T
hú chơi hoành phi câu đối với thư pháp chữ Hán trong mấy năm gần đây đã khởi phát ở nhiều nơi nhất là ở một số tỉnh phía bắc. Một người từ Hà Nội mang về đôi câu đối thư pháp viết mực tàu trên giấy dó. Mấy dòng chữ tuy không sắc sảo nhưng nét bút bay lượn lạ kiểu lại có đóng cả mộc triện son bên dòng lạc khoản khiến người mua không rành chữ Hán cũng lấy làm vừa lòng…
Tờ thư pháp trang trọng lồng trong khung kính treo ở phòng khách: Dưới chữ “trúc” viết thật to là hai câu thơ đối ngẫu viết hàng dọc theo lối xưa, từ phải sang trái:
Trúc ảnh tảo giai trần bất động, Ở dòng thứ nhì, chữ “xuyên” tuy viết thiếu nét nhưng vẫn nhìn ra được, riêng chữ cuối câu thì không thể đọc.
Chữ này gồm 2 phần; phần bên trái nét bút khá táo bạo và rõ là chữ “thực”, phần bên phải không biết là chữ gì. Mãi băn khoăn nhìn mặt
chữ để cố nhớ xem có chữ gì vần bằng mà lại thuộc bộ “thực ” đặt vào cho khớp ý của câu thơ ...“nhiêu” ư ? “man” ư?...“tu” ư ?....tất
thảy đều không được. Thật khó quá!….Bộ chữ bên trái viết khá rõ, phút chốc làm ta quên mất một ngữ quen thuộc: “thủy vô ngân”:
nước phẳng lặng mà không vết gợn... nhưng rồi cuối cùng thì cũng nhớ ra: “Nguyệt luân xuyên hải thủy vô ngân ” .
“Ngân” 痕 là vết nhăn,vết sẹo, thuộc bộ “nạch” 疒 bị viết nhầm thành bộ “thực” 食; mà lại vì viết sai, đặt bộ “thực” vào bên trái. Bộ chữ này vốn đã có chữ “cấn” 艮 ở trong lòng rồi nên khi viết phần bên phải, đúng là phải viết chữ “cấn” nhưng vì không thể lặp lại lần nữa, người viết đành phải thêm vào một chữ gì đó rất khó đoán.
Định được mặt chữ rồi, cặp thơ đối trở nên hay quá.
Trúc ảnh tảo giai trần bất động, HAI CÂU THƠ VỐN ĐÃ ĐƯỢC PHIÊN
THÀNH ĐÔI CÂU ĐỐI THẬT HAY CHO NHÀ CHÙA
Đọc “Những ngôi chùa Nam bộ - Chùa Hội Khánh” của Trần Kiêm Đạt (1) mới biết là ở thế kỉ XVIII câu thơ trên đã được phiên thành hai câu đối treo ở phòng khách chùa Hội Khánh, một ngôi chùa ở Bọng Bầu, Phú Cường, Thủ Dầu Một, được lập từ năm 1741 đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng nhị niên.
Câu đối như sau:
“Nhược thật, nhược hư, trúc ảnh tảo giai trần bất động, Hai câu này đã được ông Nguyễn Quảng Tuân sưu tập và ghi lại trong “Những ngôi chùa danh tiếng” (2) và đã dẫn lời dịch của cụ Giản Chi: “Như thực như hư, bóng trúc quét thềm, bụi trần vẫn tạnh; Là không là sắc, ánh trăng xoáy biển, sóng biển không nhồi”.
Rõ ràng người viết tặng đã thêm ý, thêm chữ vào thơ tạo nên cặp câu đối thật hay, làm tăng ý nghĩa, giá trị cho chùa. Người xưa quả là thâm thúy, lời ít ý nhiều, lấy việc nhãn tiền làm phương tiện giúp người đời hiểu đạo.
GỐC TÍCH CỦA HAI CÂU THƠ :
CÂU “NIÊM” MỞ ĐẦU CHO MỘT BÀI KỆ CỦA VUA TRẦN THÁI TÔNG.
Lục tìm thư tịch cũ thì hai câu thơ thư pháp trên cũng như câu đối ở chùa Hội Khánh đều xuất phát từ một bài kệ Thiền Tông trong Khóa hư lục. Đây là bộ sách cổ nhất còn lưu giữ được đến nay của Văn học viết nước ta. Khóa hư lục được viết trước khi lập chùa Hội Khánh đến 500 năm.Tác giả là vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh). Nhà vua đã viết sách này trong những năm từ 1258 đến 1277, là thời gian sau khi nhường ngôi cho con rồi vào núi tu hành. Tên cuốn sách nói lên nội dung của nó: "Khoá" là học tập theo một khuôn phép, giáo trình đã định; "Hư" là trống rỗng. "Lục" là ghi chép. "Khóa hư lục" là một tài liệu được ghi chép nhằm luyện cho tâm người đọc được rỗng lặng, trong sáng, phá được chấp, hiểu được chân lý.
Nguyên các vua đời nhà Trần vừa trọng Nho học vừa trọng cả Phật và Lão. Đời Trần Thái Tông vua cho mở cả khoa thi Tam giáo. Sách Khóa hư lục đã thể hiện quan điểm tam giáo đồng nhất thể : “…Hỏi chi đại-ẩn, tiểu-ẩn, chẳng kể tại gia xuất gia. Không nề tăng tục, chỉ cốt biện tâm. Vốn không gái trai, chẳng nên trước tướng. Người chưa tường còn chia tam-giáo. Liễu được thấu đều ngộ nhất tâm…”(3). Mở rộng chủ trương này, đoạn 38; quyển Thượng chép:
Tăng hỏi Tư Hòa thượng (4) về đại ý Phật pháp, Hòa thượng đáp: "Giá gạo ở Lư Lăng ra sao"? .
Đến đây sách nêu câu niêm (đề dẫn) trước khi tụng bài kệ 4 câu.
Niêm:
“Trúc ảnh tảo giai trần bất động, Dịch thơ :
Bóng trúc quét thềm - không vẩn bụi, Cố gò theo vần, câu thơ dịch quốc ngữ chưa thể làm rõ được hết ý thơ song đọc kĩ dòng thơ nguyên tác, suy gẫm ta thấy được chủ ý của hai câu thơ là nêu một thực tế cụ thể, vẽ nên một bức họa phong cảnh dùng làm đề dẫn “Bóng trúc quét qua thềm (mà) chẳng làm vẩn lên chút bụi nào – Vầng trăng xuyên xuống biển (nhưng) mặt biển vẫn phẳng phiu không mảy gợn”.
Tả để gợi: Bóng trúc, vẩn bụi trên thềm, vầng trăng, làn nước biển … đều rất sống động. Cảnh ngầm gợi một ý sâu xa về “sắc ” và “không ”. Bóng trúc lay động trên thềm…vầng trăng xuyên xuống nước là “sắc” - tưởng là hiện hữu đấy nhưng rồi chỉ là hư ảo, là “không” .
“Sắc tức thị không”…Ngộ được “sắc là không” thì tâm chẳng động. Tâm không động thì “không vẩn bụi” và “phẳng như nước lồng gương”. /.
Nguyệt luân xuyên hải thuỷ vô ...
Nguyệt luân xuyên hải thuỷ vô ngân.
Thị không, thị sắc, nguyệt xuyên hải để thuỷ vô ngân.”
N guyệt luân xuyên hải thuỷ vô ngân”
Vầng trăng xuyên bể - nước lồng gương.
(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)
CHÚ THÍCH :
(1) http://vn.360plus.yahoo.com/kienthuc-vanhoa.
(2) Nhà xb Trẻ ; 1990, tr 228 - Đào Nguyên; http://www.thuvienhoasen.org
(3) Khóa Hư Lục; quyển Thượng; văn Khuyên phát tâm Bồ-Đề.
(4) Tư Hòa-Thượng : Hòa thượng Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思 ; 660-740) là môn đệ hàng đầu của Lục tổ Huệ Năng. Sư họ Lưu,
quê ở Cát Châu, An Thành. Nhân nghe Lục tổ dạy chúng ở Tào Khê, sư đến học; sau được Lục tổ cho về trụ trì chùa Tĩnh-Cư ở núi Thanh-nguyên
thuộc Cát-Châu, nên có tên là Thanh-Nguyên. Sau khi viên tịch sư được
vua Đường Hiến Tông ban hiệu là Hoằng Tế Thiền sư.
VVM.07.11.2024.NVA.