L úc tôi bằng tuổi con tôi bây giờ (8 tuổi), tôi thường theo cô tôi đi xem hát bội. Thời ấy, hát bội về tới đâu thì ở đó nổi đình nổi đám. Nhe tin gánh hát bội Đồng Thinh về hát tại chợ Cầu Lầu, bà con nôn nao mua vé để xem cho bằng được. Tôi cũng chờ cô tôi dắt tay vào coi “cọp”(copier).
Xui xẻo cho tôi, lần ấy gánh hát về diễn, người ta không cho người lớn dẫn kèm trẻ em vào xem. Nghe đâu có một bà nhà giàu mê ông Bầu Lợi. Muốn theo gánh hát bà ta đóng “cô- xông” (caution) để được bán vé, ba ønày soát vé kỹ lắm. Vé bán 2 loại: Một loại cho người lớn, một loại cho trẻ con. Không đủ tiền mua 2 vé, cô tôi lén đi môt mình. Ức quá, tôi lội bộ gần cây số đến chợ. Khu nhà lồng chợ màn giăng kín mít và có người đứng gát rất nghiêm nhặt khó chui lọt vào trong. Tuồng hát đang diễn ra rọn ràng tiếng trống. Tôi đứng bên ngoài coi hát trong tưởng tượng.
Qua tiếng ử ử ừ ư…tôi hình dung ra cảnh Tiết Đinh San đang năn nỉ Phàn Lê Huê xuất binh cứu giá… Nôn nao không chịu được, tôi cùng đám bạn cùng trang lứa trèo lên cây trứng cá ở ngoài dốc cầu Lầu. Đúng là chỗ tốt thật, từ độ cao này tôi có thể nhìn qua khoảng trống của đỉnh màn giăng còn khe hở phía trên. Cả bọn đang say sưa thả hồn theo cái sân khấu diễn giữa chợ ấy thì “ rắc” một cái , mhàng trứng cá gãy. Ngay luc 1ấy, ba tôi hầm hầm xuất hiện. Oâng đổ quạu vì đã tở mở tìm tôi khắp đám đông chen chân vào xem hát , ông lo sợ thằng con 8 tuổi của mìnhđi lạc, tối không biết đường về rồi ngủ bờ ngủ bụi.
Bóng gánh hát bội đã dẫn tôi đến tìm nghệ sĩ Vũ Linh Tâm, một trong những diễn viên kỳ cựu của gánh Đồng Thinh. Chủ nhà đi vắng. Tôi lại gặp chú Nhành là ba vợ của Vũ Linh Tâm. Ông tuổi đã ngoài 70. Nhìn chú tôi có linh cảm đây có thể là người mình cần gặp. Tôi thử hỏi thăm chú.
Chú ơi! Chú có biết gánh hát bội Đồng Thinh Không?
Chú Nhành nhìn tôi ngờ ngợ vì mấy chục năm qua không ai hỏi chú câu này. Sau khoảnh khắc bất ngờ, chú vut đứng dậy chỉ lên bàn thờ:
Đó , ông bầu gánh hát Đồng Thinh đó, ông Lê Thành Lợi, ba vợ của tôi.
Tôi nhìn lên bàn thờ có bức di ảnh chụp demi một người đàn ông trung niên mặt mũi phương phi trong bộ cánh áo dài khăn đóng. Đúng như tôi nghĩ những gì tôi cần biết được thỏa mãn qua câu chuyện kể của chú Nhành:
“Tôi theo sửa máy đèn cho gánh hát. Phụ trách kỹ thuật âm thanh và ánh sáng cho gánh há. Hồi đó gánh hát dùng tàu ghe để đi lưu diễn,tôi phụ trách trông coi cả máy tàu. Đại gia đình hát bội ở trên 2 chiếc tàu đò giống như chiếc đò dọc chở khách.
Tháng 7/ 1954 tôi theo gánh hát ông Bầu Lợi. Thấy tôi giỏi giang chăm chỉ ổng gả con cho tôi. Theo tôi biết gánh hát bắt đầu ở Te Te – Hùng Hòa – Tiểu Cần – Trà Vinh quê xứ ông già vợ tôi. Theo ổng kể lại lúc ấy ổng mới 18 tuổi, gánh hát được lưu diễn khắp nơi, từ Trà Vinh đến tận Rạch Gia 1, Cà Mau…
Riêng ở Ba Tri- Bến Tre là nơi thường trú . Ba vợ tôi cất nhà tạo ra cơ ngơi khá vững vàng tại Ba Tri. Năm 1972 ba vợ tôi qua đời tại đây. Vợ tôi tên Lê Thị Lành mới thừa kế cha đứng ra quán xuyến gánh hát Đồng Thinh.
Chuyện kể ông Bầu Lợi có đứa con gái ngủ chung với rắn , mới nghe tưởng chuyện hoang đường nhưng có thật. Gánh hát đi diễn ở gần trại lá , bà Bầu Lợi trải chiếu trên những tấm lá chầm để con ngủ cho mình rảnh rang lên sàn diễn. Chừng trở lại ẵm con lên, con rắn hổ nằm rút vào hơi ấm của đứa con gái nhỏ xíu. Lúc ấy, con rắn cất đầu lên khè khè, bà Bầu Lợi mặt cắt không còn chút máu. Cũng may nó không cắn con bé , sau này con bé ấy là bà bầu Lành mẹ vợ của Vũ Linh Tâm.
Kể chuyện năm xưa chú Nhành nhớ tới Năm Linh hiện ở Trà Vinh từng là bầu gánh giai đoạn sau này, Sáu Tố ở Cái Nhum, bầu Răng ở Cái Lóc …Còn biện tuồng Louis với nhiều tài năng đặc biệt vừa viết tuồng, vừa nhạc công kiêm cả thầy tuồng…
Ông già vợ tôi làm nghề hát này làm giàu cũng có mà phá sản cũng có ., lúc thạnh thời ổng cất một hơi hai ba cái nhà ngói ở Bến Tre, chừng suy thời ổng bán lần bán hồi tiêu hết. Oång bán nhà nuôi gánh hát không đủ phải bán luôn cái bàn thờ và lư hương. Ngày xưa cái bàn thờ cẩn xà cừ giá trị cỡ nào. Đoàn hát suy thời không nuôi thì rã đám nên phải liều mạng bán hết để sống lây lất qua ngày. Cùng thời có gánh Kim Tân, Huỳnh Mai do nghèo nên rã gánh. Dạo đó gánh Đồng Thinh nhờ có cảm tình nên dân chúng làng Long Thanh , Long Mỹ cho gạo ăn luc 1khó khăn đói khổ. Nghĩ đến cảnh gánh hát khó “ đậu giàn”phải đi xin ăn sống đời hành khất, chú Nhành chỉ lên đầu tủ, nơi có cái trang che tấm màn the.
Đó,bàn thờ tổ đó. Mà tổ gánh hát và tổ ăn xin cũng là một mà thôi.”
Nghe chú Nhành kể chuyện đời xưa , tôi chợt nhớ lại chuyện gần đây: Năm ấy , khoảng 1980, gánh hát về hát tại Nhà văn hóa Thị xã Vĩnh Long. Sau 2 đêm diễn gánh hát biến mất. Họ lặng lẽ cuốn gói lên đường không lời từ giã. Chú Ba Trầu là Trưởng phòng VHTT thị xã lúc bấy giờ cử người đi đòi tiền điện nước 2 ngày diễn của đoàn. Tôi cùng một anh cán bộ phòng VHTT dò hỏi mới biết được gánh hát đang lưu diễn ờ chợ Phước Thọ. Chúng tôi tìm ông Bầu gánh nhưng không gặp. Chúng tôi ngồi chờ. Chờ đến sốt truột. Chợt phía sau hậu trường có tiếng chén bể loảng choảng lẫn tiếng chửi bới ồn ào. Thì ra có một đôi vợ chồng trong đoàn hát lời qua tiếng lại to tiếng bất chấp sự có mặt của 2 người khách lạ. Qua nội dung cuộc cãi vả chúng tôi nghe lỏm bỏm được câu chuyện là hết gạo ăn bữa chiều chồng đi mượn tiền với gạo không được nên họ chì chiết nhau, một hồi không khí bớt căng thẳng và lắng lại.. giống như những vở tuồng họ từng diễn họ thủ thỉ nhau rằng đời mình buồn nhiều hơn vui sao ta lại hành hạ nhau chi cho khổ thêm. Người chồng ngồi một góc trong xó hậu trường lặng lẽ, hình như anh ta đang khóc phận mình, còn chị vợ đổ người xuống cánh võng mắc dưới gầm sân khấu tiền chế . Nơi đó có đứa con vừa mới thức giấc vì ồn ào. Người phụ nữ vạch vú vắt những giọt sữa cuối cùng trong bờ ngực thô ráp để dỗ nín đứa con chừng giáp thôi nôi. Bấy giờ, đến phiên chúng tôi lặng lẽ trốn khỏi gánh hát không chờ gặp ông Bầu gánh nữa.
Giờ đây, gánh hát Đồng Thinh là cả một lực lượng gần 30 người. Họ không xin ăn, không có giọt nước mắt sau hậu trường. Nhưng sau những giờ lên sân khấu họ trở lại với đời thường, chia nhau đi khắp các nẻo đườngđể mưu sinh.Khi nào được “bao giàn” hát ở đình miếu trong các ngày lễ hội như; Lễ hội Kỳ Yên, Lễ Thượng Điền, lễ Hạ Điền thì gom lại diễn tuồng. Những vỡ diễn rất “tủ”như:Thần nữ dâng ngũ linh kỳ,San Hậu, Tiết Đinh san cầu Phàn Lê Huê,Ngũ sắc châu,Tiết Giao đoạt ngọc, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu…Những vỡ tuồng ấy đã thấm vào máu của các nghệ nhân bán hàng rong. Ai biết hoàn cảnh của gánh Đồng Thinh sẽ thương cho những người nghệ sĩ đi bán dạo,
Lễ Kỳ Yên năm Đinh Hợi, gánh hát Đồng Thinh về diễn ở miếu Công Thần, bà con đến xem chật cả tiền sảnh của ngôi miếu cổ. Hôm ấy tôi ngồi trong hàng ghế Đại biểu. Hôm ấy, gánh hát diễn trích đoạn vở tuồng” Tiết Giao đoạt ngọc”. Hình ảnh đeo cây trứng cá đã ngủ yên trong quá hứ. Bên cạnh tôi có cả 2 người Mỹ say sưa dán mắt vào từng điệu bộ của nghệ nhân trên sàn diễn. Xem đến hồi cao trào, có người như muốn nhổm đít lên, nhìn chăm bẳm vào Võ Tam Tư, do Thái Phương đóng vai.
Võ Tam Tư mặt sắt đen sì trông rất hung tợn. Lớp này hắn bị thua trận về la hét :” Tức tối ngồi không yên chỗ…Xốn xang ruột rối tựa tơ vò…Phải có ai lãnh mạng xuất chinh…ra trận địa tiểu trừ thảo giặc…
Vợ của Võ Tam Tư là Nguyệt Cô do Yến Linh đóng cũng xuất hiện ra điệu bộ oai hùng liệt nữ: “ Có , có xin phụng mạng…xin phụng mạng. Quyết giương oai…hề quyết giương oai…Xin phu quân cấp lập vạn hùng binh…ra chiến trận trừ an Đường quốc…”.
Diễn đến lớp Nguyệt Cô hóa cáo , tôi đọc trong ánh mắt bà con thấy sự thương tiếc cho một kẻ thèm được làmngười , rồi sau đó, vì thật lòng yêu mà bị lừa lấy ngọc…
Sau Lễ Hội Kỳ Yên tôi suy nghĩ hoài về gánh hát đồng Thinh , khiến tôi đi tìm gặp ông Bầu Răng.
“ Hồi xưa, nghèo nhưng vui lắm, vì được sống với nghề, giờ nghề hát này mấy ai coi. Anh em tứ tán, muốn gom lại để biểu diễn phải hẹn hò nhau nhiều ngày trước đó. Không hát nhiều như ngày xưa, nhưng giữ được nghề, tụi tui ai cũng thấy vui…
Tôi “ phục kích” ở hậu trường chờ đợi xem diễn viên nào đóng vai Tiết Đinh San.Tôi men theo chỗ hóa trang lấy tay sờ vào lên trang phục, mong được chạm vào những gì rất thật của gánh hát Đồng Thinh, chưa kịp chạm tay vào tôi đã nghe tiếng ngăn cản
-Nè, đừng.. Nó gần rã rồi đó. Đụng vào lãnh nạn à nghen.
Tôi giật mình thụt tay lại. Chữ “rã” nghe sao thấy rợn người. Bầu Răng xuất hiện với khuôn mặt đầy vẻ lo âu.
Phông màn , đạo cụ, trang phục sử dụng từ thời chiến đến nay đã không thể vá víu được nữa, sắp rệu rã hết rồi…
……………..
Hai người Mỹ xem hát bội hôm ấy ở Miếu Công Thần là Tiến sĩ Richard S. Kennendy, hiện là phó giám đốc` Trung tâm đời sống di sản Văn hóa Smithsonian. Người thứ 2 là ông James Deutsch, một trong những thành viên tổ chức chương trình lễ hội “ Đời sống dân gian” ở Mỹ. Hôm ấy, 2 vị khách gặp gánh hát ở vùng sông nước xa xôi này như tìm được "vàng trong cát”.
Tháng 7 năm 2007, chương trình “ MeKong- dòng sông kết nối các nền văn hóa” là một chương trình lễ hội đời sống dân gian với qui mô quốc tế do Viện Smithsonian- thủ đô Washington được tổ chức trên một khu đất rộng ngay trước tòa nhà Quốc hội Mỹ. Vũ Linh Tâm dẫn 5 thành viên gồm:Vũ Linh Tâm, Thái phương, Yến Linh và 2 nhạc công xuất ngoại để “ mang chuông đi đánh xứ người”.
Rồi đây, gánh hát Đồng Thinh có tạo âm vang văn hóa vùng sông nước.? Tôi mang những băn khoăn của mình đến hỏi Xuân Hoanh, phó giám đốc bảo tàng, được anh “ bật mí”:
- “ Toàn bộ trang phục, đạo cụ, phông màn cho vở “ Tiết ngọc đoạt giao” đi Mỹ trị giá 44 triệu đồng, số tiền này do Bộ văn hóa thông tin tài trợ.
Trước ngày lên đường đi Mỹ, anh Thái Phương 60 tuổi vẫn còn cỡi con “ tuấn mã hiệu Yamaha” cà tàng của anh đi bán đồ chơi trẻ con. Chiếc “ Già mà ham “ ấy treo lùng lẳng nào xe hơi , nào máy bay…bằng nhựa, đùng đưa nỗi cơm áo gạo tiền, đêm nào cũng vậy anh bán đến gần nủa đêm mới về đến nhà. Ai hỏi thì anh nói; “ Lỡ theo nghiệp hát bội cũng phải có thêm cái nghề nuôi cái nghiệp”
…….
Một buổi sáng giống như nhiều buổi sáng, tôi dắt tay con gái đi qua gian hàng đồ chơi trong phố chợ, người đàn bà bán hàng đồ chơi nói với chị chủ nhà trong khu chợ:
- Chừng nào có chương trình thời sự chị làm ơn cho tôi hay..vô coi tin tức về vở “Tiết Giao đoạt ngọc’ đi Mỹ
Bà chủ “gian hàng xe hơi nhựa” muốn nói rằng con gái tôi là Yến Linh được đi Mỹ, đóng vai Nguyệt Cô trong vở “ Tiết giao đoạt ngọc” , mà chương trình thời sự sắp điểm qua , nhưng bà đành cụt hứng vì tiếng nói của bà chủ nhà nơi phố chợ:
“Buôn bán không lo buôn bán, cứ lo Tiết giao đoạt ngoc, lát nữa về cạp đất mà ăn…”
Hụt hẫng bà Bầu Răng tiu nghỉu quay lại với thực tại, đống đồ chơi bằng nhựa và những chiếc vòng hạt giả trên mẹt hàng cứ nhảy múa trước mắt cô đào hát năm xưa.
Ánh mắt trẻ thơ của con gái tôi không đủ sức nhận ra chân dung nghệ sĩ giữa chợ đời thường. Ngày mai hát bội có còn về với mái đình làng năm cũ? Hát bội sẽ còn sống trong ký ức tuổi thơ của con tôi, hay hát bội thổn thức giữa nhịp đời sôi động và sẽ chết trong lòng người nào nỡ quên mái đình làng mang nặng hồn quê hương?