Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
             



TÙY DUYÊN TRONG PHẬT GIÁO -
CA KHÚC "LET IT BE" VỚI
SỨC SỐNG VƯỢT THỜI GIAN.
PHẬT ĐẢN (VESAK )

  


L à ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, tùy theo quốc gia.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên (ngày 1 / 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn thứ 2 (ngày 31/ 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.

- Từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10, nghệ thuật Phật giáo Nam Á chủ yếu khắc họa chi tiết Đức Phật đản sinh thông qua hoạt cảnh được mô tả trong các kinh điển Phật giáo phương Nam rằng: Hoàng hậu Ma Da đứng dưới 1 gốc cây trong vườn Lâm Tỳ Ni, khi hái quả, Đức Phật được sinh ra từ nách bên tay phải.

- Đạo Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau:

1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo,. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma .

2. Sát-đế-lỵ (Kshastriya) là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Brahma (Thái tử Tất Đạt Đa)

3. Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma.

4. Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.

5. Pariah là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất Lễ Phật Đản (Việt Nam) 15/5/2022.

Các chùa, cơ sở tự viện đồng loạt cử 3 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an. Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566.

Duyên sinh (duyên khởi) là một trong những giáo lý trọng yếu của Phật giáo.

Mọi sự, mọi việc ở đời đều do nhân duyên sinh. Các nhân duyên tác động và chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp, vô cùng vô tận.

Tùy duyên có nghĩa chính là tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân (nguyên nhân chính), đủ duyên (các nhân phụ) thì sự việc (vật) thành; thiếu nhân, thiếu duyên thì sự việc (vật) chưa thành. Sự thành-trụ-hoại-không của thế giới hay sanh-lão-bệnh-tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.

Người Phật tử biết các pháp đều tùy duyên nên chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt lành để mong nhận quả báo tốt đẹp. Nếu thành công thì người Phật tử cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Ngược lại, sau khi đã hết sức cố gắng mà nếu như sự việc vẫn không như ý mình thì cũng an nhiên, vì chưa đủ duyên.

Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động của cuộc đời. So với quan niệm “cai gi đên rôi sẽ đên” một cách đơn thuần thì tinh thần tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành đồng thời cũng rất nhẹ nhàng nếu “cái sẽ đến” không được toại nguyện, như ý.

- Chữ Duyên theo Phật giáo

Chữ duyên là một trong những thuật ngữ quan trọng của Phật giáo, thường đi kèm với nhân duyên. Trong cụm từ nhân-duyên-quả, nhân là nguyên nhân chính, duyên là những tác nhân phụ, quả là kết quả của nhân và duyên khi đã hội đủ hay đã chín muồi. Ví dụ hạt lúa là nhân; các điều kiện liên quan như đất, nước, thời tiết, chăm sóc là duyên; đến mùa gặt bội thu những bông lúa vàng là quả.

Không chỉ dừng lại ở đó, nghĩa là không chỉ một tuyến nhân-duyên-quả đơn thuần mà thực tế, nhân chính của tuyến này lại là duyên và quả của tuyến khác, duyên của tuyến này lại là nhân và quả của tuyến khác, quả của tuyến này lại là nhân và duyên của tuyến khác nữa. Cứ thế các chuỗi nhân-duyên-quả nương tựa vào nhau, tương tác lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau điệp điệp trùng trùng để hình thành muôn hình vạn trạng trong cuộc sống này.

Nói nhân duyên sinh là đề cập đến sự sinh khởi (bao hàm cả trụ-hình thành, dị-thay đổi, diệt-đoạn diệt) của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên theo tiến trình nhân-duyên-quả. Từ vũ trụ bao la, sơn hà đại địa cho đến cát bụi nguyên tử; từ các hiện tượng tự nhiên cho đến những hiện tượng xã hội… tất cả đều do nhân duyên mà sinh khởi và đoạn diệt.

Nói thập nhị nhân duyên nghĩa là 12 nhân duyên hình thành nên tiến trình luân hồi sinh tử của chúng sinh. Do vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử sầu bi khổ ưu não. Chúng sinh luân hồi sinh tử triền miên trong lục đạo theo chu trình 12 nhân duyên này. Để giải thoát sinh tử, người tu tìm cách bẻ gãy, cắt đứt một mắt xích nhân duyên (thường là ái) thì tiến trình luân hồi chấm dứt.

Nói vạn sự tùy duyên nghĩa là khi đã thấy rõ về quy luật nhân-duyên-quả và 12 nhân duyên đối với sự sinh diệt của chúng sinh và các sự vật hiện tượng nên bình tĩnh, lạc quan, tự tại trước các biến dịch, đổi thay trong cuộc sống. Tùy duyên đây là tùy thuộc nhân-duyên nhưng không phải tâm thái phó mặc, buông xuôi mà vì hiểu rõ về nhân-duyên sinh diệt của vạn pháp nên an nhiên, chấp nhận vô thường với trí tuệ thấu rõ quy luật: Nhân như vậy-duyên như vậy-quả như vậy.

Nói muốn thành công phải hội đủ thiện duyên, nghĩa là sự thành công trong một phương diện nào đó của cuộc sống cần nhờ nhiều duyên lành kết hợp lại một cách nhịp nhàng; đúng thời cơ, đúng người, đúng việc. Người xưa nói để thành công cần nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người Phật tử nói cần hội đủ thiện duyên. Như vậy, chỉ một vài nhân duyên thì dù có tốt đến đâu vẫn chưa hội đủ để mang đến thành công.

Nói muốn tiến tu cần phải tránh ác duyên, nghĩa là một khi đã tường tận về nhân-duyên-quả, hiểu rõ các duyên phụ xấu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra kết quả ác nên chủ động tránh né. Ví dụ người thích ăn nhậu thấy rõ nhân chính là lòng tham ăn uống; nhân phụ hay duyên là sự rủ rê, mời gọi, ham vui; quả là say xỉn ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách, bị tai nạn. Để hạn chế quả ác say xỉn, nếu chưa chuyển hóa nhân chính là lòng tham ăn uống thì cần chủ động tránh xa các cuộc bù khú vô bổ, hội hè không cần thiết. Đây gọi là tránh ác duyên. Bởi “gần mực thì đen” nên cần tránh xa mực chừng nào thì bớt đen chừng nấy.

Người đời cũng sử dụng chữ duyên với nhiều hàm nghĩa khác nhau. Khi nói vô duyên hay kém duyên thì chữ duyên chỉ có nghĩa duyên dáng, nét đẹp về nhân cách. Tuy vậy, khi nói nên duyên chồng vợ thì chữ duyên có ý nghĩa sâu xa hơn, khá gần với nghĩa chữ duyên trong nhân-duyên-quả của Phật giáo.

Sống với hai chữ "Tùy duyên" Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó. Như vậy một ý nghĩa tùy duyên này mà thấu cho thật suốt có dễ dàng không? Không dễ dàng, cho nên phải thật sống chớ không phải bắt chước được. Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa, bởi khi bắt chước là nó có cái khuôn rồi. Cho nên ý nghĩa này rất quan trọng mà lâu nay nhiều người lại hiểu lầm rồi cũng dễ lạm dụng nó nữa.

- Tùy duyên phải bất biến

Tùy duyên còn là thái độ biết tận dụng những nhân duyên mới mẻ đang hội tụ trong hiện tại để giải quyết vấn đề, hay tạo nên những đột phá tốt đẹp hơn. Nó sẵn sang bỏ qua những dự tính, kể cả nhưng khuôn thước đã được đặt để trước đây. Thái độ này chỉ có những kẻ bản lĩnh và vững chãi thật sự Họ phải đảm bảo phẩm chất không những không bị thay đổi mà còn tuyệt vời hơn trước khi hành động. Diều này khác hẳn với sự bùng vỡ của cảm xúc – quyết liệt làm cho được như ý rồi mau chóng chán nản và buông xuôi.

Nhà thiền có một câu chuyện rất thú vụ. Hai sư Huynh đệ nọ trên đường du phương hóa độ, bỗng thấy một cô gái đang loay hoay tìm cách đi qua dòng suối chảy xiết. Người sư Huynh liền tiến tới hỏi: “Này cô! Cô có muốn tôi cõng cô qua bờ bên kia không?”. Cô gái vô cùng mừng rỡ gật đầu đồng ý. Sau khi qua con suối rồi, hai huynh đệ giã từ cô gái và tiếp tục cuộc hành trình. Đi được một đỗi đường, người sư đệ không kiềm chế được nữa bè bức xúc lên tiếng: “Sao sư huynh lại làm như vậy?”. Người sư huynh ngạc nhiên hỏi: “Làm chuyện gì?”. “Thì chuyện cõng cô gái hồi nãy đó, chúng ta là người xuất gia tu hành kia mà!” – người sư đệ hơi cáu gắt. Người sư huynh mỉm cười, vỗ vai người sư đệ: “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây!”.

Người sư đệ không giúp cô gái qua song thì không có gì sai. Vì trình độ tu tập của người sư đệ còn yếu kém, cần phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh để tâm hồn không bị khuấy động mà dễ dàng thiền định. Nhưng cái sai của người sư đệ là nghĩ người sư huynh cũng cùng trình độ như mình, cũng phải giữ sự thực tập y như mình, nên đã bất mãn với việc sư huynh giúp đỡ cô gái. Đành rằng sự thanh tịnh tâm hồn là yêu cầu bắt buộc đối với người đã xuất gia tu hành, nhưng đó không phải là mục đích sau cuối của sự tu hành. Tu hành đâu phải cốt để bảo vệ giới luật cho thật trong sáng, còn ai khổ mặc ai. Giới luật mà chỉ bảo vệ cho mỗi sự thanh tịnh thôi thì giới luật ấy chỉ dành cho những kẻ sống vì bản thân hay còn quá yếu kém. Nó không có giá trị thích ứng cho những người đã có đủ bản lĩnh bất động trước những xáo động của hoàn cảnh. Cho nên, ta không thể căn cứ trên vài hiện tượng bên ngoài để thẩm định mà không suy xét đến động cơ và kết quả. Vấn đề là sau hành động đột phá ấy thì họ đánh mất chính mình hay nâng cao phẩm chất hơn.

Câu nói “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây?” đã xác định phần nào trình độ bất nhiễm của vị sư huynh. Tất nhiên, phải cần có thêm những kiểm chứng thực tế khác thì ta mới đủ tin vào khả năng tùy duyên mà không thay đổi phẩm chất của một người nào đó. Bởi vì có nhiều người rất thích đột phá, nhất là những người trẻ. Họ luôn muốn dùng hết năng lực để nắm bắt những nhân duyên trong hiện tại để làm nên kỳ tích, nhưng số người thành công thì rất ít ỏi.

Hầu hết gặp thất bại là do họ đã quá tự tin, đánh giá thấp hoàn cảnh, bị tham vọng chi phối, bị thói quen thay đổi lập trường kích động, hoặc không biết mình đang chiều theo sự tùy hứng. Tuy họ cũng tùy duyên nhưng lại…biến mất. Thay đổi chiến lược bất ngờ, vượt qua nguyên tắc quan trọng, bất chấp sự cản trở của những người xung quanh, nhưng cuối cùng không đạt được mục đích mà còn phải trả những cái giá rất đắt thì đó là vết thương tâm lý rất nặng. Vết thương ấy sẽ khiến ta đánh mất niềm tin nơi bản thân và trở nên rất dị ứng với những thay đổi sau này. Chính vì hậu quả khó lương như thế nên người từng trải chỉ thích lối sống bình thường, giữ theo khuôn thước cho yên ổn. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng bình thường. Sẽ có lúc ta buộc phải vượt thoát sự bình thường ấy mới có thể cứu lấy bản thân hay giúp đỡ được kẻ khác thì ta phải làm sao? Thế nên, trang bị sẵn một khả năng đủ lớn để ứng phó trước những nghịch cảnh là hành động của những kẻ trải nghiệm và có hiểu biết sâu sắc.

- Thiền sư Trần Nhân Tông với Tùy Duyên:

“Ở đời vui đạo phải tùy duyên/ Hễ đói thì ăn mệt thì ngủ liền” (Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Cơ tắc xan hè khốn tắc miên – Cư trần lạc đạo). Nghệ thuật giữ gìn sự thanh thản trong tâm hồn ngay giữa bao sự phiền nhiễu của đời thường chính là thái độ tùy duyên. Theo thiền sư Trần Nhân Tông, tùy duyên có nghĩa là đói thì ăn mệt thi ngủ. Nhưng ăn ra ăn và ngủ ra ngủ; việc nào ra việc ấy, không trộn lẫn nhau, không thấy việc nào quan trọng hơn việc nào; việc nào đến trước thì giải quyết trước, không nôn nóng không bâng khuâng. Mới nghe qua thật dễ, nhưng làm được thì rất khó. Ta phải thay đổi những thói quen rất lâu đời như vội vàng, lo lắng và sợ hãi. Ngay cả những kẻ sống trong chốn u nhàn cũng vẫn còn đầy dẫy những khắc khoải mong cầu thì đừng nói chi ta đang sống giữ chốn lao xao.

Lẽ dĩ nhiên, không ai bắt buộc ta phải tùy duyên. Nhưng khả năng tùy duyên của ta càng lớn thì sự thanh thản trong tâm hồn sẽ càng lớn. Nếu ta vẫn còn tiếp tục đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài thì chắc chắn ta sẽ mãi còn mong muốn và áp đặt nhân duyên thuận theo ý mình. Chỉ khi nào ta đã tìm thấy giá trị hạnh phúc chân thật nơi chính mình thì ta mới chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Hòa nhập mọi hoàn cảnh để giúp người giúp đời mà không bị hòa tan, đó chính là mẫu người lý tưởng nhất của xã hội trong mọi thời đại.

Đến đi trong thanh thản Không chọn lựa nhân duyên

Đông tàn rồi xuân lại Không bớt cũng không thêm

HÃY THONG THẢ SỐNG “Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.”

Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)

Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước. Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết(*) Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

- The Beatles và "Let it be" Sức sống vượt thời gian :

51 năm trước, vào tháng 5 năm 1970, album Let it be (Hãy để tự nhiên), album cuối cùng của ban nhạc huyền thoại, The Beatles chính thức lên kệ đĩa. Được mệnh danh là nhóm nhạc của thế kỷ 20, The Beatles xác lập kỷ lục mà chưa có ban nhạc nào đánh bại được, tiêu thụ 183 triệu đĩa hát.

- Ban nhạc huyền thoại của thế kỷ 20:

Kênh Spotify còn tiết lộ có khoảng 20,6 triệu lượt nghe The Beatles hàng tháng trên kênh này. Trong đó, hơn 30% khán giả nghe nhạc The Beatles ngày nay đều là thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) với độ tuổi 18 đến 24 Âm nhạc của The Beatles có sức hút kỳ lạ như nhịp cầu xuyên suốt các thế hệ. Thế hệ ông bà, cha mẹ ngân nga hát “Let it be, Let it be.” và giờ con cháu họ vẫn hát nối tiếp “Speaking words of wisdom” trong ca khúc kinh điển.

- Giải mã sức hút của Let it be :

Nhóm The Beatles có vô vàn những bài hát đi cùng năm tháng như Yesterday, Hey Jude nhưng Let it be luôn có chỗ đứng rất đặc biệt. Đó là bài ca của hy vọng, giai điệu của niềm tin, những hoài niệm về tình bạn, tuổi trẻ tràn đầy nhựa sống của bốn chàng trai vàng xứ sở sương mù.

Không ai có thể phủ nhận được sức sống kỳ diệu của ca khúc chủ đề khi khúc nhạc dạo piano thánh thót vang lên. Nếu mỗi bài hát có một số phận thì số phận của Let it be là buộc người nghe phải nhớ đến nó. Vì cái tựa đề đơn giản đến mức khó quên, giai điệu hát mộc mạc nhưng lại thẩm thấu sâu như gia tài âm nhạc Bộ Tứ để lại.

Nguồn gốc sáng tác McCartney nói anh đã có ý tưởng về "Let It Be" sau khi anh có một giấc mơ về mẹ mình trong giai đoạn căng thẳng xung quanh các buổi tập cho The Beatles ("the White Album") vào năm 1968. Theo McCartney, bài hát đề cập đến "Mẹ Mary" không phải là nói về kinh thánh. Cụm từ này đôi khi được sử dụng để chỉ Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, McCartney đã giải thích rằng mẹ của ông - người đã mất vì bệnh ung thư khi ông 14 tuổi - là nguồn cảm hứng cho từ "Mẹ Mary" . Sau đó, anh nói: "Thật vui khi được gặp bà ấy lần nữa, tôi cảm thấy rất vui khi có giấc mơ đó, và vì vậy tôi đã viết "Let It Be". Anh cũng đã nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó về ước mơ mà mẹ anh đã nói với anh, "Mọi chuyện sẽ ổn thôi, đừng bận tâm." Khi được hỏi liệu bài hát có nhắc đến Đức mẹ Maria, McCartney thường trả lời câu hỏi bằng cách bảo đảm với các fan của mình rằng họ có thể diễn giải bài hát tùy theo ý họ thích

Bài hát:

Let It Be
- John Lennon & Paul McCarney

When I find myself in times of trouble,
Mother Mary (My own Mother) comes to me
Speaking words of wisdom, let it be.
And in my hour of darkness
She is standing right in front of me,
Speaking words of wisdom, let it be
Let it be, let it be. Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be
And when the broken hearted people, Living in the world agree
There will be an answer, let it be, For though they may be parted
There is still a chance that they will see,
There will be an answer, let it be
Let it be, let it be. Let it be, let it be
Yeah there will be an answer, let it be
Let it be, let it be. Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be …

Bản dịch:

Hãy để tự nhiên -

Khi tôi gặp thời khó khăn, Mẹ Maria đến với tôi
Nói lời thông thái, Hãy để tự nhiên
Khi tôi ở giờ phút đen tối, Mẹ đứng ngay trước tôi
Nói lời thông thái, Hãy để tự nhiên
Hãy để tự nhiên, Hãy để tự nhiên (2 lần)
Thì thầm lời thông thái, Hãy để tự nhiên… (TĐH dịch)


Tham khảo: Sách báo – Internet)




VVM.25.5.2027.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .