T
rong những năm gần đây, Quy Nhơn đang trở thành điểm đến thu hút những bạn trẻ có đam mê xê dịch. Không chỉ nổi tiếng với những hòn đảo hiền hòa,
những bãi tắm ngập nắng mà nơi đây còn sở hữu một nền ẩm thực vô cùng phong phú và độc đáo.
1. Bánh ít lá gai:
Lấy chồng bình định sợ dài đường đi”
Muốn ăn bánh ít lá gai thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước- Bình Định. Nơi đây nổi tiếng trứ danh với món bánh nghe cái tên lạ lạ “ Bánh ít là gai”
và hương vị làm say lòng người với bánh ít lá gai thật dẻo nhưng không dính răng, Ngoạm 1 một miếng, vị ngọt của đường, vì thơm của nếp,
béo của dầu, vị bùi của đậu và đâu đó hương cây nồng của gừng trên đầu lưởi tạo một cảm giác khoái khẩu rất riêng.
Để làm ra được những chiếc bánh đúng chất Tuy Phước – Bình Định đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ từng công đoạn, phải có kinh nghiêm và lòng yêu nghề.
Làm bánh có ba công đoạn chính là làm vỏ bánh, nhận bánh, và gói bánh.
Tất cả công đoạn là một nghệ thuật của người làm bánh
2. Nem chợ Huyện mồi nhắm lai rai của nhiều người
Danh sách đặc sản Bình Định làm quà còn phải nhắc đến Nem chợ Huyện, xuất phát từ Tuy Phước gần chợ huyện nên nem gắn liền với tên chợ.
Nem chợ Huyện đủ vị, mặn, ngọt, dai, béo, giòn… Đặc sản Bình Định này xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày cho đến các dịp cưới hỏi, giỗ chạp.
Người Bình Định vẫn truyền tai câu thơ:
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm.
3. Bánh tráng chả cá cuốn rau răm món ăn dân giã lâu đời
Bánh tráng chả cá (hay còn gọi là chả cá cuốn rau răm) đã đi vào lòng người dân xứ Nẫu từ bao đời nay. Món ăn đặc sản Bình Định dân giã này chỉ
có nguyên liêu chính từ thịt cá, một ít bột năng, bột bắp, gia vị vừa ăn, dát thành miếng mỏng như bánh tráng, đem chiên lên với dầu cho chín.
Bánh chín được nhuộm vàng bóng bẩy, giòn tan.
Bánh tráng chả cá chỉ đặc biệt ngon khi cuốn với một nắm rau răm chứ không phải các loại rau sống khác. Bánh tráng chấm tí tương ớt xào sẽ ra vị
đầm thắm, thơm nồng, đậm đà, ngon miệng.
4. Mực ngào thơm cay vị tỏi:
Nếu bạn bị hấp dẫn bởi hương vị của mực thì chớ quên món mực ngào Bình Định nhé. Đặc sản Bình Định này được nhiều du khách mê mệt và chọn mua làm quà ý nghĩa. Món ăn có vị cay thơm đặc trưng của ớt và tỏi.
Để làm món mực ngào, người dân Bình Định cũng khá cầu kì khi chế biến. Mực được chọn là những con mực to vừa, tươi ngon, dày mình. Phần nước
sốt ướp cay và nhiều tỏi được giã nhỏ, chắt lấy ít nước cốt để khi nhào mực thấm đều sốt.
Mực ngào còn là món nhậu lai rai hấp dẫn thực khách. Chỉ cần một đĩa nhỏ mực ngào cũng đủ để câu chuyện bạn bè thêm phần rôm rả.
5. Tré – Món đặc sản Bình Định ủ kĩ trong rơm
Tré Bình Định – cái tên nghe lạ lạ nhưng thực chất món ăn này gần giống như nem bì. Món ngon Bình Định ăn này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành
ở Trung
Trung Bộ nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tré Bình Định.
Nguyên liệu chế biến tré bao gồm: phần thịt tai, mũi, bì heo và cả thịt ba chỉ. Các loại thịt sau khi đã được ướp với thính, đậu phộng và
gia vị sẽ được gói lại trong lá ổi và một mảnh ni lông mỏng để ủ thịt. Bên ngoài tré là một lớp rơm dày phủ kín hai đầu để giúp phần thịt
bên trong kín khí hoàn toàn.
Sau thời gian ủ thịt khoảng 2 đến 3 ngày. Bạn có thể thưởng thức, bảo quản trong khoảng một tuần đến 10 ngày và rất dễ vận chuyển đi xa,
phù hợp làm quà cho khách du lịch.
6. Chả ram tôm đất:
Chả ram tôm đất là món đặc sản Bình Định xuất hiện cả những ngày thường lẫn trên mâm cơm những dịp quan trọng. Nguyên liệu chính của chả ram tôm
đất gồm: tôm đất, thịt ba chỉ đem cuốn trong lớp bánh tráng mỏng. Miếng chả ram chỉ cuốn nhỏ vừa bằng ngón tay, đem chiên giòn rụm, vàng ruộm.
Món đặc sản Bình Định này đã níu chân mọi thực khách.
Chả ram tôm đất ăn nóng, cuốn chung với rau sống, bún, đem chấm nước mắm chua ngọt là hoàn hảo. Món ăn tuy đơn giản, nhỏ nhắn nhưng những năm
gần đây, từ quán cóc vỉa hè cho đến những nhà hang sang trọng. Trong mâm cỗ ngày xuân, món chả ram tôm đất luôn là món được nhiều sự
trông đợi từ đám trẻ con khoái ăn chả giòn. Món chả ram tôm đất Bình Định vì thế mà được lòng từng
thực khách bằng sự độc đáo của riêng mình.
7. Bánh tráng nước dừa
Món bánh bình dân này luôn có trong túi quà của những vị khách khi rời khỏi Quy Nhơn sau chuyến hành trình khám phá của mình. Bánh được
làm từ bột gạo hoặc sắn, ngô và được tráng mỏng, phơi khô trước khi đem đi nướng. Bánh giòn rụm với vị thơm béo ngậy ngậy của nước dừa
rất được ưa chuộng.