Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


  CHIẾN TRANH:
THAM VỌNG VÀ MÂU THUẪN.


                

K hi sự mâu thuẫn giữa các cường quốc lên tới tột đỉnh, không thể giải quyết bằng thương thuyết và hòa bình được nữa thì chiến tranh xảy ra. Nhiều người biết như thế khi học hay đọc lịch sử Thế Giới Chiến Tranh Thứ Nhứt cũng như Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai.        

    Điều đáng nó là cả hai cuộc chiến tranh nầy đều do người Đức gây ra.  

1-/ Trước hết là ông vua Friedrich Wilhelm thường gọi là vua Wilhelm Đệ Nhị, hoàng đế cuối cùng của Đế Quốc Đức, làm vua từ 1888 đến 1918, năm chấm dứt Thế Giới Chiến Tranh thứ Nhứt - (1914/ 1918) - Ông chính là người châm ngòi cho cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhứt như vừa nói trên.          

  Bấy giờ thủ tướng Bismarck là người có chính sách ngoại giao khôn khéo mềm mỏng, trong khi vua Friedrich 2 vừa có khuynh hướng làm một quân phiệt, theo chủ nghĩa quân phiệt, với tham vọng Đức thành một cường quốc đứng đầu thế giới. Ông cũng là người bài Do Thái như Hitler về sau vậy.         

   Tham vọng của hoàng đế Wilhelm II làm cho Châu Âu chia thành hai phe: Phe Đức + Áo-Hung + Đế Quốc Otoma (Thổ Nhĩ Kỳ). Phe đối đầu gồm Anh/ Pháp/ Nga.         

   Khi chiến tranh đang xảy ra, mặc dù Mỹ chưa tham chiến nhưng việc đứng giữa của Mỹ là việc trục lợi chiến tranh. Thiên hạ "quýnh" nhau, Mỹ hưởng lợi, buôn bán với cả hai bên, thu tiền vô nhiều, nhất là về dầu lửa.         

   Để phá đường tiếp vận phe Anh/ Pháp/ Nga, phe Đức tấn công các thương thuyền Mỹ, khiến Mỹ phải tham chiến.        

    Hễ có Mỹ tham gia thì chiến tranh chấm dứt.        

  Đức bại trận. Cuộc chiến nầy kết thúc như thế, cuộc Thế Giới Chiến Tranh tiếp sau cũng kết thúc như thế, vì Mỹ lại "ra quân".          

  Cuộc chiến tranh nầy có 18 triệu người chết. Về binh lính, Pháp chết một triệu tư; Đức nhiều hơn: hai triệu.          

  Về vũ khí thì đã có súng trường, súng máy (tiểu liên, trung liên, đại liên) nhưng chưa được cải tiến nhiều, "hiện đại" như ngày nay, nghĩa là bắn nhiều chết nhiều, bắn ít chết cũng nhiều như thường gọi M79 - tên rong binh thư là "đại bác cầm tay 40 li", B-40 hay B-41, bắn một phát, chết cả đám.          

  Cuộc chiến tranh nầy cũng bắt đầu xài máy bay, một số là loại hai tầng cánh. Xài vũ khí hóa học, chết hàng loạt, cứu không kịp, chết không kịp, chôn không kịp... chẳng ai tôn trọng Công ước Den Haag - còn gọi là Công ước La Hay, - cấm dùng vũ khí hóa học -, ra cái gì cả. Thằng nào mạnh, thằng đó hơn.  

2-/ Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai cũng do người Đức gây ra mà người châm ngòi chính là Adolf Hitler.        

    Hitler sinh năm 1889, tự sát ngày 30 tháng Tư năm 1945, một chính trị gia lỗi lạc. Năm 1933 y làm thủ tướng Đức, sau đó làm quốc trưởng, thành lập chế độ độc tài, xâm lăng Ba Lan ngày 1 tháng 9/ 1939, châm ngòi cho cuộc Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai, giết chết 6 triệu người Do Thái trong những lò thiêu người (holocaust), cũng như hàng triệu người khác nữa, dân cũng như lính.       

     - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.         

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.        

  - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng. (hết trích)         

   Lịch sử lên án Hitler có nhiều tham vọng và tàn ác. Ông nắm quyền với đầy lòng thù hận và phục thù. Ngày 22/ tháng 6/ 1940 Pháp ký giấy đầu hàng Đức. Bọn Đức buộc Pháp phải chọn chính toa tàu xe lửa, chính toa tàu năm xưa Đức đã ký giấy đầu hàng với tướng Foch của Pháp, để rửa mối hận cũ. Bao lâu nay, Hitler vẫn nung nấu hận thù. Hitler bước lên toa tàu cũ, ngồi đúng vào chiếc ghế cũ, mà tướng Foch đã ngồi vào đó khi ký nhận sự đầu hàng của Đức.         

   Để trả mối hận cũ, Hitler phục hồi nước Đức, thoát khỏi cuộc khuủng hoảnh kinh tế đầu thập niên 30, làm cho nước Đức giàu mạnh, để đánh phá toàn thể Châu Âu. Y dùng mưu hứa hẹn nhiều vịêc láo lường, trong lúc các nước Châu Âu cầu an, không muốn chiến tranh xảy ra lần nữa. Mềm yếu nhứt chính là thủ tướng Chamberlain củ Anh. Ông ta chủ trương chính sách ngoại giao nhân nhượng với Hitler.           

Nước Anh là một quần đảo ở phía đông Đại Tây Dương, không sợ Đực bằng Pháp, có biên giới chung với Đức. Pháp có biên giới chung với Đức, sợ Đức tấn công, Pháp đựng phòng tuyến Maginot, nhưng cũng không chặn được quân Đức, khi chiến tranh xảy ra.          

  Tuy nhiên, trong ngoại giao, nhiều khi Pháp phải nghe theo Anh, trong khi thủ tướng Chamberlain của Anh là một người cầu hòa.         

   Trong tiến trình nầy, quan trọng nhứt là Hội Nghị Munich. Sự nhượng bộ của Anh Pháp trước đòi hỏi của Đức, khiến có người cho rằng đây là một "hội nghị thối tha nhất trong lịch sử loài người. Hitler chơi trò dọa dẫm cho quân Đức biểu dương lực lượng tại biên giới Đức - Tiệp Khắc và chờ lệnh tấn công. Vậy là hiệp ước Hiệp ước Munich được ký kết, gồm có 8 điều với một số nội dung là Tiệp Khắc phải cắt đất cho Đức; các công trình công cộng Tiệp Khắc phải bảo vệ không được phá khi bàn giao cho Đức... Chính vì lý do này, tháng 3-1939, Hitler đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc mà không hề gặp sự phản kháng từ Anh - Pháp; tháng 9 cùng năm, Đức, tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ."        

   Chiến thuật của Hitler không có gì mới, chẳng qua "được đằng chân, lân đằng đầu". Phe Anh Pháp thì cầu an, nhân nhượng... Rồi cuối cùng, cũng không tránh được cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai xảy ra.  

3-/ Tôi nhắc câu chuyện nầy chẳng qua, làm một việc cũ rếch như ông cha ta đã làm "Ôn cố tri tân". Ôn cố là ôn chuyện cũ. Chuyện cũ quanh quẩn cũng chỉ là "mâu thuẫn quyền lợi", quyền lợi kinh tế là trước nhất. Giành nhau thuộc địa chỉ là để bóc lột tài nguyên ở các nước thuộc địa. Tài nguyên đó là gì? Thường là các quặng mỏ, lương thực, kinh tế suy sụp, nhân công rẻ, thất nghiệp... Vì vậy, ở nước ta mấy chục năm trước đây, không ít các nhà thơ, nhà văn, các nhà cách mạng... nói tới "thân phận nhược tiểu". Các dân tộc yếu hèn ở Trung Đông, ở Á/ Phi thức tỉnh trước các trào lưu văn minh thế giới, đứng lên đấu tranh, giành lại quyền lợi cho dân tộc mình.        

    Chiến tranh xảy ra cũng vì tham vọng của các lãnh tụ nước lớn. Tham vọng của hoàng đế Wilhelm II, (Đức), tham vọng của Hitler (Đức), tham vọng của Mussolini (Ý), Stalin (Liên Xô), Yonai Mitsumasa (Nhật), Konoe Fumimaro (Nhật), Hideki Tōjō (Nhật)...        

    Chiến tranh có kẻ thắng người bại. Ví dụ "Phe Đồng Minh thắng", "Phe Trục - Đức/ Ý/ Nhật" - đại bại. Các cường quốc họp lại, chia nhau thế giới: "Miếng nầy của anh, miếng nầy của tui" làm như người ta chia bánh ga-tô vậy. Đó là mục đích và ý nghĩa của Hội Nghị Yalta. (Yalta, ou le partage du monde entre les trois Grands). Les trois Grands là "ba cường quốc" Mỹ, Anh, Nga chia nhau "chiến lợi phẩm" và ngăn ngừa không cho "Thế Giới Chiến Tranh" xảy ra lần nữa.          

  Mấy chục năm nay, chỉ có "chiến tranh cục bộ", tức là chiến tranh bị khoanh vùng ở một nơi nào đó, không cho nó lan rộng ra: Chiến tranh Đông Dương (3 lần: 1945/ 54; 1960/ 75; 1979/ 89), Trung Đông (Do Thái/ Ai Cập; Afghanistan; I-Rắc...).         

   Sở dĩ người ta hạn chế các cuộc chiến tranh nầy lại vì nếu để nó lan rộng ra thì có thể đem lại chiến tranh thế giới, đem lại chiến tranh nguyên tử thì ai nấy đều... chết cả. Người ta chế ra bom nguyên tử là để "ngăn chận chiến tranh" chớ không phải để "gây ra chiến tranh". Có khi phổ biến bom nguyên tử cũng là để ngăn chận chiến tranh. Putin lại đem dọa Châu Âu.           

Năm 1951, giải Nobel khoa học thuộc về hai tay người Tàu là ông Yong và ông Lee. Mấy năm sau, Mỹ cho ông Young về Lục địa. Tôi hỏi ông thầy dạy sử tôi: "Tại sao cho thằng Young về Tàu làm chi vậy?" Ông thầy cười: "Cho nó về để nó chế bom nguyên tử cho Mao". Tôi lại ngạc nhiên: "Mao chưa có bom nguyên tử thì chế cho nó làm chi vậy?" Ông thầy dạy sử địa lạ cười: "Để thằng Tàu cầm chân thằng Nga."          

  Ông thầy tôi không phải là người nói quấy quá. Ổng học bên Tây về, dạy ở Đại Học Huế. Tôi rất tin tưởng thầy tôi.         

   Bây giờ trên thế giới có nhiều vùng chiến tranh, hay nhiều vùng "hăm he" đánh nhau, cũng vì các mâu thuẫn quyền lợi kinh tế, thương mãi, khoa học... nhiều cái mâu thuẫn lắm nói không hết được. Mà tham vọng của các  tay đầu sỏ các cường quốc trên thế giới cũng nhiều lắm, kể cũng không hết được, từ Putin của Nga, Tập Cận Bình của Tàu, Khomeini của Iran. Thậm chí anh chàng nhóc con Kim Young Ủn cũng muốn chen chân vô, không nhớ rằng y chỉ là tên gác cửa cho Tàu Cộng.          

  Rõ ràng cái hung hăng của Putin là đáng ngại. Anh ta đánh Ukraine, tưởng thắng ngay mà không thắng được. Y như người leo lưng cọp mà không xuống được. Vì vậy, y đang âm mưu lôi kéo nhiều kẻ theo anh ta để... có lợi. Trong số đó, có Mao, có Ủn và cả Trump.        

    Liệu nhân loại có tránh được đại loạn kỳ nầy.      

    Chắc là không. Các cường quốc đang cạnh tranh buôn bán, từ dầu lửa đếm vũ khí hiện đại.           

Bán một trăm viên  kẹo đường không lời bằng bán một viên kẹo đồng.        

    Còn như cảnh máu đổ xương rơi vì chiến tranh, người ta quan tâm nhiều hay ít, hay coi như "không có gì!" Mỗi ngày coi tin tức đánh nhau, chỉ thêm buồn. Nhân loại "hết thuốc chửa" rồi hay chăng? -./.





VVM.21.7.2024-NVATCHLH.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .