LÃNG DU
TRONG ÂM NHẠC ÁO
N gười ta thường ví âm nhạc của Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) với ánh thái dương, với tuổi trẻ và mùa xuân. Thần đồng âm nhạc được các nhạc sĩ nổi tiếng đánh giá rất cao.
" Mozart - biểu tượng của chính âm nhạc."
. Bản nhạc dành cho đàn dương cầm
Đó là ngày thứ năm, nhạc trưởng Leopld Mozart về nhà thì thấy cậu con trai bốn tuổi hay hí hoáy gạch gạch xóa xóa bằng bút lông ngỗng. Leopold hỏi:
- Wolfgang, con làm gì đó ?
- Con viết bản nhạc dành cho đàn dương cầm, phần I sắp xong rồi ba ạ.
- Con đưa ba xem nào !
- Nhưng con chưa viết xong.
- Con đưa ba xem nào. Phải viết cho sạch hơn chứ.
Leopld cầm bản nhạc mà cậu con trai bốn tuổi gạch xóa, viết chồng lên nhau,một lúc sau ông mới đoán được những nốt nhạc trên đó. Ông nói với nhạc công Schachtner - khách của gia đình- Bác xem, viết rất đúng cách phổ âm và đúng luật, nhưng khó thế này thì không ai biểu hiện trên đàn được.
Hai giọt nước mắt từ từ rơi xuống từ khuôn mặt của Leopld, ông sướng vui đến rơi nước mắt.
. Thử tài thần đồng âm nhạc
Ban nhạc tí hon gồm Maria Anna Walburga Ignatia Mozart và Wolfgang Amadeus Mozart - mười ba và tám tuổi - được vua và hoàng hậu Anh thân hành đón tiếp nồng hậu và thân tình.
Hai chị em được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt sau khi trình diễn tay đôi các bản nhạc hòa tấu của Johann Sebastian Bach và Georg Freidrich Handel. Trong không khí đầy hào hứng ấy, bỗng Johann Christian Bach - thầy dạy nhạc của hoàng cung nước Anh - đứng dậy đi tới bên đàn dương cầm, trước sự ngơ ngác của mọi người, bất thần ông ngồi xuống và dạo đoạn đầu của bản nhạc thính phòng - Sonat do ông sáng tác. Rồi ông đứng dậy và mời cậu bé Wolfgang tám tuổi "đánh giùm nốt". Wolfgang bối rối một phút trước cách thử tài bất ngờ và độc đáo ấy, cả phòng hòa nhạc yên ắng hồi hộp tới mức nghe rõ từng hơi thở. Họ chờ đợi và lo thay cho cậu bé.
Với trí nhớ phi thường, với khả năng sáng tác tùy hứng hết sức nhạy bén. Với vẻ tập trung căng thẳng cậu bé lướt uyển chuyển những ngón tay mềm mại trên những phím đàn. Tác giả và người nghe hết sức ngạc nhiên khi Wolfgang hoàn tất bản nhạc ngẫu hứng ấy một cách hài hòa tuyệt vời.
Với vẻ mặt xúc động gần như kinh hoàng, Johann Christian Bach chạy tới và ôm lấy Wolfgang bế bổng lên. Từ chỗ im phăng phắc, giờ đây cả hoàng cung trào lên như sóng dội bởi tiếng reo hò hoan hô và những tràng vỗ tay.
Nữ hoàng Anh hai tay nắm lại và giơ cao: “Thật tuyệt trần ! Thật siêu phàm!”
Buổi thử tài ấy đã làm cho danh tiếng của Mozart vang dội khắp London. Một nhạc sĩ đương thời đã viết: “Cậu bé Mozart đúng là một thần đồng âm nhạc, tôi thật sự yêu quí con người ấy tới mức không bút nào tả hết tình yêu ấy. Nhưng cậu bé này sẽ làm cho người đời quên mất chúng ta.”
Ca Vũ Hài Kịch Don Giovanni
Trên bình diện địa chính trị thì châu Âu có nhiều nước với những thể chế khác nhau. Nhưng trên bình diện văn học nghệ thuật thì mỗi sự kiện nổi bật ở một nước có thể trở thành vết dầu loang lan sang các nước khác. Hiện tượng Don Juan (Đông Gioăng) của Tây Ban Nha, Faust của Đức là những ví dụ. Don Juan là nhân vật dân gian Tây Ban Nha, nhân vật này xuất hiện lần đầu trong kịch El burlado de Sevilla y convidado de piedra của Tirso de Molina (công diễn năm 1613, in thành sách năm 1630). Don Juan là người vô thần, dám phỉ báng Chúa, thích phiêu lưu trong chuyện tình ái, có tài quyến rũ, lừa đảo phụ nữ mọi đẳng cấp: nữ công tước, thiếu nữ quý tộc, cô gái đánh cá, cô gái nông thôn. Don Juan bị trời trừng phạt, đày xuống địa ngục.
Nhân vật dân gian Don Juan của Tây Ban Nha “chu du” Italia, Đức, Anh và nhiều nước khác. Năm 1665, Molière viết hài kịch “Don Juan” từ chất liệu hề kịch “Don Juan” của văn học dân gian Tây Ban Nha. Hài kịch của Molière viết bằng văn xuôi, có 5 hồi, công diễn lần đầu ngày 5.11.1665. Đối với Don Juan: ”Hạnh phúc ở cuộc đời này là quyến rũ được tất cả đàn bà mà không yêu một ai cả!”. Vở kịch này là kịch hay nhất so với những vở kịch cùng tên. Trong các opera về Don Juan thì nổi tiếng nhất là ca vũ hài kịch Don Giovanni của Mozart. Đây là opera hai màn do Wolfgang Amadeus Mozart soạn nhạc và nhà văn Italia Lorenzo da Ponte viết lời Don Giovanni bằng tiếng Italia. Opera này được trình diễn lần đầu tiên ở Praha vào ngày 29 tháng 10 năm 1787.
Vở kịch bắt đầu với màn Don Giovanni giết cha của một mệnh phụ mà anh ta đã quyến rũ. Hầu hết các tình tiết xoay tròn xung quanh ba người phụ nữ mà Don Giovanni quyến rũ
Một trong những cảnh đáng ghi nhớ là bản song ca giữa Don Giovanni và Zerlina. Zerlina, người thiếu nữ bị lọt vào tầm mắt săn đuổi của Don Giovanni, cô đã hứa hôn với Masetto. Don Giovanni loại bỏ Masetto ra ngoài cuộc để anh ta có thể độc chiếm Zerlina, sau một hồi đối thoại, đã đồng ý bỏ trốn với Giovanni. Cảnh gồm có một đoạn hát kể nối tiếp bằng bản song ca nổi tiếng "La ci darem". Lời nhạc kịch mang đầy tính châm biếm. Ở đoạn kết Don Giovanni bị trừng phạt - bị ném xuống địa ngục. Có tiếng hát đồng ca:” Đấy là cái kết của kẻ làm điều ác…”
Anton Bruckner
Anton Bruckner nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn Orgel (organ) người Áo, ông cũng là giáo sư Nhạc viện Viên. Trên cơ sở kế tục truyền thống âm nhạc cổ điển, Bruckner sáng tác khí nhạc và thanh nhạc. Nhạc của ông giầu mầu sắc lãng mạn. Vị trí quan trọng trong cuộc đời sáng tác nhạc của Anton Bruckner là chín bản giao hưởng. Ông sáng tác nhạc giao hưởng từ 1865 tới khi ông mất. Bản giao hưởng “Kính dâng Chúa yêu quý” là bản giao hưởng thứ chín, đồng thời là bản giao hưởng cuối cùng. Ông còn có ba bản thánh ca vĩ đại và rất nhiều bản nhạc thính phòng.
Về nhạc nhà thờ của Bruckner, Furtwãngler nói:
- Bruckner đã đưa cái thánh thiện vào trong đời sống của chúng ta bằng những âm thanh của tâm hồn.
Chẳng cần thay đổi nếp sống
Bruckner sống hết sức giản dị, nhưng lại là một người hết sức nhút nhát. Mặc dù là giáo sư nhạc viện Viên và đã là một nhạc sĩ nổi tiếng nhưng ông chỉ mặc một bộ com-lê xuềnh xoàng. Ông ít chú ý tới vẻ bên ngoài. Một người bạn hỏi ông với giọng châm biếm:
- Thế ông thợ mộc nào cắt may com-lê cho ông ?
Ông trả lời hết sức nghiêm túc:
- Tôi ăn mặc giản dị, nhưng lịch thiệp. Nghệ sĩ chơi đàn Orgel (organ) phải mặc quần ống rộng để chân được thoải mái (khi đạp pedan).
Nếu chỉ … vì tôi …
Bruckner sống độc thân suốt đời. Ông hết sức nhát gái nên lúng túng mỗi khi ngồi cạnh phụ nữ. Có lần ông ngồi cạnh một quý bà. Đã ăn xong món xúp mà ông chẳng nói lấy nửa lời với quý bà ngồi bên. Quý bà nói:
- Tôi ăn mặc đẹp và vinh dự được ngồi bên cạnh nhạc sĩ nổi tiếng như ông, sao chẳng thấy ông nói gì cả.
Brucker giật mình hốt hoảng với giọng cà lăm:
- Trời ơi, nếu chỉ …vì tôi thì bà… chẳng cần mặc gì cả!
Tưởng tượng khi sáng tác
Bạn bè hỏi Bruckner tại sao ông không lấy vợ. Ông nghiêm nghị trả lời:
- Làm gì có thời gian. Tôi đang mải sáng tác bản giao hưởng thứ tư.
Ngồi bên đàn piano để viết tổng phổ cho bản giao hưởng thứ tư, Bruckner vừa viết vừa nói:
- Một cuộc đi săn trong rừng. Một con hươu đang chạy, rồi lại một con hoẵng. Cánh thợ săn ngồi xuống nghỉ ngơi. Họ giở món bê rán ra…
Johann Strauss
Những gì Johann Strauss cha khởi xướng ở Viên thì ba con trai của ông Johann Strauss (con, 1825-1899), Joseph và Eduard Strauss tiếp tục và hoàn thiện, làm cho nhạc Walzer trở thành phổ biến và đưa nó tới tột đỉnh. Vì vậy người đời gọi dòng họ Strauss là triều đại Strauss trong âm nhạc. Trong ba người con thì Johann là nổi tiếng nhất. Triều đại Strauss kết thúc với sự ra đi của Johann Strauss (con) vào năm 1899.
Nhạc và kịch bản
Johann Strauss soạn nhạc cho vở ca vũ hài kịch Một đêm ở Venedig, nhưng ông chỉ dựa trên lời cho ca sĩ chứ không đọc toàn bộ kịch bản. Đến khi tổng duyệt, ông nhận thấy nhạc không ăn khớp với kịch bản. Ông hỏi soạn giả vở ca vũ hài kịch:
- Tại sao vở này chỉ có một hồi? Công chúng đã quen cảnh xem ca vũ hài kịch ba hồi cơ mà.
Ở nơi công chúng đã nghe quen nhạc (bảy nốt) của Beethoven và Schubert như thành phố Viên thì nhạc 12 nốt trở nên xa lạ. Thế nhưng Arnold Schõnberg (1874-1951) đã thu phục được công chúng bằng nhạc 12 nốt với những bản nhạc thính phòng, nhạc cho dàn đồng ca (Gurrelieder), nhạc cho kịch (Drama), nhạc thính phòng (Kammersinfonie) và nhạc cho ca vũ kịch (Oper) v.v.
Qúa ư là…
Mặc dù Bertolt Brecht cũng đang mở đường cho sự phát triển mới trên lĩnh vực kịch nói. Có lần nhạc sĩ Hanns Eisler (bạn của Bertolt Brecht và là học trò của nhạc sĩ Arnold Schõnberg) chơi những bản nhạc (12 nốt) cho Brecht nghe. Nghe xong, Brecht bĩu môi nói:
- Tôi thấy nhạc này quá ư là giầu âm điệu
Ai hơn ai !
Thomas Mann có ám chỉ phê phán nhạc và lý thuyết nhạc của Schõnberg trong tiểu thuyết Dr. Faustus của mình. Bực tức về chuyện đó, Schõnberg nói lớn:
- Thời gian sẽ minh chứng cho việc ai hơn ai!
Nhạc trưởng người Áo Gustav Mahler (1860-1911) - nhạc sĩ hậu lãng mạn chỉ phổ nhạc cho thơ trong tập thơ “Chiếc tù và kỳ diệu của chú bé” của nhà thơ lãng mạn Clemens Brentano và sáng tác giao hưởng, không có concerto cho piano, không có nhạc kịch. Những nhạc phẩm tiêu biểu của Gustav Mahler là 10 bản giao hưởng.
Âm nhạc cũng trả lời
Mười bản giao hưởng của Gustav Mahler vẽ lên bức tranh toàn cảnh xã hội thời đại ông. A. M. Maler nhận xét:
- Gustav Mahler sáng tác âm nhạc cho câu hỏi của nhà văn Nga Dostojewski :“ Làm sao tôi có thể là người có hạnh phúc, nếu ở nơi nào đó có người khác vẫn còn đau khổ?”
Người đương thời nhận xét:
- Ca khúc trở nên linh hồn và thể chất của những giao hưởng của Mahler. Giao hưởng là mối đồng cảm với những đau khổ của loài người dưới ách bóc lột của một số ít người.
Cảnh quan và bản giao hưởng số 3
Gustav Mahler viết bản giao hưởng số 3 ở thái ấp của ông bên bờ hồ Attersee. Cảnh đẹp nơi đây được tô điểm bởi các loài hoa, bởi tiếng chim hót, bởi bầu trời mây bay. Người nghe cảm nhận được cảnh đẹp đó qua giọng hát và nhạc trong bản giao hưởng. Có lần nhạc trưởng Bruno Walter tới thăm thái ấp ở Attersee. Ông hết sức ngạc nhiên về cảnh đẹp nơi đây. Mahler bảo:
- Ông chẳng cần phải ngắm nhìn, tất cả những cái đó đều có trong bản giao hưởng số 3 của tôi.
JOHANN STRAUSS (Sohn)(1825-1899)
Dòng họ Strauss âm nhạc bắt đầu với Johann Strauss I (1804-1849). Joann Strauss I kết hôn với Maria Anna Streim năm 1825 tại nhà thờ giáo xứ của Liechtenthal thành phố Wien. Johann Strauss I là cha đẻ của Johann Strauss II (1825 - 1899), Josef Strauss (1827 - 1870) và Eduard Strauss (1835 - 1915). Johann Strauss II sinh ngày 25 tháng 10 năm 1825 ở ngoại ô thủ đô Wien, nước Áo. Ông Johann Strauss I muốn con mình thoát khỏi một cuộc đời nhạc sĩ đầy khắc nghiệt hơn là nhằm tránh một cuộc cạnh tranh lẫn nhau trong gia đình nhà Strauss. Ông muốn con trai cả Johann Strauss II trở thành một nhân viên ngân hàng hơn là trở thành một nhạc sĩ. Năm Johann Strauss II 17 tuổi, khi cha ông Johann Strauss I bỏ gia đình đi với tình nhân, Emilie Trambusch, ông mới có thể thực sự học âm nhạc . Strauss II học hoà âm và đối vị với giáo sư lý luận âm nhạc Joachim Hoffmann. Strauss II rất khó khăn trong những năm đầu sự nghiệp của mình. Ông kết hôn ba lần. Chỉ lần thứ ba, ông mới sống trong hạnh phúc. Ông cưới Adele vào ngày 15/08/1887. Bà đã khuyến khích và khơi lại tài năng sáng tác của ông với những tác phẩm âm nhạc Der Zigeunerbaron và Waldmeister, cùng các điệu waltz 'Kaiser-Walzer', "Kaiser Jubilaum', 'Marchen aus dem Orient' op.444 và 'Klug Gretelein' op. 462 Trong khi Strauss cha soạn tác phẩm Hành khúc Radetzky op.228 đề tặng thống chế vùng Habsburg là Joseph Radetzky von Radetz thì Strauss con soạn một một số nhạc phẩm đề tặng quốc vương Habsburg mới lên ngôi như hành khúc Kaiser Franz-Josef op. 67 và hành khúc Kaiser Franz Josef Rettings Jube' op. 126. Johann Strauss (Sohn) là con trai cả của nhạc sĩ Johann Strauss (Vater:1804-1849).
ÂM HƯỞNG CỦA DÒNG HỌ STRAUSS
Dàn nhạc Wiener Johann Strauss được thành lập năm 1866, thực hiện buổi diễn với cách chỉ huy truyền thống "Vorgeiger" là cầm một cây violin trên tay và cách này trở thành truyền thống gia đình nhà Strauss. Nhạc sĩ Áo Willi Boskovsky (1909-1991) biểu diễn nhạc của Strauss cũng theo truyền thống gia đình nhà Strauss. Điều này làm ta liên tưởng tới nhạc trưởng Hà Lan Andre Rieu chơi đàn violin khi chỉ huy dàn nhạc.
Năm 1929, nhạc sĩ Áo Clemens Krauss (1893-1954) tổ chức một chương trình đặc biệc chỉ toàn nhạc của nhà Strauss với dàn nhạc Wien. Johann Strauss được nhiều nhạc sĩ ngưỡng mộ: Richard Wagnerthích nhạc phẩm Wein, Weib und Gesang – Rượu, đàn bà, ca hát. Con gái của Strauss tìm đến Brahms để xin bút tích vào cái quạt của mình (một phong tục thời đó). Thường thì nhà soạn nhạc sẽ viết một vài dòng nhạc nổi tiếng nhất của ông và ký tên vào. Tuy nhiên, Brahms đã viết một đoạn của một bản nhạc valse nổi tiếng của Strauss và viết ở dưới rằng: "Thật không may, đây không phải là bản nhạc của Johannes Brahms". Những người hâm mộ khác như nhạc sĩ Đức Richard Strauss khi sáng tác bản nhạc valse Rosenkavalier của mình đã nói: "Làm sao tôi có thể quên được thiên tài tươi vui (Johann Strauss II).của Wien". Ngày nay âm nhạc của nhà Strauss được biểu diễn ở buổi hòa nhạc thường niên đầu năm – Neujahrskonzert - của dàn nhạc Wien.
CẢNH SẮC MÙA XUÂN
Những điệu valse của Johann Strauss thời kỳ đầu có sinh khí nhịp nhàng với những giai điệu ngắn. Nhưng sau năm 1860 điều này đã thay đổi. Johann Strauss đã truyền cho hình thức valse truyền thống một sinh khí mới và sự tinh tế mới, phản ánh vẻ tráng lệ và tinh thần hưởng lạc của hoàng gia Áo thế kỉ 19. Frühlingsstimmen( Voices of Spring - Giọng Xuân) Op. 410 soạn cho giọng hát solo cùng dàn nhạc, là một trong số những điệu valse nổi tiếng nhất của Johann Strauss. Nét độc đáo trong Frühlingsstimmen là tác giả đã đã giao phó vai trò thể hiện giai điệu cho coloratura soprano - giọng nữ cao màu sắc chứ không phải cho violon Giọng nữ cao màu sắc thường có âm vực rộng. Giọng xuân thể hiện không khí rạo rực lúc xuân về :
Giọng Xuân
Lời:
Richard Genée
Sơn
ca vút lên trời,
Gió
dịu dàng đang thổi;
Chim khiến đồng hồi tỉnh
Bằng
nụ hôn êm đềm.
Mọi cánh bay xuân tràn,
Qua rồi
bao gian khó
Nhẹ đi nỗi buồn khổ,
Những mong ngóng
tốt lành
Tin hạnh phúc trở về;
Nắng sưởi cho ta
ấm,
Tất thảy cười và thức giấc!
Khơi
nguồn những bài ca ,
Đã im lặng quá lâu;
Từ rặng
cây vang tiếng
Ngọt ngào và êm ái!
Sơn ca buông dịu
dàng
Dòng nốt nhạc ban đầu,
Đừng làm phiền nữ
chúa;
Hỡi mọi ca sĩ khác!
Mau hòa tiếng hùng
hồn.
Cùng giọng nàng ngọt ngào!
Ôi
khúc hát sơn ca!
Sôi nổi bởi tình yêu,
Ngọt ngào
và ấm áp,
Có cả nốt ai oán
Làm rung động cõi
lòng
Về giấc mơ êm đềm!
Mong chờ và ước
vọng
Trong tim ta trú ngụ.
Nếu bài ca gợi lại
Từ
lấp lánh sao xa
Trong ánh trăng lung linh
Bồng bềnh
trên thung lũng!
Đêm ngập ngừng tan biến,
Sơn ca bắt
đầu ca
Bóng tối sắp lùi xa!
Những
giọng hót mùa xuân
Nghe ngọt như tổ ấm,
Ngọt
ngào, ngọt ngào sao!
LỜI BÌNH: Người dân ba nước nói tiếng Đức lá Áo, Thụy Sĩ, Đức. Thủy tổ của họ là người Germanen. Người Germanen được chia thành ba nhóm theo điạ hình cư trú: người Germanen phương bắc ở bán đảo Skandinavien và Đan Mạch; người Germanen phương tây ở lưu vực giữa sông Rhein, Elbe, Donau; người Germanen phương đông ở lưu vực sông Elbe và sông Weichsel.
Nói tới âm nhạc người ta phải nói tới kinh đô âm nhạc Viên (Wien) thủ đô nước Áo với dòng sông Donau- với bản nhạc Blaue Donau . Khắp thành phố Viên tràn ngập âm thanh và hương vị ngọt-đắng của cà phê. Nơi nào cũng có quán cà phê để người dân ngồi uống cà phê, thưởng thức những khúc nhạc bất hủ của nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart, của triều đại Strauss. Thời đại hoàng kim của thể loại ca vũ hài kịch kết thúc với sự ra đi của Johann Strauss năm 1899. Viên vẫn giữ được truyền thống âm nhạc của mình. Viên vẫn là kinh đô âm nhạc của thế giới, vẫn có những nhạc sĩ nổi tiếng thế giới, nhưng " ít ai trong số các nhạc sĩ có thể tư duy bằng âm thanh với sự rõ ràng, giản dị và có sức hấp dẫn đến thế. Hiếm có ai trong các nghệ sĩ đã kết hợp tính dễ hiểu, tươi mát với tính chân thật và sự sâu sắc của cuộc sống trong những nhạc phẩm của mình như Mozart."
Âm nhạc Mozart đã tạo nên một thời kỳ trong lịch sử âm nhạc. Sau những giao hưởng của Mozart là những tác phẩm hoành tráng của Beethoven, kế tiếp là những tác phẩm lớn để lại dấu ấn trong lịch sử âm nhạc của các nhạc sĩ chủ nghĩa lãng mạn.Trong ba nhạc sĩ thuộc nhóm bất tử thì Mozart ở vị trí thứ hai sau Bach, đứng trên Beethoven.
Những gì Johann Strauss cha khởi xướng ở Wien thì ba con trai của ông Johann Strauss (con), Joseph và Eduard Strauss tiếp tục và hoàn thiện, làm cho nhạc Walzer trở thành phổ biến và đưa nó tới tột đỉnh. Vì vậy người đời gọi dòng họ Strauss là triều đại Strauss trong âm nhạc. Sự nổi bật của dòng họ Strauss được thể hiện tại buổi hoà nhạc “Perpetual Music” (Âm nhạc bất tận) vào những năm 1860 Trong ba người con thì Johann II là nổi tiếng nhất.
Những bản nhạc Dòng Danuýp xanh (Blaue Donau) Cá tính dân thành Viên (Wiener Blut), Rượu, đàn bà và ca hát (Wein, Weib und Gesang) nhiều hành khúc và các bản “Tritsch-Trasch-Polka”, “Annenpolka” là những nhạc phẩm nổi tiếng thế giới của Johann Strauss (con). Ông đã cùng dàn nhạc của mình đi lưu diễn ở Nga, Anh, Pháp, Mỹ. Ông được tôn là Vua nhạc valse (Walzerkõnig).Người dân thành Wien gọi dòng họ Strauss là triều đại Strauss trong âm nhạc.Triều đại Strauss kết thúc với sự ra đi của Johann Strauss (con) vào năm 1899. Trong lần thăm thành phố Hồ Chí Minh, ông thị trưởng thành Viên bảo:
- Ô nhiễm môi trường làm dòng sông Donau (Danuýpt) nhuốm màu đen. Dân thành Viên nói đùa:”Sông Donau không còn trong xanh, nhưng bầu trời thành Viên vẫn trong xanh (nhái bản nhạc Danuýpt xanh của Johann Strauss – blaue Donau).