Việt Văn Mới
Việt Văn Mới


      
Cape Town tranh của Errol Norbury

BÁC SĨ GABRIELLA


                   (Dựa trên câu chuyện có thật)

C ó chiếc lá nào trong vườn mà không được nghe lời nhắn nhủ của chúa xuân.

Nhưng, mỗi chiếc lá đều mang theo bên mình một linh hồn từ khi mẹ chớm hoài thai. Nên mỗi chiếc lá đã chọn cho mình một cuộc đời hay còn gọi là cái “nghiệp” riêng và mang một tâm tư riêng đúc thành khuôn mẫu cho riêng mình. Có những chiếc lá dáng vẻ ngu ngơ và xem ra rất vô tư với thời gian. Có những chiếc lá xuân vừa đến đã vội đem lòng do dự, lo âu của thu vàng.

Nhưng cũng có những chiếc lá chưa kịp nở bung đã vội vã muốn làm cho xanh đời.

Từ bữa người đàn ông lạ mặt lái chiếc sport mui trần dừng lại ngang cửa nhà Amable, nhìn chăm bẳm vào bà như soi mói rồi làm bộ hỏi thăm tên đường giữa lúc Amable đang nhổ cò dại trong vườn hoa trước nhà, đã trở thành nỗi ám ảnh nghi ngại. Đó là gã đàn ông da ngăm ngăm, mặt xương xẩu, giọng phát âm không chỉnh có ánh mắt tò mò, hết nhìn bà rồi để ý đến số nhà. Chắc chắn không phải là dân địa phương, Amable tin như vậy và đã không kịp đọc bảng số trước khi chiếc xe vọt đi. Người thiếu phụ này cũng chưa định nói chuyện này với chồng, nhưng giác quan mách bảo là bà đã lọt vào tiêu cự của họ. Amable muốn xua đuổi nỗi nghi ngại này đi nhưng sao hai con mắt sâu đen và cặp lông mày thẳng băng của y cứ chập chờn như hai bóng ma nhất là về đêm. Chúng trở nên dữ dằn như ánh mắt của sư tử rình mồi. Điều này thật bất lợi cho thai nhi đã gần tới ngày lâm bồn. Bà liền đem kể cho cô em gái Rethabile, rất gần gũi với bà, nhưng cô em khuyên chị là sẽ có em ở bên đừng sợ.

1. Cape Town, mùa xuân 1970

- Honey, em mong đứa con lần này là con gái mình à, còn mình thì sao ? Bà Chifundo vừa nói vừa nhõng nhẽo với chồng ra mặt.

- Thì hẳn là con gái rồi. Vừa nói chồng bà vừa khẳng định rồi bẹo vào má vợ.

- Mà sao mình biết là con gái, đàn ông các anh chỉ giỏi đoán mò. Miệng nói thế nhưng trong lòng bà vẫn hy vọng lời của chồng là thật.

- Sao lại là mò, em có cho ăn ốc đâu.Lần trước bụng nhọn sanh Michael, lần này bụng tròn là em gái Michael đúng chưa ?

- Bụng nhọn, bụng tròn là sao?

- Trời đất ơi... con trai thì nó quay mặt ra, con gái nó quay mặt vào thì bụng tròn, cá cái gì đi chứ...chồng vừa nói vừa phì cười.

Bà vợ vẫn chưa yên:

-Vậy, tên con sẽ là gì nhỉ ? Em muốn tên nó phải thật là mỹ miều cơ...

-Chu chao, mỹ miều...a...a.thì..thì là Bella Chifundo, chịu chưa?

-Ủa, sao mà anh biết em chọn tên này ? Bà Chifundo vừa nói vừa trợn tròn hai mắt.

Gia đình Chifundo hân hoan sắp sửa mừng đón người con thứ hai sắp chào đời, đó sẽ là một bé gái -có lẽ- nối tiếp đứa con trai đầu lòng, Michael đã năm tuổi, nay sắp có em. Thực ra, Michael chẳng hiểu em gái là thế nào, có gì khác với con trai hay không. Nó háo hức vì sẽ có đứa em đi đá banh với nó thôi, vì suốt ngày nó lủi thủi một mình với quả banh ở ngoài vườn, nên khi nghe mẹ nói nó sẽ có em để cùng chơi thì nó háo hức mong cho mẹ nó đi sanh sơm sớm, nên buổi sáng hôm đó mẹ nó chuyển dạ. Dì Rethabile lăng xăng chuẩn bị đồ cần thiết đưa mẹ nó đi nhà thương Women Hospital, và dặn thằng cháu ở nhà phải ngoan ngày mai sẽ được đi thăm em bé.

Cả tháng trước, hai ông bà thi nhau chọn tên cho con. Bà muốn cho con gái mình cái tên phải rất ư là “ mỹ miều” và dễ thương, nên ông bà đề nghị gọi con là Bella Chifundo. Thế là, dù chưa biết mặt mũi ra sao, trai hay gái ,nhưng họ và tên thì đã được an bài.

Nhớ lại bẩy năm về trước cô Amable Bongani chỉ mới vừa xong trung học thì đã bị tiếng sét ái tình làm cô ngã ngựa vì cho rằng con đường thiên lý trong nhà trường còn dài và mảnh bằng lawyer dù nhìn thấy lấp lánh xa xa nhưng còn khuya mới dựt được, thế là cô bỏ ngựa leo lên xe hoa vì mê mẩn anh chàng đẹp mã, kỹ sư thầu khoán và đổi họ thành bà Chifundo lúc mới vừa tròn hai mươi tuổi. Nói lòng ngay, thì cô mình cũng thuộc hàng “ Chica”, mơ mộng cũng hơi nhiều nên khi gặp được gã đẹp trai dẻo mồm thì tim còn bấn lên lòng dạ đâu mà học với hành. Cưới chưa được tròn năm đã sinh cu tí, Michael. Chờ mãi năm năm sau mới được đứa thứ hai, làm Amable tưởng rằng đã “ tịt ngòi”, nàng vui ra mặt khi nghe chồng đoan chắc nó sẽ là con gái.

Đêm đó, người thiếu phụ chỉ trải qua cơn đau vừa phải, khi cơn đau chưa dứt thì Hola! Bella đã lên tiếng chào mọi người trong phòng. Hai cô đỡ khen là em bé đủ cân lượng khỏe mạnh và nhất là quá xinh đẹp. Khi nhận baby từ tay cô mụ, Amable đặt con trên cánh tay và xem xét đứa bé từ đầu tới chân, bà khoan khoái vì đã sinh con dễ dàng và nó có một birthmark mông bên trái giống hình ngôi sao cánh không đều nhau, loại birthmark này theo lời cô mụ là bithmark vĩnh viễn, bà ôm con và cả hai đi vào giấc ngủ. Lúc này đồng hồ vừa điểm một giờ sáng.

Suốt đêm không biết vì mệt hay vì đã trút được cái bầu mà ngươi thiếu phụ thấy mình trôi lênh đênh như mây trời, làm nàng tỉnh dậy.Trời vẫn còn hơi tối, không rõ mấy giờ, nhưng có lẽ củng gần sáng, tiếng còi xe từ ngoài xa lẻn qua khe cửa vào phòng định hình một buổi sáng ồn ào ráu riết. Amable cảm thấy trong người khỏe mạnh hẳn ra sau giấc ngủ dài. Cái bầu làm bà mỏi mệt mấy tháng trời, giờ này như trút được gánh nặng. Bà nhìn sang, thấy con đang ngủ say mang nét đẹp của một thiên thần. Bà mỉm cười một mình “ không biết nó có giống mình ngày xưa không nhỉ, giả như nó không giống mình thì sao?”. Trong đời Amable vẫn không chừa được, cứ để cho đầu óc vẩn vơ mọc ra những câu hỏi cắc ké như vậy. Nhìn quanh, đây là cái phòng khá lớn chỉ dành cho sản phụ, ngăn ra bằng những bức màn bằng vải hoa. Trời sáng dần, trên mỗi đầu giường nôi của baby đều có một bóng đèn nhỏ trông như những ngôi sao mọc rải rác trên nền trời đêm. Thỉnh thoảng có tiếng ọ ẹ của em bé dường như đang mê ngủ hoặc thức giấc vì đói bụng. Cô y tá có lẽ trực đêm nay, tiến đến trước mặt bà đon đả:

-Good morning, how are you feeling ?

- Good morning, I feel great, thank you

-Mrs Chifundo, time for baby to see the Doctor. Oh..., you are so cute. Baby will be back in ten minutes.

Người y tá vừa nói với thiếu phụ vừa nhanh nhẹn ẵm em bé đưa cho bà mẹ hôn rồi đặt vào cradle không quên chèn nhẹ hai gối êm hai bên, hành động rất là thành thạo. Trong khi chờ đợi, Amable bấm chuông đèn gọi y tá xin đi washroom, nhưng không có ai đến, đành đánh bạo gọi lần thứ hai, mấy phút sau cô y tá đỡ bà hồi đêm xuất hiện hiểu ý là thiếu phụ muốn gì nên hạ rail xuống nhưng khi nhìn vào cradle không thấy baby đâu, cô trở nên hốt hoảng:

-Thưa bà, có ai tới đây trước khi bà gọi tôi không ?

-Thưa có, một y tá vận đồ như cô, đem em bé đi gặp Doctor.

-Giờ này Bác sỹ trực chưa làm việc. Linh tính cho cô hiểu rằng baby đã bị đánh cắp và giờ này đồng bọn chắc chắn đã đưa đi rất xa. Sự kiện này đã từng xẩy ra trước đây, nhưng cảnh sát tìm lại được sau một ngày, vì nhờ có một nhân viên gác cổng đọc được bảng số xe, nhưng lần này... cô y tá hớt hải bấm nút đèn đỏ báo động (vì ban đêm ) trong khi người thiếu phụ khốn khổ hiểu ý nên sinh ra choáng váng mất hết bình tĩnh đã nắm chặt cánh tay cô y tá và ngã sóng xoài ra nền nhà kêu gào thảm thiết như người mất trí. Nhiều nhân viên và y tá đang trực lần lượt có mặt tại unit và trong tích tắc mọi người không cần hỏi nhau đã nhận ra, họ bình tĩnh cố giữ cho người thiếu phụ khỏi cuống lên, liên lạc ngay với gia đình của bà vì sự có mặt của người chồng bên cạnh lúc này là rất cần thiết.

Theo lời cảnh sát trưởng, người được bịnh viện mời đến gặp cha mẹ của nạn nhân để lấy lời khai đi cùng với nhóm chuyên vìên về hình sự thì “gần đây trong lãnh thổ Cape Town xuất hiện một tổ chức gồm nhiều thành phần bất bảo da mầu lẫn da trắng, giả dạng y tá cũng như nhân viên của nhà giữ trẻ chuyên đánh cắp trẻ sơ sinh và babies để đem ra nước ngoài, hoặc đòi tiền chuộc, thường ra là chúng sẽ liên lạc ngay với gia đình nạn nhân trong thời hạn ngắn nhất, sau 24 giờ, nếu gia đình không nhận được thông tin gì của chúng, cảnh sát sẽ vào cuộc. Sở dĩ luật không cho phép chúng tôi can thiệp ngay là vì muốn bảo vệ mạng sống cho nạn nhân.”

Gia đình Chifundo sau khi nghe cảnh sát trưởng giải thích hợp lý, họ chỉ còn đặt hy vọng mong manh vào những kẻ sống ngoài vòng pháp luật trả lại con cho họ. Báo chí địa phương cũng chỉ được đăng tin 24 giờ sau với cùng mục đích như trên mà thôi.

Nhưng rồi, ngày qua ngày, tháng qua tháng bé Bella vẫn bặt vô âm tín. Nội vụ vẫn được cảnh sát coi là nội vụ nóng, tiếp tục điều tra vì người dân muốn cảnh sát, những người lãnh lương của họ phải làm sáng tỏ sự việc, nhất là bằng mọi giá phải quét sạch mọi băng đảng, đưa chúng ra đối diện với pháp luật bằng không họ sẽ tỏ thái độ. Trên thực tế, công việc dọn dẹp làm sạch xã hội không dễ như người ta nghĩ. Các cơ quan công quyền đều biết rõ điều này, là họ không khi nào đầu hàng băng đảng và những tổ chức sống ngoài vòng pháp luật. Họ biết xử dụng nhiều chiêu để thức tỉnh, để không phải dùng đến vũ lực hoặc nhà tù vì xã hội đen thường đông gấp nhiều lần số cảnh sát mà quốc gia có thể cung cấp.

Thời gian cứ hững hờ như nước trôi qua cầu, chuyện dù nóng đến đâu rồi cũng nguội dần rồi cùng trôi vào dĩ vãng và được lớp bụi thời gian trùm lên trên như dải khăn liệm vàng ố cũ mèm...khép lại. Chẳng còn ai nhắc nhở đến thân phận bé Bella khốn nạn bây giờ ra sao nữa, ngoại trừ vết thương lòng vẫn âm ỉ trong trái tim gia đình Chifundo... có thế thôi!

2. Botswana mùa đông 1970.

Trong căn nhà dành cho nhân viên sứ quán của South Africa trên đại lộ Willie Saboni, thủ đô Gaborone, thủ phủ Botswana, bà Minenhle vợ của ông trưởng phòng nhân viên Abara nói với chồng:

-Thưa ông trưởng phòng

-Ủa, bữa nay mình có chuyện gì mà làm ra vẻ quan trọng như thế ?

-Thì chuyện hồi hôm đó, anh quên rồi à, em đã liên lạc được với người trung gian, họ không ra giá vì luật pháp không cho phép, nhưng theo lệ thường người dân Botswana khi tìm được cặp vợ chồng hiếm muộn có lòng tốt muốn nuôi con mình thì họ xin cha mẹ nuôi tặng lại cho họ một số tiền chi phí đã nuôi đứa trẻ từ ngày sinh, và những thủ tục đi lại, giấy tờ tốn kém trả cho phòng luật. Em cũng biết rằng đó chỉ là lấy vải the che mắt thánh mà thôi, chứ có đâu mà tốn kém đến thế để nuôi một đứa con nhỏ mười tháng tuổi.

-Thế người trung gian đòi bao nhiêu?

-40.000 US dollars, em nghĩ là họ biết mình làm trong bộ ngoại giao, nên họ nghĩ là chuột rơi hũ nếp, chứ cái xứ sở này nghèo rớt mồng tơi, mấy ai có nổi số tiền lớn như vậy.

-Thế em có đi điều tra về lý do tại sao mà gia đình họ không muốn tiếp tục nuôi con nữa không. Người ta có luật sư thì em cũng phải có luật sư. Tiền bạc chúng ta có thể đủ khả năng, miễn là đứa trẻ phải hợp pháp, khỏe mạnh, không tật nguyền và ngoại hình đẹp theo ý của em, anh chỉ cần em lưu ý như vậy.

Mẩu đối thoại với chồng đến đây thì chấm dứt. Hai người lấy nhau đã sáu năm, khi cưới Minenhle đã 30 tuổi, chồng 34, bà biết rõ là mình chẳng có gì trục trặc về đường con cái, nhưng cả hai đều là người Công giáo nên an ủi nhau sống cuộc đời “ Cu ki”. Sau ngày tốt nghiệp đại học Quốc Gia Hành Chánh, ngành ngoại giao, ông Abara được bổ nhiệm giữ chức trưởng phòng nhân viên sứ quán ở Botswana đến nay đã được bốn năm. Minenhle giờ này cũng đã 36 tuổi, được kể là quá tuổi sinh con, theo chồng qua xứ người buồn chán chỉ biết đi ra đi vào, nàng nghĩ thèm có đứa con gái nho nhỏ để sáng chiều mẹ con hủ hỉ với nhau. Ý nghĩ này nàng đã đeo đuổi vài năm nay nhưng chưa rõ có nên thực hiện hay không, may quá có người bản xứ giới thiệu nàng nên liên lạc với hội phụ nữ gồm những bà trong cùng hoàn cảnh hiếm muộn nhưng hiện đang có con nuôi để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Sau mấy lần gặp gỡ và làm quen với vài bà cùng tuổi và tốt bụng, Minenhle yên lòng và cho rằng lúc này có thể là thiên thời, địa lợi, nhơn hòa để thực hiện giấc mộng làm mẹ, chỉ duy có một điều mà chỉ người bản xứ họ mới dám làm, nếu nàng muốn có đứa con như ý là có thể, vì theo mấy bà này vẽ đường thì ở xứ này có tiền là có tất cả miễn là kín đáo và sòng phẳng, đó là hai điều kiện cơ bản, mọi chuyện khác đã có bọn luật sư lo liệu cho từ A tới Z. Minenhle chủ tâm sẽ dấu chồng những chi tiết này vì tin họ và bắt đầu đi đêm với nhóm mấy bà kia.

Mọi chuyện xem ra trôi chảy, luật sư sẽ liên lạc giữa hai gia đình và hẹn ngày cho hai bên gặp nhau, sau khi hai bên đã thỏa thuận. Baby sẽ được khám sức khỏe và luật sư làm việc trên toà án theo án lệnh của toà trước khi chuyển giao con cho cha mẹ nuôi.

Bữa nay là ngày cuối tuần đầu tháng bảy, thời tiết đã vào đông. Trời bỗng trở lạnh, Manenhle cùng chồng mời luật sư đi ăn trưa, sau đó cùng đi gặp gia đình baby. Nàng chưa được gặp mặt chỉ thấy hình qua tay luật sư, baby trong hình hết sức là xinh đẹp lúc cười có má lúm đồng tiền làm nàng nôn nóng muố gặp ngay lúc đó. Nhà họ ở cách thành phố hơi xa, nàng đoán có lẽ là nhà quê. Theo ông kể gia đình nghèo đông con không kham nổi nữa, dù rất thương con nhưng cần tiền để mua chiếc xe đò cho ông chồng làm ăn nuôi gia đình.

Ông bà Abara hài lòng với sự tận tâm của luật sư và đẹp ý vì baby xinh đẹp, khoẻ mạnh bụ bẫm không khuyết tật, nên chỉ hai tháng sau giấy tờ đã hoàn tất và hai ông bà trước mặt vị chưởng ấn đại diện cho pháp luật đến lãnh con về.

Ông bà đặt tên cho con là Gabriella vì xinh đẹp và hồn nhiên như thiên thần. Hôm đó có lẽ là ngày hạnh phúc nhất đối với ông bà Abara. Nhưng niềm vui được làm mẹ là điều tuyệt vời nhất, suốt cả tuần lễ Manenhle bận rộn cả ngày về việc đi mua sắm nào là áo quần, tã lót, đồ chơi, sữa và thực phẩm đóng chai cho con,giường chiếu, cradle...nghĩa là không thiếu một món nào, bà làm với tâm hồn vui sướng, nhất là đứa bé không biết lạ, nghe người ta nói vào tuổi này đứa bé đã biết lạ, hay khóc, không theo ai ngoại trừ người mẹ, nên nàng lại càng thương đứa bé hơn.

Nhưng không ai biết được sự thật trong đó là còn có người vui sướng hơn cả Manenhle nhiều. Sau khi bán được đứa trẻ với giá quá cao, người đàn bà trang trải mọi phí khoản cho tổ chức từ người đánh cắp baby, tay môi giới, luật sư làm giấy khai sinh và những thứ lỉnh kỉnh khác là 14.000US dollars,“ Mẹ mìn” đã kiếm được 26.000 US trong 10 tháng trời, số tiền mà một người thất học như bà trong xứ này, phải làm nai lưng ra trong 25 năm !

Cuối đông năm đó, gia đình ông bà Abara, nhận được lệnh của bộ ngoại giao thuyên chuyển về London làm việc trong toà đại sứ ở England. Một cơ may hiếm hoi mà ông thường mơ ước để sau này Gabriella được đi học trong những trường đại học giá trị vào bậc nhất nhì thế giới. Lúc này bé Gabriella đã được một tuổi, đang tập đi và bập bẹ nói, bé là niềm vui tạo nên nhiều tiếng cười cho hai ông bà, nhất là những ngày cuối tuần. Riêng ông Abara, không dám nghĩ là có ngày được sống ở đất Âu châu, nhất là England, sau bốn năm làm việc ở Botswana, quốc gia với nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu.

3. London 1971- 1997.

Gia đình Abara và bé Gabriella đã ở Âu châu trong một thời gian khá lâu, hai mươi bảy năm. Gabriella hôm nay đã trở thành ái nữ của đất kinh thành Luân Đôn cao ráo, tóc vàng óng, da trắng mịn màng, mắt xanh, môi hồng luôn biếu không những nụ cười đôn hậu, phiến lá ôm mộng muốn làm cho cả thế giới xanh tươi. Quãng thời gian mà chính ông Abara cũng không ngờ là có thể đảm đương và hoàn tất công việc khó khăn mà chính phủ đã trao và tin cậy nơi ông. Sở dĩ ông bà cố nán lại làm việc chờ ngày về hưu và đợi chờ con, ngày cô Gabriella tốt nghiệp. Bà Manenhle năm nay đã 62, nhớ lại những năm đầu thập niên 70 chân ướt, chân ráo tới London ngỡ ngàng về giọng nói đầy accent, phong tục và tập quán lạ lẫm. Người qua đường rất dễ phát hiện ra ai không phải là dân bản xứ, họ nhìn mẹ con bà với ánh mắt dò hỏi nghi kỵ và lạnh lùng, những gì bà nghe nói về môt London trước đây đều trái ngược và tự hỏi làm thế nào để gia đình bà có thể hội nhập được với họ. Nhưng chỉ sau mấy năm, khi con gái bà chậm chững tới lớp học, lúc đó bà mới nhận ra thời gian lúc trước là cần thiết, vì Gabriella cần thời gian để hội nhập đầy đủ như một đứa trẻ England.Vì thế con bà đã được đủ điểm để nhận vào Guilford High, là ngôi trường nữ kỳ cựu giá trị vào bậc nhất London, và chỉ mấy năm sau đó ông bà còn vui mừng hơn nữa khi nghe con đã thi đậu vào U C L College of Medicine. Tại ngôi trường danh tiếng này, Gabriella đã một mình dựt luôn hai bằng tiến sĩ Oncologist-Hemathologist vào mùa thi ra trường năm 1996 sau chín năm mệt nhoài.

Ông Abara xin về hưu vì năm nay đã 66 tuổi, và gia đình tính chuyện hồi hương vào năm sau, trong khi con gái ông bà đã về trước và bắt đầu làm việc tại viện Cancer Research Central ở Johannesburg, trung tâm nghiên cưú và điều trị cancer. Gabriella chuyên nghiên cứu về ngành riêng của cô là Leukimia và khu thuộc quyền điều hành của cô với con số bịnh nhân khá đông đảo từ khắp miền Đông Nam Phi về chữa trị ở đây.

Cô cũng khuyên cha mẹ nên về hưu ở vùng này với độ cao 1.500m nên quanh năm mát mẻ mặc dù thuộc vùng bán nhiệt đới. Đời sống phù hợp và đầy đủ cho người cao niên từ các nhà thờ Công giáo (vì đây thuộc tổng giáo phận Johannesburg) tới nhà thương, công viên,chợ búa, hàng quán, hotels, phương tiện di chuyển công cộng và nhất là muốn được sống bên cạnh cha mẹ, người đã hy sinh cho cô ăn học và dồn hết tình thương cho cô.

4. Panorama Oncology Centre- Cancer care Cape Town. Mùa thu 1998

Cape Town, thủ đô Lập pháp của South Africa State, miền đất tượng trưng cho thiên đàng của những người di dân trên khắp thế giới, với sức chứa 64 phần trăm tổng dân số của toàn quốc sống ở Cape Town. Tên của trung tâm Panorama Oncology Centre đã phản ảnh đúng nghĩa với toàn cảnh bao la của thành phố biển và khả năng tiếp nhận con số lớn bịnh nhân ung thư cho toàn vùng.

Tháng tư năm 1998 người ta mang đến trung tâm một phụ nữ địa phương tuổi độ 55, sau khi được hội đồng y khoa khám nghiệm và thử máu, bà lập tức được nhập viện, kết quả chính xác cho biết bà bị Acute Myeloid Leukimia (AML)và theo lời khai của gia đình, bịnh nhân đã bị MDS trước đó một năm, nhưng có thể bà đã không được chữa trị đúng mức nên từ MDS biến chứng dẫn tới AML. Mấy tháng trước, bác sĩ gia đình căn cứ trên lời khai chỉ cho bà uống thuốc để hạ cơn sốt hoặc thuốc ngưng chảy máu mũi về đêm. Khuyên mở máy hơi nước trong phòng ngủ, nhưng không thấy bớt. Đến sau, thêm nhiều triệu chứng khác xuất hiện như khó thở, đau xương, mệt mỏi, lúc đó bác sĩ mới giới thiệu gia đình đưa bà đi khám tại trung ung thư quốc gia. Khi nghe tin mình đang bị cancer máu phá hoại, bà như chết lịm đi, không riêng gi, mà cả mọi người chồng con và anh chị em đều sửng sốt vì bà vốn khỏe mạnh ăn uống điều độ, kỹ lưỡng thể dục bơi lội mỗi ngày. Mọi người sau khi gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa để nghe chương trình điều trị, phải trải qua nhiều giai đoạn. Bịnh nhân có thể được cứu sống không nên bi quan, bà có thể xuất viện và trở lại định kỳ theo chế độ Out patient (OPD).

Đang trong thời gian bà được chữa trị ban đầu bằng chemotherapy, bác sĩ chuyên khoa đã khuyên gia đình nên bắt đầu đi tìm math để sau khi pháp liệu chemo được ngưng lại bịnh nhân nếu may mắn gặp được vị ân nhân nào hiến tặng match of bone marrow thì cơ hội được cứu sống sẽ cao hơn.

Nam Phi là vùng đất rất thần tiên để hưởng thụ cuộc sống, nhưng cũng là nơi có những nhóm thiểu số thuộc nhóm máu hiếm, nên việc đi tìm math lắm khi trở nên trớ trêu cho bịnh nhân và vì chờ đợi quá lâu, bịnh nhân đành phải đầu hàng số mệnh. Tiếc thay, người bịnh nhân này lại thuộc loại máu hiếm Bombay Oh negatif, thầy thuốc biết đó là nhóm máu hiếm, rất hiếm, nhưng vẫn khuyên bịnh nhân không nên thất vọng, bằng mọi giá sẽ đem lại tin vui không ngờ.

Mọi phương tiện truyền thông khả thi đã được gia đình tận dụng trong những tháng vừa qua nhưng không nhận được hồi âm, không mang lại kết quả nào kể cả việc đăng báo hằng ngày trên tờ Cape Time và tuần báo Evening Star. Sức khỏe của bà hao mòn đi nhiều vì sự tàn phá của phản ứng phụ chimotherapy, ăn uống rất kém vì đắng miệng, khô nước bọt nên sinh ra lở miệng. Lúc này mỗi lần đi tới trung tâm phải có người dìu hoặc xe lăn, nếu không có bone marrow transplant, thời gian sống sót chỉ còn lại năm tháng cuối cùng.

Chiều nay, bác sĩ Gabriella Abara rời unit sau một ngày làm việc dài thời gian, back park trên vai đi ra xe với quyển báo Evening Star mới mua cầm trên tay. Cô mới đọc lướt qua một tin cậy đăng đã bốn tháng ròng rã của người chồng của một bịnh nhân cancer máu loại hiếm hiện đang điều trị tại trung tâm Panorama Oncology, cách xa đây 1400 cây số, đang đi tìm ân nhân nào cùng loại máu Bombay Oh negatif để xin bone marrow cứu mạng sống cho vợ mình, vừa lái xe cô vừa đắn đo suy nghĩ:

“Bốn tháng chờ đợi cộng thêm năm tháng chemo, xạ trị,thời gian còn lại không còn là bao, mình phải làm sao bây giờ cho kịp... được kể như đã trễ rồi... thôi thì như vầy, ngày mai đi gặp bác sĩ giám đốc trung tâm xin di chuyển bịnh nhân về đây bằng đường bay, nếu người chồng thuận đưa vợ về với những tốn kém chưa rõ”.

Chưa kịp đặt back park xuống, mẹ cô đã hỏi dồn:

“Bữa nay dường như con gặp chuyện gì bận lòng phải không, nét mặt con đầy vẻ tư lự.”

Biết mẹ là người luôn quan tâm tới mình, nàng cười tươi cho mẹ an lòng:

“Cám ơn mẹ,điều làm con băn khoăn hôm nay là đã bốn tháng qua, con không được để mắt vào báo chí hằng ngày, nên đánh mất cơ hội cứu sống cho một bịnh nhân cancer có lẽ sẽ chết oan uổng vì không tìm được match.”

“Vậy giả sử như con biết sớm hơn thì con cứu họ bằng cách nào, bộ con match với họ sao?”

“Dạ thưa mẹ đúng vậy, chính cha mẹ đã cứu đời con, mà con thì chưa cứu được ai, nếu như họ có mặt tại thành phố này ngay nay mai có lẽ chưa trễ, con nhất quyết cứu họ bằng khả năng có thể của con.”

Nghe con gái trả lời đầy tự tin, khôn ngoan và đầy lòng bác ái, bà chỉ biết âu yếm ôm lấy con và hôn lên trán nó thay cho sự tán đồng của mình. Đêm hôm đó bà đã kể lại cho chồng nghe về ý nghĩ cao thượng của con. Ông ra chiều suy nghĩ và hài lòng về đức bác ái hiếm có của con mình. Gabriella, nàng đã làm một chọn lựa sáng suốt để không bị hổ thẹn với chính mình và yên lòng đi vào giấc ngủ.

Mọi công việc hòng để cứu mạng sống cho bịnh nhân từ Cape Town do Gabriella hoạch định đệ trình lên bác sĩ giám đốc, vài ngày sau đã được chuẩn y và trung tâm đã liên lạc với bịnh viện Panorama Oncology, sau khi gia đình bịnh nhân bằng lòng đài thọ mọi tốn phí di chuyển, thuốc men và thời gian chữa trị. Sau khi nghe biết bên trung tâm nghiên cứu và trị liệu cancer trên Johannesburg đã tìm được vị ân nhân hiến tặng match, hy vọng sống còn lại bừng sáng lên trong lòng gia đình bà. Trước giờ lên đường đi Johannesburg, Hội đồng y khoa không quên gởi lời cầu chúc bà gặp may và mau lành bịnh.

Sau khi đón chào bịnh nhân mới, Bác sĩ Gabriella quyết định đưa bà về khu trị liệu leukimia trên lầu 4 gần phòng làm việc của nàng và xin phép ở lại trực đêm đó, coi toàn bộ hồ sơ bịnh lý trước và sau thời gian xạ trị, đồng thời tình trạng sức khỏe trồi sụt, sự xuống ký của cơ thể gây ra bởi radiation trong suốt thời gian qua của bịnh nhân để sáng hôm sau trình bày trước hội đồng y khoa về phương án pháp y trị liệu.

Gabriella chạy đua với thời gian và chạy đua với tử thần. Làm cách nào để dành lại sự sống trong tay thần chết. Nàng nóng lòng chờ kết quả của MRI, một phát minh mới nhất trong lãnh vực y khoa hiện đại, máy đặt mua từ England,có khả năng đọc được mọi triều chứng căn bịnh trong cơ thể của bịnh nhân và định vị trí của cancer cho phép y sĩ lập phương án chữa trị chính xác để đạt tới kết quả nhanh nhất mà không phải hoài nghi, cân nhắc.

May mắn cho bịnh nhân của nàng, kết quả cho biết AML chưa phát tán qua những cơ quan khác của cơ thể, nên việc đầu tiên là nàng cô lập tế bào cancer và tiếp theo là bone marrow transplant. Mấy ngày nay nàng làm việc không ngưng nghỉ để cố gắng dành lại sự sống cho bịnh nhân và cũng là cơ hội vận dụng mọi tài năng ơn trên ban riêng cho nàng, Oncology, một ngành y học nổi tiếng với quá nhiều thách đố mà khi đối diện, nhiều đấng nam nhi cũng đã bỏ cuộc trên ghế nhà trường.

Gia đình bịnh nhân đã được mời đến trung tâm để tham khảo với bác sĩ chuyên khoa về phương án chuyền bone marrow vào mạch máu qua đường iv, ký giấy uỷ quyền ( consent form ), và được nghe giải thích về căn bịnh có thể relapse nhiều lần, nên bịnh nhân và gia đình cần phải kiên nhẫn, bình tĩnh lưu lại tại địa phương trong một thời gian dài cả năm trời là điều có thể và cần thiết. Đối với bịnh nhân khi nghe xong lời giải thích đã mừng hớn hở, nhìn cô bác sĩ chuyên khoa sắp dùng chính bone marrow của cô làm match để cứu mạng sống của mình như nhìn vị cứu tinh, vì vậy chồng bà đã thay mặt gia đình cám ơn sự hy sinh của cô mà lời nói không đủ ngôn từ để diễn tả, nói chi đến thời gian và sự tốn kém thực sự chẳng có giá trị gì trong lúc này.

Tin mừng này có mãnh lực như một phép mầu, bầu trời mịt mù đen xám bao phủ trên mọi người trong gia đình bà đã nhiều tháng qua, nay bỗng được tia sáng hy vọng xua đuổi đi, bà đã cảm thấy niềm vui mà chính bà đã đánh mất,ăn ngon miệng hơn lấy lại sức lực để sẵn sàng tiếp nhận bone marrow transplant. Ngày quan trọng đã đến, lần này bà nhập viện với tâm hồn mừng vui và khuôn mặt tươi sáng, sáng nay bên cạnh transplant team trong phòng OR, chính tay bác sĩ chuyên khoa Gabriella thực hiện việc truyền iv bone marrow vào mạch máu cho bịnh nhân. Những ca như hôm nay không phải là hiếm ở trung tâm này, nhưng đây là lần đầu tiên mà vị y sĩ quá trẻ đã tự mình hiến match cho bịnh nhân với loại máu hiếm thì chưa có bao giờ.

Gabriella nhìn đồng hồ 2giờ 30 chiều, cô bỏ ghế đứng lên trở lại phòng hồi sinh ( RR ) thấy bịnh nhân đã tỉnh, cô nở nụ cười viên mãn thật tươi để làm cho bịnh nhân hiểu và tin tưởng vào liệu pháp sáng nay. Khi vừa nhìn thấy cô, bà đã không ngăn được hai hàng nước mắt tràn ra trên khuôn mặt gầy gò chẩy xuống gối, cô vội nắm lấy bàn tay gầy guộc để truyền can đảm và hơi ấm sang cho bịnh nhân và gật đầu tỏ cho bà biết việc làm của cô sáng nay dành cho bà đã hoàn tất tốt đẹp.

Bịnh nhân được bác sĩ lưu lại trong bịnh viện đến nay đã đầy tuần, được theo dõi mỗi ngày, Gabriella nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt, bone marrow transplant đang tạo ra những tế bào hồng huyết cầu mới khỏe mạnh trong huyết quản, đôi ba phản ứng phụ có mặt nhưng bịnh nhân không nhận ra vì rất nhỏ, cô cho rằng đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể không làm trở ngại cho chức năng của bone marrow. Bịnh nhân cho biết bà cảm nhận được sự phục hồi của cơ thể, nhiệt độ đã tái lập bình thường, đã tự di chuyển một mình, như tự làm lấy vệ sinh cá nhân, cầm muỗng nĩa để tự ăn một mình, triệu chứng khó thở cũng đã bớt nhiều và hôm sau, sau giờ tái khám, bà đã xin với vị ân nhân của mình cho xuất viện để đỡ mỏi mệt cho cô, Gabriella đồng ý cho bà xuất viện và theo lịch trình tái khám hằng tuần.

5. Johannesburg, xuân 1999.

Nguyên cả mùa đông, bịnh nhân đã trốn được những tháng ngày lạnh lẽo giá buốt ở Cape Town mà mỗi khi đi ra ngoài phải mặc mãi vẫn chưa đủ ấm vì những cơn gío lạnh ghê hồn từ Nam cực rót vào đất liền, năm nay ông đưa vợ về đây chữa bịnh, nhận ra Johannesburg mùa đông quá lý tưởng, chỉ cần áo len là đã đủ ấm vì thế từ khi chức năng cơ thể của vợ bắt đầu hồi phục, hai người thường đi bộ dài giờ trong công viên mà không thấy mệt mỏi. Tính đến nay sau ngày bone marrow transplant đã được năm tháng rưỡi, chỉ còn đợi hai lần tái khám và một lần làm Molecular Testing sau cùng, nên hai người có quyền hy vọng mặc dù vẫn còn những rủi ro đâu đó.

Trước ngày làm Cytogenetic and Molecular testing, bà phải trở lại trung tâm để sáng hôm sau sẵn sàng làm test, đây là test rất quan trọng đối với những bịnh nhân thuộc dạng AML, kết quả của test quyết định sự may rủi của bịnh nhân không xa hơn nhau một gang tay, kết quả sẽ chia một lằn ranh rõ rệt giữa hai bên bờ của sự sống bên này và thuộc về thần chết của vực thẳm bờ bên kia.

Bởi vậy suốt đêm bà không cách nào chợp mắt được. Sáng ngày đi transplan vui vẻ bao nhiêu thì đêm nay bà lo lắng bấy nhiêu. Một cảm giác đối nghịch và mâu thuẫn quấy rối bà suốt đêm. Một đàng mong cho mau sáng để biết rõ tương lai an bài ra sao. Bên kia, bà mong cho đêm dài ra vô tận đề khỏi phải đối mặt với sự thật bẽ bàng do testing phơi bày ra, nếu giả sử kết quả là ...bà không dám nghĩ nữa. Trái đất trong lòng bà sẽ hoàn toàn xụp đổ và có thể bà sẽ chết trước khi trở về Cape Town! Ý nghĩ tiêu cực này Dr. Gabriella đã đọc được trên khóe mắt của bà hồi chiều qua lúc nhập viện và sáng nay, nhưng cô giữ thái độ bình tĩnh để bà không đoán được điều may hay rủi đang chờ đợi, cho đến khi cô đặt bà vào giấc ngủ. Lúc đưa bà vào phòng, cô đã hiểu được tâm lý người bịnh không ai muốn chết trong khi tuổi đời còn nhiều cơ hội để thực hiện những giấc mơ chưa tròn, nhưng ngay sau khi theo dõi chức năng hiện hành của Nhiễm sắc chất (Chromosome ) và genes sau một thời gian được hồi phục nhờ các hạt máu đỏ mới khỏe mạnh thay thế cho những tế bào bịnh đã chết, cô nhận ra chúng làm việc cách hoàn hảo, cho biết khả năng AML relapse là rất thấp nhưng chưa phải là tuyệt đối.

Trước khi bịnh nhân tỉnh dậy, cô đã thu thập tài liệu thành một hồ sơ dầy , để khi gia đình đến đón bà, cô sẽ mời họ cùng ngồi lại ít phút để cô nói chuyện và để gia đình đặt câu hỏi.

Chiều nay, một buổi chiều mùa xuân đẹp như bức tranh thủy mạc, bầu trời xanh lơ, không khí trong lành ấm áp, hoa anh đào chỉ mới đơm nụ rung rinh như nũng nịu với ánh nắng mặt trời trong trẻo như pha lê, tạo cho lòng người đầy khoan khoái. Trong số những người hiện diện nơi thành phố này trong buổi chiều xuân hôm nay, có một đôi vợ chồng đã qua tuổi hồi xuân nhưng trong tâm hồn họ vừa nhận được phúc lộc và cả thọ nữa, hơn một năm qua, đời của họ như bị chìm trong bóng tối, tâm can họ nát bời như tương, thần kinh căng thẳng như dây đàn. Nhưng buổi chiều nay chúa xuân không lãng quên họ, sau sáu tháng thuyên chuyển về từ nơi xa xôi, người đàn bà đáng thương ấy đã gặp được quý nhân, người đã vận dụng hết tài năng nghề nghiệp để dành dựt sự sống cho bà từ trong tầm tay của thần chết, và chỉ vừa đúng hai giờ đồng hồ trước đây, bà đã được nghe trực tiếp bằng chính tai của bà lời tuyên bố của vị lương y: Bà được kể là đã hết bịnh, cơ thể đang bình phục .

Gabriella quyết định lấy hai tuần holiday vừa để nghỉ ngơi vừa đưa cha mẹ đi tham quan cảnh mùa xuân vì từ ngày trở về từ London, đi làm cô chưa lấy phép và những ngày cuối tuần cô vẫn phải làm việc mài miệt mặc dù không tới bịnh viện vì đây là một việc làm liên tục với đầy dẫy những thách thức ngày cũng như đêm. Trưa nay nàng vừa nhận được một thiệp mời chưa kịp đọc nhưng nàng hiểu người mời thuộc giới thượng lưu. Mở ra mới hay đó là yến tiệc do gia đình ông bà Chifundo, mà bà vợ chính là bịnh nhân của nàng khoản đãi để mừng ngày bà bình phục và để trả ơn hội đồng y khoa của trung tâm Cancer Research Central, bác sĩ Gabriella vị ân nhân nặng tình, nặng nghĩa cùng với thân phụ, thân mẫu cô và những giới chức có địa vị trong vùng cũng như ở Cape Town tại nhà hàng Pigalle Restaurant.

Cuối tuần thành phố Joahnnesburg trong mùa xuân đón nhận nhiều du khách từ thập phương tới đây để thưởng thức cảnh đẹp nắng ấm , hoa đào và nhất là đặc sản của điạ phương có một không hai do những đầu bếp điêu luyện của vùng Nam Phi. Nhà hàng Pigalle nằm về hướng đông bắc của thành phố trên lưng chừng đồi ngó ra biển là khu vực sang trọng dành cho giới thượng lưu. Nơi đây chỉ toàn là biệt thự ẩn sau những vườn cây ăn trái quanh năm gío biển trong lành như đã được thiên nhiên gạn lọc truớc khi thổi vào đất liền. Đây là dịp tốt nhất Gabriella muốn mời cha mẹ nàng và ông bà Chifundo cùng đi thưởng thức những thực đơn nổi tiếng ở đây như Shisanyama, Chakalaka ăn với atchar, hoặc Mieliepaps và những món tráng miệng không đâu có như Malktert, Malva puding rồi đi thăm viếng những di tích lịch sử, và những cánh đồng tràn ngập hoa thiên nhiên dưới chân núi Goteng trong rặng Magatierberg. Nhắc tới nhà hàng Pigalle, là nhắc đến những thực đơn đậm đà hương vị của đầu bếpTây Ban Nha như thịt trùu hầm vang trắng và đồ biển đậm đà hương vị của Monaco, Gabriella đã phải tốn nhiều thì giờ để chuẩn bị cho cha mẹ, chẳng khác nào như đi dự yến tiệc của bộ Ngoại giao mà cha mẹ nàng thường được mời khi còn làm việc ở London ngày trước. Chiều nay thành phố chắc chắn sẽ kẹt xe vì lưu lượng người ta đi ăn ngoài quá đông, nên nàng mời cha mẹ đi thật sớm nhân tiện ghé thăm một vài địa danh đều nằm bên kia cầu Nelson Mandela như Nelson Mandela Square và Catheral of Christ The King cùng nằm trên đường về hướng nhà hàng Pigalle.

Cha mẹ và Gabriella được mời vào ngồi chung nơi bàn danh dự cùng với các thân hào nhân sĩ và ông bà Chifundo, nhìn lướt qua một vòng nàng nhận ra một số Bác sĩ trong trung tâm cũng được ngồi bàn dành riêng, nàng cảm phục ban tổ chức đã biết xếp đặt khách mời tùy theo chức vị một cách rất khéo léo theo nghi thức ngoại giao. Ông Chifundo, sau lời tuyên bố lý do, giới thiệu các quan khách sau đó mới đến phần giới thiệu vị ân nhân, ông đã xin phép các quan khách cho phép ông được dài dòng về những ngày tháng vợ ông trông chờ match trong tuyệt vọng, nhưng một tia hy vọng đã xuất hiện cuối đường hầm và vị ân nhân với lòng nhân từ bao dung, đã hiến tặng bone marrow của cô và cũng chính cô đã thực hiện ca bone marrow transplant cho vợ ông và hôm nay sau sáu tháng vất vả với bàn tay khéo léo trong nghề nghiệp đã dành lại được mạng sống cho bịnh nhân, vị ân nhân đó đang hiện diện giữa chúng ta, Dr. Gabriella Abara. Bác sĩ Gabriella đứng lên trước mặt gần 500 quan khách đang đổ dồn vào nàng, rất nhiều người hỏi nhau, bác sĩ nào vậy và tràng pháo tay nổ ran vang dậy. Mọi quan khách dù chưa bắt đầu mở champage nhưng lòng mọi người đã chan chứa niềm vui vì việc làm đầy bác ái của một cô lương y còn rất trẻ.

Trước khi sang phần hai của bữa yến tiệc là phần ca nhạc giúp vui và khiêu vũ, bà Chifundo ra trước máy vi âm để chính mình ngỏ lời cám ơn, người đã ban tặng lại sự sống cho bà, theo bà trong trường hợp này bà không có đủ ngôn từ chính xác để diễn tả lòng biết ơn, nên bà xin vị ân nhân vui lòng nhận món quà nhỏ mọn nói thay cho ngôn từ vụng về của bà. Sau đó bà mời toàn thể quan khách nhìn lên sân khấu, chờ cho màn từ từ mở ra và một tiếng Ồ thật lớn đã vuột ra khỏi cửa miệng của mọi người, đó là chiếc sport Lamborgini Diablo mầu hoa phượng, đời 1999, trị giá 286.300 USD. Nhiều vị có mặt hôm đó thấy món quà quả là xứng đáng với tấm lòng cao thượng của cô và hãnh diện vì đã được mời để cùng chung niềm vui hiếm hoi đáng ghi nhớ trong đời.

-Em, đang suy nghĩ gì vậy, một chiếc Lamborgini cho tụi mình chứ?

Biết là ông chồng đang trêu mình, bà Chifundo véo vào cánh tay ông:

-Điều em suy nghĩ có lẽ cũng là điều hai người mình vẫn hằng thao thức với vết thương không bao giờ lành...Biết vợ lại sắp khóc đến nơi, nên ông đổi đề tài:

- Đi lâu đói rồi, hay là mình ghé vào tiệm nào đó thưởng thức vài món địa phương xem sao.

Trong lúc chờ đợi người hầu bàn mang trà ra, bà gợi lại chuyện hôi nãy:

-Anh có để ý là cô Gabriella có những điểm giống em không, lần đầu tiên em gặp, cái trực giác của đàn bà cho em nhận ra những điểm rất giống với em, từ khuôn mặt môi và miệng giọng nói trong trẻo và cao, ngoại trừ cách phát âm theo giọng Ăng-Lê, cũng đồng tiền bên má trái, mũi hơi nhọn giống anh, nghĩa là có nhiều điểm tương đồng giống hai người. Ngoài ra trong bữa tiệc, em được ngồi đối diện với hai ông bà và em nhận ra cô không có điểm nào giống cha hoặc mẹ. Em quyết định còn ở lại đây thêm vài tuần lễ nữa để mời gia đình họ đi dự một buổi picnic ngoài trời hy vọng họ nhận lời. Ông vốn bản tính thích trầm ngâm, nên khi nghe vợ đề cập về chuyện này, ông chiều ý để bà tự thu xếp và tìm hiểu theo tính hiếu kỳ của phái nữ thường hay làm.

Sau vài ngày đắn đo, bà Chifundo thay vì viết thiệp mời gởi trực tiếp cho gia đình cô, bà gọi điện thoại xin gặp cô Gabrielle tại bịnh viện với một bó hoa lớn gởi tặng cho cha mẹ cô. Quả nhiên việc làm đơn giản này lại đẹp ý vị ân nhân của bà và xin cô tự chọn địa điểm đi trại vì cô rành hơn.

Hôm nay sáng thứ bảy, đẹp trời người ta tấp nập đua nhau bỏ phố lên rừng nên tại các công viên, là chỗ tụ họp đông đảo hơn cả. Như đã dự liệu trước, cô Gabriella đã nhờ bạn xí cho một chỗ lý tưởng thích hợp cho các vị cao niên. Sau đó cô mời cha mẹ lên chiếc xe mới tặng ghé chợ, nhờ mẹ chọn cho những món ăn thức uống dư dả cho nguyên ngày rong chơi ngoài trời. Đây mới là ngày gặp nhau thư thả, bình dân và đơn giản không ai phải trịnh trọng thưa với gởi nữa. Gabriella phải thầm phục cha vì cả đời thành công trong ngành ngoại giao, nên rất dễ mở đầu những câu chuyện và có sức thu hút người khác như thể nam châm. Mẹ cô cũng vậy, chỉ it phút sau đã biến bà bịnh nhân hôm nào thành người bạn mới. Sau bữa ăn trưa, mỗi vị ngả lưng trên ghế nói đủ thứ chuyện, các ngài hỏi thăm nhau về gia cảnh, bà Manenhle mới tâm sự:

-Nhỏ Gabriella lớn lên ở London, đi học từ mẫu giáo cho tới ngày tốt nghiệp Doctor ngành Oncology và Hematology tại Medical school cũng ở London trong thời gian dài ông nhà tôi phục vụ trong ngành ngoại giao, trước đó trong khi còn đang làm việc tại Botswna chúng tôi nhận nuôi Gabriella lúc ấy cháu mới 10 tháng tuổi, vì chúng tôi không có con, mấy tháng sau nhà tôi nhận được lệnh đổi đi phục vụ ở England và cũng mới trở lại đây chưa đầy năm, nhưng con gái chúng tôi đã về đây trước để nhận việc.

Nhận thấy câu chuyện có vẻ phù hợp,bà Amable sốt sắng:

-Thưa chị, xin cho phép em được xưng em và gọi chị cho thân mật nhé ? Thế chị nhận nuôi cháu vào năm nào ?

-Mùa đông năm 1970.

9710 cũng là năm Amable sanh Bella vào mùa xuân, tới mùa đông là đúng 10 tháng, nên bà mạnh dạn hỏi thêm:

-Vậy khi chị lãnh cháu về, thì khai sanh chứng thực cháu là người gì thưa chị?

-Cứ theo khai sanh thì cháu sanh ở Botswana.

-Lúc này bà Amable mới kể chuyện đời mình cho mẹ Gabriella nghe về chuyện cháu Bella bị đánh cắp ( abduction ) ngay đêm đầu mới sanh trong nhà thương Women Hospital, giấy khai sanh của cháu chúng em còn giữ. Cháu sanh tháng 10, mùa xuân 1970 cho tới nay đã là 29 năm. Chúng em không nhìn thấy mặt con, trong thời gian nhiều tháng qua, em may mắn được gặp bác sĩ Gabriella mỗi tuần có nhiều khi mỗi ngày, trực giác cho em nhận ra giữa Gabriella và em có nhiều điểm rất giống nhau về huyết thống.

Chị ạ, không biết cô ấy có nhận ra điều này không, còn em từ ngày biết cô, sự bén nhạy của đàn bà mình cho em cảm nhận giữa hai người có liên hệ huyết thống. Điều em vừa nói có gì xúc phạm đến chị không, nếu có xin chị tha lỗi cho em.

Cảm thông với nỗi đau mất con của người đàn bà là vết thương lòng suốt đời không bao giờ lành và bà cũng là người chân thật và tốt bụng đã đãi ngộ con gái bà xứng đáng, nên muốn đánh tan ý nghĩ tiêu cực của Amable, bà chân thành:

-Không có điều chi xúc phạm, chị xứng đáng được giúp đỡ để chị có ngày hôm nay, con Gabriella tự bản thân cháu là đứa con rất ngoan hiền yêu thương cha mẹ và cả mọi người, thông minh đã dám chọn cho mình môn học khó khăn đầy thách đố, cháu đã làm cho chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi cũng tôn trọng đời tư riêng của cháu, không biết cháu nghĩ gì nhưng không bao giờ thấy đề cập đến chuyện về thăm quê và cha mẹ ruột thịt của cháu, nếu chị muốn gặp cháu và nói chuyện vừa rồi với cháu, chúng tôi sẵn sàng thông cảm nếu sự thật như lời chị vừa kể thì hai gia đình mình càng vui.

Buổi chiều nay, mặt trời tuy còn cao nhưng nhiều gió mát, nên ai nấy chưa muốn về. Nhiều sân quần vợt và tennis gần đây reo hò cổ võ mỗi khi ăn hay thua một trái. Không khí nhộn nhịp cùng với tiếng nhạc của icream truck và các hàng quán hàng quà đông nghẹt con nít, người lớn đua nhau tiêu tiền. Thật là một ngày cần thiết cho mọi gia đình sau một tuần lễ làm việc căng thẳng. Gabriella lo giúp hai bà sửa soạn bữa chiều, hai tay thoăn thoắt như một đầu bếp chuyên nghiệp. Trong bữa ăn, hai bà mẹ đều mang câu chuyện hồi trưa ra kể cho hai ông và con gái cùng nghe. Người tham gia nhiều nhất lại chính là Grabriella liền đưa ra một đề nghị rất công bằng là cô và bà Amable trong thời gian còn ở lại đây trở lại lab của bịnh viện để thử DNA.

Kết quả thật không ngờ sau hai mươi chín năm, Amable đã tìm lại con mình. Mọi người cùng ôm lấy nhau mừng mừng tủi tủi, nước mắt chan hoà, một niềm vui trọn vẹn đang quấn chặt lấy năm người. Họ thật sự đang sống trong một mùa xuân đích thực.

Ông bà Chifundo không còn muốn xa con nữa, nên cả hai gia đình đồng ý với nhau sẽ mua hai căn nhà trong cùng một thành phố.

Một ngày cuối tháng 11, trên tờ Daily Sun, chạy một tin lớn:

Ngày cáo chung của xã hội đen

Cap Town ngày… tháng… 1999.

Nhờ sự phối hợp của Interpol giữa South Africa và Botswana, theo dõi trong những tháng vừa qua, và dựa trên tài liệu chỉ điểm đáng tin cậy của người dân địa phương, cảnh sát hình sự của hai quốc gia trong đêm 20 tháng 11 vừa qua đã ập vào một căn nhà ở ngoại ô Cap Town bắt đi và truy tố ra toà trọn tổ chức có nick name là Bàn Tay Đen chuyên đánh cắp ấu nhi đem bán ra nước ngoài hoặc đòi tiền chuộc gồm 8 thủ phạm và 2 nghi can đã bị câu lưu, các thủ phạm đã nhận tội trong suốt nhiều chục năm qua đã thực hiện trên 40 vụ bắt cóc trẻ sơ sinh. 5 thủ phạm South Africa và 3 thủ phạm mang quốc tịch Botswana trong đó có một luật sư chuyên lo chạy và làm công chứng thư giả, ngoài ra còn tịch thu được một số lượng cocaine trị giá 150.000 USD, tiền mặt, một số công chứng thư và 2 hand guns, các thủ phạm còn mắc nhiều tội hình sự khác, nội vụ vẫn còn trong vòng điều tra.




VVM.22.3.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .