Đ
ọc Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA ta thấy có Phẩm TÍN GIẢI viết về các Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề, Đại Mục Kiền Liên, sau khi thấy Đức Phật Thọ Ký cho Ngài XÁ LỢI PHẤT sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , biết rằng những Thanh Văn như mình rồi cũng sẽ được Thọ Ký, nên lấy làm vui mừng xin Phật cho dùng một thí dụ để chỉ rõ nghĩa đó.
Các Ngài kể: “Có một đứa bé từ thuở nhỏ đã trốn cha đi chơi qua xứ khác, mấy mươi năm sau thì tuổi đã lớn mà lại nghèo khổ, rong ruổi bốn phương để kiếm sống tình cờ lần về quê nhà.
Người cha sau nhiều năm tìm con không được nên ở tại một thành lớn trong xứ đó. Nhà ông rất giàu, của cải quý giá nhiều vô số, tôi tớ, xe cộ, voi ngựa rất nhiểu. Ông cho vay tới tận nước ngoài. Bạn buôn cũng rất đông.
Gã nghèo kia lang thang nhiều nơi, lần hồi đến ngay thành của người cha đang ở.
Người cha vẫn hằng thương nhớ con, nhưng không nói cho ai biết, chỉ tự nghĩ rằng: Mình có nhiều của cải, vàng bạc như thế mà không có con cái, nếu mai kia có chết chẳng biết giao lại cho ai. Ước gì mình được gặp lại con để giao tài sản cho nó thì mới yên lòng nhắm mắt.
Gã cùng tử đi làm thuê lần hồi tình cờ đến trước nhà của cha mình. Nép bên cửa nhìn vào, thấy có ông trưởng giả ngồi trên giường sư tử, các hàng Bà la môn, Sát Đế Lợi, cư sĩ... bao quanh. Trên mình ông đeo chuỗi ngọc đáng giá nghìn vạn, kẻ hầu đứng hai bên, màn che, trướng phủ… Thấy vậy gã sợ quá, tự nghĩ chắc người ở trong nhà là bậc vua quan, e khó lòng xin làm thuê được, thôi thì tạm đến xóm nghèo để kiếm việc, nếu cứ đứng lâu sợ người trong nhà thấy được sẽ làm khó dễ. Nghĩ xong bèn bỏ chạy. Người cha lúc đó trông thấy, biết đó là đứa con mình hằng thương nhờ, tìm kiếm, nên rất vui mừng. Nghĩ rằng từ lâu mình rất mong nhớ nó, nay bỗng dưng nó đến, nên sai người hầu đuổi theo bắt lại.
Gã cùng tử thấy có người đuổi bắt thì khiếp sợ kể lễ rằng mình không có làm tội gì sao lại bị bắt? Người đi bắt cũng cố dắt hắn về cho bằng được. Hắn sợ quá nên té xỉu, mê man... Người cha thấy vậy bèn nói với Người hầu lấy nước rưới lên cho hắn tỉnh rồi thả cho đi đâu tùy ý.
Được thả đi, gã cùng tử mừng quá vội qua xóm nghèo để tiếp tục làm thuê kiếm sống. Người cha biết vậy sai hai thủ hạ ăn mặc tầm thường, đến gặp gã, rủ cùng đi xin hốt phân để kiếm sống qua ngày.
Sau khi thỏa thuận giá cả, gã theo hai người về nhà cha để hốt phân. Người cha ở xa nhìn con thấy con ăn mặc dơ dáy, làm việc hạ tiện, muốn đến gần con nên ông cũng phải thay quần áo dơ dáy như nó. Ông bảo nó cứ ở lại làm, đừng đi, ông sẽ trả thêm lương, đồng thời nếu hắn có cần dùng gì, thậm chí có người tớ già, ông sẽ ban cho. Ông bảo rằng mình tuổi đã già, mà gã thì siêng năng làm việc, ông hứa sẽ xem hắn như con đẻ, và từ đó ông đặt tên cho hắn và gọi hắn là con.
Gã cùng tử rất vui mừng thấy mình được cư xử như vậy, và ròng rả hai muơi năm vẫn làm công việc hốt phân… Cho tới một ngày kia, ông trưởng giả biết mình sắp chết mới bảo với hắn là ông có rất nhiều vàng bạc, châu báu, sẵn sàng giao phó cho hắn.
Dù giữ châu báu, nhưng hắn cũng không hề dám động đến. Cho tới khi người cha thấy con đã trưởng thành, đã hiểu biết, nên hội cả thân tộc, vua quan, cư sĩ và tuyên bố trước mọi người rằng: “Gã này là con ta, do trước kia bỏ nhà trốn đi. Hơn năm mươi năm qua, ta vẫn tìm kiếm nó, bây giờ được gặp lại. Nó chính là con của ta. Giờ đây, ta giao hết gia tài cho nó”. Gã cùng tử nghe cha tuyên bố như thế thì rất vui mừng, nghĩ là mình vốn không hề mong cầu mà nay lại được kho báu”.
Các Ngài Thanh Văn đã dùng thí dụ này để nói về mình. Trước đây các Ngài vốn ưa thích các pháp Tiểu Thừa, dù có nghe Phật giảng Pháp Đại Thừa nhưng không quan tâm, cho là pháp mình biết đã đầy đủ. Thật ra Tiểu Thừa cũng là một phương tiện của Đạo Phật, có điều không thể đưa Người tu đến rốt ráo Giải Thoát, và theo như lời thú nhận của các Ngài thì: “Đối với Pháp Đại Thừa không có chí cầu”. Các Ngài lại “vì các Bồ Tát chỉ bày trí huệ của Phật, nhưng chính mình lại không có chí muốn nơi pháp đó” (tr. 161) Các Ngài ví các pháp hí luận - tức là những điều bàn cãi về Phật Pháp, không đưa đến việc thực hành, đế tiến bộ trên con đường Giải Thoát - như là phân dơ. Vậy mà trước kia ngày nào các Ngài cũng hốt để cầu được chút Niết Bàn! Cái Niết Bàn đó không bền, giá trị chỉ tính được từng ngày mà thôi!
Nói đến Tiểu Thừa là nói đến những Người chỉ biết giữ những Giới cấm cho kiên cố và rập khuôn theo hình tướng của Phật ngày trước để mong “được độ”, không biết rằng mình là con của trưởng giả, đáng lý phải vào nhà để nhận gia tài! Cũng thế. Lẽ ra, là Phật Tử thì phải được như Phật. Nhưng các Ngài Thanh Văn từ xưa chỉ biết nương tựa, cầu xin, ví như đứa con của vị trưởng giả rất giàu sang nhưng không dám nhận cha, chỉ lang thang làm thuê mướn kiếm ăn qua ngày! Đó là nói về sự cầu xin được độ trong từng pháp của hàng Nhị Thừa, không dám can đảm tự mình tìm lại cội nguồn của mình, để biết rằng mình cũng sẵn có một gia tài Giải Thoát như Phật không khác!
“Đứa con trốn cha, rong ruổi bốn phương để kiếm sống là để nói về việc chạy theo cái thân Tứ Đại, tìm mọi cách để cung phụng, để thỏa mãn những nhu cầu của nó”. “Người cha trưởng giả” là cái ‘PHẬT TÁNH”, cái mà mỗi Người đều sẵn có, chỉ cần trừ đi Tham Sân Si là sẽ gặp. “Có rất nhiều tài sản, của báu”, là nói về sự an lạc, tự tại, Niết Bàn sẵn có nơi Tâm của mỗi Người. “Vào nhà cha hai mươi năm mà vẫn làm thuê” là nói về những người Nhị Thừa, dù đã ở trong Đạo Phật, nhưng thay vì Tự Độ thì lại cứ cầu xin! “Ông trưởng giả đặt tên cho gã cùng tử” là nói về khi Quy Y mỗi Người đều được đặt cho một Pháp Danh, để được chính thức gia nhập vào hàng ngũ Phật Tử. “Hai thủ hạ” mà Người cha sai đi kiếm dụ mang con về gần với mình chính là GIỚI và HẠNH. Người nào kiên trì hành theo một cách nghiêm túc, thì sớm muộn cũng gặp được Phật Tánh, tức là nhận được Người cha trưởng giả của mình. Sự “lưu lạc trong năm muơi năm” là nói về phàm phu chạy rong ruỗi theo Ngũ Uẩn. Cho tới lúc quay vào thành - tức quay vào nội tâm - thì mới gặp được Người cha vẫn ở trong thành - tức là gặp được Phật Tánh ở nơi Tâm của mình, vẫn hằng chờ đợi, trông ngóng mình. “Giữ kho báu mà không dám động đến” là nói về những Người sẵn có Tánh Giải Thoát nhưng không ngó ngàng tới!
Đạo Phật, dịch đúng nghĩa ra là “Con đường Giải Thoát”. Con đường này nói về tình trạng bị cột buộc và Giải Thoát của cái Tâm, thuộc về phần Vô Tướng, vì thế nên rất khó diễn tả. Hơn nữa, những lời Phật giảng mà những vị Đại Đệ tử kết tập lại cách đây đã hơn 2.550 năm. Thời đó chữ nghĩa chưa phong phú như thời nay, nên khi muốn diễn tả những diễn biến trong nội tâm rất là khó. Chính vì vậy mà Phật phải vận dụng cách này, cách khác, đa phần phải dùng hình ảnh bên ngoài để minh họa, cho nên rất dễ gây ra sự hiểu lầm! Muốn tả sự an lạc thì nói đến một cảnh Niết Bàn, nghĩa của Niết Bàn là: Ra khỏi rừng phiền não. Muốn nói đến một cái Tâm thanh tịnh, về những tư tưởng không còn dính mắc, ô nhiễm bởi lục dục, thất tình… thì tả một Phật Quốc, với những chúng sinh được đưa về đó trên hoa Sen. Biết con Người bản chất tham lam, không thể nào bỏ những thứ đang đeo bám nếu không tin rằng sẽ có những thứ khác còn tốt đẹp hơn vạn lần… chính vì vậy mà Phật mô tả Tây Phương Cực Lạc, hay Đông Phương Tịnh Quốc với đầy dẫy vàng, bạc, kim cương, xà cừ, trân châu, mã não… là những thứ mà Người đời ai cũng ham muốn, tìm mọi cách để sở hữu, để họ vì mong đến đó mà bớt đi những quyến luyến, đeo bám cảnh trần rồi bớt tạo ác nghiệp và theo hướng dẫn của Đạo Phật để đến được bờ Giải Thoát! Muốn nói đến sự cứu độ thì phải dùng đến những vị Bồ Tát thần thông quảng Đại, luôn “tầm thinh cứu nạn”. Về sự thành tựu công việc tự Giải Thoát là những vị Phật với những tướng tuyệt hảo, ngồi trên tòa sen báu! Chính vì vậy, những Người không chịu tư duy để tìm NGHĨA, thường vướng vào NGỮ, nên lại càng sùng bái, ngưỡng mộ, rồi dùng vàng, bạc, đồng, xi măng… để đúc hình, tạc tượng Phật, ngày mấy thời thắp hương cúng lạy, và ăn chay, tụng Kinh, Niệm Phật, sống thiện để cầu mong được về cõi Tịnh Độ của các Ngài! Biết trước tâm địa của chúng sinh luôn tham cầu, sợ e họ sẽ tiếp tục vướng vào phương tiện, nên Phật đã ân cần dặn dò Người tu phải thực hành theo TỨ Y, tức:
Y NGHĨA BẤT Y NGỮ.
Y PHÁP BẤT Y NHÂN
Y TRÍ BẤT Y THỨC.
Y KINH LIỄU NGHĨA BẤT Y KINH VỊ LIỄU NGHĨA.
Như vậy, nếu chúng ta chưa phân biệt được thế nào là NGỮ, thế nào là NGHĨA? Đâu là Nhân, đâu mới là PHÁP? Đâu là TRÍ, đâu là THỨC. Y kinh như thế nào là LIỄU NGHĨA? thì chúng ta sẽ Y vào đâu? Sẽ tu hành như thế nào? Nếu chúng ta cứ Y NGỮ thì sẽ chắc chắn sẽ rơi vào Nhị Thừa, tức là sẽ Y theo văn tự, tin rằng có những cảnh Phật ở Phương Đông, Phương Tây, có những vị Bồ Tát bay lướt mười phương để cứu độ chúng sinh rồi cứ cầu xin, chờ mong chờ được độ! Người tin và hành trì như thế, dù giữ GIỚI kiên cố, các Hạnh không khiếm khuyết, nhưng chắc chắn không bao giờ vào được Nhất Thừa, vì luôn hướng ngọai, tin vào sự cứu độ của Phật, Bồ Tát bên ngoài!
Cũng do sự hiểu lầm được nhiều lớp Người đi trước truyền lại, cho nên tới thời nay ta thấy: mọi Người vẫn tự xưng là PHẬT TỬ, tức là
‘CON CỦA PHẬT”, mà lại chỉ thích lê la ngoài ngõ, chỉ biết cầu xin, để “ăn mày cửa Phật”, không chịu quay vào Tâm mình để thấy rằng mình cũng
sẵn một Phật Quốc nơi đó! Bản thân mình cũng là một vị “Phật sẽ thành”, thì không tìm cách để làm Phật, lại cứ “mang Phật ra lạy Phật”
(Sáu Cửa vào Động Thiếu Thất”), ngày ngày cúng kiến, thờ lạy tượng xi măng, gỗ, chờ “Được Độ”! Rồi cả đời giữ Giới, sống thiện, không phải
vì cái Tâm bình đẳng, vì đức Từ, Bi, Hỉ, Xả… mà để được về Phật Quốc của Người khác, quên mất những căn bản được chư Tổ nhắc đi nhắc lại :
“Phật tại Tâm”, “Tức Tâm tức Phật”, “Tu Phật là tu Tâm”, “Muốn được Tịnh Độ phải tịnh tâm”! Thậm chí có Người cả đời buông lung, làm ác,
khi chết, thân nhân lại nghĩ rằng chỉ cần mời những thầy có uy tín đến tụng Kinh cầu siêu thì Phật và Thánh Chúng sẽ rước thẳng về Tây
Phương Cực Lạc! Xem ra, có lẽ những GÃ CŨNG TỬ không chỉ nói riêng về các Ngài Thinh Văn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, mà chính là
để nói về tất cã những kẻ tin Phật, thờ Phật kiểu nói trên… Bởi có xem Giải thích về từ THINH VĂN, ta sẽ thấy:
Đó là những Người chỉ cần NGHE Phật nói là đã vội tin nhận suy gẫm để chứng lấy (DPLH tr.97) không chịu tìm hiểu ý nghĩa
thật sự của lời Phật, để biết rằng tất cả đều chỉ là phương tiện, nhằm mục đích đưa con Người đạt tới cứu cánh Thoát Khổ ngay trong
hiện kiếp, chẳng cần phải chờ kiếp nào khác. Cõi Phật thật sự ở nơi cái tâm của mỗi Người, chỉ cần gạn bỏ Thương, ghét,
Tham Sân Si là sẽ gặp, không phải ở nơi xa xôi huyền hoặc Đông Phương, Tây Phương như nhiều Người vẫn lầm tưởng!
Chưa hết, sự hiểu lầm dường như vẫn chưa dừng ở đó, bởi có xem ngay phần mở đầu, ta thấy Phật thọ ký cho các vị Thanh
Văn sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đâu có phải thành “Tối Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” !
Vậy mà hình như hiếm Người tu lâu năm lại thấy mình Không Cao đúng với nghĩa lý của Kinh! Không biết
những sự hiểu lầm như thế sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến bao giờ đây!
VVM.26.10.2024.
Y PHÁP BẤT Y NHÂN
Y TRÍ BẤT Y THỨC.
Y KINH LIỄU NGHĨA BẤT Y KINH VỊ LIỄU NGHĨA.