Ánh Xuân lướt cỏ Xuân tươi Tiếng Sáo Thiên Thai là thơ của Thế Lữ được Phạm Duy phổ nhạc.
Thế Lữ (1907- 1989) là nhà văn, nhà thơ, nhà diễn kịch, bút danh Lê Ta, Thế Lữ, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, là một trong những cây bút trụ cột của báo Phong Hóa, Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy. .giúp các báo này và nhóm Tự Lực Văn đoàn ngày càng phong phú, tạo nên sinh hoạt khởi sắc cho văn chương Việt Nam. Ông cũng viết lời cho ca khúc duy nhất của nhạc sĩ La Hối - tài hoa nhưng mất sớm - là 'Xuân và Tuồi trẻ" năm 1949.
Tiếng Sáo Thiên Thai là một bài thơ lục bát. Theo nhà nhạc học Phạm Quang Tuấn, về ý thơ, có một sự vừa tương phản vừa hòa hợp giữa cái vui của cảnh Xuân tươi, Tiên đồng với cái buồn buồn của Thi sĩ nhớ Thiên Thai không bao giờ tìm lại được.
- Xuân tươi, êm êm ánh xuân nồng, Nâng niu sáo bên rừng, Dăm ba chú kim đồng...
- (Hò xang xê) Tiếng sáo Nhẹ nhàng lướt cỏ nắng, Nhạc lòng đưa hiu hắt, Và buồn xa, buồn vắng, Mênh mông là buồn!
- Tiên Nga Buông lơi tóc bên nguồn, Hiu hiu lũ cây tùng, Ru ru tiếng trên cồn...
- Hò ơi Làn mây ơi! Ngập ngừng sau đèo vắng, Nhìn mình cây nhuộm nắng, Và chiều như chìm lắng, Bóng chiều không đi!
- Trời cao xanh ngắt! Xanh ngắt! Ố ố ô kìa! Hai con hạc trắng (ơ) Bay về nơi nao?
- Trời cao xanh ngắt! Ố ố ô kìa! Ố ố kìa! Hai con hạc trắng (ơ) Bay về về Bồng Lai.
- Đôi chim ơi Lên khơi sáo theo vời, Hay theo đến bên người, Tiên Nga tắm sau đồi...
- Đường lên Thiên Thai! Lọt vài cung nhạc gió, Thoảng về mơ mòng quá, Nàng Ngọc Châu tưởng nhớ Tiếng lòng bay xa!
Nhạc sĩ Phạm Duy là một trong các nhạc sĩ tiền bối của nền âm nhạc nước ta với số lượng ca khúc trên 1000 bài gồm nhiều thể loại, là bạn thân của Văn Cao, hơn Văn Cao hai tuổi, năm 2005, Phạm Duy đã hồi hương và về sinh sống ở Tp HCM, vừa kỷ niệm sinh nhật lần 90 vào tháng 10-2010 vừa qua. Ông đã phổ nhạc bài Tiếng sáo Thiên Thai vào năm 1959 tại Sài Gòn.
Trước đó, Văn Cao cũng sáng tác bản nhac nổi tiếng "Thiên Thai".
Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1997) tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ở Hải Phòng và cũng tại đây, ông kết bạn với Phạm Duy - là người đầu tiên đem nhạc của Văn Cao 'gieo buồn khắp chốn', Văn Cao đã gán cho Phạm Duy là 'người du ca' đầu tiên. Ông cũng là một trong các nhạc sĩ tiền bối, sáng tác nhạc hùng, nhạc tình... với bài Quốc Ca lưu danh hậu thế mãi mãi!
Với bài Thiên Thai in ra vào năm 1944 thì Văn Cao tự nhận mình là "Người Sông Ngự" và viết: Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Ông cho biết, bài hát này nguyên là bài "Trên sông Hương" được ông sáng tác tại Sài Gòn, từng đem ra trình diễn nhưng không thành công, năm 1941, khi trở lại Hải Phòng, ông sửa chữa lại cả nhạc lẫn lời bài này và đặt tên là "Thiên Thai". Truyện cổ tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi lạc vào động Thiên Thai, rồi kết duyên cùng tiên nữ đã được Văn Cao đem tài năng sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của mình nâng lên thành một giai thoại hết sức nên thơ và hấp dẫn.
Ta hãy thử xem những bài thơ Đường mà Văn Cao vừa kể ra như 'Đào Nguyên Hành' của Vương Duy và 'Lưu Nguyễn Nhâp Thiên Thai' của Tào Đường đã có những gì khiến cho người nhạc sĩ mang thêm bí danh 'Người Sông Ngự' này đã phải lạc cảm xúc?
Trong cuốn 'Đường thi' in tại Sài Gòn, 1971, giáo sư Phạm Liễu đã cho rằng cảnh Đào Nguyên là cảnh đẹp vô cùng lý tưởng. Bài thơ của Vương Duy dẫn chúng ta vào một khung cảnh thần tiên:
Chiếc thuyền câu đẩy đưa trên sông nước Chốn suối hoa đào thần tiên đó mà có được, chẳng qua cũng chỉ vì thi sĩ có quá nhiều gian khổ trong cuộc đời nên đã phải tạo ra cho mình một nơi để ẩn lánh. Một nơi sau này thi bá Vũ Hoàng Chương bước vào thì phải lạc lối, người thơ của lên đường Tản Đà tới được thì, sau 'nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai...' sẽ phải giã biệt cảnh đẹp lý tưởng đó với tiếng suối tiễn, tiếng oanh đưa... Và nếu chúng ta có tới được thì cũng chẳng ở được lâu, cũng giống như chuyện hai chàng thư sinh mang họ Lưu, họ Nguyễn lạc vào cõi thiên thai vậy. Ở dưới trần thì mơ lên tiên cảnh. Ở tiên cảnh thì lại đòi về dương trần. Đó là thân phận con người. Đứng núi này trông núi nọ...
Bài thơ của Tào Đường thì diễn tả cảnh hai chàng thư sinh đi hái thuốc, không ngờ lại tới được chốn Đào Nguyên:
Khe cây, lối đá nhận đường vào Người Sông Ngự/ Văn Cao đã thú nhận rằng mình bị ảnh hưởng sông nước của hai truyện Đào Nguyên. Thiên Thai cho nên đã soạn ra một bài hát. Một bài hát thật là tuyệt diệu! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh.
Với tài năng đã nở rộ cùng với bước đi tới của Tân nhạc, Văn Cao mô tả cảnh đầu của bài Thiên Thai, cảnh hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên:
- Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng,
- Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
- Kìa đường lên tiên, Kìa nguồn hương duyên, Theo gió tiếng đàn xao xuyến
- Phím tơ lưu luyến, Mấy cung u huyền, Mấy cung trìu mến, Như nước reo mạn thuyền...
Sau khi mở ra một tiếng hát của ai không biết, hát vang lừng trên sóng để đẩy đưa hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên... thì, với một nét nhạc leo thang, Văn Cao vẽ ra con đường lên tiên, nơi nguồn hương duyên, theo gió bay lên với tiếng đàn xao xuyến...
Tiếng hát đưa đẩy con thuyền tình trôi trên nước ngọc tuyền, và người trên thuyền cũng thấy quê hương dần xa lấp trong núi ngàn như trong hai bản Đường thi... để gặp một tiếng hát khác bên bờ Đào Nguyên:
- Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi, Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
- Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền nan, Quê hương dần xa lấp núi ngàn
- Bâng khuâng chèo khua nước ngọc tuyền, Ai hát bên bờ Đào Nguyên...
Đó là bầy thiên tiên đang đứng hát đón chờ hai gã tình lang tại một nơi còn nguyên vẹn trinh tiết, bởi vì mùa Xuân ở đây chưa bao giờ gặp bướm trần gian tới làm cho Xuân phải ô uế, và mùa đào thì 'theo dòng ngày tháng chưa hề bao giờ tàn phai!'
Với một nhạc điệu rất đẹp, với một nhịp điệu lẳng lơ nhưng thanh thoát, Văn Cao cho chúng ta một đoản khúc có thể là 'khúc Nghê thường' mà ta vẫn nghe nói tới trong Đường thi:
- Thiên Thai! Chốn đây hoa Xuân chưa gặp bướm trần gian
- Có một mùa đào, Dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
- Thiên tiên! Chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
- Khúc Nghê thường này, Đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn...
Nhạc bỗng sáng lên, tiếng đàn, tiếng nhạc. Tuyệt nhiên không nói tới người. Bầy tiên chỉ là hư ảnh. Biết đâu, ngay cả hai chàng Lưu Nguyễn cũng không có mặt trong bài ca:
- Đàn soi trăng lên, nhạc lắng tiếng quyên, Đây đó nỗi lòng mong nhớ
- Này khúc Bồng Lai, Là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi...
Rồi nhạc chuyển để nói rằng tiếng đàn xui quên đời dương thế, tiếng đàn khao khát tình duyên:
- Đàn xui ai quên đời dương thế, Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên.
Cho mãi tới bây giờ Văn Cao mới hé cho ta thấy cuộc ái ân nổi dậy giữa người tiên - người phàm bằng cách quay lại với nhạc đề chính trong bài ca:
- Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
- Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...
Đàn phách lạ nổi lên! Nhạc Văn Cao rộn rã một cách khác thường trong đoạn này. Gió hắt đi những tiếng hát. Những tiếng hát này sẽ làm se lòng người mỗi khi được nghe lại. Lưu Nguyễn quên trần hoàn rồi... Họ cùng bầy tiên đàn ca một vài ba thế kỷ:
- Gió hắt trầm tiếng ca, Tiếng phách ròn lắng xa,
- Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
- Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn, Cùng bầy tiên đàn ca bao năm.
- Nhớ quê chiều nào ra khơi, Chắc không đường về tiên nữ ơi...
Không nói đến sự trở về trần hoàn của Lưu Nguyễn khi nhớ quê, không nói đến sự thất vọng của họ khi về tới cõi trần, nơi đó chẳng còn ai biết tới hai người nữa ! Văn Cao bỏ qua sự đứng núi này trông núi nọ của họ, chỉ nói tới sự quay về đường tiên của hai cụ già Lưu Nguyễn. Nhưng than ôi, Đào Nguyên biến mất rồi ! Chỉ còn rền lại tiếng ca của cõi tiên:
- Gió hắt trầm tiếng ca, Tiếng phách ròn lắng xa
- Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
- Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn khi trở về, Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?
- Những khi chiều tà trăng lên, Tiếng ca còn rền trên cõi tiên...
Chúng ta hiểu được bài học không biết chọn lựa của hai gã Lưu Nguyễn trong bài Thiên Thai của Văn Cao. Vì không biết chọn lựa nên họ mất cả cõi tiên lẫn cõi trần. Họ đang sống bơ vơ ở đâu? Văn Cao không tả thực trong bài Thiên Thai, hai chàng Lưu Nguyễn, bầy thiên tiên… đều được mô tả một cách rất mơ hồ. Giống như trong một giấc mộng vậy!
Nhân ngày đầu Xuân, chúng ta cùng nhau mơ về Thiên Thai, Đào Nguyên thơ mộng...-./.
Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn...
Mê sắc trời núi đẹp ánh xuân xa...
Đôi bờ Đào Hoa, bến thuyền xưa ấy
Ngồi ngắm nhìn cây thắm, không biết xa...
Hoa cỏ không vương mảy bụi nào
Nhìn bóng dáng mây quên việc trước
Trông chiều cây nước ngỡ chiêm bao
Muốn biết về đâu, non nước ấy
Hỏi thăm, nên tới suối Hoa Đào...
(Tham khảo: - Hồi ức Phạm Duy, NXB Trẻ 2006 - Văn Cao, NXB Thanh niên 2007)