HÌNH TƯỢNG CÂY ĐÀN TÍNH
MỘT GÓC NHÌN
TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨ LẠNG
L ạng Sơn còn có tên gọi Xứ Lạng là một mảnh đất miền núi phía bắc nằm ở vị trí phiên dậu của tổ quốc, có diện tích tự nhiên là 77,69 km2 (số liệu năm 2002) có số dân là 187278 người (số liệu năm 2009). Xứ Lạng là một tình miền núi, có nhiều di tích danh lam thắng cảnh, nơi đây có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm Tày, Nùng, Kinh…
Xứ Lạng là mảnh đất của lễ hội, theo thống kê mỗi năm có trên 400 lễ hội diễn ra nhất là mùa xuân. Nói đến lạng sơn người ta thường nhắc đến những làn điệu hát then, những câu sli, lượn… mượt mà đằm thắm của những chàng trai cô gái dân tộc Tày, Nùng nơi đây.
Xứ Lạng còn lưu giữ cho riêng mình được nhiều phong tục tập quán tốt, tiêu biểu là làn điệu hát then, cứ mỗi dịp lên Xứ Lạng nhất là mỗi độ xuân về ta lại dễ dàng bắt gặp những cây đàn tính chao nghiêng bên những câu hát then vang vọng trên khắp bản làng nơi đây.
Trong bài này tôi xin được giới thiệu đến các bạn cây đàn tính một biểu tượng không thể thiếu và luôn song hành cùng làn điệu hát then của đồng bào Tày, Nùng.
1. Nguồn gốc cây đàn tính.
Đàn tính dùng để đệm lời cho cuộc hát then, giá trị của cây đàn tính không thể tách rời với những câu then, đàn tính làm cho câu then thêm lôi cuốn và then làm cho sức sống của cây đàn tính trở nên trường tồn.
Then là môn diễn xướng nghi lễ mang tính tổng hợp của các bộ môn nghệ thuật dân gian của các dân tộc Tày – Nùng. Then được xướng lên trong những dịp trọng đại của bản làng, gia đình nhằm mục đích trừ tà, giải hạn, chữa bệnh, cầu may mắn… then mang trong mình hai loại cơ bản là then diễn xướng đơn thuần và then mang yếu tố tín ngưỡng.
Hiện nay có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề nguồn gốc của then Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng then có nguồn gốc ngoại lai từ biển đi vào nước ta, cũng có ý kiến khác lại cho rằng then có nguồn gốc bản địa, do người Tày – Nùng di cư từ bên Vân Nam – Trung Quốc mang sang, hay có ý kiến cho rằng then mới xuất hiện vào cuối đời nhà Mạc (cuối thế kỷ XVI). Trong bài này chúng tôi không đi vào nghiên cứu nguồn gốc của hát then mà chỉ xin giới thiệu ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh, ông cho rằng then xuất hiện từ cuối thế kỷ XVI “Khi Mạc Kính Cung thất thủ chạy lên Cao Bằng, quân sĩ mỏi mệt phần vì lạ nước lạ cái, phần vì nhớ nhà nên sinh ra đau ốm. Vua bèn sai ông Bế Văn Phùng và Nông Quỳnh Văn sáng tác một điệu hát để giải khuây, không ngờ khi nghe xong quân sĩ khỏi bệnh, từ đó trở đi vua Mạc cho phổ biến rộng rãi làn điệu dân ca này” 1 .
Theo như lời trích dẫn trên thì ta có thể thấy Mạc Kính Cung là vua cuối cùng của triều Mạc, là con của Mạc Phúc Nguyên tên Mạc Mậu Hợp sinh năm 1562 mất năm 1592. Vậy then có nguồn gốc ra đời chắc trong thời gian khoảng những năm 80 hay 90 của thế kỷ XVI cách ngày nay đã gần 5 thế kỷ.
Mà hát then thì không thể thiếu cây đàn tính và bộ nhạc sóc là hai vật dụng không thể tách rời nhau vì vậy có lẽ then cũng ra đời vào thời gian đó hoặc muộn hơn một chút.
Đàn Tính thuộc họ dây, chi gẩy. Đàn gồm các bộ phận: Cần đàn, bầu đàn, mặt đàn, thủ đàn và dây đàn. Cần đàn làm bằng gỗ nhẹ mềm, thớ quánh, thường là gỗ thừng mực hoặc gỗ dâu. Người ta đo chiều dài cần đàn khi chế tác là 9 nắm tay người chơi đàn (tương ứng với chiều dài 75 -90 cm).
Thủ đàn cong hình lưỡi liềm hay hình con chim, gắn hai hoặc ba trục lên dây. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu nậm già, tròn và dày đều. Mặt đàn bằng mo bương hoặc gỗ quế bào mỏng chừng 3mm. Dây đàn se bằng tơ tằm vuốt sáp ong hay nhựa khoai lang (nay người ta làm bằng dây cước). Ngựa đàn là một mảnh tre hoặc miếng gỗ cắt nhỏ, hình thang. Phía dưới ngựa đàn khoét hình vòng tròn hoặc hình chữ M, đặt chính giữa áp sát vào mặt đàn.
Đàn Tính có 2 loại, loại mắc 2 dây và loại mắc 3 dây. Loại 2 dây, lên dây cách nhau quãng 4, 5. Loại 3 dây cũng lên dây như vậy nhưng có một dây cách dây cao 1 quãng 8. Loại 3 dây thường được người Tày – Nùng ở Xứ Lạng dùng phổ biến hơn.
Âm vực đàn Tính rộng hơn hai quãng 8, khoảng âm quãng 8 thứ nhất từ Đô1 đến Đô2, tiếng đàn vang thanh thoát giàu tình cảm, đây là khoảng âm được sử dụng nhiều thường đánh giai điệu. Khoảng âm quãng 8 thứ 2 từ Dô2 -Dô3, tiếng đàn hơi mờ, cộc ít khi sử dụng.
2. Hình tượng cây đàn tính trong không gian văn hóa Xứ Lạng.
Cây đàn tính gắn liền với những câu then tạo sức hút với người nghe bởi âm thanh trầm bổng của tiếng đàn nó như ru dương tâm hồn con người, đưa con người đi về cõi cực lạc giúp con người quên đi nỗi vất vả của cuộc sống để vươn lên và sống ý nghĩa hơn.
Trong thực tế hiện nay cây đàn tính luôn là một vật dụng gắn liền và đi đôi với làn điệu hát then, cây đàn tính trở thành vật dụng để biểu hiện sắc thái của người hát then, nếu ta chú ý quan sát sẽ thấy người hát then lắc lư cây đàn tính lúc sang bên phải lúc sang bên trái như đang cầm cương con ngựa.
Tiếng đàn lúc nhanh lúc chậm có lúc lại nghe như tiếng đàn đang nỉ non như mời gọi, lúc lại bay cao như tiếng gió… theo những nghệ nhân thì trong quá trình làm then họ phải trải qua chặng đường dài để đến cung Ngọc Hoàng. Lúc người nghệ nhân đung đưa cây đàn tính là lúc mà người nghệ nhân đang điều khiển con ngựa của mình, lúc tiếng đàn nhẹ nhàng, nỉ non là lúc người nghệ nhân đang cưỡi ngựa nhẹ nhàng bước trên đường sau những lúc phi nước đại. Dựa vào tiếng đán người nghe có thể cảm nhận được một thế giới tâm linh kỳ ảo đang diễn ra mà chỉ có tiếng đàn tính và làn điệu hát then mới có thể nhìn thấy được.
Đã có một thời tiếng hát then và cây đàn tính phổ biến rộng rãi trên khắp các bản làng Xứ Lạng, đi đâu ta cũng gặp then, người ta hát then để cầu mùa màng bội thu, hát then để chứa bệnh, hát then để cầu an, hát then để mừng thọ cầu cho cha mẹ sống lâu trăm tuổi… nhưng có lẽ hát then nhiều nhất vẫn là dịp mùa xuân khi những nghệ nhân tổ chức khai xuân, họ hát then suất những ngày tết…
Thế nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế đó là những giá trị văn hóa cổ truyền đang ngày càng có nguy cơ mai một, sau một thời gian dài người ta có cái nhìn sai lệch về hát then như coi hát then là mê tín dị đoan nên đã có những hành động cấm hát then… gây khó khăn và góp phần vào nguy cơ biến mất của tiếng then.
May thay nhà nước ta đã sớm có cái nhìn đúng đắn và có những chính sách để khôi phục lại hát then và khuyến khích đồng bào bỏ đi những cái chưa tích cực, phát huy những cái đẹp, cái tích cực của làn điệu then
3. Kết luận.
Hát then là một truyền thống văn hóa phi vật thể tốt đẹp của các đồng bào Tày – Nùng… Xứ Lạng và các tỉnh khác của phía đông bắc tổ quốc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang…
Khi nhắc đến hình ảnh cây đàn tính người ta lại nói đến hát then và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của làn điệu dân ca này, hiện nay hát then và đàn tính đang đươc các sở văn hóa các tỉnh quan tâm phát triển. Ở Lạng Sơn hiện nay hát then và đàn tính được Sở Văn Hóa kết hợp với Sở Giáo Dục đưa và dảng dạy ở trường học, BGH trường THPT Lương Văn Tri huyện Văn Quan đã đưa hát then nhà trường, hiện nay số học sinh và giáo viên biết hát then ngày càng tăng, với những nỗ lực đó bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch xem xét tiến hành làm hồ sơ gửi UNESCO công nhân làm di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Việc bảo tồn và phát huy làn điệu dân ca cổ truyền then là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nan giải, yêu cầu những người làm văn hóa và giáo dục phải có tấm lòng nhiệt huyết và trái tim máu lửa với văn hóa dân tộc tham gia. Thầy Phùng Văn Thời là một trong những người như vậy, thầy chia sẻ trước những nguy cơ có thể mai một của loại hình văn hóa truyền thống tốt đẹp này thầy đã bàn với BGH nhà trường và quyết định đưa hát then vào nhà trường dù biết rằng đó là một quyết định mạo hiểm và sẽ rất khó khăn trong thực hiện.
Tuy nhiên với những nỗ lực của mình thầy đã vui mừng chia sẻ "Trước nguy cơ văn hóa Then có thể bị mai một, chúng tôi chọn cách bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa này bằng cách đưa Then vào nhà trường để giảng dạy. Đến nay, trường đã mở được bốn lớp học hát Then cho 52 học sinh và 14 thầy cô giáo trong nhà trường. Sau khi tham gia lớp học, thầy cô và học sinh có thể đánh được đàn tính và hát những làn điệu Then cơ bản"2.
Nhắc đến Xứ Lạng là người ta nhắc đến hát then và đàn tính, cây đàn tính đã góp phần làm phong phú và làm giàu thêm văn hóa Xứ Lạng, những tiếng đàn tính đã làm giàu thêm cho tâm hồn của những người con nơi mảnh đất cằn cỗi này, tiếng then đàn tính đã tạo nên một bản riêng không pha trộn trong không gian văn hóa Xứ Lạng.
1. Vũ Ngọc Khánh, Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập I, Nxb Thanh Niên.
2. Hoàng Nam, Từ lễ hội đến chợ - một giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của hai dân tộc Tày – Nùng ở Lạng Sơn, Tạp chí dân tộc học, số 6, 2003. Tr.11 – 15.
3. Lê Chí Quế, Văn hóa dân gian khảo sát và nghiên cứu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
4. Hà Đình Thành, Yếu tố tín ngưỡng tôn giáo trong một số truyện kể dân gian của người Tày, Nùng, Tạp chí dân tộc học, Tr.36 – 41.
5. Các website : dulichlangson.com.vn,langson.gov.vn,xaluan.com,dulichnhatrang.com,vi.wikipedia.org, ngày 07/06/2013.