N
hân mùa Xuân sắp về trên đất nước, chúng ta cùng nhau nhớ về Hoa Mai và Hoa Đào qua bài hát “Nhớ Thành phố
Hoa Đào” cùa nhạc sĩ Phan Long.
Ở thành phố Hoa Mai nhớ thành phố Hoa Đào
Giữa bến Nhà Rồng nhớ sông Hồng đỏ phù sa…
Mỗi khi Xuân về, tại Sài gòn – Tp. HCM và cả miền Nam , nơi nơi đều nở rộ Hoa Mai vàng tươi để đón chào mùa Xuân mới.
Hoa Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng, có thân, cành mềm mại hơn cành Đào. Hoa mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở cuống lá và hơi thưa. Hoa có màu vàng, hương thơm e ấp, kín đáo, thường có năm cánh, nhưng cũng có loại có đến 8-9 cánh, loại này chỉ mọc trên núi rừng Trường Sơn.
- Mai vàng có giống sau khi cho hoa, còn kết quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc.- Mai Tứ quý là mai nở bốn mùa, còn - Nhị độ Mai là mai nở hai lần trong năm (khác Mai thường, chỉ nở hoa một lần). Còn có - giống hoa nước là Mai Chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm, màu trắng, nhỏ và thơm, thường ghép vào núi đá cảnh ‘non bộ’, cây ra hoa vào mùa xuân. Hoa Mai vàng chỉ có ở các tỉnh từ trung Trung Bộ trở vào Nam.
Văn nhân ví Mai là tiên, vì có vẻ thanh cao, không sợ tuyết sương và có sắc đẹp, hương thơm. Trong Chinh Phụ Ngâm, lời hẹn của người ra đi chinh chiến có hoa Mai làm chứng về thời điểm:
Thuở đăng đồ Mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về chỉ độ Đào bông.
Nguyễn Du đã dùng hoa Mai để tả sắc đẹp cùa Thúy Kiều:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Cốt cách ở đây chính là để chỉ vóc dáng mảnh dẻ, thanh nhã như cành Mai..
Chính từ Sài Gòn – Tp.HCM tức là Thành phố Hoa Mai, ngay giữa bến Nhà Rồng, một kiến trúc cổ, nằm ngay ờ Càng Sài Gòn - nơi Cụ Hồ đã lên đường sang Pháp tìm đường cứu nước - chúng ta hướng ra Sông Hồng, chảy vòng quanh Hà Nội, với nhiều cây cầu, mà nổi tiếng và cổ kinh nhất là cầu Long Biên – một nhân chứng lịch sử từ thời Pháp thuộc đến ngày nay - có hình dáng như con Rồng bắc ngang sông Hồng, dẫn vào Thành phố Rồng bay (Thăng Long), ngoài ra còn có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì… .
Ở thành phố Hoa Mai ta vẫn hướng ra Hà Nội
Nhớ tiếng dương cầm thoảng đêm gió bấc
Nhớ Tháp Rùa nghìn năm vẫn trẻ cùng tuổi xanh…
Từ thành phố Hoa Mai, chúng ta hướng ra Hà Nội tức là Thành phố Hoa Đào.
* Hoa Đào
Mùa xuân đến mang theo những cành Hoa Đào tươi thắm tô điểm cho ngày Tết ở Hà Nội. Cây Đào chỉ trồng được ở miền Bắc (có thể do lý do chính trị thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, nên Đào chỉ được trồng từ Hà Tĩnh trở ra), là loại hoa nở vào mùa xuân, dịp Tết Nguyên Đán. Từ lâu, người Hà Nội thích chơi hoa Đào trong dịp Tết vì hoa Đào màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm.
Đào có 4 giống: - Đào bích: có màu hồng thẫm, sai hoa là một loài hoa đào trồng để lấy hoa phục vụ trong những ngày Tết, ngày xuân - Đào phai: hoa màu hồng nhạt, cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả, - Đào bạch: ít hoa hơn, có màu trắng, tương đối khó trồng, -Đào thất thốn: cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế.
Đã từ lâu, cứ vào dịp năm mới, cành Đào là một thứ không thể thiếu đối với nhiều gia đình ở miền Bắc để đón xuân. Ngày nay hoa Đào Việt Nam cũng đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Trung Hoa, thi sĩ Thôi Hộ có bài thơ “Đề tích sở kiến xứ” (Đề nơi đã gặp) viết về hoa Đào rất thú vị như sau:
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện Đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Dịch nghĩa:
Hôm nay năm ngoái cửa này
Hoa Đào tương chiếu má ai ửng hồng
Giờ người biết chốn nào mong
Hoa Đào vẫn với gió đông mỉm cười.
(Mạnh Trường dịch)
Thi sĩ Nguyễn Du cũng dựa vào Bài thơ trên để viết trong Truyện Kiều:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa Đào năm ngoái còn cười gió đông.
Hà Nội nổi tiếng với Tháp Rùa cổ kính, tọa lạc ngay giữa Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay trung tâm Hà Nội
Không khí đón Tết tưng bừng nhộn nhịp mọi nơi, khắp 36 phố cổ và các đường phố mới khác đều có hoa Đào vui mừng hớn hở, nở tung để giúp mọi người quên đi các điều buồn bã, bất hạnh trong suốt một năm qua. Hồ Hoàn Kiếm là “lẵng hoa của Thủ đô” được giăng với nhiều đèn trang trí sặc sỡ, nhấp nháy, nhất là Tháp Rùa cổ kính xa xa, trông thật như cảnh Thiên Thai hiện ra trước mắt mọi người, say mê, cùng chào đón Chúa Xuân sắp đến trên đất Hà Thành.
Vì sống ở gần Hồ Hoàn Kiếm tức Hồ Gươm, tôi có rất nhiều kỳ niệm với Hồ Gươm, với đền Ngọc sơn, cầu Thê húc cùng với tháp Bút và đài Nghiên. Hai di tích này do Nguyễn văn Siêu, một nhà văn hóa lớn cùa Hà Nội, đã xây một tháp đá mà đỉnh là hình ngọn bút lông, trên thân tháp có tạc ba chữ ‘Tả thanh thiên’ (viết lên trời xanh) và một đài Nghiên, là một cửa cuốn trên có đặt một cái nghiên bằng đá, tạc theo hình nửa quả đào. Qua đài Nghiên là đến cầu Thê húc(nơi đậu lại ánh sáng mặt trời ban mai). Đầu cầu bên kia là Đắc nguyệt lâu (lầu được trăng) tức cũng là cổng đền Ngọc sơn. Đền là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Trần hưng Đạo.Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng), tại đây, cậu bé học trò lớp Ba đã ra đây, leo ra bờ đất bao quanh Đình, để lấy đất sét về nặn tượng hình thú vật, hình lá cây, để nộp bài Thủ công cho thày giáo.
Xa trông, góc tây nam hồ là gò Tháp Rùa. Tôi nhớ lại là có một lần duy nhất, khoảng năm 1953, Hà Nội có tổ chức Chơ Phiên ngay tại phố Lê Thái Tổ, nằm ven bờ hồ, chính tại Chợ Phiên, khách tham quan có thề mua vé để đi qua chiếc cầu Rồng- bằng phao làm dã chiến trên các thùng phuy nổi trên hồ, sang bên Gò, bước xuống thảm cỏ xanh mướt quanh Tháp Rùa cổ kính, để thăm nơi cùa các Cụ Rùa, lâu lâu bò lên nằm tắm nắng, đào mắt ngắm hồ Gươm và thủ đô cùa chúng ta. Đây đúng là một dịp hi hữu mà tôi đã có cơ hội ra thăm Tháp Rùa. Hơn nữa, vì trường Nguyễn Du – nơi tôi theo học- nằm ở gần Hô Gươm, nên tôi đã có vài dịp, cùng các bạn học cùng trường, Rước Đèn màu sắc rực rỡ, ánh nến lập lòe xuyên qua giấy bóng kính nhiều màu sáng loáng, vào đúng đêm Rằm trăng tròn của Tết Trung thu.
Biết bao kỷ niệm về Hồ Hoàn kiếm đã khắc sâu vào trong lòng tôi- một câu bé học sinh tiểu học vô tư, ngây thơ- cho đến nay, da dẻ nhăn nheo, tóc đã nhuốm hai màu, vẫn không bao giờ phai mờ theo năm tháng...
Và ta nhớ Phố Cổ tuổi thơ đã đi qua
Và ta nhớ những ngày hồn nhiên vui hát ca
Ghế đá xưa hẹn hò, phút thơ ngây học trò
Chỉ còn tiếng chim trời líu lo…
Đối với tuổi niên thiếu cùa đa số học sinh chúng tôi là Đi tầu điện, từ trạm đầu nằm ở cuối phố Bạch Mai, tầu điện chạy qua hết phố Bạch Mai, phố Huế, qua bờ hồ Hoàn kiếm (phố Đinh tiên Hoàng) tới phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường.. Tầu điện cũng chạy đến khu vực Đống đa và Cầu giấy, lúc đó hai nơi này còn là khu ngoại ô cùa Hà Nội. Gia đình thân phụ tôi sinh sống ở phố Hàng Mắm, phố Hàng Thùng, phố Bắc ninh (nay là Hàng Vôi) nên tôi thường cuối tuần nào cũng đi tầu điên về phố Bạch mai, lên tầu ở trạm Bờ Hồ, gần nhà Thủy tạ. Tiếng leng keng vang lên inh ỏi của tầu điện khi tài xế đạp lên còi để xe cộ, khách bộ hành tránh xa đường ray cùa tầu, vì đường tầu nằm ngay trên đường phố mà tầu điên chạy qua, đó cũng là lý do ngày nay tầu điện bị dẹp bò và tàu điện chì còn là một ký ức đẹp trong tâm khảm của người Hà Nội.
Sau dó, thân phụ dọn nhà về phố Hàng Điếu, phố Trương hán Siêu (ngay sau lưng trường Quang Trung, nên tôi đã học tại trường này), tôi cùng bạn bè rù nhau đi bộ từ phố Quang Trung, rồi rẽ phố Thợ nhuộm tới phố Hàng Bông và phố Cấm chỉ, trước mắt là Vườn hoa Cứa Nam, tuy nhò nhưng chúng tôi được các vị lớn tuối kể rằng chính tại Vườn hoa Cừa Nam có dựng một bức tượng Nữ thần Tự do (Cùng do Barthodie thiết kế như tượng Tư do nổi tiếng ở New York (hai phiên bản đặt tại Hà Nội và Paris chỉ cao gần 3m thôi). Việc Pháp đặt tượng tại đây đã làm thay đổi cành quan xưa, gây nỗi hoài niệm cho các nhà nho qua bài thơ:
‘Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe,
Câu kệ chẳng thấy, thấy Đầm xòe (Tượng Tự do)
Thập điều bặt tiếng ê a giảng,
Choáng óc kèn tây rúc tí toe’
Khi Nhật hất cẳng Pháp, tượng Nữ thần Tự do bé nhỏ đó đã bị hạ bệ, lấy đồng để đúc tượng A-di-đà chùa Ngũ xá. Hà Nội. Thật là tiếc nuối làm sao!
* Hà Nội Có 5 Cửa Ô
Mọi người Hà Nội đều có thể nêu tên chí ít là 7 cửa Ô: Yên phụ, Cầu giấy, Chợ dừa, Đồng lầm, Cầu dền, Đông mác, Quan Chưởng. Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: “ Năm cửa Ô đón mừng đoàn quân tiến về.. “ trong ca khúc ‘Tiến về Hà Nội”, từ đó, thơ văn quen viết “ 5 cửa Ô “. Sừ ghi rằng, đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa Ô, đến năm 1831, còn 15 cửa Ô, tới nay chỉ còn lại Ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.
* Hà Nội trước đây từng có Tượng Nữ thần Tự do (bé)
Năm 1884, nhân dân Pháp trao tặng Tượng Nữ thần Tự do (cao 46m- bục cao 47m) cho nhân dân Mỹ để kỷ niệm 100 năm Độc lập vào năm 1886. Bức tượng này do Laboulaye có ý tưởng và Bartholdie thiết kế, ông còn làm thêm 2 phiên bản, cao 2,85m. Một phiên bản đến nay vẫn còn đứng vững trên cù lao Thiên nga trên sông Seine, gần Paris. Một phiên bản khác được đưa đến Hà Nội tham gia Hội chợ năm 1887, sau đó Tượng Nữ thần ở luôn VN, đặt tại vườn hoa Cửa Nam. Pho tượng dựng ở đó gần nửa thế kỷ, chứng kiến biết bao thăng trầm của 36 phố phường Hà Nội. Ngày 1/8/1945, sau khi Nhật đào chính Pháp, lập chính phủ Trần trọng Kim thân Nhật, tượng đài bị hạ bệ và được đem đúc tượng A-di-đà ở chùa Ngũ xá. Thật đáng tiếc!
* Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội
Thành cổ Thăng Long đã từng tồn tại trong nhiều thế kỷ, xưa có ba vòng (tam trùng thành quách). Tháng 12/2003, Hoàng thành được khai quật, hơn 4 triệu hiện vật đã được phát hiện. Nhiều tầng văn hóa qua các triều đại suốt thời kỳ từ thế kỷ 7 – 19 về tòa thành Đại La- Thăng Long- Hà Nội đã phát lộ. Di tich hiện còn là: Cửa Bắc, Cột Cờ, các Cửa Ô. Du khách có cơ hội tận mắt chứng kiến khi về thăm Thủ đô.
* Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Là một trong số di tích quý ở thủ đô Hà Nội., được xây vào tháng 10/1070 đời Lý Thánh Tông. Hiện nay có 82 tấm bia của 82 khoa thi từ năm 1442- 1779. Nhà Đại bái và Hậu cung thờ ông tổ đạo Nho: Khổng Tử và các học trò nổi tiếng cùa ông. Hiện Văn Miếu- Quốc tử Giám đã được trùng tu, khu Thái Học tôn vinh các danh nhân có công xây dựng Văn Miếu, cũng như các bậc thày giáo đạo cao đức trọng như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Chu Văn An...Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học như hội thảo, kỷ niệm danh nhân, trưng bày chuyên đề..
Và ta nhớ lối mòn Công viên dấu chân xưa
Và ta nhớ phố nhỏ đường quen ai đón đưa
Ghế đá xưa còn đây, lối quen xưa còn đây
Bạn bè đã đi xa
Tung cánh rộng trời mây!
* Công Viên với bức tượng Người Khai sinh Kinh thành Thăng Long
Đó là vua Lý Thái Tổ (974- 1028), người châu Cổ pháp, Bắc giang, nay là xã Đình bảng, Tiên sơn, Bắc ninh. Trong ngót 20 năm làm vua, Lý Công Uẩn đã có một số đóng góp tích cực đối với lịch sử: Dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, thấy Rồng bay nên Vua Lý Thái Tồ đổi tên là thành Thăng Long; mở ra một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa mới cho đất nước; đặt nền móng xây dựng vương triều Lý thịnh trị, trên cơ sờ đó nâng cao hơn tư thế độc lập, tự chủ, cũng như khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời của Tổ quốc, củng cố khối thống nhất dân tộc bằng cả quân sự lẫn chính trị.
Công viên Lý Thái Tổ nổi tiếng với bức tượng Hoàng Đế , với tư thế đứng uy nghi trên bệ cao, khá vĩ đại để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010. Công viên nhìn thẳng sang Hồ Hoàn Kiếm, tọa lạc ngay trên phố Đinh Tiên Hoàng, gần Ủy ban Nhân dân Thành phố và Bưu điện Hà Nội. Nơi đậy trước tên gọi là Vườn hoa Chí Linh với bức phù điêu hình bản đồ Việt Nam duyên dáng, có thời bức tượng Nữ thần Tự do tý hon, do nước Pháp trao tặng sau khi dự cuộc Đấu xảo Hà Nội, được đặt nơi đây, sau dời sang trên đỉnh Tháp Rùa, rồi về Vườn hoa Cửa Nam, sau cùng thì Nữ Thần bị mang đúc thành tượng Phật chùa Ngũ Xá, gần hồ Trúc Bạch.
Công viên Lý Thái Tổ này cũng chính là nơi Hà Nội tổ chức các buổi Lễ hội chính thức kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
* Lễ hội Phù Đổng
Chính hội là ngày 9/4 âm lịch hàng năm. Đó là để kỷ niệm chàng Gióng, được tôn vinh là Phù Đổng Thiên Vương, quê quán ở làng Gióng tức làng Phù Đổng, nay thuộc huyện Gia Lâm- ngoại thành Hà Nội. Theo truyền thuyết, vào đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân kéo sang xâm lược nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, có một cậu bé lên 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Khi sứ giả của Nhà vua đến làng, cậu bé bỗng nhỏm dậy và bật nói. Xin Vua ban một ngựa sắt và một roi sắt để đi diệt giặc. Sau đó Gióng lớn như thổi, một mình ăn hết 3 nong cơm, 1 nong cà và vươn vai trở thành một chàng trai dũng mãnh. Chàng cưỡi ngựa sắt dùng roi sắt đánh tan giặc Ân. Khi giăc tan, chàng phi ngựa lên núi Sóc Sơn và bay lên trời. Nhớ công ơn chàng Gióng, dân làng đã lập đền thờ và tôn là Phù Đổng Thiên Vương.
* Thành phố Nhiều Hồ Đẹp
Thành phố Hoa Đào vốn có nhiều hồ đẹp, theo ước tính, cho tới năm 1996 Hà Nội có hơn 40 hồ lớn nhỏ, nhưng quá trình đô thị hóa đã lấp đi nhiều. Trong số đó, Hồ Tây rộng tới trên năm trăm hécta, được coi là Hồ lớn nhất trong nội thành. Ngành địa lý đã chứng minh rằng Hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại khi sông đã đổi dòng (sông Hồng còn gọi là sông Cái và sông Nhĩ hà- vì dòng sông uốn khúc quanh Hà Nội trông giống cái tai)...
- Còn theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này có tên là Dâm Đàm (đầm Mù Sương), tới thế kỷ 15 lại gọi là Hồ Tây. Hồ còn có tên hồ Lãng Bạc.
- Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh, từ đời Lý Trần các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí. Hiện nay quanh hồ còn 61 đình, chùa, đền, phủ rất đáng tham quan.
Suy ra từ trên, ngành địa lý cho rằng, sở dĩ Hà Nội có rất nhiều hồ vì trước đây hàng ngàn năm cả khu vực Hà Nội (mở rộng) hiện nay là biển nước mênh mông, rồi sông Hồng, sông Đà và biết bao sông khác hình thành, một số vùng cao trờ thành núi như Ba Vì, Tản Viên....và nhất là các vùng trũng nay biến thành mấy chuc hồ lớn nhỏ cho Thành phố Hoa Đào ngày nay. Sự biến đổi địa chất đã mang lại cho Hà Nội vô số thắng cảnh nổi tiếng nhờ vào các hồ xanh ngắt`, xinh xắn. là lá phổi quan trọng cho người dân, rải rác nằm ở khắp Hà Nội.
* Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh
Là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy, vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hóa, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn.
Với 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà Hát thành phố, Bưu Điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chúa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên, chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm…), hệ thống các nhà thờ cổ (nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Cha Tam, Chợ Quán, Thủ Đức…mà các cây thánh giá trên đỉnh nhà thờ có logo “con gà trống” của Pháp). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hóa của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn – Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa, là “ cơ cấu kiến trúc” Việt – Hoa – châu Âu. Một nền văn hóa kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hóa phương Bắc và phương Tây.
Có thể nói Sài Gòn là trung tâm văn hóa của Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố này là nơi phổ biến báo quốc ngữ đầu tiên, là nơi ra báo quốc ngữ đầu tiên của cả nước. Sự ra đời và phát triển phong phú của sách, báo, trường học, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, của các hoạt động và giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật…đã tạo cho Sài Gòn từ lâu là một thành phố có ảnh hưởng lớn về văn hóa đối với cả nước.
TÓM TẮT
Hôm nay, trước thềm Năm Mới xuân Quý Tỵ 2013, từ Thành phố Hoa Mai – Tp.HCM, chúng ta cùng hướng ra Thành phố Hoa Đào – Thủ đô Hà Nội. Và cùng ước mong Thủ đô sẽ giữ gìn bản sắc cổ kính, uy nghiêm trong việc quy hoạch xây dựng, nhất là bảo tồn toàn vẹn các Di sản Thế giới mà UNESCO đã vinh danh – tọa lạc trong Thành phố Hoa Đào, đó là:
- Di sản Văn hóa Phi vật thể: ĐIỆU HÁT CA TRÙ” (vinh danh vào tháng 9/2009)
- Di sản Tư liệu Thế giới “BIA TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU” (vinh danh 2 lần vào tháng 3/2010 và 5/2011)
- Di sản Thế giới về Văn hóa Lịch sử: “HOÀNG THÀNH THĂNG LONG” (vinh danh vào tháng 8/2010)
- Di sản Thế giới về Văn hóa Lịch sử: “HỘI GIÓNG, ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC” (vinh danh vào tháng 11/2010)
Đây là công việc hết sức khó khăn để bảo tồn hiện trạng 4/17 Di sản Thế giới tại Việt Nam. Vì là Thủ đô- trái tim của Tổ Quốc, Hà Nội phải làm gương cho các địa phương khác trong công việc Hậu- Di sản, vì để đạt được danh hiệu đã khó, mà việc bảo tồn các Di sản Thế giới - sau khi được UNESCO công nhận – lại càng khó khăn gấp bội.
Mong thay Thành phố Hoa Đào sẽ làm tròn sứ mệnh cao cả của mình!
Giữa bến Nhà Rồng nhớ sông Hồng đỏ phù sa…
Hỏi ngày về chỉ độ Đào bông.
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Nhớ tiếng dương cầm thoảng đêm gió bấc
Nhớ Tháp Rùa nghìn năm vẫn trẻ cùng tuổi xanh…
Nhân diện Đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Hoa Đào tương chiếu má ai ửng hồng
Giờ người biết chốn nào mong
Hoa Đào vẫn với gió đông mỉm cười.
(Mạnh Trường dịch)
Hoa Đào năm ngoái còn cười gió đông.
Và ta nhớ những ngày hồn nhiên vui hát ca
Ghế đá xưa hẹn hò, phút thơ ngây học trò
Chỉ còn tiếng chim trời líu lo…
Câu kệ chẳng thấy, thấy Đầm xòe (Tượng Tự do)
Thập điều bặt tiếng ê a giảng,
Choáng óc kèn tây rúc tí toe’
Và ta nhớ phố nhỏ đường quen ai đón đưa
Ghế đá xưa còn đây, lối quen xưa còn đây
Bạn bè đã đi xa
Tung cánh rộng trời mây!