1- Lịch Sử Vấn Đề Biết Hán Nôm có lợi thế đọc chữ ở đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, quán, nghĩa địa, văn miếu , bảo tàng … Hoặc giả qua chợ Thư pháp (Văn Miếu Hà Nội ) bán cũng nhận ra ngay những chữ PHÚC-LỘC-THỌ-HỌC-ĐĂNG KHOA- NHẪN- ÁI … ; 2- Hồn Việt Cốt trong Thành Ngữ Tục Ngữ Ta Tàu : Những ví dụ trong chứng mính cách ví von của ta và Tàu cũng khác nhau đấy : (T= Tầu , V= Việt) 3- Kết Luận Tất nhiên có nhiều câu , người Việt không thấy bao giờ , ví dụ
Và lợi nhất là hiểu nhanh các câu ví dụ “ Thế sự vô nán sự ; Chỉ phạ hữu tâm nhân”, câu này đã được việt hóa thành : “Không có việc gì khó , chỉ sợ lòng không bền”.
Và nhiều khi cứ ngờ ngợ thành ngữ & tục ngữ của Tầu thâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều.
Nhiều nhà nho lớp trước đã dịch nhiều sách về thành ngữ tục ngữ của Tầu.
Để tự kiểm tra kiến thức thành ngữ &tục ngữ Tàu, tôi lần mò vào thẳng các cuốn từ điển của Tàu, ví dụ Khang Hy, Từ Hải ( Giang Trạch Dân viết chữ cho bìa sách, tôi mua ở Tàu mang về ); rồi lại tra cuốn Hán ngữ đại từ điển (HANYUDACIDIAN do LA TRÚC PHONG CHỦ BIÊN , Đại từ điển Xuất bản xã ; khoảng 2622,089 KB, dung lượng khổng lồ, khi tra cứu tùy thị lực zoom to nhỏ tùy thích, chữ vẫn không bị nhòe, sắc nét vô cùng );Thật là cuốn sách qúy cho người tìm hiểu Tàu Học ;
T Mắt trắng nhìn người
V Nhìn người bằng nửa con mắt
T Bách phát bách trung
V trăm phát trăm trúng
T Bách gia tranh điểu
T Bất nhị pháp môn ( đến Tiêu Sơn ( Bắc Ninh ) thờ sư Vạn Hạnh dân gian cho là cha để của Lý Công Uẩn – kết quả do cô thôn nữ kiếm củi ngủ quên, nhà sư bước qua , thôn nữ choàng tỉnh rùng mình và thụ thai , Bà này được thờ ở chùa Dặn l cổng chùa thấy ngay ở Tam Quan có chữ “BẤT NHỊ MÔN”
T Thước có khi ngắn tấc có khi dài
T Độc mộc nan chi
T Độc mộc bất thành lâm
V một cây làm chẳng nên non Ba Cây chụm lại nên hòn núi cao;
T Độc nhất vô nhị ;
T không phải lừa không phải ngựa
T Cô điền lý hạ
T Ngậm máu phun người
T Trâu đẫm mồ hôi ( chở nhiều sách)
T Lông gà vỏ tỏi( ji máo suàn pí )
V Chủi cùn rế rách?
T trông gió tưởng mưa
V Trông à hóa cuốc?
T Nước giếng không phạm đến nước sông
T Tụ cát thành tháp
V kiến tha lâu cũng đầy tổ
T Trâu già xe nát
T kiến gậm xương
V Nước chảy đá mòn
T Nói dối thấu trời (di thiên đại hoang)
V Bán trời không văn tự
T Mật diện bất tuyên Giữ kín không nói ra ;
T Mắt không nhìn thấy lông mi
V Dao sắc không gọt được chuôi?
T Giận rơi mũ – nù fà chòng guàn- Nộ phát xung quan -nghĩa đen Giận tóc dựng lên chọc vào mũ ;
V Tức hộc máu mồm ;
V Tức nổ ruột ;
T Tổ mối phá đê ngàn dặm;
V Cái nẩy xẩy cái ung ;
T Xa hoa cực độ;
T Nhân giả kiến nhân ; Trí giả kiến trí
V Sư bảo sư phải;Vãi bảo vãi hay;
T Ba ngày đánh cá ; Hai ngày phơi lưới
V Sáng mài cưa trưa mài đục ;
T Giết gà moi trứng Sát kê thủ noãn
V Đổ thóc giống ra mà ăn ;
T Chó nhà đám ma
V Chó cụp đuôi
T Giết người không trông máu
T Thâm thù đại hận
T Thuận gió thổi lửa
V Té nước theo mưa;
T Thuận tay dắt dê Thuận thủ khiêu dương
V Té nước theo mưa
V Mượn gió bẻ măng ;
T Dở khóc dở cười Đề tiếu giai phi
T Bới lông tìm vết
T Vạn lần thay đổi không bỏ tổ tông Vạn biến không ly kì tông
V Chó đen giữ mực
V Ngựa quen đường cũ
T Vạn ngựa im tiếng
T Hỏi đường người mù Vấn đạo vu manh
T Đuôi to không quẫy
T Chim bay thỏ chạy
T Không đất dung thân Vô ddiaj tự dung
T Không lỗ nào không lọt Vô khổng bất nhập
T không có gió sao có sóng Vô phong bất khởi lãng
V Không lửa sao có khói ;
T Không gạo nấu cơm
V Có bột mới gột nên hồ
T Xuống ngựa xem hoa
V Cưỡi ngựa xem hoa
T Một chiếc lông cũng không muốn cắt Nhất mao bất bá
V Rán sành mỡ
V Vắt cổ chày ra nước
T Rơi nghìn trượng
V Rớt xuống vực sâu
T Một tay che trời Nhất thủ độ thiên
V Vải màn che mắt thánh
T Thay đổi soành soạch Trào kim tịch cải
V Trở mặt như bàn tay
Mắt không nhìn thấy lông mi;
Lông gà vỏ tỏi
Thuận gió thổi lửa
T Không sợi chỉ che thân
T Bảo cọp cho lột da
T Mây và bùn khác nhau ( Vân nê chi biệt )
T Tiếng kêu giật mình ( Nhất minh kinh nhân )
Không có gió sao có sóng
Do vậy không nên “ vơ đũa cả nắm”, Tục ngữ Việt đều có nguồn gốc du nhập từ Hán ngữ !
Tục ngữ là trí khôn của DÂN GIAN, dân gian VĂN MINH LÚA NƯỚC quê hương Ta có tính độc lập của nó ! -/.
VVM.18.12.2024- NVA.