Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      

LEN LỎI MƯA HỒNG HẠ CUỐI NĂM



                  

H uế mưa dầm sũng nước, mọi người lại thắp một niềm vui trở về Hồng Hạ. Lời Chủ tịch Hội - Nhà thơ Lê Tấn Quỳnh “…Trời tuy mưa, nhưng mong các anh chị vượt qua khó khăn này, có mặt đúng giờ nhé. Cảm ơn các anh chị”. Tôi chuẩn bị lên đường với lòng bồi hồi nỗi nhớ… rừng, như cách chim non bay về tổ mẹ với lòng tri ân trân trọng. Xe của nhạc sĩ Nguyễn Đình Trung chờ tôi ở Hội. Chúng tôi ra ngoại ô Huế, qua cầu Tuần, lên tỉnh lộ 49 đi A Lưới, qua Suối Máu, qua đèo Kim Quy, lên đèo Tà Lương, tôi nhớ bà con nói đây đã từng hy sinh xương máu gìn giữ độc lập tự do cho đất nước mà lòng mang mang cảm niệm biết ơn. Xe vào xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, (HH) theo con đường huyết mạch giữa HH qua đập Tràn lên thác Pârle, Khu du lịch sinh thái. Chúng tôi xuống xe và trú lại Homestay HH, đây là ngôi nhà Gươi nằm cạnh UBND xã HH.

Người HH rất thân thiện bố trí chúng tôi ở homestay HH. Homestay HH là nhà cộng đồng các dân tộc thiểu số “ Nhà Gươi” xã được xây dựng trong khuôn khổ dự án hợp tác xã kỹ thuật cao cấp, cơ sở do cơ quan do hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại trường sau Đại học Nghiên cứu Môi trường Tòan cầu (GSGES) Đại học Kyoto và trường Đại học nông lâm Huế phối hợp tực hiện vào ngày 19/9/2007 với sự tham gia của Giáo sư OIKe KAZUO, Giám đốc Đại học Kyoto và Giáo sư Kamon Masashi, Hiệu trưởng trường GSGES. Nhà Gươi xã HH được thiết kế và công nhân xây dựng được và thực hiện với kinh nghiệm quý báu các người lớn tuổi. Các nguyên vật liệu như gỗ, mây, tre, lá cọ cũng đều do người dân trong xã đóng góp. Giáo viên của trường đại học nông lâm Huế và trường GSGES Đại học Kyoto thúc đẩy người dân địa phương tham gia vào tất cả tất cả các bước trong quá trình xây dựng. Nhà Gươi HH là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân trong xã, góp phần trong việc trong bảo tồn quá trình văn hóa truyền thống của địa phương. Chương trình này được tu sửa lần 1 vào 2017; lần 2 năm 2023 với nguồn đóng góp của người dân địa phương và của các trường GSGES Đại bọc Kyoto…

Chiều, một mình lang thang dưới mưa HH để cảm nhận mưa núi, những hạt mưa nho nhỏ mà se lạnh. Đứng trên cầu A Má và đường 49 nhìn dòng suối thượng nguồn Sông Bồ cuộn chảy rồi thành sông Ô Lâu huyền thoại. Sông Ô Lâu bắt nguồn từ vùng núi Tây Trị Thiên ở độ cao gần 905m, có chiều dài dòng chính 66 km, diện tích lưu vực 900 km2, độ dốc trung bình lưu vực trên 13m/km (ở phạm vi đồi núi trên 19m/km). Thoạt đầu sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến Phò Trạch chuyển hướng Đông Nam - Tây Bắc cho tới Phước Tích (chỗ hội lưu với sông Thác Ma), sau đó chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc cho đến Vân Trình lại chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào phá Tam Giang ở cửa Lác. Sông Ô Lâu có hình giống như chữ S và được coi là biên giới hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hải Lăng là quê hương của nhạc sĩ Trần Hoàn. Còn Phong Điền là quê của nhà thơ Thanh Hải. Cả hai ông đều tham gia hoạt động cách mạng ở mặt trận Bình Trị Thiên. Nhà thơ Thanh Hải đã viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nói về con sông quê hương Ô Lâu vào thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1980 nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc. Dòng sông Ô Lâu ít được nhắc đến như sông Hương nhưng nó là nơi gắn liền với nhiều sự tích, câu chuyện huyền thoại cũng như các câu ca lưu truyền. Ô Lâu, từ dãy Trường Sơn, trước khi ra biển, dòng sông đã bồi đắp và mang lại sự trù phú cho vùng đất, dân cư hai bên bờ. Sự bồi đắp đó không chỉ là sự ngọt ngào của cây trái mà còn là những tinh hoa văn hóa đầy bản sắc dân tộc.

Tôi nhìn về phía Huế, bên tay trái tôi là dãy núi Ân Tang và suối sông Bồ, bên phải tôi là dãy núi KiKier tạo thành thung lũng HH. Mùa Đông ở đây rất lạnh và mùa nắng rất nóng. Vậy mà, đây là một địa điểm du lịch độc đáo và hấp dẫn của Việt Nam. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để thư giãn và tránh xa những ồn ào của thành phố, HH là một lựa chọn tuyệt vời. Tôi viết một bài thơ về HH, trong những ngày len lỏi cái rét phố núi và những ngày hé chút nắng cuối năm:

TRỞ VỀ HỒNG HẠ

Anh trở về Hồng Hạ sáng nay
Núi mùa đông mây mù sương phủ
Em mùa đông rất chi vừa đủ
Ấm góc rừng và giấc chiêm bao
Những dòng nắng cuối năm lao xao
Trên homestay, Farmstay, trong mắt em chim Phượng
Cả đại ngàn rung khúc tâm tưởng
Thắp trong anh nỗi nhớ không tan

Mưa nắng theo nhau gọi mùa sang
Anh theo em gọi tình chín tới
Tháng năm về Hồng Hạ đổi mới
Núi phố xôn xao một miền xanh

Suối Pârle chẳng bao giờ độc hành
Bởi trong mát róc rách khúc nhạc
Em một đời thanh tao tiếng hát
Gọi về ấm áp một miền đêm

Anh về Huế rồi lại trở lên
Như con thoi bao mùa dệt vải
Tấm vải Zèng nửa đời đã trải
Quyện tình em trở giấc men say

Nguyễn Văn Vinh

Tôi đang loay hoay ngồi nhập văn bản, thì có một giọng nói ấm áp đậm chất Huế vang lên, chào các cô, các bác. Đó là, tiếng nói của Thiếu tá Cao Xuân Việt và Thượng sĩ Trần Đại Toàn cán bộ Công an Hồng Hạ nơi chúng tôi ở lại trong đợt này, các anh đến thăm và chúc sức khỏe đoàn chúng tôi. Hỏi chúng tôi đêm ngủ có lạnh không, ăn có hợp khẩu vị không? Sau một lúc trò chuyện, các đồng chí mời chúng tôi đến thăm trụ sở Công an mới được xây dựng. Bước vào trụ sở Công An xã HH, vẫn còn thơm mùi vôi mới, nhà cửa sạch đẹp khang trang. Được biết từ ngày Công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh Công an xã, tình hình an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững ổn định, đảm bảo an tuyệt đối an toàn cho nhân dân vui tết đón xuân, triển khai nhiều sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng như Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Qúy Mão; kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02/2023; dịp lễ 30/4-01/5; bảo vệ an ninh trật tự các sự kiện chính trị tại đia bàn HH... Thực hiện đợt cao điểm vận động toàn dân và thư ngõ của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, do đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Thanh Bình (đã ký) về việc thực hiện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo, các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với lực lượng Công an ở các cấp cơ sở đã tích cực vận động, tuyên truyền các quy định của pháp luật đến với người dân. Qua đó có nhiều người dân tự nguyện giao nộp các loại vũ khí cho cơ quan Công an, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn. Cụ thể vào ngày 22/12/2923 Tại trụ sở Công an xã Hồng Hạ anh A moong Nguyên thường trú tại thôn Pa Ring – Cân Sâm đến Công an xã giao nộp một khẩu súng tự chế và một số đạn. Thiếu tá Cao Xuân Việt đã hồ hởi nhận súng, vì kết quả tuyên truyên đã đi vào lòng dân, rất may mắn chúng tôi cũng có mặt và được chứng kiến sự kiện trên. Tôi trao đổi với anh A moong Nguyên và thưởng thức trà nước chia vui, anh Nguyên cho biết, sau khi được nghe các đồng chí Công an tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo, người dân chúng tôi đã nhận thức sâu sắc sự nguy hiểm của việc tàn trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo. Nên chúng tôi và bà con nhân dân trên địa bàn sẽ phối hợp với công an xã tiến hành giao nộp các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo mà chúng tôi có hoặc nhặt được trong quá trình đi nương rẫy và sẽ vận động người thân gia đình, bạn bè tiếp tục thực hiện. Thiếu tá Việt cũng cho chúng tôi biết, lực lượng Công an cơ sở ngày đêm bán sát địa bàn, thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoặc với bà con nhân dân trên địa bàn, gần gủi với bà con nên rất được bà con tin yêu, quý mến. Tâm sự riêng với anh Việt, được biết lực lượng Công an thường xuyên tổ chức các đợt huấn luyện quân sự, điều lệnh, vũ thuật nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, đảm bảo sức khoẻ, tinh thông vũ thuật, giỏi sử dụng các loại vũ khí công cụ hổ trợ nhằm phục vụ tốt công tác trong tình hình mới, điển hình vừa qua thiếu tá Cao Xuân Việt đạt giải Nhất bắn môn bắn súng AK tại đại hội chiến sỹ Công an khoẻ do Công an tỉnh tổ chức năm 2023 và bản thân anh cũng vinh dự đại diện Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia các hội thi quân sự, điều lệnh, vũ thuật do bộ Công an tổ chức và đạt thành tích cao, thực hiện khẩu hiệu (vững tay súng, chắc tay cò để bảo vệ tuyệt đối an toàn vùng biên cương của Tổ quốc) trước khi chia tay chúng tôi thiếu tá Việt không quên nở nụ cười triều mến, và mời chúng tôi ghé thăm Công an xã Hồng Hạ khi có điều kiện.

Xã Hồng Hạ có diện tích 183,19 km², dân số năm 1999 là 1.153 người và mật độ dân số đạt 6 người/km².. Tính đến năm 2018 (theo Nghị quyết 22/NQ-HĐND tỉnh), xã Hồng Hạ có 4 thôn: Pa Ring-Cân Sâm, Cân Tôm, Pa Hy, A Rom. Địa chỉ cơ quan: thôn Pa Hy, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Một xã nhỏ biên giới nhưng tấm lòng nhân dân rất rộng và HH có khung cảnh tuyệt đẹp với những đồi núi xanh ngắt, con sông êm đềm và những thác nước đổ xuống từ trên cao. Bạn sẽ được thưởng thức tầm nhìn đẹp mắt từ đỉnh đồi. Là xã nằm trên đường trục quốc lộ 49, là con đường chính đi từ thành phố Huế lên trung tâm Thị trấn A Lưới nên rất thuận lợi cho người dân sống hai bên đường đầu tư, buôn bán kinh doanh dịch vụ. Tiềm năng, thế mạnh của xã là trồng rừng kinh tế (keo) và cây công nghiệp cao su. Ngoài ra du lịch cũng là một trong những thế mạnh của xã; xã đã khai thác điểm du lịch sinh thái Pârle, điểm du lịch tâm linh A Zoi kết hợp tham quan lòng hồ thủy điện Hương Điền; để làm phong phú hơn du lịch trên địa bàn, xã đã xây dựng điểm lưu trú Homestay cho du khách tại nhà Rông truyền thống.

Đêm nằm ngủ Homestay HH, với cái rét miền núi Huế 12 độ C, chúng tôi được ấm áp an bình trong chăn ấm nệm êm và những bữa cơm thân mật của người địa phương HH. Mưa rả rích trên mái lá cọ gợi lòng tôi một về nỗi nhớ không tên: “Trời mưa, trời mưa, trời mưa…/Chung che chiếc áo mặc mưa của trời/ Aó nàng vương hạt mưa rơi/ Lòng tôi vương vấn bao lời lặng im/ Hạt mưa ngày cũ về tìm/ Người chung che ấy thanh chim bay rồi…

Homestay HH có 17 nhân viên và một Chủ nhiệm HTX Du lịch là cô Lịch. Nói là Chủ nhiệm trong tổ chức, đúng ra cô cũng là một nhân viên tích cực, khi vào ca của mình cô cũng lăn lộn, xăng xái như những cô khác, cùng vui sống hòa đồng chị em. Lịch cho biết: “Ngủ ngày đêm ở Homestay 100.000 đồng, ăn một ngày tùy ý người đặt, có ba giá 120.000 đồng; 140.000 đồng, 150,000 đồng và những khách thường vãng lai, có thể điện từ xa đến khi muốn gà nướng, hay món ăn ưa thích các cô thực hiện đúng yêu cầu, giá phải chăng và đúng giờ. Lịch học Đại học Khoa học – Đại học Huế - Khoa Ngữ Văn. Trong chuyến đi này này Đoàn chúng tôi có nhiều nhà văn trong BCH Hội. Thật bất ngờ và cảm động, khi cô Lịch được gặp lại hai vị thầy đã dạy cô trong thời sinh viên, đó là thầy Phạm Phú Phong cha của cô Phạm Phú Uyên Châu là cô giáo của cô. Thầy Phong đi chuyến này với tư cách Trại viên, cô Uyên Châu giảng viên Khoa Ngữ trường Đại học Khoa học Huế và Trưởng ban Lý Luận và Phê bình BCH Hội nhà văn Thừa Thiên Huế.

HH không có chợ, đúng hơn không chợ tập trung. HH có chợ di động. Tôi gọi chợ di động là do tất cả nhu yếu phẩm, thịt, cá, rau, dưa, muối, ớt đều nằm trên xe Honda với tay lái của phụ nữ, thi thoảng cũng có cánh đàn ông lo việc lái xe nhưng đa phần các anh chỉ lái xe ô tô loại chở hàng, chở nhu yếu phẩm ở thùng xe sau. Họ chạy xe xuôi ngược đầu xã đến cuối xã, bán gần hết hàng mới về. Duy chỉ một mình chị Lan chở đến thôn Lahy dọn một cái quán cóc không mái, bán đến 11, 12 giờ chị lại chất lên xe đi thôn khác. Và, gần 10 quán tạp hóa. Quán không chỉ hàng tạp hóa mà có thêm rau, củ, quả… Chợ đi động, không đông vui, ồn ả như khu chợ tập trung nhưng cũng rộn ràng tiếng bán mua cười đùa trong bình yên thôn dã của một vùng cao biên giới. Có một đặc biệt HH có 5 đồng bào các dân tộc nhưng họ chung một tiếng nói. Anh nói tiếng Cơ Tu, chị người Tà Ôi, Vân Kiều… vẫn hiểu rõ và ngược lại.

Những ngày cuối năm 2023, chúng tôi chia tay HH, có lẽ đây là chuyến đi nhiều kỷ niệm và ấm áp nhất đối với Đoàn văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế khi lần thứ 3 đặt chân lên mảnh đất HH. HH luôn chào đón quý khách tham gia, trải nghiệm và thưởng thức các nét văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây với tấm lòng chăm chút, quý mến vui lòng khách vừa lòng khách đi của bà con HH.

Trưởng Trại sáng tác là anh Sử - nhà thơ Đặng Ngọc Tam Giang, tôi gọi anh là nhà thơ nông dân, nằm đêm anh thắt thỏm vào vụ mùa Đông Xuân, bận rộn lo nghĩ là thế nhưng anh vẫn chăm sóc miếng ăn giấc ngủ của Đoàn rất tốt. Tôi viết mấy câu thơ tặng anh: “Nằm đêm thắt thỏm vụ vào đông/Nghe hạt lúa trở mình gọi bạn/Lòng lo những hạt mưa, ngày tháng/Mùa đi mưa lạnh chẳng ngập đồng…” Để kết thúc bài này trong lòng biết ơn xã Hồng Hạ.

Trại sáng tác “HỒNG HẠ MỘT MIỀN XANH”, 30122923




VVM.09.01.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .