N ăm 1936, được mời đến thăm Liên Xô , nhà văn Pháp André Gide không gò bó lời nói và không bẻ cong ngòi bút của ông khi trở về nước.
Sự thật đôi khi phải trả giá đắt. Kinh nghiệm cay đắng trong chuyến đi đã được Gide ghi lại trong cuốn Retour de l’URSS mà ông cho xuất bản vào tháng 11 năm 1936 tại Paris.
Chuyến du lịch viếng thăm Liên Sô của nhà văn, đã trải qua hai tháng từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 22 tháng 8 năm 1936, trên quê hương chủ nghĩa xã hội.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô có ý định cho "nhà văn Pháp vĩ đại nhất còn sống" (cùng với Paul Valéry) được chứng kiến những nét quyến rũ của đất nước họ, và cũng là để cho André Gide phải "lóa mắt" như các ông Romain Rolland (Nobel de Littérature 1915) thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Leningrad và những người cộng sản nhìn thấy ở ông là “một người bạn lớn lao trong đội ngũ tiên phong của nhân loại” và Henri Barbusse trước đây, những người trở về Pháp năm 1935 đã cung cấp "dịch vụ sau khi hàng đã bán" (S.A.V) để phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản. Nhà sử học Sophie Cœuré giải thích trong phần mở đầu của tập Retour de l'URSS: “Du lịch chính trị chắc chắn là công cụ mới nhất của quyền lực mềm này trước khi có lá thư...
Đối với Staline thì Gide đúng là người có tất cả các đảm bảo của một popoutchik ("người bạn đồng hành" của đảng Cộng Sản): Gide là một nhân vật đáng quan tâm trong ủy ban chỉ đạo của tờ Commune, tiếng nói của Hội Nhà văn và Nghệ sĩ Cách mạng (Pháp), một tờ báo thân cận với Đảng Cộng Sản trong đó có sự hiện diện của các nhà văn Aragon và Paul Nizan .
Một số tác phẩm của Gide đã được dịch sang tiếng Nga, và vào năm 1932, những trang trong Nhật ký của ông (1929-1932) được phổ biến trên NRF dường như thể hiện tình yêu và sự ngưỡng mộ bất diệt của ông ta đối với Liên Xô. “Ai sẽ nói những gì Liên Xô đã dành cho chúng ta? Hơn cả một quê hương được lựa chọn: một tấm gương, một người dẫn đường ”, tác giả nhắc lại ở phần đầu của cuốn sách làm chứng của mình.
Gide và 5 người bạn đồng hành (Jef Last, Louis Guilloux, Jacques Schiffrin, Pierre Herbart và Eugène Dabit) đã liên tục thực hiện các chuyến viếng thăm: Moscow, Leningrad, Sochi, Sevastopol ...
Nhà văn đã có bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ để bầy tỏ sự ngưỡng mộ Maxim Gorky (1868-1936) nhà văn Sô Viết vừa từ trần được xem như một trong những người đặt nền móng cho hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Liên Sô; André Gide đã thuyết trình, nâng ly chúc tụng trong nhiều bữa tiệc, khám phá các "nhà máy kiểu mẫu", các kolkhozes và sovkhozes ... Nhưng, vô cùng nhanh chóng, đôi mắt của André Gide không bị choá loà mà ngược lại còn mở rộng ra nhìn rõ thực tế đang hiển hiện trước đôi mắt ông: sự khốn cùng của môi trường xung quanh, lớp sơn chì bọc bề ngoài, lối suy nghĩ một đường duy nhất. ... Tổ quốc của những người lao động đã hiện ra với ông như một "xã hội ảo tưởng" rộng lớn: một màn khói mù mịt bao quanh nền kinh tế thị trường sản xuất để che kín một chiến dịch đầu độc tổng quát mà mọi sai lệch với đường lối của Đảng đều bị trấn áp.
“Sự phản đối nhỏ nhất, sự chỉ trích dù là nhỏ nhất cũng phải hứng chịu những hình phạt nặng nề nhất. Và tôi nghĩ rằng ở bất kỳ quốc gia nào khác ngày nay trên thế giới, ngay cả chế độ quốc xã của Hitler, đầu óc tinh thần ở đây (Nga sô) ít tự do hơn, bị bẻ cong hơn, sợ hãi hơn (bị khủng bố), bị nô lệ hơn.
Một tuyên bố báng bổ từ người đã từng là một cảm tình viên của ủy ban chống phát xít này ... Những kẻ bợ hót gièm pha sẽ không bao giờ tha thứ cho ông ta vì đã dám đưa hai chế độ đối kháng lại sát nhau để so sánh, trong lúc ở Tây Ban Nha, các chế độ phát xít của Hitler, Mussolini và Liên Xô đối đầu nhau bằng cuộc chiến tranh "xen kẽ".
KHÔNG TUÂN THỦ
Nhưng điều khiến Gide buồn nhất là phải nhận ra rằng, ngoài những thất bại thảm hại so với những hứa hẹn của xã hội chủ nghĩa, tình trạng nghèo đói của xã hội Liên Sô vẫn chưa được xóa bỏ ngược lại còn qúa xa vời , và sự bất bình đẳng xã hội vẫn còn rất rõ ràng. Về mặt nghệ thuật, bà con nghèo khổ của cách mạng, nhà văn nhận ra được rất rõ ràng: Nếu không phục vụ cho cách mạng thì nghệ thuật không có chỗ đứng trên đất nước của những người vô sản này. " nếu nó không nằm trong dòng, nó sẽ bị hủy bỏ. […] Những gì chúng tôi yêu cầu ở nghệ sĩ là phải nhất quán ”.
Gide không cúi gập mình tuân theo những quy luật đã được người khác vạch ra , dù là trong đời sống cá nhân hay trong các bài viết của ông. Ông cũng đã chứng minh điều này bằng cách tố cáo chủ nghĩa thực dân săn mồi hoặc quan hệ phụ nữ trong Voyage Au Congo (1926). “Nghệ thuật phục tùng một chủ nghĩa chính thống, ngay cả nghệ thuật nghe có vẻ đúng đắn nhất của các học thuyết, cũng đã bị mất. Nó đã bị chìm vào chủ nghĩa conformisme (tuân thủ) . Những gì cách mạng có thể và phải cung cấp cho nghệ sĩ trên hết là sự tự do".
Quyền tự do mà cách mạng Xô Viết hứa hẹn đã vụt tắt trong tâm trí Gide : “Chế độ độc tài của giai cấp vô sản, như đã được hứa hẹn với chúng ta ... chúng ta sẽ còn phải đi một chặng đường thật dài. Đúng : một chế độ độc tài, tất nhiên; nhưng duy nhất chỉ của một người , không phải là của mọi người vô sản thống nhất. Tự do được trân qúy này, Gide đã tự mình giải quyết khi đặt bút viết tập sách du lịch của mình, bất chấp tất cả những áp lực ép buộc ông phải giữ im lặng trước những thực tế khắc nghiệt của một xã hội Xô Viết "đang được tạo dựng".
Những câu tường thuật trong Retour de l’URSS của ông không khoan nhượng. Giới văn học Pháp chờ đợi tập sách và đã được phổ biến qua hơn 150.000 ấn bản rồi sau đó được chuyển dịch ra 20 thứ tiếng trên thế giới.
Ngay lập tức Gide được Cộng Sản (Pháp, Liên Sô ...) gắn cho các tên : "một tên giả mạo, một tên tư sản phản động hoặc một kẻ phản bội ... " - sách bị đốt cháy trước công chúng tại Liên Sô.
Nhưng sao cũng được! "Sự thật dù đau đớn đến đâu cũng sẽ có thể chữa lành", André Gide cũng đã viết như thể để dự trù
trước cuộc "săn người"
mà đối tượng chính là ông.
Viết tại La Serenité lúc 19giờ ngày 09.3.2022 theo Xavier Donzelli .