Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
        



chùa Thầy Hà Tây (HàNội)


HÀ TÂY (CŨ) MẤT
NHƯNG VẪN CÒN ĐÓ THƠ TẢN ĐÀ

  


1- Đặt Vấn Đề :

Sau khi sát nhập về thủ đô Hà Nội , tên cuả các huyện của Hà Tây ( cũ ) vẫn giữ nguyên . Còn tên Hà Đông và Sơn Tây chỉ còn tồn tại là thành phố Hà Đông và Thành phố Sơn Tây. Nhưng trong tâm thức của nhiều thế hệ vẫn còn nhớ mãi hai tiếng Hà Tây . Nhớ bởi vì đó là vùng văn hoá "địa linh nhân kiệt".

2- Địa Linh – Nhân Kiệt:

2.1 Địa Linh:

Có lẽ có nhiều địa danh ở Hà Tây đã ăn sâu vào tâm thức của mọi con dân nước Việt .

Đó là làng Đường Lâm nơi đất, một làng có hai vua ( Phùng Hưng đánh bại nhà Đường và Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán ).

Núi Ba Vì với Thần Tản Viên một trong tứ bất tử của Việt Nam ( Thần Tản Viên , Mẫu Liễu Hạnh , Thánh Gióng và Chử Đồng Tử ) .

Hà Tây còn có Chùa Hương , với Nam Thiên Đệ Nhất Động . Cảnh Suối Yến dẫn đến Thiên Trù với sơn thuỷ hữư tình . cảnh đến chùa độc nhất vô nhị ở nước ta.

Hà Tây còn có nhiều chùa linh thiêng cổ kính như Chùa Thày có từ thời Lý , Chùa Đậu với hai nhục thể ( một trong kiểu “ hoá” ít thấy trên thế giới -Thiền Táng) của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.

Chùa Tây Phương ở núi cao với kiến trúc độc đáo có hàng chục pho tượng gỗ quý hiếm .

Chùa Mía một di tích có nhiều tượng nhất Việt Nam..

2.2 Nhân Kiệt :

Như trên đã dẫn làng Đường Lâm- một làng duy nhất của Việt Nam sinh ra hai vua ( Phùng Hưng đánh thắng nhà Đường và Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ).

Về văn chương là nơi đã sinh ra nhà thơ tài ba Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu .

Trong bài này , chúng tôi xin viết nhiều về Nhân kiệt Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu .

Tản Đà sinh năm 1889 , ông nổi tiếng lận đận với An Nam Tạp chí hồi đầu thế kỷ 20 . Sau đó cùng Ngô Tất Tố có làm cho Đông Pháp thời báo của Diệp Văn K ỳ ( Nam Kỳ ). Tài làm thơ của Ông lừng danh khắp ba miền nước ta! Và Ông làm thơ rất hay , sinh thời nhà thơ đã có những câu thơ ấn tượng bất hủ :

Cõi đời chán lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán nữa rồi

và lại có câu :

Bạc đánh còn tiền thua cóc sợ
Đời chưa đáng chán chị em ơi !

hoặc câu :

Công danh sự nghiệp mặc đời
Bên thời be rượu, bên thời bài thơ.

hoặc câu :

Trăm năm thơ túi , rượu vò
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai

Tản Đà dịch thơ Đường tuyệt hay , ví dụ dịch thơ Thôi Hựu thành thơ Lục Bát mà vẫn cực hay , qua hồn Việt để tiếp nhận thơ Đường rất khắt khe qua trói buộc niêm luật :

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh, cây bầy
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai .

Tản Đà là gạch nối của hai thế hệ’ bút lông và bút sắt “đầu thế kỷ 20 “ :

Mười mấy năm trời ngọn bút lông
Xác xơ chẳng bận chút hơi đồng

Bây giờ anh đổi lông ra sắt.”

Và hầu như ai yêu thơ Tản Đà đều nhớ những câu thơ :

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non

Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô giọt lệ , chờ mong tháng ngày
Non xanh đã biết hay chưa ?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn .

Tản Đà còn là người dịch thành công Liễu trai chí dị từ Hán văn ra Quốc ngữ . Đọc mà ta cứ ngỡ đó là ma Việt chứ không phải ma Tàu ?

3- Kết Luận:

Hà Tây(cũ) đã về nhập Hà Nội. Riêng tôi yêu thơ Tản Đà và cũng yêu lây mảnh đất Hà Tây (cũ) với “ địa linh nhân kiệt “ đã sinh ra nhà thơ tài danh này !




VVM.07.11.2024- NVA.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .