Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
             



NGHĨ VỀ CHỮ... ’’ĂN’’ !

  


T ôi đã loay hoay, suy nghĩ về động từ Ăn và chợt nhận ra sự huyền diệu của nó.

Ăn là nhu cầu tối thiểu, hình thưòng đối với Người, Động vật, Thực vật. Ăn - một trong những từ - dùng rất nhiều trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần. Động từ Ăn - cấu tạo nên những câu văn hoàn chỉnh - thông dụng. Một nhà giáo dậy Ngôn ngữ ở một trường Đại Học danh tiếng trong nước, sau nhiều năm giảng dậy, nghiên cứu - cho biết : Có tới mấy chục từ diễn tả trạng thái - hành động : Ăn !

Ăn - phục vụ sự sống cho cả 3 loài đang tồn tại trên hành tinh:

- Người (các dân tộc của các quốc gia).

- Động vật, chim muông, Thú… (Nuôi, Hoang dã, trên không hoặc dưới đất, dưới nước).

- Thực vật (Cây, cỏ).

Ăn - nghĩa là cung cấp năng lượng cho các tế bào tồn tại, phát triển. Nói cụ thể hơn: Là hành động của tay cầm dụng cụ đũa, thìa, muôi (muỗng) cùi dìa, phóng sết... đưa vật có thể nhai được - vào miệng (đối với người).

Chân, vuốt, mỏ, mồm, răng - cắn, ngoạm (đối với động vật).

Hút nguyên khí các nguyên tố vi lượng trong đất, nước - nuôi thân cây, hoa lá , qủa, củ (đối với thực vật).

Động vật Ăn, chỉ là để sinh tồn cho nên chúng có thể bất chấp tất cả miễn là được ăn, cho dù chúng cắn xé , tiêu diệt nhau rồi ăn thịt nhau. Nhưng người khác chúng : Ăn ngoài chức năng để tồn tại - Sống, còn để có sức chiến đấu với thiên nhiên, thú dữ… để làm việc, học tập, phát minh - làm cho cuộc sống của con người phong phú, giầu có, hạnh phúc. Bởi vậy Người và động vật khác nhau cơ bản về ăn, cho dù cả hai có cùng hành động : Lấy cái có thể ăn được đưa vào miệng - nhai, nuốt, nghiền nát, chuyển hóa thành Đường, vào mắu đi nuôi cơ thể, để cung cấp dinh dưỡng nuôi các tế bào tồn tại phát triển để - sống!

Đã có nhiều cuộc phiếm luận xung quanh vấn đề tiếng Việt - có văn minh, khoa học bằng các thứ tiếng khác hay không. Tôi đã được dự một vài cuộc như thế. Đa số ca ngợi... Một số không đồng tình. Phe này có các vị thông thạo mấy ngoại ngữ - lấy ngay nhiều từ ngữ tiếng Việt, tiếng Anh so sánh, làm thí dụ rồi kết luận : Chỉ riêng động từ Ăn - có tới dăm ba chục cách biểu thị, diễn đạt - sao có thể coi ngôn ngữ đó khoa học ?

Người khỏi xướng cuộc tranh luận - phản bác: Sai ! Anh muốn dùng từ để nói rõ điều cần nói ư ? Thì ai cấm anh, ai có thể bắt bẻ khi anh diễn tả hành động trong một văn cảnh đòi hỏi sự chuận xác tối đa ? Thí dụ: Để nói về hành động của đối tượng nào đó tùy tiện lấy cắp công qũy, (có rất nhiều Từ thể hiện trạng thái hành động này). Anh cứ gọi thẳng đó là Ăn cắp - dù nó có nhiều Từ đồng nghĩa, văn hoa, mĩ miều, dễ nghe hơn…

Tuy đây là hành động của đối tượng muốn lấy cái gì đó không chính đáng (tiền, vàng, thực phẩm, thậm chí là Phân (…), Bê tông (sắt thép), Đất cát... Dân gian gọi một cách mỉa mai, hình tượng là ’’Ăn’’(trộm). Trên thực tế: Đất cát, Bê tông, Phân... không thể ăn (nhai) được. Nhưng xét đến tận cùng, những thứ đó lại đều ’’Ăn’’ được hết! Bởi vì sau khi ’’cắp’’ được vào tay, người ta bán, đổi, chuyển hóa thành của ngon vật la để đút vào mồm - thỏa mãn cái lưỡi, hàm răng, chiếc dạ dầy, con tim (tâm) và bộ óc của kẻ tham lam!

Ăn cắp được ghép bởi 2 động từ Ăn và Cắp.

Ăn - ở đây là sự thèm muốn (lấy, chuyển hóa thành thực phẩm để ăn). Cắp – nghĩa đen là quặp lấy vật, cắp vào nách, dấu trong vạt áo nhưng sợ rơi nên phải lấy cách tay Kẹp, Cắp - đó là đối với vật thể nhỏ, nhẹ . (Còn khi lấy những vật to, qúy hơn với mục đích ăn nhiều hơn, sang hơn… kẻ cắp mang ô tô, thâm chí cả máy bay, tầu thủy chuyên trở - cũng có thể hiểu đó là - Cắp) .

Hành động này tựu trung thể hiện sự đoạt lấy vật gì không phải của mình nhưng dấu diếm không cho ai nhìn thấy, không cho ai biết. Do vậy, Ăn cắp, đựơc dân gian gọi một cách diễu cợt : Thó, Thuổng, Móc túi, Rạch túi, Nẫng túi, Tham ô, Khoét ngạch, Rút ruột, Đục két - của Cá nhân, tập thể, cơ sở, tổ chức - kể cả tài sản của quốc gia. Thú vị hơn và cũng mỉa mai hơn : Một số phương tiên thông tin, một số người viết dùng từ này theo cách khác hòng để giảm tội cho kẻ Cắp : Làm thất thoát

Các động từ đều có vị trí trong câu, đi với ngữ cảnh. Trường hợp nào thì dùng đến nó, anh phải chọn. Chẳng ai ngăn anh nói rõ, nói thật, trừ phi chính anh sợ ’’phạm húy’’. Đối tượng sẽ bị phơi bầy bộ mặt thật xấu xa nên chúng sợ pháp luật trừng phạt, sợ dư luận lên án - quay ra trù, úm, bịt miệng thậm chí trả thù người nói động đến hành động bất chính kia. Phản ứng của chúng có thể gay gắt khiến anh thiệt thòi quyền lợi… thậm chí hại đến thân thể. Rồi còn rất nhiều thứ lí do buộc anh phải e ngại, chùn bước! Bởi vậy anh không dám chỉ thẳng, gọi đúng tên, đúng sự việc mà phải né tránh, tìm từ khác nhẹ, dễ nghe hơn hoặc làm ngơ...

Đó hoàn toàn là do chủ quan của người xử dụng ngôn từ chứ không phải ngôn từ không ‘’khoa học’’...

- Ông nói tràng giang đại hải ra ngoài đề rồi. Xin hãy đi vào từ Ăn. Còn... Ăn cắp - Biết rồi, khố lắm nói mãi - Một người tham gia tỏ vẻ bất bình - ngắt lời diễn gỉa..

- Đúng vậy ! Nếu nói đến chuyện Ăn cắp - thì nói ngày này sang năm khác chưa hết. Tôi muốn nghe ông nói riêng chữ Ăn thôi. Ăn... Ăn - Đó là lí tưởng muôn đời của nhân loại, người khác đồng tình - dục !

- Được ! Bây giờ tôi nói về chữ Ăn thuần túy: Ngôn ngữ của ta huyền diệu lắm. Lúc này Ăn là phục vụ sự sống. Nhưng trường hợp khác Ăn là chết... Khi khác nữa dùng chữ Ăn lại chỉ sự ghê tởm, khinh bỉ của người đời – tùy thuộc vào hoàn cảnh. Các ông còn nhớ lúc bé bọn mình chơi Cù quay không? 4, 5 đứa thi nhau làm cho con Cù quay lâu không ''chết'' (đổ kềnh). Tay nào ''nuôi'' Cù sống trong khi những con khác kềnh - tay đó về nhất, có quyền hãnh diện vì tạo ra được vật chơi hoàn hảo. Các con quay đổ kềnh ra đất được gọi một cách đầy hình tượng: Ăn đất – nghĩa là… chết !

Hai tay ’’Yêng hùng’’ dọa nhau: Mày muốn ăn Cơm hay muốn ăn Nhang?

Nhang (hương cúng) chỉ dùng cúng người chết. Đến lúc sắp đánh nhau mà vẫn dùng văn chương. Câu đe doạ có nội dung vắn tắt: Muốn sống hay muốn chết?

Bởi vì Sống- ăn Cơm.

Chết – linh hồn ngồi trên bàn thơ - ăn Nhang đèn.

Thân xác - Chôn - ăn đất!

Còn, khi đưa nắm đấm tống vào mặt khiến đối thủ hộc mắu mũi, quay cuồng đổ vật, kẻ ra đòn bồi thêm bằng câu phủ định: Cho mày ''ăn đất''- nghĩa là cho mày chết!

Ăn đất - thật thâm thúy !

Đất đối với nhân loại qúy lắm (chứ không chỉ riêng dân ta). Ở đô thị các nước Tư bản phát triển giầu có - Đất là vàng ròng. Tuy thế, có lẽ (?) chưa nơi nào, 1 mét vuông đất, nhà, gía hơn 15 nghìn USD (20 cây vàng) - như ở nước ta. 95% dân ta, sống bằng nông nghiệp. Ngạn ngữ nói Tấc đất tấc Vàng. Đất nuôi sống dân. Có đất mới có lúa gạo mà ăn, mà làm giầu (xuất khẩu gạo hơn 5 triệu tấn mà). Ngày hôm nay ở các đô thị, các khu du lịch... tấc đất thực sự là tấc vàng. Nếu đem 20 cây vàng x 10 chỉ rồi đem - dát mỏng thành tấm có diện tích 1 mét vuông thì đúng là các cụ ta nói đâu có ngoa.

Trong trường hợp, đối với người - có thể, có khả năng ’’ăn’’ được đất ở những nơi ‘’dát vàng’’ kia, chỉ có ‘’các quan’’ chứ dân đen đâu thể ăn được. Từ Ăn Đất lúc này lại mang ngầm ý vừa thực... vừa hư : ăn - ‘’nuốt’’ đất chính là những kẻ có ''Phúc Tổ bẩy mươi đời''… ‘’Mả bố táng ở hàm rồng’’ - mới ‘’ăn’’ được đất. Từ ăn đã mang nghĩa gốc - trần trụi chứ không còn mang nghĩa bóng: Chết !

Khi Đất đến tay (bất chính), kẻ tham bán đi, lãi gấp trăm ngàn lần, dùng tiền đó ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ sang giầu, cờ bạc, trác táng. Kẻ tham cho đó sự là may mắn. Nhưng đối với dân lành, đó sẽ là đang đi đến cái… Chết! Vì tham lam, họ bất chấp luật pháp, đạo lí nhắm mắt làm bừa, đua nhau, hùa nhau cướp, xẻ, tranh nhau đất. Đời có thiên lí. Quốc gia có luật pháp. Họ dơ tay che mặt trời vì có người chống lưng. Có thể họ thoát lúc đó. Nhưng thời thế đổi thay. ’’Quan nhất thời’’. Trước sau, sớm muộn họ phải trả gía cho việc ’’Ăn – Tham - bất chính’’ này !

Qủa báo nhãn tiền: Mấy tháng trước, các báo đưa tin với cái tit rất ’’hoành tráng’’ : ''Các quan Ăn... Đất''. Rối, ngay sau đó : Nếu mở mấy trang trực tuyến của trong nước như : Vnexpress, VNN, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ… - cũng thấy ở các địa phương (…) có nhiều Quan ăn... Đất, ăn... Nhà !

Đất cũng có thể ăn - như Chuyện lạ Việt Nam đưa tin một người – (hình như ở Lạng Sơn) - ăn được đất tuy đó là loại đất đặc biệt. Các Quan ở Thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng cũng đã Ăn… Đât đến nỗi bậy gìờ phải kéo nhau ra tòa để tòa phán quyết lại, khá nhiều quan mất chức sắp vào tù…

Nhưng Đất - nói chung - không thể ăn theo nghĩa đen.

Còn Nhà - to, cứng - làm sao mà ăn?

Thế mà vẫn có nhiều người Ăn được đấy!

Cụ thể: Cả nước - nhất là mấy đô thị lớn – đã, đang xôn xao: Hai vị quan to. Một vị định ’’Ăn’’ một ngôi nhà diện tích mấy trăm mét vuông ngay giữa nơi phồn hoa đô hội. Vì khi còn là quan đầu tỉnh có quyền có chức nên bộ phận qủan lí Nhà - thuộc cấp - ’’thương’’ Sếp ’’một nắng hai sương’’, ‘’vất vả’’ vì dân vì Nước. Giờ đã về vườn, hạ thuộc vẫn vắt óc tìm cách ’’Gửi công văn gợi ý’’ - như lời vị quan kia thanh minh trên báo điện tử - môi giới, giúp đỡ Sếp mua nhà (!)...

Đáng chú ý, ’’Quan’’ ta chỉ phải trả hơn nửa tỉ đồng mua đứt căn biệt thự, trong khi thời gía hiện nay căn nhà đó giá mấy chục…Tỉ (gấp dăm bẩy chục lần gía rao bán)! Cũng may Báo chí phát hiện, lên tiếng... cuộc mua bán ’’bất bình đẳng’’, ‘’Mờ ám’’ kia không thành. Nhà nước đỡ mất mấy chục tỉ, có tiền thêm vào chu cấp cho dân mấy tỉnh miền Trung bị bão lụt, làm việc thiện ‘’Xóa đói giảm nghèo)!

Còn vị khác đương chức đã ’’ăn đứt’’ ngôi nhà bự.

Giấy tờ ’’Mua bán’’ đầy khuất tất… Cái chính, gía ngôi nhà gần 80 mét vuông ở nơi kia… người mua cũng lại chỉ trả hơn nửa tỉ. Theo tờ báo điện tử VNexpress, dẫn lại lời một chuyên gia Bất động sản ‘’có cổ có cánh’’: Một mét vuông nhà đất ở đây gía tới 20 cây vàng. Xem nào: 1 cây - 10 chỉ. 10 cây - 100 chỉ. 20 cây - 200 Chỉ. Gía một chỉ hơn 1,25 triệu, nhân với 200 rồi nhân với 80 mét vuông = 20 tỉ , trừ 0,6 tỉ (mua nhà) – súyt mất 19,40 tỉ. Lẽ ra các nhà báo không vào cuộc, sục tìm, nói đến… số dư đó Dân, Nước - thiệt, còn Quan đương chức kia - Ăn!

Cũng may, vì Quan ’’tỉnh ngộ’’, tự gíac - đã trả lại nhà cho Nhà Nước! Mới chỉ có hai vị Quan mà nhà nước đã súyt mất hàng mấy chục tỉ. Nếu theo thông báo của Bộ Xây dựng : Ở Hà Nội có tới gần 300 ngôi nhà bi các quan lớn nhỏ noi gương Sếp chiếm đoạt bất chính kiểu như thế, còn trên phạm vi cả nước chắc không thể thống kê xuể !.…

- Thế còn những vị ‘’Ăn’’ hàng… Hecta đất khác… những cái nhà to khác - thì sao?

- Tất nhiên… chắc… Nhà Nước cũng phải xem - xét - xử - lại thôi!

- Hoan hô Báo chí!

- Hoan hô những phóng viên dũng cảm, thông minh! Nhờ qúy vị mà Nước, mà Dân không mất tiền - oan! Nếu qủan lí tốt, chỉ thu hồi từ chuyện nhà đất kiểu này, Ngân khố sẽ có thêm bạc Tỉ USD.

Người ‘’Ăn’’ Đất (Giun cũng ăn đất).

Đối với Người chiếm đoạt Đất bất chính - nghĩa đen là Ăn, nhưng Đất không thể cho vào miệng nhai. Cha ông ta dùng động từ này chỉ nghĩa bóng là Chết.

Giun sống dứơi đất, ăn đất.

Ăn, Ngủ với Giun là nằm dưới đất cùng Giun - đó là nằm trong quan tài.

Đối với quan Tham: Ăn Đất vừa đúng cả nghĩa đen vừa đúng cả nghĩa bóng: Vụ án ''Các Quan Ăn Đất ở Đồ Sơn'' - như Tit một bài báo đã đưa, như nội dung - đầu sách vừa được Báo Văn Nghệ Trẻ cùng Hội Nhà Văn Việt Nam phối hợp ấn hành: Vụ án đã được xử lại. Đất chiếm dụng bất chính của nước, của dân sẽ bị thu hồi.

Than ôi! Những người luôn lớn tiếng vỗ ngực vì dân, sau vụ này, bị đưa ra trước vành móng ngựa thì : Thân sẽ bại - Danh đã Liệt - Túi rỗng vẫn hoàn rỗng - sống mà coi như chết! Họ chiếm đất đai của Dân của Nước cũng chỉ nhằm mục đích thỏa mãn lòng Tham... Ăn.

Về chữ ăn - tổ tiên ta có lời khuyên chí tình, chí lí:

'’Miếng ăn là miếng nhục''.

’’Miếng ăn qúa khẩu thành tàn’’.

’’Ăn để Sống chứ không Sống để Ăn’’.

Dân gian ví những kẻ ăn tham cụ thể, hình tượng hơn: Tham như… Cẩu!

Chữ Ăn qủa thật mầu nhiệm, nhiều ý nghĩa, có đao lí,...-./.




VVM.22.3.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. vietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .