Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

Le Déluge họa phẩm của Antonio Carracci (1583 - 1618).





CÓ TẬN THẾ KHÔNG?




Hồi Chuông Báo Tử số 5 :


THỰC PHẨM BẨN


59- Chả cá sử dụng chất phụ gia không rõ nguồn gốc.


Báo Thanh Niên ngày 6/6/2016 (btv Bình Minh): PC49 kiểm tra, phát hiện cơ sở của bà N. có sử dụng chất phụ gia (bột màu trắng) không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng. Ngoài ra, cơ sở này không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.


60- Phát hiện chất cực độc trong lô 30 tấn cá nục đông lạnh.


Báo Thanh Niên ngày 11/6/2016 (btv Nguyễn Phúc): Ngày 10/6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Trị kết quả kiểm nghiệm các lô cá tại kho đông lạnh của bà LTT (trú Tt. Cửa Tùng, H. Vĩnh Linh, Quảng Trị). Tại thời điểm kiểm tra (7/6), trong kho đông lạnh của bà T. có 110 tấn cá, gồm 70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác. Mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm. Ngành chức năng đã tiến hành lấy 6 mẫu ngẫu nhiên tại kho đông lạnh của bà T. gồm: 1 mẫu cá ngừ, 1 mẫu cá trích, 1 mẫu cá sòng và 3 mẫu cá nục (1 mẫu đại diện cho 20 tấn thu mua trước thời điểm sự cố cá chết bất thường). Kết quả phân tích kiểm nghiệm cho thấy 5/6 mẫu các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá nục đại diện cho lô hàng thu mua ngay sau thời điểm cá chết đã phát hiện có hàm lượng Phenol 0,037mg/kg là chất cực độc, tuyệt đối cấm, không được phép có trong thực phẩm. Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các ngành cho phép tiêu thụ 5 lô hàng có kết quả đạt yêu cầu và tiêu hủy 30 tấn cá nục có chứa chất cực độc.


61- Tự cứu mình trước nạn thực phẩm bẩn.


Báo Thanh Niên 11/06/2016 (Ban CTBĐ): Trong tin Nhiễm liên cầu lợn vì bán thịt heo bệnh trên Thanh Niên ra ngày 10/6 đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc:

. Cẩn thận với tiết canh: Các bác sĩ đã có rất nhiều khuyến cáo về việc ăn tiết canh. Trong tiết canh tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm như: tiêu chảy, tả lỵ, liên cầu lợn... nhưng nguy hiểm nhất là bệnh liên cầu lợn (Đào Minh Bằng, Vinh, Nghệ An).

. Có người ăn tiết canh dê nhưng lại nhiễm bệnh liên cầu lợn. Nói thế để thấy khâu vệ sinh trong ăn uống của ta rất có vấn đề. Có khi dê, lợn làm chung một lò mổ hoặc trộn tiết lợn, tiết dê vào nhau... Tốt nhất hãy là người ăn uống cẩn thận và có hiểu biết. Ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh (Phan Hoài Phương, Q.4 Tp.HCM).

. Bệnh liên cầu lợn khá nguy hiểm, tốn kém trong điều trị và để lại nhiều di chứng sau khi khỏi bệnh. Vì vậy tốt nhất đừng chủ quan. Nên luôn trong tư thế chủ động phòng tránh bệnh, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với heo như chủ trại chăn nuôi, nhân viên giết mổ, nhân viên thú y, bác sĩ thú y, người bán thịt và cả người tiêu dùng (Nguyễn Thị Thùy Dung, H. Bình Chánh, Tp.HCM).


62- Bùa” nước muối thành… nước mắm cá cơm.


Báo Thanh Niên ngày 16/6/2016 (btv Công Nguyên): Loại nước mắm được dán nhãn là nước mắm cá cơm nhưng thành phần không có bất cứ một loại cá nào mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ Kim Biên.

Nước mắm làm từ hóa chất chợ Kim Biên: Trưa 13/6, PV Thanh Niên theo chân đoàn kiểm tra đến kiểm tra cơ sở nước nắm trên. Tại đây, đoàn kiểm tra bắt quả tang ông H. và bà T. đang sang chiết nước mắm từ trong bồn chứa ra chai nhựa (loại 1 lít), đóng nắp, dán nhãn nước mắm hiệu Tân Phú. Đoàn kiểm tra phát hiện tại đây có 1.414 chai nước mắm hiệu Tân Phú (loại 1 lít), 600 lít nước mắm chuẩn bị sang chiết, 1.400 nắp chai và 5.250 chai nhựa loại 1 lít chưa qua sử dụng, 130kg nhãn giấy ghi nước mắm Tân Phú và các thông số chất lượng về sản phẩm. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra phát hiện nhiều bột chua, phẩm màu, bột chống mốc, đường hóa học sodium cyclamate, bột ngọt (bên ngoài có nhiều dòng chữ Trung Quốc) tại cơ sở sản xuất nước mắm của ông H. Sản xuất nước mắm tại địa chỉ này từ năm 2013 đến nay, cơ sở không đăng ký kinh doanh theo quy định, chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Muối, hóa chất dùng sản xuất nước mắm, chai nhựa, nắp chai được mua tại chợ Kim Biên (Q.5, Tp.HCM). Theo bà T., để sản xuất 500 lít nước mắm, bà dùng 1 bồn nhựa loại 1.000 lít, bơm nước máy và đổ 200 kg muối hột vào ngâm từ 7-10 ngày. Sau đó, rút nước muối này qua bồn chứa loại 500 lít rồi pha 200gr bột chua, 100gr màu thực phẩm, 200 gr bột chống mốc, 200 gr đường hóa học và 2kg bột ngọt rồi dùng cây tre khuấy đều. Hỗn hợp này được bơm vào một bình chứa khác để lọc cặn rồi sang chiết ra các chai nhựa loại 1 lít rồi dán nhãn, hạn sử dụng, đóng nắp chai... thành nước mắm “cá cơm”. Mỗi lần cơ sở của bà Tâm sản xuất ra hàng nghìn lít nước mắm, bán ra thị trường.

Nhiều bất thường: Khai với đoàn kiểm tra, vợ chồng ông H. cũng thừa nhận đã từng bị Phòng Y tế, Công an Q. Thủ Đức và UBND P. Hiệp Bình Phước kiểm tra xử phạt. Theo người dân, sau mỗi lần kiểm tra thì cơ sở nước mắm này hoạt động trở lại và sản xuất nhiều hơn trước.


63- Bắt gần 1,7 tấn thịt bẩn tại Tp.HCM.


Báo Thanh Niên ngày 18/6/2016 (btv Công Nguyên): Sáng 17/6, Công an Q. Tân Bình bắt quả tang một cuộc vận chuyển nhiều thùng xốp chứa heo sữa đã qua giết mổ về một căn nhà tại hẻm 270B Lý Thường Kiệt (P.6, Tân Bình). Kiểm tra ngôi nhà này, công an phát hiện 972kg heo sữa đã làm sẵn chứa trong các thùng xốp, tủ cấp đông, không có giấy tờ chứng nhận kiểm dịch, rỉ dịch và bốc mùi hôi thối mua ở các tỉnh miền Trung rồi vận chuyển bằng xe khách vào Tp.HCM để bán cho các quán ăn, nhà hàng. Trước đó, chiều 16/6, Chi cục Thú y Tp.HCM kiểm tra ngôi nhà trong hẻm 356 Phạm Văn Bạch (P.15, Tân Bình) phát hiện 17 thùng xốp chứa 727kg thịt động vật đã qua tẩm ướp gia vị đựng trong nhiều bao ni lông. Chủ cơ sở thừa nhận số thịt trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Cơ sở này nhập các loại thịt động vật không rõ nguồn gốc về sơ chế, tẩm ướp gia vị, đóng gói bao bì bán cho các quán ăn. Đoàn kiểm tra lập biên bản, lấy mẫu thịt xét nghiệm để có cơ sở xử lý.


64- Tiếp tay cho thực phẩm bẩn là tội ác.


Báo Thanh Niên ngày 19/6/2016 (Ban CTBĐ): Rất nhiều bạn đọc bức xúc về cách làm của Viện Y tế công cộng Tp.HCM, được phản ánh qua bài Thực phẩm nhập khẩu không đạt chất lượng vẫn được “tuồn” ra bán trên Thanh Niên ngày 18/6.

. Hoang mang: Như thông tin báo nêu, với 13 cơ sở có thực phẩm nhập khẩu, Thanh tra Bộ Y tế đã phát hiện 3 cơ sở chưa thực hiện quy định kiểm nghiệm định kỳ, 1 cơ sở bán sản phẩm khi chưa có giấy thông báo kết quả đối với lô hàng nhập khẩu (mặc dù cơ sở đã được thông báo qua điện thoại là lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu). Bấy nhiêu cũng đủ cho thấy tỷ lệ sai phạm của các cơ sở là khá cao (Ngô Đình Toàn, P. Linh Trung, Thủ Đức, Tp.HCM).

. Độc hại ai chịu? Một câu hỏi đặt ra là những sản phẩm chưa có giấy chứng nhận chất lượng nhưng vẫn được doanh nghiệp bán ra thì trách nhiệm thuộc về ai (Đào Ngọc Duy, xã Phước Kiểng, Nhà Bè, Tp.HCM).

. Thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Chỉ cần các cơ quan chức năng lơ là, thiếu trách nhiệm là người tiêu dùng lãnh đủ khi bỏ tiền cao để mua sản phẩm nhập khẩu kém chất lượng (Huỳnh Minh Đạt, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM).

. Không phải cứ hàng ngoại, hàng nhập là tốt. Thời gian gần đây, các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại được phát hiện khá nhiều (Nguyễn Hoàng Thái, H. Nhà Bè, Tp.HCM).


65- Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì thịt.


Báo Thanh Niên ngày 19/6/2016 (btv Gia Bình, Đức Huy): Ngày 18/6, có thêm 14 người vào Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện (BV) đa khoa Lâm Đồng để điều trị ngộ độc thực phẩm, nâng tổng số người nhập viện điều trị ngộ độc thực phẩm từ ngày 16/6 đến nay ở BV này lên 21 người. Hầu hết những người này đều ở xã Hiệp An (H. Đức Trọng) và bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì thịt nướng. Cùng ngày 18/6, lãnh đạo BV Sản nhi Phú Yên cho biết khoảng 20g40 BV tiếp nhận 6 ca ngộ độc trong tình trạng ói mửa, gồm 2 trẻ em và 1 phụ nữ. Theo các bác sĩ, các bệnh nhân cho biết đã mua bánh mì tại một tiệm ở ngã năm Tp. Tuy Hòa, sau khi ăn thì có triệu chứng ói mửa nên gia đình đưa đến BV. Trước đó, vào chiều tối Trung tâm chẩn đoán y khoa Đức Tín (Tp. Tuy Hòa) cũng tiếp nhận 2 bệnh nhi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì.


66- Báo Thanh Niên 9/7/16 (btv Công Nguyên):


Tiêu hủy hàng trăm ký “bò viên” làm bằng thịt heo xay và bột, 211 kg bò viên thành phẩm để dưới sàn nhà dơ bẩn. Cơ sở không phép không đủ điều kiện vệ sinh. Nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Đương sự khai xay thịt với bột, hương liệu bò và chất bảo quản làm thành “bò viên” bán cho các quán ăn.


67- Báo Thanh Niên 9/7/16 (btv Nguyên Nga):


Tuyên chiến với chả bẩn (Hoan hô cơ sở này). Trước tình trạng nhiều nhà sản xuất bỏ hóa chất vô tội vạ vào cây chả để bán cho người tiêu dùng, một cơ sở tại Tp.HCM đứng ra tuyên chiến với chả bản đó là cơ sở chả Quang Hậu (Q. Tân Phú, Tp.HCM).


68- Báo Thanh Niên 9/8/2016 (btv) Trọng Kha:


Thực phẩm chức năng Triều Tiên “Chứa kim loại nặng”. Xét nghiệm 13 mẫu xuất từ Triều Tiên thì 10 mẫu chứa lượng chì và thủy ngân vượt quy định an toàn tới 200.000 lần, có nguy cơ đe dọa sức khỏe người dùng!


69- Báo Thanh Niên 13/7/16 (btv Công Nguyên - T. Tùng):


Sản xuất chả cá chứa formol, hàn the. Ngày 12/7 công an Q. Thủ Đức phát hiện đường dây sản xuất, vận chuyển chả cá ướp hóa chất từ Bà Rịa Vũng Tàu về Tp.HCM tiêu thụ. 1.256kg chả cá và 288kg thịt ghẹ làm sẵn, xét nghiệm nhanh chả cá nguyên liệu cá kém chất lượng (cá ươn, cá dạt) nên người sản xuất dùng hàn the và formol để làm cho sản phẩm không trương phình, giữ được lâu và làm cho sản phẩm dai, giòn (chỉ khổ người ăn thôi!).


70- Phát hiện cơ sở chế biến mỡ heo không rõ nguồn gốc:


Tại cơ sở Q. Hoàng Mai HN, CA thu giữ 2.000 lít mỡ nước và 100kg mỡ động vật đang vận chuyển đến, tất cả đều không có giấy tờ xác minh nguồn gốc, an toàn vệ sinh (Hà An).


71- Báo Thanh Niên 16/7/16 (btv Hiền Lương):


Bán tôm hấp dừa nhiễm khuẩn cao gấp 56 lần cho phép. Cơ quan chức năng Khánh Hòa cho biết kết quả 7 mẫu thức ăn tại nhà hàng Four Seasons (Nha Trang) món tôm hấp dừa chứa vi khuẩn clostridium perfringeus cao 56 lần cho phép. Tối 9/7 800 nhân viên công ty CP Thế Kỷ vào ăn, qua ngày 10/7 và 11/7 có 119 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.



(Tổng hợp nguồn báo chí và các phương tiện truyền thông)


(còn tiếp)