N hà ngoại giao trẻ 19 tuổi Fedor Ivanovich Chuttrev được giao công vụ ở Bavaria (Đức). Ở đó, anh đã làm quen với một thiếu nữ 16 tuổi xinh đẹp, cô Amaliya Lerchenfeld. Họ cũng nhau đi dạo dọc bờ sông Đa nuýp, cũng ngắm phong cảnh xung quanh, và dưới ảnh hưởng của những cảm xúc mà nàng Amaliya tuyệt đẹp gợi nên, nhà thơ đã viết một bài thơ, mà sau này N.A.Nekrasov đã gọi là một trong những bài thơ trữ tình Nga hay nhất.
Anh nhớ mãi những phút giây huyền diệu
Vùng đất đẹp tươi con tim đã mến yêu
Chung bước bên nhau, trời ngả về chiều
Trong bóng râm ồn ào sông Đa nuýp
Nơi mảnh vỡ của tòa lâu đài cổ
Em đứng nhìn xa về phía chân trời
Trên đồi cao, như một nàng tiên nữ
Bên đá hoa cương rêu phủ xanh rồi
Em vô tư nhìn phía xa tít tắp
Một khoảng trời dần tắt nắng khói mờ
Ngày cháy nốt, và dòng sông sôi động
Hát vang hơn nơi tối sẫm đôi bờ
Và em lại vô tư vui vẻ
Tiễn một ngày hạnh phúc đi xa
Và chiếc bóng của cuộc đời sôi động
Ngọt ngào bay trên tóc hai ta.
Trong bài thơ này, Chuttrev đã truyền đạt buổi chiều đang dần tắt, bóng đêm đang dần buông,
và niềm hạnh phúc vì bên cạnh là một người đem đến niềm vui và khát vọng sống. Amaliya không biết tiếng Nga, và không hiểu những bài thơ mà nàng là nguồn cảm hứng. Mặc dù Chuttrev không chỉ viết cho nàng, mà cho chính mình. Chưa bao giờ anh quan tâm đến chuyện công bố những bài thơ ấy. Nhà ngoại giao trẻ tuổi đang rất quan tâm đến sự nghiệp của mình và còn quan tâm hơn đến những tình cảm êm dịu. Nên mỗi khi bạn bè yêu cầu bản thảo thì anh thường đùa: Mình rất ghét những tờ giấy đã có chữ, nhất là chữ của chính mình. Vì vậy anh đã đánh mất rất nhiều những ghi chép của mình. Và người phát hiện ra anh là N.A.Nekrasov – một người có linh tính đặc biệt trong việc phát hiện những nhà văn tài năng. N.A.Nekrasov đã khâm phục một cách chân thành những vần thơ của người cùng thời: “Một bức tranh tuyệt vời!”, “Những vần thơ đáng kinh ngạc…”
Thế còn “Nàng thơ” xinh đẹp của Chuttrev thì sao? Nàng không đáp lại tình cảm của nhà thơ, mà lại đi lấy nam tước Krudener. Vào năm 1864,
thì nhà thơ lúc ấy đã không còn trẻ nữa gặp lại Amaliya. Nàng vẫn xinh đẹp, dường như năm tháng không có quyền lực đối với nàng.
Nhà thơ nhớ lại những cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ, và đã viết bài thơ rất nổi tiếng “Gửi B.”:
Anh gặp lại em, và cả thời dĩ vãng (*)
Trong trái tim khô héo lại hồi sinh
Anh nhớ lại những phút giây huyền diệu
Và trái tim lại ấm áp đập nhanh
Như đôi khi giữa kỳ thu muộn
Có những ngày những tháng thần tiên
Khi ta ngỡ mùa xuân đang đến
Và có gì chợt rung động trong tim
Từ những tháng ngày thân thiết cũ
Ngọn gió nào lại thổi đến bên anh
Niềm đam mê đã từ lâu quên lãng
Lại về cùng anh chiêm ngưỡng một bóng hình
Như đã cách xa nhau hàng thế kỷ
Anh nhìn em mà ngỡ trong mơ
Và những âm thanh chưa hề tắt bao giờ
Lại vang lên trong anh thánh thót
Có phải đâu chỉ là hồi ức thôi
Cả cuộc đời nhắc lại đấy em ơi
Sự quyến rũ xưa trong mắt em tuyệt diệu
Và tình yêu xưa lại lay động hồn tôi
Amaliya Krudener đến thăm nhà thơ năm 1873, lúc ông đã nằm trên giường bệnh và chẳng còn sống được bao nhiêu nữa. Nhưng tình bạn của nàng với
Chuttrev thì vẫn còn tiếp tục mãi đến những ngày cuối đời của nhà thơ. Chính nàng đã đem những bài thơ của Chuttrev đến nước Nga.
Ghi chú:
Với bài thơ “Gửi B.”, Nguyên Anh đã đề xuất một phương án dịch sau đây:
Ta gặp lại nàng cùng dĩ vãng đã qua
Con tim cằn khô bỗng tươi xanh trở lại
Bừng sống dậy thời vàng son tình ái
Tâm hồn ta rạo rực lạ thường !
Như vào độ cuối thu thưa thớt lá vàng
Vẫn luôn có những ngày xuân đầy nắng
Ấy là lúc nơi ta chợt hiện về từ quên lãng
Những ký ức ngọt ngào của ngày tháng xuân xanh.
Giờ phút này, tất thảy được bao quanh
Bởi hơi ấm nồng qua bao năm chất chứa
Ta nhìn nàng, với niềm say một thủa
Nàng rất đỗi dịu dàng từ ánh mắt, dáng đi.
Như sau ngàn năm cách biệt chia ly
Ta ngắm nàng, ngỡ như là trong mộng
Và thấy lớn dần những âm thanh xao động
Đã hết còn yên lặng trong ta !
Cứ thế, cuộc đời như lần nữa mở ra
Mà không chỉ đơn thuần là ký ức
Khi trái tim còn đắm say, thao thức
Là trong ta mãi còn đó tình yêu!
Я встретил вас - и все былое
В отжившем сердце ожило;
Я вспомнил время золотое -
И сердцу стало так тепло...
Как поздней осени порою
Бывают дни, бывает час,
Когда повеет вдруг весною
И что-то встрепенется в нас,-
Так, весь обвеян духовеньем
Тех лет душевной полноты,
С давно забытым упоеньем
Смотрю на милые черты...
Как после вековой разлуки,
Гляжу на вас, как бы во сне,-
И вот - слышнее стали звуки,
Не умолкавшие во мне...
Тут не одно воспоминанье,
Тут жизнь заговорила вновь,-
И то же в нас очарованье,
И та ж в душе моей любовь!..
26 июля 1870
Nguyên bản bài thơ thứ nhất:
Я помню время золотое,
Я помню сердцу милый край.
День вечерел; мы были двое;
Внизу, в тени, шумел Дунай.
И на холму, там, где, белея,
Руина замка вдаль глядит,
Стояла ты, младая фея,
На мшистый опершись гранит…
Ты беззаботно вдаль глядела…
Край неба дымно гас в лучах;
День догорал; звучнее пела
Река в померкших берегах.
И ты с веселостью беспечной
Счастливый провожала день;
И сладко жизни быстротечной
Над нами пролетела тень…
F.I.CHUTTREV