ? Hai Thu như vẫn còn ngõ ngác.
- Bác có thể khắc lại bức tượng khác mà.
- Cháu không thể bác à vì ðây là kỷ vật của cha cháu. Cháu không quên trong tìêm thức, cha cháu vẫn nâng niu, ngắm nghía bức tượng này.
Ba năm sau, bây giờ quay về xóm đó. Ông khách già xưa không còn phải đi tìm quanh co mà cứ đến thẳng nhà Hai Thu, một cãn nhà nhỏ, khá tối. Người phụ nữ vẫn ngồi trước cửa đan lục bình để mưu sinh và trên bàn thờ bức tượng phù điêu có chữ ký "Tư Khanh" vẫn còn đó.-./.