LINH HỒN Và THỂ XÁC
T rong tư tường của Hy Lạp: linh hồn (psyche) là những gì gây ra trong đời sống đưa tới một hiện hữu sống –is what causes living things to be alive. Điều này đã để lại vô số câu hỏi được nêu ra về linh hồn. Thể xác của chúng ta là một sinh khí sống động. Vậy thì sinh khí đó là cái gì ở tự nó cho một loại chứng cơ thể của con người hoặc nó là thứ toàn diện hợp lý một cách khác biệt ? Nếu hiểu tự nhiên thì linh hồn là một ‘thể tính’ không thể chia cắt hay hòa tan mà là một hợp nhất (united) tạo nên thể xác đầy sôi nổi và hứng khởi. Cho nên chi cái chết là chết của thể xác, xác thịt ấy tiêu tan để đi về với cát bụi; thế mà tự dưng cho thể xác là sống động hay coi thể xác chỉ là cái vỏ bề ngoài của linh hồn ? Nếu nghĩ vậy là có một cảm thức khác cho rằng ‘con người’ vẫn sống mãi? Thời không còn chi để nói về thể xác sống động? –the cessation of the body’s animation? Đấy là vấn đề gịữa hồn và xác (soul and body) hay còn gọi là trí tuệ (mind) và thể xác (body) là hai phần quan trọng của con người; tuy hai mà một; một sống còn và một tiêu tan.Thế nhưng; sau cái chết, xác chết được tổ chức đình đám, xây lăng, đắp mô để tỏ lòng tiếc nuối và mong mỏi được sống còn. Vậy thì hồn đi về đâu giữa lúc này hay ‘hồn ai nấy giữ’? Đó là nhận thức chủ quan giữa sống và chết và trở nên ngưng đọng trước một vấn đề được nói đến.
Thời điểm của Plato có những câu trả lời khác nhau và coi đây như vấn đề của lẽ sống. Trong tác phẩm của Plato đã cho thấy việc đầu tiên ông đặc vấn đề này, không hẳn là quả quyết. Nhưng; quan điểm đó coi như một xác quyết vững chắc. Plato luôn luôn đứng trên lập trường lý luận tư tưởng; đó là linh hồn, một thể tính khác có từ trong thể xác con người. Thực vậy; ông là người thường ngó đến như thể là một mô thức của lưỡng phân (paradigm of dualism). Sự ấy chính là hồn và xác, là cơ bản khác thường chỉ có nơi con người, là đặc ưu của một động vật sống trên hành tinh này, là một thực thể khác lạ. Quả thực; Plato không bao giờ nghi ngờ những gì đã thốt ra. Thí dụ: khi tôi hỏi tôi là gì, là tự tôi, thực sự là tôi. Câu trả lời dứt khoát: tôi là linh hồn của tôi / I am my soul hoàn toàn khác với những động vật khác.
Kể từ khi Socrates ở giây phút phút lâm chung. Nói đùa như nhắc nhở với bạn ông rằng: ‘họ sẽ không chốn hắn mà chỉ chôn cái xác của hắn thôi’. Như thế chúng ta thấy rằng Socrates tin nơi phần hồn hơn là phần xác. Nhưng; Plato bày tỏ những gì xẫy ra một cách khác và có một vài đối kháng cho việc trả lời xa hơn khi hỏi về linh hồn; đôi khi ông cho rằng linh hồn là một cái gì đơn giản tự nhiên, trong lúc đó những trao đổi khác mà chúng ta tìm thấy sự đó rẽ ra nhiều ngả khác nhau. Thực quả nó có một phần, phần đó có tính chất biến hình (metaphorically) đã được mô tả cá tính riêng biệt của con người và con vật. Đôi khi coi đó là việc cần thiết đối với linh hồn để tỏ ra năng lực của nó là suy tư và lý luận –Sometimes what is essential to the soul appears to be its power of thinking and reasoning. Nhưng; đôi khi nó lại là khả năng của động-lực-tự-có (self-motion). Và; chính những luận cứ đó là một ý kiến biện hộ hay bao che cho tất cả và có ý cho rằng linh hồn là bất tử. Như vậy nó có một sự liên đới của hồn và xác như gắn liền vào nhau. Một đôi khi hiện ra như qui định của thể xác, một đôi khi tỏ ra tuyệt vọng tợ như người tù khổ sai. Giữa hai trạng thái thuộc thể tính con người, linh hồn trở nên chủ động trước hành động, thể xác là cái máy thi hành theo mệnh lệnh của não thức trí tuệ (mind), xác là cái thùng xe (body). Điều này không không có tính cương quyết cho là như thế này, thế nọ. Nói chung trong ý tưởng của Plato đó là một kết hợp (uniting) qui tụ về phần hồn mà thôi. Ngược lại có nhiều học giả nhắm vào mục đích này như một chứng cớ để khám phá những gì trong tư tưởng của Plato, nhưng; nó rất khó để tìm thấy con đường đơn độc phát triễn ở đây; mà nó có nhiều phương hướng để suy ra trong những gì của Plato nói tới và coi nó như một sự tương quan gần gũi, liên đới lẫn nhau, nhưng nhớ cho sự này không phải là lời dẫn chứng thiết thực; nó nằm trong phạm trù thuộc tư tưởng mà coi như một biến hình.
Thì ra; cái việc để tìm thấy hồn và xác có đơn giản hay phức tạp? Một trong những thông điệp nổi tiếng của Plato có đặc vấn đề về linh hồn /soul một phần trong tác phẩm Cộng hòa / Republic. Ông nói đại để như sau; ‘Coi như thể xác là sinh khí, tôi đặc nó ở vị trí một kết hợp, nhưng tôi nắm giữ sự khác nhau rõ ràng có từ nguồn cơn của năng động / As an animated body. I function as a unity; but I contain distinct sources of motivation’. Giải cái sự này nghe ra có phần siêu tưởng nhưng nó gợi cho ta một nhận thức thiết thực hơn, bởi; hồn nó không có hình dáng đầu mình và chân tay cho nên khó để ‘bắt chụp’ mà mượn qua ngôn ngữ thể xác (body language) thì may ra thấy được cái hồn đang chuyển động. Để chứng minh một cách cụ thể bằng cách lấy hình ảnh của Plato là một con người khát nước, người muốn uống nhưng sợ có lời quở trách, bởi vì đòi uống có thể là xấu tánh (ham uống) đối với Plato. (nêu ra lý do này không phải chỉ rõ vấn đề và coi đó là tánh hư tật xấu của Plato) Bởi; nó nói lên được cái nhận thức ngăn ngừa có từ linh hồn với một tinh thần tự trọng, nhận ra được của tốt và xấu, sạch và dơ là đẩy thể xác thi hành mệnh lệnh. Thiệt ra đây không phải là chuyện giản đơn cho một thể loại của đối kháng (conflict) mà đó là một cái gì dậy lên (arises) có từ mong muốn mà ra để hành động hai điều trong cùng một lúc cho được đầy đủ, tương xứng chỉ có một của nó mà thôi –in time adequate for only one of them. Hơn nữa; đối kháng ở đây là nằm giữa hai cách thức khác nhau của cái gọi là năng động / motivation với sống động / animation , bởi nó có một đông lực ‘hữu cơ’ trong linh hồn. Thí dụ: ước muốn là đi tới cái gì tôi muốn ngay bây giờ, không quan tâm những gì sẽ xẫy ra sau này; trong khi đó năng động kiềm chế những gì đến có từ hiện thực hóa của những gì tốt và xấu vượt qua trong tôi. Đó là nói tới lý do cho một đối kháng giữa uớc muốn (desires) và muốn có (want) cho những ai hài lòng về nó và cũng co thể gây trở ngại cho nó về sau. Nhưng; cái sự đòi hỏi của ước muốn và muốn có khơi dậy từ linh hồn mà ra (!). Sự tương phản giữa ước muốn ngắn hạn và lý lẽ phán đoán dài hạn đem lại là đủ thấy sáng tỏ, nhưng; Plato không tìm thấy một cách đầy đủ tương xứng như một giải thích về tất cả cách hành xử nơi chúng ta. Cái đó là một phần đam mê, say đắm thuộc về tinh thần. Nó làm cho khác biệt từ lý lẽ; bởi sự thật có thể là mập mờ và chính điều này đem lại đối kháng đối với những gì ước muốn và muốn có. Ở đây được coi là có một phần của linh hồn; nơi đây chúng ta tìm thấy sự cảm xúc gần kề nhiều hơn là phức tạp và nhận thức hiểu biết là đáp lại hơn cả những gì ước muốn, nhưng nó lại phản ảnh vào đó và có khả năng đưa tới lý luận.Trong tác phẩm Cộng hòa / Republic của Plato chức năng chính của lý thuyết có một phần nói về hồn, nghĩa là bày tỏ của tốt và xấu (good and evil).Có lẽ; về sau Nietzsche đã mượn nghĩa lý mà dựng nên tác phẩm Ngoài Tốt và Xấu / Beyond Good and Evil (?) để tạo cho một cuộc đời sáng lán. Đấy là một trong những qui tắc lý lẽ phát khởi từ linh hồn. Nguyên tắc lý lẽ là biện minh bởi nắm lấy sự tốt đẹp của tất cả mọi người, tuy nhiên; điều đó đưa tới sự sai trái chức năng, nếu người ta qui nạp vào tất cả . Dù rằng tinh thần và ước muốn là hợp lý đủ đưa tới đả thông, nhưng; không phải dựa trên lý trí là đủ cho việc mô tả ở thể thức con người –Spirit and desire are rational enough to communicate, but; not rational enough to be depicted in human form. Nhìn dưới lăng kính của Plato đã để lại những vấn đề cho hồn và xác, khó để đả thông tư tưởng khi mà người ta nhìn linh hồn gần như ‘thánh linh’, bởi; linh hồn không chết mà nó trở nên bất tử. Trong tác phẩm Cộng hòa / Republic là lý lẽ biện minh, đúng ra nó tùy vào vị trí, vai trò đó là linh hồn là một hợp nhất đơn giản. Về hai mặt lý luận cho thấy yêu sách là linh hồn bất tử thì đó là điều bất khả thi nếu nó là lẽ tự nhiên thì sự ấy là ghép lại cho thiêng liêng thêm. Chính yếu tố đó mà các tôn giáo tin vào linh hồn như kiếp sống về sau của cái chết, thậm chí người ta suy tôn để thần thánh hóa có khác gì nhân vật Phaedo (78b-84b) trong tác phẩm Cộng hòa của Plato.
Nền móng tư tưởng là đặt nó trong một cấu thành của phân biệt, nghĩa là làm cho khác biệt và cái phần đó không tan chảy hay hòa nhập vào một nơi nào khác. Trong Cộng hòa; từ khi xẫy ra những cuộc tranh luận, nó vẫn có niềm tin và hy vọng cho thấy điều đó có thể là một điều hòa hợp lý. Thời lời nói ‘nó thực tự nhiên / its true nature’ của Plato như một xác quyết. Thế thì những gì làm nên linh hồn ngay cả rẻ ra từng phần là rõ ràng có hai phần của hồn và xác. Sự đó là biểu hiện của linh hồn –It is the soul’s embodiment, nếu đem ra lý tài đây đó, đó đây thì trở nên một đối kháng khác trong định nghĩa về nó; linh hồn chính nó không tác động bởi nó không chia ra hai mà nó dậy lên từ một hiện hữu tồn lưu như sinh khí làm sống lại thể xác –the soul itself is not affected by division which arise from the nature of our existence as animated bodies. Nếu nói rằng linh hồn là thực sự tự nhiên (soul’s true nature) thời cái sự đó không hẳn đúng cho thể xác; chỉ có Socrate tin vào điều đó cho là hồn lià khỏi xác và đó là sự sống còn của Socrate. Vậy thì tin theo Socrate hay tin ở chính mình. Đó là vấn đề đặc ra hôm nay.
Trí tuệ hay thể xác; nói chung là của con người. Một trong hai thứ không có thì không ai gọi là con người; mà trong con người tâm não là cơ cấu nồng cốt để có con người. Tâm não là sinh lý của thể xác nhưng lại nằm trong dạng ‘metaphorically’ dạng gần như ‘hình-nhi-thượng-học’, không thấy được, còn diễn tả theo khoa học văn chương là ‘tàng tích’ hay rộng nghĩa là ‘tàng hình’ nhưng theo vật lý học hồn là ẩn tàng trong dạng thức vô hình, nó xuất qủy nhập thần, ba hồi có bốn hồi không. Freud cho cái vô hình đó là tâm bệnh; đó là nói theo lối ‘chơi-chữ’, nhưng; thực tự nhiên của tâm là ‘thức’ nó đi từ tâm tới não hòa nhập để dậy lên gọi là nhận-thức (triết lý nhà Phật cho là thức-mặc-na hay a-lại-gia-thức) tức là hồn thiêng. Đó là lý luận đa phương, nhưng; Plato có chiều hướng nghịch lý giữa linh hồn với thể xác; trong sự miêu tả về tâm lý đời sống (psychological life) và truy lung về nhận biết ông thường bắt gặp ở đây như là thúc đẩy giành lấy, luôn luôn ở thế bất lợi của thể xác. Đây là lý do tại sao ý tưởng của Plato đã bị kháng cáo trong các giáo đường, có nghĩa rằng linh hồn không còn thiêng liêng để thờ phượng.
Như vậy cho chúng ta thấy, tư tưởng; đó là hồn, là không còn một cản trở nào đến thể xác. Trong một vài thông điệp khác của Plato nói về nhận biết là một ý thức nghịch lý của hồn và xác, tức nghịch lý giữa cảm thức và linh hồn; cảm thức đó cho chúng ta những tín hiệu khác nhau, nhưng; linh hồn là một ‘kích thích tố’ không những nhận mà còn là tiến trình của tín hiệu, nhưng phản vào đó và vượt ra khỏi đó –to reflect on it and go beyond it.Trong tác phẩm Cộng hòa linh hồn đã được tìm thấy là cảm thức cho một sự tương trợ lẫn nhau. Linh hồn theo nghĩa ở đây là những gì chúng ta có thể gọi là trí tuệ hay là nhận thức,nhưng nhận thức hoàn toàn khác biệt có thể có từ một liên kết nào đó mà gây nên cảm thức. Bất tử của linh hồn là ngụ ý từ chỗ có thể xẩy ra tợ như nhau bởi nó không thay đổi, vững chắc và một chủ thể đơn giản; chủ thể của tư tưởng trong sáng và hiểu biết. Đúng ra; Plato mở ra hai phương hướng khác nhau trong cùng một tư duy là những gì như một đối kháng với thể xác, đó là ngoài những gì kinh nghiệm giác quan có thể bao che hay cung cấp vào đó. Có điều là Plato luôn nghĩ rằng linh hồn và thể xác là cơ bản nồng cốt không giống trạng thái nguyên vẹn và ông đã có những suy nghĩ khác hơn, một phương hướng sáng chói mang ra hết ở đây; mặc khác nhấn mạnh vào năng lực của linh hồn như đưa đường dẫn lối cho thể xác. Điều này được chú ý như chủ nghĩa lưỡng phân plato (Platonic dualism).
Theo ý niệm của Plato về tự nhiên của linh hồn không nhứt thiết là vững vàng, ở đó chúng ta tìm thấy những hình ảnh khác nhau
và khoảng cách tương quan giữa linh hồn và thể xác như Plato đã đề xuất./.
(ca.ab.yyc. Đầu tháng 10/2020)
* Plato: Triết gia Hy Lạp (429 BCE -348/347 ở Athens Hy Lạp)
* Socrates: Triết gia Hy Lạp (Sanh: Alopece-Chết 399 BC)
SÁCH ĐỌC:
The Republic (Plato) by Benjamin Jowett. Independently Pub. 2019.
Symposium (Plato) by Alexander Nehamas & Paul Woodruff. Hackett Pub. Company 1989.
Five Dialogues (Plato) by G. M. A. Grube. Hackett Pub. Company 1981
The Banquet (Plato) by Percy Bysshe Shelley. Pagan Press. Provincetown USA 2001.
Plato On Love: Lysis/Symposium/Phaedrus/ and Republic laws by C.D.C. Reeve. Hackett Pub.Company 2006.