Từ Vũ và Việt Văn Mới Newvietart chân thành cảm tạ nhà văn Thế Phong đã cho phép đăng tải toàn bộ tập Lược Sử Văn Nghệ, tài liệu không thể thiếu cho những
người yêu chuộng văn chương nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt cho những người muốn khách quan sưu tra sử liệu .
PHẦN THỨ BA CHƯƠNG NHẤT
H
iệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 ra đời ở Paris, Việt Nam có hai ranh tuyến rõ rệt. Từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam (lúc đó gọi là Quốc Gia Việt Nam, Quốc Trưởng Bảo Đại); vĩ tuyến 16 ra bắc thuộc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa). Phong trào di dư trên một triệu người (Chúa đã vào Nam) đưa đông đảo đồng bào di cư miền Bắc (QGVN) cặp bến Bạch Đằng Thủ Đô Sàigòn. Thủ tướng Ngô Đình Diệm, chính phủ, đại diện đảng phái quốc gia: đủ thành phần: Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Thời gian liên hiệp này chỉ kéo dài không đầy một năm. Năm 1955, truất phế Cựu hoàng Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Đảng phái bị loại dần, tướng tá bị triệt tiêu, cuối cùng là Trình Minh Thế (Cao Đài Liên Minh). Ông Trần Chánh Thành được bổ nhiệm chức Tổng Trưởng Thông Tin; báo chí, văn hóa thuộc vào bộ này. Nhật báo Cách Mạng Quốc Gia, cơ quan Phong Trào Công chức Cách Mạng Quốc Gia, dùng Lê Văn Siêu chủ bút, cùng với số nhà văn, nhà báo đẩy mạnh tinh thần chống Cộng, xây dựng chế độ nhà Ngô. Mặt khác, kỹ sư Võ Đức Diên, chủ nhiệm tờ Sáng Dội Miền Nam gom số nhà văn báo di cư, nhạc sĩ, làm công tác văn hóa, chống Cộng và xây dựng chế độ Đệ nhất Cộng Hòa; theo đường lối Ngô Đình Nhu, được coi Cố Vấn tối cao Tổng thống Ngô Đình Diệm. Kiến trúc sư Diên thành lập Quán ăn Anh Vũ (45 Bùi Viện, Sàigòn 1), bề ngoài tương trợ sinh viên; trong bốn bức tường phòng ăn đều thiết kế hệ thống thâu âm lén dò xét. Nhật báo Thời Đại phe Cao Đài Nguyễn Thành Phương, tuần báo Việt Chính (Cn: Đại tá Cao Đài Hồ Hán Sơn, sau bị tướng Nguyễn Thành Phương thủ tiêu, ném xác xuống giếng sâu ở Bến Kéo (Tây Ninh). Tuần báo Tổ Quốc, (Cn: Thành Nam (một trí thức phe Hòa Hảo), tuần báo Đời Mới (vẫn là Trần Văn Ân, Chủ nhiệm, chủ bút thực thụ Hà Việt Phương, không có tên ngoài manchette) ủng hộ Bình Xuyên. Ngoài báo Phương Đông Hòa Đồng (sau này), đề xướng trung lập chế của Hồ Hữu Tường... Các nhà xuất bản sách văn học, tiểu thuyết, sẵn có : NXB Phạm Văn Tươi, kiêm chủ hiệu may Jean, lại còn dịch loại sách học làm người, ký Phạm Cao Tùng (dịch sách của Philippe Giradet... Sau 1954 liên kết với NXB Thế Giới Nguyễn Văn Hợi từ Hà Nội vào theo đợt di cư, thành tổ hợp xuất Hợp Lực, trụ sở ở 16 Sabourain (Tạ Thu Thâu, Saigon 1. Các nhà xuất bản khác ở miền Nam như: Khai Trí, Nam Cường, Sống Mới... tiếp tục in phát hành sách. Nhà Nam Cường phát hành sách Phượng Giang, (Đời Nay Nhất Linh chủ trương), các nhà sách khác phát hành in các loại tiểu thuyết bình dân, ăn khách của các tác giả: Dương Hà (Bên Giòng Sông Trẹm, Nguyễn Ngọc Mẫn (Tiếng Suối Sau Leng); tiểu thuyết của Nghiêm Lệ Quân, Tùng Long (nữ), Lan Phương (nữ) v.v... Báo Quân Đội, cơ quan của Nha Tác Động Tinh Thần (tiền thân của Cục Tâm Lý Chiến) với Chỉ Đạo, Nguyễn Mạnh Côn (33) đồng hóa thiếu úy làm chủ bút, tờ tạp chí này ít giá trị văn học, tuyên truyền chính trị. Báo này khám phá tài năng Duyên Anh với truyện ngắn đầu tay đăng trên Chỉ đạo (Con Sáo của Em tôi). Tuần báo Ban Mai do Phan Văn Chẩn, chủ nhà in Ban Mai, 1 Vassoigne Tân Định chủ trương đăng truyện Bách Thảo Sương (Lý Văn Sâm) Bình Nguyên Lộc (34), Nguyễn Bảo Hóa (ký Tiêu Kim Thủy), Thiếu Sơn (phê bình sách) ... nhà văn miền Nam Lý Văn Sâm sau ra bưng. Nhóm được gọi đệ tứ miền Nam như Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc (nhà văn này sau dùng tên thật Phạm Văn Hạnh không đứng chung với Tam Ích, Thiên Giang, sang làm biên tập viên phần Pháp Ngữ Việt Nam Thông Tấn Xã (VIETNAM PRESS). Phạm Văn Hạnh trước tiền chiến đứng chung trong Xuân Thu Nhã Tập, với Đoàn Phú Tứ và Nguyễn Xuân Sanh. Phe Cao Đài Liên Minh, có nhật báo Quốc Gia đặt ở 55A Hồ Xuân Hương, (Sàigòn 3) chủ bút Nhị Lang (thiếu tá Cao Đài Liên Minh tham gia vào Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng, cùng với Hồ Hán Sơn và một số phe phái khác trong việc truất phế Cựu hoàng Bảo Đại, ủng hộ Ngô Đình Diệm làm Tổng thống), Thư ký tòa soạn Đinh Thạch Bích (tác giả Ái tình Bôn Xê Vích, sau được giải thưởng văn chương Quốc gia, và là Thứ trưởng Chiêu Hồi). Tờ báo này quy tụ được một số cây viết di cư, trong đó họa sĩ Thái Tuấn trình bầy báo, Uyên Thao, Thế Phong …làm phóng viên... Ngoài ra, tờ nhật báo Tự Do được Mỹ tài trợ, ban đầu Tam Lang cùng một số nhà văn báo di cư như: Thượng Sỹ, Hoàng -Lan, Nguyễn-Xuân-Huy, Đinh Hùng (ký Thần Đăng), Mặc Thu, Phạm Việt Tuyền, Như Phong, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan... Sau họ chia thành phe phái, tranh chấp nhau, tự ý đóng cửa báo, loại nhau khỏi cơ sở. Sau 1956, chủ nhiệm mới Phạm Việt Tuyền, quản lý Kiều Văn Lân, nhóm này lập Cơ Sở Tự Do, in tác phẩm của Vương Hồng Sển, Nguyễn Đình Toàn, Lê Hoàng Long, Trần Đình Khải, Hoàng Đạo (tái bản), Đỗ Thúc Vịnh.(35) Cuối 1956, Mỹ tài trợ Mai tạp chí văn nghệ Sáng Tạo, do W. Tucker (Mỹ trợ cấp tiền) chỉ định Đặng Lê Kim quản lý tiền bạc kiểm soát. Thật ra, Sáng Tạo là hậu thân Người Việt đình bản trước tờ này do Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền chủ trương, đổi thành báo Lửa Việt. Mai Thảo, tác giả Tháng Giêng Cỏ Non xuất bản vào 1955, được Nguyễn Đức Quỳnh cho con trai Duy Sinh, viết bài phê bình sách, theo lối công kênh đăng, trên báo Đời Mới. Có hai mục đích: tác giả bỏ tiền in hy vọng bán lấy lại vốn; hai để tập truyện một nhà văn di cư vào Nam cần có khí thế để đề cao di cư, trốn chạy Cộng Sản. Nhóm Sáng Tạo gồm: Trần Thanh Hiệp (tập sự luật sư), Nguyên Sa, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền… cùng các văn nhân vệ tinh khác vây quanh. Mai Thảo huênh hoang, dao to búa lớn cầm cờ cổ súy phong trào lấy văn hóa làm phương tiện chống Cộng mới hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài ... “đem ngọn lửa văn hóa vượt vĩ tuyến sáng lên ở đây hôm nay ... Sài Gòn là Thủ đô văn hóa v.v... (Sáng Tạo số 1, tháng 10.1956) Và quả thực mãnh lực đồng Mỹ kim, có giá trị siêu đẳng, từ đó khiến kẻ bao thầu văn không còn ngứa cổ hót chơi như chim thơ tiền chiến Xuân Diệu hót hoài, hót mãi âm điệu: “... Năm 1954 còn ghi lại chối lòa cái đẹp của mùa mới, cái đẹp của lên đường (...) Khởi đầu của từng hoạt động văn học, từng phát động nghệ thuật, nói chung, của ta tuyệt đúng, tuyệt hay...! CHƯƠNG HAI TIẾT 1 . Chương Hai
L
L
ớp nhà văn nữ, điển hình khuynh hướng tình cảm lãng mạn buông lỏng, tác phẩm là truyện dài đăng từng ký trên nhật báo Sài Gòn Mới (Cn: bà Bút Trà), như Tùng Long (nữ), Quỳnh Hương (nữ) (in thành sách), Thiếu - Mai – Vũ - Bá - Hùng (nữ)... thuộc loại văn câu khách, giá trị nội dung không cao. Nhà văn trẻ khác, đang lên như Kiêm Minh, Uyên Thao, Tạ Quang Khôi, Nguyễn Hoài Văn, Minh Đăng Khánh, Tô Kiều Ngân, Tường Hùng, ... nội dung tác phẩm, mổ xẻ nội tâm người thời đại sâu sắc. Truyện ngắn tạp văn, có Nguyễn Hoài Văn, Kiêm Minh, Uyên Thao… Truyện dài Mưa Gió Miền Nam của Tạ Quang Khôi đăng từng kỳ trên nhật báo Tự Do, có sự khích lệ nhiệt tình Vũ Khắc Khoan, kịch tác gia là một trong ban chủ biên báo Tự Do, (người môi giới Mỹ tài trợ, hình thành tờ báo trên). Một số nhà văn khác chưa nói đến trong sách này, dù tuổi chín muồi, nhưng nghiệp văn mới bắt đầu; theo thiển ý, chỉ nhắc sơ lược. Như Lưu Nghi (sau chủ trương NXB Trùng Dương), Phạm Nguyên Vũ có một số truyện ngắn đăng trên Sáng Tạo, Tân Kỷ Nguyên Võ Phiến, (báo Mùa Lúa Mới, Bách Khoa), tác giả tập truyện Chữ Tình (1957, sau chủ trương NXB Thời Mới), Thanh Thương Hoàng (39) (Kiếp Phong Sương, 1957), Văn Quang (truyện ngắn Dưới Ánh Đèn Đêm, Giao Thanh (truyện Trọn Vẹn), Huy Trâm (40) (truyện Đêm Mưa Trong Xóm Hoa kiều) (45). Đa số các nhà văn dùng chất liệu sống từ đời họ, hoặc hình tượng sống đãi lọc ngoài đời, đưa vào truyện đủ gây ấn tượng ban đầu là nhà văn tài năng. Tiết 1 Tiểu mục: 1. Tùng Long Tên Lê Thị Bạch Vân. Sinh 1913 ở Đà Nẵng. Theo học Trường Áo Tím (Gia Long bây giờ).
Chủ trương báo Tân Thời ở Sài Gòn. Vào Nam từ 1935, biên tập viên nhật báo Sài Gòn Mới (Cn: Bút Trà), Phụ Nữ Diễn Đàn, Văn Nghệ Tiền Phong... Từ 1952, cho đăng truyện dài từng kỳ trên báo Sài Gòn Mới, như truyện Nhị Lan, Chúa Tiền Chúa Bạc, Những Kẻ Có Lòng, Hoa Tỉ Muội, Tình và Tiền, Lầu Tỉnh Mộng, Ái Tình và Danh Dự... một số truyện sau in thành sách. Truyện Tùng Long đề cao nền luân lý cũ, giáo dục gia phong nền nếp theo quan niệm cổ hủ chịu ảnh hưởng luân lý trường đời Lê Văn Trương. Nếu nhân vật truyện của Lê Văn Trương, đôi khi cường điệu trở thành anh hùng rơm, y hệt nếp sống nhân vật Tùng Long. Trong hầu hết các truyện mang tính chất, cao thượng rởm phong lưu mượn. Thường thường, người giầu thương người nghèo làm phúc, con gái cha mẹ đặt đâu phải ngồi đó, phải giầu lòng nhân ái; nhưng là ngụy bác ái (philanthropie). Các truyện Lầu Tỉnh Mộng, Hoa Tỉ Muội, câu cú, bút pháp đủ sức hấp dẫn đối với đàn bà, con gái có trình độ văn hóa phổ thông, ưa thích truyện khuê phòng, lắt léo, gây cấn. 2. Quỳnh Hương Tên thật Võ Thị Ngọc Hương, sinh 1918 ở Huế. Theo học Trường Đồng Khánh, École des Soeurs ở Huế. Viết văn khi còn trên ghế nhà trường vào năm 17 tuổi. Những bài văn đầu tiên gửi cho Nam Phong (Phạm Quỳnh), Phong Hóa (Nhất Linh), Phụ Nữ Thời Đàm v.v... Tác phẩm: Hai Ngả Đường (Bốn Phương, 1953)... 3. Thiếu Mai – Vũ Bá Hùng. (1918-2007) Tên thật Nguyễn Thị Hòa. Sinh 1918 ở Hà Đông. Viết cho báo Đàn Bà của Thụy - An - Hoàng - Dân thời tiền chiến. Bài văn đầu tiên Kiếp Hoa đăng trên báo tuần san được Giải thưởng Phụ nữ vào 1933. Sau 1950 bà dịch truyện Amok, truyện của Stephan Zweig đăng trên báo Tiếng Dân (Hà Nội). Vào SàiGòn bà viết cho các tuần báo Ban Mai (Phan Văn Chẩn), Quốc Gia (Nhị Lang)... Tác phẩm: Trời Đã Xế Chiều (Hưng Long Hà Nội 1953), Tiếng Gọi Đồng Quê (dịch The Good Earth, truyện Pearl Buck). 2. Minh Đăng Khánh (1927–198?) Tên hiện mang trong căn cước: Trần Đăng Lộc. Sinh 1927 ở Thanh Hóa. Theo học khóa 1 Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn, Liên khu IV. Sau hồi cư, ký Minh Đăng Khánh, trong các truyện thiếu nhi, như Bê và Lụ đăng trên tuần báo Đời Mới (Sài Gòn) mà ông là biên tập viên. Minh Đăng Khánh rời kháng chiến, nhưng còn người em ruột ở lại, cũng viết lách mang cùng bút hiệu. Nếu Thy Thy Tống Ngọc trên báo Giang Sơn (Hà Nội) trước năm 1954 có những chuyện thiếu nhi được kể lại trong Khúc Ca Thơ Ấu; thì ở Sài Gòn có Minh Đăng Khánh chăm sóc giáo dục thiếu nhi qua loạt truyện như Bê và Lu. Tác giả có giọng văn thật trong sáng, dí dỏm, tài kể chuyện thật hấp dẫn. Tiền chiến có Trần Trung Phương, Tô Hoài (43) nhất là Tô Hoài với Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, truyện này thật sinh động, kích thích, hồi hộp cho thiếu nhi chia sẻ với chuyến phiêu lưu dế mèn tơ rời ổ. 5. Tạ Quang Khôi. Sinh 1933 ở Nam Định. Cùng là bạn học, và khởi sự viết với Hoàng Song Liêm, Nghiêm Huy Giao – ở Hà Nội trước 1954; nhưng mới chỉ gửi bài lai cảo đến các tòa báo chờ đăng. 1954 vào Nam, được sự khích lệ tận tình Vũ Khắc Khoan, ngay cả chọn bút hiệu bằng tên thật (ở Hà Nội, ký dưới thơ lai cảo Tạ Quang Diễm). Ông viết truyện dài Vực Thẳm nhiều kỳ trên nhật báo Tự Do. Truyện luận đề, tả sự xung đột giữa hai khối: Cộng sản và Quốc gia. Nhân vật được xoay quanh sinh hoạt người làm chính trị. Nhưng không sở trường, mà là sở đoản cho tác giả Vực Thẳm. Tác giả thiếu vốn liếng, sinh hoạt của người làm chính trị, nhân vật chính khách trở thành ngây thơ, kệch cỡm. Như Nguyễn Ái Lữ chuyển từ viết truyện tâm tình sang tập tạp bút luận đề chính trị Đường Tự Do, thì lại xa lạ với chính ông; hoặc Huy Sơn cũng từ Thương Em Lạc Hướng Đời sang Trường Ca; các tác giả ấy chỉ mong nhân vật đi đúng lập trường chống Cộng và đề cao người Quốc gia. Tạ Quang Khôi sở trường về tiểu thuyết tâm lý xã hội thanh niên nam nữ, được mô tả trong tiểu thuyết Mưa Gió Miền Nam. 6. Tường Hùng. Nguyễn Tường Hùng sinh 1931 ở Hà Nội. Con cháu nhà văn Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), chủ soái Tự Lực văn đoàn tiền chiến. Gió Mát, truyện dài đầu tay được nhà xuất bản Phượng Giang in ấn. (Nhất Linh, chủ trương ở Sài Gòn sau 1950). Tác giả đưa bối cảnh xã hội 1945 năm đầu của Tổng Khởi Nghĩa cho cốt truyện. Sâm, Kim, Hương, Thu, Lý, Nam; hầu hết là thanh niên, nam nữ thời ấy. Sâm bỡ ngỡ với cuộc kháng chiến mở màn; vẻ dằn dỏi can đảm thôn nữ như Kim, óng ả mượt thành thị là Hương, mỗi nhân vật được phân tích có cá tính. Nội dung truyện, ông đưa ra kết luận, đại để bất cứ thời đại nào, dù vừa trải qua cách mệnh long trời lở đất; thì lòng người thời nào cũng vẫn giống nhau không thích chiến tranh. Người ta vẫn yêu nhau, bao giờ tình yêu cũng đẹp! Tâm lý nhân vật Tường Hùng, như trên đã nói, phân tích chiều sâu nội tâm sâu sắc, phong phú tình cảm, rung động; nhất là những pha tả sự gặp gỡ giữa Sâm và Kim, chứng tỏ ông là nhà văn có bút pháp một tiểu thuyết gia tài năng truyền thống. Nhân vật Sâm, có thể nói; chính là sự phản ánh về giai cấp tác giả, như được mô tả là giai cấp ngồi đợi (bất chiến tự nhiên thành) không muốn tranh đấu, nhưng lại tin là kết quả thì ưu tiên hưởng. Có đoạn bố cục cho nhân vật tỏ ra khác người, cố nặn tình tiết kỳ lạ, bí hiểm, tâm lý quá lố, yếu tố chính là tác giả tạo cho độc giả đọc mà khó hiểu như đây là một lập ý cao. Cho đến khi chúng tôi viết đến đây, Gió Mát ra đời tác giả lên đường du học ở Pháp. 7. Kiêm Minh (1929 – 1985). Tên thật Trần Kiêm Minh. Sinh 1929 ở Huế. Tác giả rất nhiều truyện ngắn, tạp bút, đăng trên các báo: Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Thẩm Mỹ, Nhân Loại, Cải Tạo loại mới, Sinh Lực..., đến nay chưa xuất bản được tác phẩm nào. Kiêm Minh viết truyện thiếu nhi; riêng loại này xuất bản thành tập nhỏ. Ông rất sở đắc về loại truyện thiếu nhi, viết thật dí dỏm, kể chuyển hay, cộng thêm văn duyên dáng hợp với tuổi mới lớn. Về truyện ngắn, như: Chiến Lợi Phẩm, tả tâm trạng của anh lính chiến trở về chỉ sống nhờ vào chiến lợi phẩm có được, sau khi vào sinh ra tử, tay không lại hoàn tay không, thật xúc động. Sau thế chiến hai, đời sống khổ cực vì miếng cơm manh áo dân Ý Đại Lợi được mô tả trong nhiều truyện ngắn; đọc xong cười ra nước mắt của Alberto Moravia; thì không khí truyện Kiêm Minh cũng vậy. Viết về những mẩu đời đi xuống, muốn phá trật tự xã hội trong tập truyện Cấm Yêu – đọc lên thật thấm thía chua xót. Cặp nam thanh nữ tú yêu nhau bị gia đình cha mẹ cản ngăn không tác hợp, họ bèn bẻ xiềng xích, thân lập thân quyết lấy nhau, chung sống. Truyện ngắn Kiêm Minh nội dung sâu sắc, tế nhị, phản ánh đời sống thực tế phũ phàng, nhân vật sống với tư tưởng triết lý vụn ý nghĩa. Tất cả đây đó được ông thể hiện qua truyện ngắn: Nắng Nửa Đêm, Chiến Lợi Phẩm, Sau Lưng Thành Phố, Cấm Yêu... Số truyện ngắn này có thể lên tới con số hàng trăm. Nếu phong cho nhà văn viết truyện ngắn hay, sâu sắc tiến bộ, tư tưởng cao, văn phong mượt mà, bóng bẩy ở hậu chiến; đề nghị danh sách đứng hàng đầu là nhà văn tài năng Kiêm Minh. Ông qua đời ở Sài Gòn vào những năm tám mươi trong đói nghèo. 8. Tô Kiều Ngân. Tên thật Lê Mộng Ngân. Sinh 1928 ở Huế.
Bạn văn Kiêm Minh, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang, Nguyễn Thiệu Giang... Cùng Thanh Nam chủ trương tuần báo Thẩm Mỹ (Sài Gòn) vào những năm năm mươi. Viết cho rất nhiều báo, những đoản văn, bài thơ nho nhỏ, bài điểm sách vài cột báo; ông còn thổi sáo, viết sách dạy thổi sáo, ngâm thơ. Nhiều năm cộng tác với Đinh Hùng trong Tao Đàn ở Đài phát thanh Sài Gòn; từ nhiều năm cộng tác với các báo từ Nam ra Bắc cả Trung; độc giả vẫn còn được đọc bài thơ nho nhỏ đăng trên Mùa Lúa Mới (Võ Thu Tịnh) như: Tâm Sự Người Chiến Binh. Trước 1954 một đoản văn của ông viết về Hàng Khay đăng trên báo Hồ Gươm (Hà Nội). Tác phẩm: Người Đi Qua Lô Cốt (tập truyện Sài Gòn 1956) 9. Uyên Thao. Tên khai sinh Vũ Viết Loan. Sau đổi tên thật nhiều lần,
cuối cùng là Vũ Quốc Châu. Sinh 1933 ở Tuyên Quang trong một gia đình lao động. Về Hà Nội học từ năm 1950. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, ông có bài đăng trên Tia Sáng Đặc San (Ngô Vân), ký Hà Lang, được nhà thơ dạy học Nguyễn Việt Hoài (Hoài Việt) khuyến khích tận tình. Năm 1954, phóng viên nhật báo Quốc Gia (Nhị Lang, chủ bút), Văn Nghệ Tập San (Nguyễn Đăng Thục), Thư ký tòa soạn tạp chí Sinh Lực (Võ Văn Trưng), Tạp chí Văn Hóa Á Châu, nhiều bài bàn về văn học ký Lý Danh Chương (43). Viết truyện ngắn, làm thơ, phê bình văn học, điểm sách trong tuần. Truyện ngắn tâm tình đặc sắc như: Nắng Tháng 10 đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong (Hồ Anh) Triệu Chứng trên báo Dân Chủ (Vũ Ngọc Các). Đêm Đông Đặc (Mùa Lúa Mới). Truyện ngắn mổ xẻ nội tâm phân tích sâu sắc, văn phong nhẹ nhàng. Ở Nắng Tháng 10 không khí văn như Thạch Lam trong Tà Áo Lụa. 10. Nguyễn Hoài Văn. Tên thật Nguyễn Bùi Thức. Sinh 1930 ở Nam Định. Lớp cùng thời Tô Kiều Ngân, Thanh Nam, Nguyễn Thiệu Giang...; sáng tác thơ, kịch ngắn. Truyện ngắn: Bơ Vơ, Tình Ruộng Đất, Hai Tiếng Chuông, Thuở Nào Xưa, Chiếc Mũ Lá... đăng trên báo Quê Hương (Hà Nội), Cải Tạo (Hà Nội), Thẩm Mỹ (SàiGòn)... và chưa xuất bản thành sách. Truyện ngắn đặc sắc, Dòng Dư Lệ đăng trên tạp chí Nghệ Thuật (1953), Chiếc Mũ Lá (Thẩm Mỹ). Truyện sau tả hai anh em ruột ở hai chiến tuyến đối nghịch gặp nhau ngoài trận địa, chuyện thật bi thảm, xúc động, bàng hoàng; đánh động ý thức xâu sé về nội chiến ròng rã mấy mươi thập niên. Nguyễn Hoài Văn tạo được chỗ đứng riêng khi kể đến những nhà văn viết truyện ngắn hay hậu chiến (tuy chưa có một tác phẩm in thành sách). CÒN TIẾP ... KỲ THỨ XXIV
VỀ CÁC NHÀ VĂN HẬU CHIẾN : 1950 – 1956
[ QUỐC GIA VN VÀ MIỀN NAM (VNCH) ]
Giai đoạn kháng chiến, từ 1945 đến 1950 Việt Nam độc lập được gần một năm. Tiếp, Pháp chiếm lại Hà Nội, (ngày 19 tháng 12 năm 1946) cho dù đảng phái Quốc hay Cộng đều bỏ phù hiệu riêng, đoàn kết trong danh xưng kháng chiến chống thực dân tái xâm lăng. Suốt chín năm (1945–1954), thì kháng chiến ở bốn năm về sau, đã hao hụt thực chất; Mác xít ra mặt lãnh đạo – và cho đến 20–7–1954, phân chia đất nước, danh xưng toàn dân kháng chiến mất hẳn ý nghĩa. Song trên bình diện văn nghệ, ý thức toàn dân kháng chiến tạo được nền văn học có chiều sâu và rộng.
Giai đoạn văn nghệ phân hóa, văn nghệ Mác xít – theo hẳn lối sáng tác được chỉ huy, nhất là sau 1954 miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Còn Quốc Gia và miền Nam (VNCH) văn nghệ chỉ là vườn hoang, mọc đủ loại thảo mộc. Trong tập này, với người khe khắt cho quá nhiều – người dễ dãi cho chưa đủ. Với tôi, vẫn chỉ là bắt voi bỏ giọ, và tất nhiên chủ quan; thiếu sót tất nhiên không thể tránh. Nhìn vào những người viết sách nhận định văn học trước như Vũ Ngọc Phan kết luận cuối trang sách phê bình văn học, có đoạn:
“... Trước hết, bộ sách này là bộ phê bình văn học như tôi đã nói nhiều lần, vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến tất cả nhà văn. Sau nữa, trong khi tôi viết những trang phê bình về thơ, có nhiều thi sĩ chưa có quyển thơ nào xuất bản, về kịch hay tiểu thuyết, có nhiều nhà văn chưa có sách biên khảo, chưa có kịch hay tiểu thuyết ra đời. Như vậy, biết căn cứ vào đâu cho chắc chắn? Rồi lại những nhà văn chính trị tuy đã có văn thơ in trên báo chương hay xuất bản thành sách, cũng không có trong bộ sách này, vì một lẽ mà ai cũng hiểu khi nhớ đến chế độ hiện hành về sách báo. Còn những nhà văn chuyên viết những sách Pháp văn thì tôi cho là không phải nói đến trong văn học Việt Nam. (...) Tôi xin nhắc lại đây một lần nữa rằng bộ Nhà Văn Hiện Đại này chỉ là một bộ phê bình văn học, không phải là bộ văn học sử. Trong văn học sử, người viết cần phải xét rất kỹ ảnh hưởng thân thế nhà văn đến văn phẩm, rồi lại phải định rõ cả sự liên lạc của nhà văn nọ với nhà văn kia đồng thời hay khác thời đại. Nếu không đủ được những điều cốt yếu ấy, để định rõ phong trào văn học, thì dù có văn học sử đi nữa, người ta cũng chỉ coi là một mớ sử liệu...” (1)
Thời gian này tác phẩm viết bằng Pháp ngữ như Phạm Duy Khiêm với Légendes des terrres sereines và Nam et Sylvie; hoặc Nguyễn Tiến Lãng Le Chemin de la Révolte; Phạm Văn Ký: Frère de Sang, Celui qui régnera; Cung Giụ Nguyên Le Fils de la baleine – sử học Lê Thành Khôi với Le Vietnam, Histoire et Civilisation v.v..., không nói đến, cũng như lý do mà ông Vũ Ngọc Phan đề cập tới ở trên. Đến nhà chính trị văn sĩ Hồ Hữu Tường với Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc bỡn Nga, ... thì cũng vậy. Cả đến loại sách trinh thám kỳ tình, kiếm hiệp, phong thần, phỏng dịch chắp vá được gọi là tác phẩm văn học – chúng tôi xin phép không nói tới. Rõ hơn là Phạm Cao Củng có mặt từ tiền chiến với Kỳ Phát; hoặc truyện Người Nhạn Trắng cũng thế v.v... Tác giả Hoàng Như Mai, thời gian 1950–1954 trong kháng chiến; chúng tôi đưa vào cuốn này; vì vở kịch Tiếng Trống Hà Hồi đặc sắc được in trình diễn ở Hà Nội. Có thể nói điển hình bộ môn kịch là Tiếng trống Hà Nội. Bước sang bộ môn biên khảo, đưa Duy Sinh vào một tiết, như một điển hình cho lớp người viết biên khảo; cũng vẫn chủ quan, so với Diên Hương, Thu - Giang - Nguyễn - Duy - Cần; Khi đối chiếu lại thì, Duy Sinh không thể giá trị bằng hai nhà biên khảo vừa nêu danh.
Trở lại bình diện văn nghệ hậu chiến, tập 3 gồm trên dưới một trăm nhà văn; chọn ba mươi điển hình nói tới cặn kẽ; so với người khác viết tóm lược. Cũng vẫn chủ quan thô thiển và tự nhận thiếu sót. Bởi còn nghĩ xa hơn rằng: "không thể viết đầy đủ các nhà văn mình muốn đưa vào một quyển, thay vì mỗi nhà văn điển hình phải viết hẳn một cuốn nói về họ".
Nên coi những trang viết này chỉ là chữ viết (écriture) trong bộ sách này, và không là văn học (littérature); như quan niệm của Michel Buto (2). Lẽ trang viết có ý nghĩa tổng quát hơn. Còn nữa, bộ sách này chỉ là kết quả viết về tác phẩm các tác giả mà tôi đã đọc, đưa ra nhận xét của riêng tôi; giúp cho nghề tôi nuôi nghiệp (littérateur). Từ 1950 đến 1956, biến chuyển thời cuộc tác động đích thực vào đời sống văn học mà nhà văn sống trong đó. Ở miền Bắc của Quốc Gia Việt Nam (1950 – 1954) nhóm Thế Kỷ tạo thành một Triều Đẩu, qua những mảnh đời phóng sự hồi cư nóng bỏng, hàng ngày phải đối phó với đời sống, tạm gọi độc lập trong lồng son Liên Hiệp Pháp. Còn thêm nhà văn điển hình như Hoàng Công Khanh với Mẹ Tôi Sớm Biệt Một Chiều Thu, (truyện), Bến Nước Ngũ Bồ (kịch dã sử), Nguyễn Minh Lang, ngọn bút tài hoa của văn chương lãng mạn mới, qua Gái Hà Nội, Nước Mắt Trong Đêm Mưa, Cánh Hoa Trước Gió (2 tập)... Hai nhà văn này, chúng tôi đề cập ở Chương 3 (tiết 2 và 4) – nhưng tập 3 này xuất bản ở Sài Gòn vào 1959 (Loại sách Đại Nam văn hiến trong nhà xuất bản Huyền Trân, Nhật Tiến chủ trương) bị kiểm duyệt bỏ trọn tiết. Bản in lại lần thứ hai in lại đầy đủ; nhưng trong lần này vẫn phải để trống phần phân tích; vì lý do tầm thường – không kiếm được bản tái bản vào 1973. Hai nhà văn điển hình khác nói đến trong Chương 3 là Thanh Hữu, Văn An. Về nhà thơ điển hình: Đinh Hùng, Nguyễn Quốc Trinh... Viết tóm lược nhà thơ: Hoàng Phụng Tỵ, Song Nhất Nữ, Băng Sơn, Vân Long, Trần Nhân Cư... Bình diện văn nghệ miền Trung (Quốc gia Việt Nam) vào giai đoạn này, nhà thơ điển hình được nói đến : Huyền Chi (nữ), Hoài Minh, Thanh Thuyền. Viết tóm lược các nhà thơ: Hồ Đình Phương, Huyền Viêm, Thế Viên...
Bình diện văn nghệ miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa), nhà văn điển hình: Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo (nữ), Triều Lương Chế, Phạm - Thái - Nguyễn - Ngọc -Tân Phạm Thái kèm tên thật Nguyễn Ngọc Tân, phân biệt với một Phạm Thái khác), Chấn Phong Hư Chu. Viết tóm lược: Tùng Long (nữ), Quỳnh Hương (nữ), Thiếu-Mai-Vũ-Bá- Hùng (nữ), Minh Đăng Khánh, Tạ Quang Khôi, Tường Hùng, Kiêm Minh, Nguyễn Hoài Văn, Uyên Thao, Tô Kiều Ngân... Một số nhà văn khác nổi tiếng sau giai đoạn 1956 như Võ Phiến chưa có tác phẩm xuất bản. Phải kể thêm trong số đó: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, (nữ), Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng (nữ), Võ Hồng, Thế Uyên, Tuấn Huy, Thế Nguyên, v.v... của Đệ nhị Cộng hòa (sau 1963 trở đi). Riêng về phóng sự tiểu thuyết: Hoàng Hải Thủy với Vũ Nữ Sài Gòn (3), Duyên Anh qua bút hiệu Thương Sinh, Toàn Phong với Đời Phi Công, chúng tôi chưa có cơ hội nói đến, và nhờ Vũ Ngọc Phan giúp giải vây sự khốn đốn; ... vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến tất cả nhà văn... Thêm nữa, khoảng thời gian viết đến lúc in ra (dầu cho là in ronéo-typé cách vài năm). Do đó, chưa kịp nói đến Võ Phiến (Chữ Tình), (4) Thế Uyên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Toàn Phong , Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đình Toàn, Thế Nguyên, Văn Quang (Thùy Dương Trang), Huy Trâm, Phạm Nguyên Vũ, Túy Hồng (nữ), Lê Vĩnh Hòa, Nhật Tiến, (văn) v.v... – Về thơ: Thái Thủy, Tô Thùy Yên, Tôn Thất Quán, Hoàng Khanh, Cung Trầm Tưởng, Cao Mỵ Nhân, Viên Linh, Trần Dạ Từ (khi ấy ký Hoài Nam), Hoài Khanh, Hà Yên Chi v.v... và v.v... (5).
Giá trị văn chương tiền chiến Tự Lực văn đoàn, có cả Lê Văn Trương, (tập một: Nhà văn tiền chiến), tiếp đến giá trị văn chương lửa kháng chiến; sau là hậu chiến. Đọc Bướm Trắng, Nửa Chừng Xuân. Mấy Vần Thơ, Gửi Hương Cho Gió, Vang Bóng Một Thời, Thằng Kình, Ngoại Ô, Giông Tố... không nhìn thấy đầy đủ hình tượng sống cuộc sống hôm nay được thấy trong: Gió Bấc, Truyện Năm Người Thanh Niên, Trên Vỉa Hè Hà Nội, Cánh Hoa Trước Gió, Trại Tân Bồi, Nhìn Xuống, Điệu Đàn Muôn Thuở, Đêm Giã Từ Hà Nội, Sợ Lửa, Rừng Địa Ngục.... Văn nghệ là sản phẩm phản ánh thời đại, nên Kim Vân Kiều có hay đến mức thượng thừa – cũng chưa thể đại diện cho một khoảng thời gian không tiếp nối. Tác phẩm Nguyễn Du mới chỉ nói lên đầy đủ về xã hội phong kiến giao thời mà tác giả Kim Vân Kiều sống – đủ một số điều tương đồng hiện cảnh. Không thể nói đến Kim Vân Kiều là đủ điều tất yếu hình tượng sống lịch sử. Tác phẩm của Karl Marx, S.Freud cũng bị vượt qua, hiện nay vẫn cần khối óc siêu việt Oppeheimer, Einstein, Gandhi, JP Sartre v.v...
Phải hiểu được rằng: lịch sử một nước như lịch sử văn học, luôn theo đà diễn tiến, tiếp nối không ngừng. Nói khác đi, sử học, văn học sử một nước không thể cắt quãng, cũng không tùy thuộc vào lập luận một phe nhóm nào để định giá trị vĩnh viễn. Rất cảm phục lập luận của Vũ Ngọc Phan dẫn trên kia; được gọi văn học sử, phải xét kỹ ảnh hưởng thân thế nhà văn đến tác phẩm, định rõ liên hệ (chữ dùng: TP) giữa nhà văn này với nhà văn nọ, định rõ phong trào văn học. Càng rõ hơn, được gọi văn học sử, ít ra phải làm được một bộ sách Lịch Sử Văn Chương Ngôn Ngữ Pháp (tạm dịch Histoire des littératures de la langue française) (6) do nhóm chủ trương gồm 209 giáo sư văn học thực hiện bộ sách vĩ đại ấy.
Cảm ơn số bạn giúp tài liệu, ý kiến, khích lệ, động viên, khi tôi khởi sự viết bộ sách này. Như họa sĩ Đinh Cường cởi áo, ngồi xệp trên sàn
gác căn nhà trọ cùng tôi chia giúp những trang sách in ronéotypé xếp thành tập vào 1959, ở hẻm nhà thờ Lý Thái Tổ (Chợ Lớn). Uyên Thao mượn
cho chiếc máy chữ, có lịch sử sản xuất cùng thời kỳ Tây hạ thành Hà Nội. Nguyễn Quang Tuyến nuôi ăn ở hàng năm, tôi ra thư viện đọc sách.
Cùng với nhiều thư tình đầy tâm huyết người - tình - bậc - chị đến từ Hong Kong (nàng gọi Cảng Thơm) khích lệ người - em - bạn - tình miệt
mài với chữ và nghĩa. Lại không thể quên bạn vong niên Phan Văn Thức cấp tiền ăn sáng, giấy stencil và thẩm phán Đào Minh Lượng, khi là
sinh viên Trường Luật mua bánh mì dùng bữa trưa để tôi ngồi lì ở Thư Viện Quốc Gia làm mọt sách. Cũng không thể quên chịu ơn André Gide,
qua cuốn sách viết phê bình về Fédor Dostoievskï (7) và cả Textes philosophiques của V.Biélinsky (8) nữa.
THẾ PHONG
VỀ CÁC NHÀ VĂN HẬU CHIẾN : 1950 – 1956
[ QUỐC GIA VN VÀ MIỀN NAM (VNCH) ]
)
KHÁI QUÁT VỀ BÌNH DIỆN VĂN NGHỆ MIỀN NAM HỢP NHẤT: 1954 – 1956 (VNCH)
KHÁI QUÁT BÌNH DIỆN
THI CA MIỀN TRUNG
(Quốc Gia Việt Nam)
***
Năm 1950 Nhân Loại, tờ báo có mặt ở Saigon, (Cn Anh Đào) cơ quan tụ họp nhà văn, nhà báo kháng chiến ở miền Nam, đang sống ở thị thành, hướng về kháng chiến như: Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Ngọc Linh, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hòa... Báo in có sự yểm trợ của Đông Hồ, Mộng Tuyết, trụ sở đặt ở Yễm Thư Trang, đường Kitchener (Nguyễn Thái Học bây giờ).
Một số trí thức khác, từ miền Bắc di cư vào Nam, như: Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, luật sư Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Văn Nho, ... thành lập nhóm Quan Điểm đặt trụ sở ở 35 đường Phạm Ngũ Lão, (Saigon 1) lập nhà xuất bản, in sách và ra được một tuyển tập thơ văn Đất Đứng (1956), in sách của Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng. Có sự cố vấn tối cao, cố vấn văn chương, chính trị Nguyễn Đức Quỳnh. Quản lý nhà in tiền bạc do luật sư Nghiêm Xuân Hồng bỏ vốn. Các hiệp hội văn hóa như Văn Bút Việt Nam, Mặt trận Bảo vệ Tự Do Văn Hóa được ra đời, với mục đích hỗ trợ văn hóa chống Cộng. Với Lý Trung Dung, Phạm Xuân Thái (mở Câu Lạc Bộ Văn Hóa, 142 Tự Do, Saigon 1), Mạc Đình, (bút danh khác của Hoàng Văn Chí) xuất bản Trăm Hoa Đua Nở (nói về Nhân Văn ngoài Bắc), dịch Bác sĩ Jivago, truyện của Boris Pasterenak, hoặc Giai cấp Mới của M.Dijlas...(Nam Tư).
Những năm về sau; Nhất Linh rời núi rừng Dalat về Sàigòn lao vào nghề làm văn chương báo chí. Không còn đứng xa chỉ đạo tái bản sách Tự Lực văn đoàn (Phượng Giang, Đời Nay) do Nam Cường phát hành, ông xin phép ra báo văn chương, nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ cho phép xuất bản Văn Hóa Ngày Nay dưới hình thức giai phẩm. Giai phẩm, loại báo phải kiểm duyệt từng kỳ như sách, xuất bản không số giấy phép đăng trong Công Báo, hình thức bị kiểm soát gắt gao hơn báo định kỳ. Giai đoạn này, ông viết truyện dài Giòng Sông Thanh Thủy, đăng từng kỳ, sau xuất bản thành sách, (ba tập), Viết và đọc tiểu thuyết...,và một tờ báo văn nghệ khác Tân Phong do Nguyễn Thị Vinh chủ trương, cũng có thể gọi là nối dài Tự Lực văn đoàn ở hậu chiến. Những Tường Hùng, Duy Lam, ... xuất hiện vào chu kỳ xuống núi này là của Nhất Linh, Ông đưa họ vào văn đàn chính thức.
Khi chính phủ Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, văn hóa phải được coi như tối ưu đãi với Thiên Chúa giáo. Không kể nhà thờ mọc lên như nấm, khi tăng giáo dân theo đạo lấy gạo mà ăn. Giám mục Ngô Đình Thục mon men chức Đức Hồng Y ở Rome, cho thuộc hạ rao ai theo đạo, mỗi đầu người trong gia đình được cấp một tạ (ở Đà Lạt). Nhưng báo chí, văn hóa, văn nghệ đạo Thiên Chúa giáo trong sinh hoạt đấu trường chữ nghĩa lại không mấy khuếch trương được. Vài cơ quan báo chí đạo Công giáo (tên thường gọi làm cho sự hiểu lầm cả ở nước ngoài, có lẽ Việt Nam, một nước có giáo dân khắp nước Thiên chúa giáo (Catholique)) , chỉ trong phạm vi tôn giáo; còn công khai, chỉ có Đại Học của Viện Đại Học Huế, do Linh mục Cao Văn Luận (tác giả Bên Giòng lịch sử) làm viện trưởng chủ nhiệm, Nguyễn Văn Trung, chủ bút. Một số cây viết về văn học nghệ thuật như Nguyễn Nam Châu, tay nhỏ viết ít, vung tay cao mạnh công kênh lớn lên, đăng bài nghiên cứu văn học lại cóp dịch tác giả ngoại quốc.Vụ đạo văn này Phạm Công Thiện lên án trên tạp chí Bách Khoa của Lê Ngộ Châu. Trở lại vấn đề Mỹ tài trợ cho văn hóa Việt Nam phát triển, ở Sàigòn còn rất nhiều hiệp hội, như Asia Foundation tài trợ cho Hội Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa Á Châu (xuất bản hai thứ tiếng Việt, Anh). Hiệp hội này do Trịnh Hoài Đức quản lý, nhà xuất bản Văn Hóa Á Châu xuất bản được một số sách văn học cổ (dịch), như Việt sử Tiêu Án... còn ở miền Trung, cơ quan văn hóa khác, báo Mùa Lúa Mới xuất bản vào 1955 ở Huế. Chủ nhiệm Võ Thu Tịnh (còn ký Thu Tâm), cơ quan ngôn luận chống cộng của Nha Thông Tin Trung Việt. Thơ, văn báo này không là văn học, mục đích phục vụ chính trị và những Việt Minh cũ bỏ kháng chiến về thành làm công chức như Võ Phiến chẳng hạn - cũng là kẻ góp công, tạo sức cho Mùa Lúa Mới trổ bông hái trái chống Mác xít (bề ngoài) thâu lợi nhuận riêng (bề trong). Phần sau, chúng tôi có tiết nói tới nhà thơ kiểu Thu Tâm là Quốc Dân và Đỗ Tấn điển hình.
Đây chỉ là tổng quan về các hiệp hội văn hóa, các nhóm, các tờ báo quy tụ lại thành nhóm; nhưng còn một hội sắp nói tới đây thật đặc thù. Một hội không là hiệp hội, một nhóm không tên nhóm, một salon văn chương không có vừa ăn, uống vừa đàm; trong một căn nhà tuềnh toàng gỗ trệt ở hẻm Từ Quang (Chùa Từ Quang) – chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh. Gọi là Đàm trưởng trưởng, người điều hợp tọa đàm văn chương siêu việt, trung hòa mọi ý kiến đối nghịch, nơi đã tạo ra nhiều nhà văn thơ có địa vị ở miền Nam. Sau này lớp trí thức Quan Điểm, có mặt Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng, kỹ sư canh nông viết sách khoa học, nhóm Sáng Tạo Người Việt, có: Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên, Thái Tuấn, Duy Thanh, Quách Thoại, Ngọc Dũng... Thạch Chương (36), Nhóm làm báo Sân Khấu, Tin Bắc: Lê -Văn -Vũ -Bắc -Tiến, diễn viên kịch Thiếu Lang… Chính ở đàm trường này, Nguyễn Đức Quỳnh hỏi Lê Văn, người bạn viết mới nào ký tên Phí Ích Nghiễm – ông mong được gặp. Sau này, chính là nhà văn Dương Nghiễm Mậu. Những Bùi Khải Nguyên, Uyên Thao, Hồ Hán Sơn (lúc chưa qua đời), Phạm Duy, Cung Trầm Tưởng, Lữ Hồ, Thanh Thương Hoàng, Thế Nguyên, Trần Dạ Từ (lúc này còn ký Hoài Nam), Lý Đại Nguyên, Đinh Hữu, Thanh Hữu, Uyên Thao… mỗi người bước vào nhà tới chiếc bàn nhỏ có cuốn Vượt, đóng gáy da, mạ chữ vàng... Ai đến thì ký tên vào với bút tích, với cảm nghĩ, thông báo sáng tác mới làm, và kinh nghiệm nghề cầm bút. Động lực của salon văn chương Đàm Trường Viễn Kiến tạo được kích thích sáng tạo, đánh giá văn chương đúng mức; nói khác đi cái nôi được bà vú tốt bụng giỏi giang nuôi dưỡng tinh thần. Lại bàn về thơ phổ nhạc. Thơ hay sẽ càng hay hơn càng xúc cảm hơn; khi được bàn tay phù thủy của âm nhạc phổ; sẽ càng phổ biến tăng cái hay của thơ cho công chúng văn học nghệ thuật. Phạm Đình Chương, nhạc sĩ đưa bài thơ Mộng Dưới Hoa của Đình Hùng vút tận trời xanh, với tiết tấu, nhạc điệu êm đềm, buồn day dứt, thật tha thiết. Nguyễn Đức Quỳnh cảm được thơ đôi ba bài nào đó của Phạm Thiên Thư, như Động Hoa Vàng, giới thiệu nhạc sĩ tài ba phù thủy Phạm Duy sẽ biến ngay thành âm thanh dìu dặt, nâng đỉnh cao, sức đẩy bài thơ càng bay xa. Riêng nhạc sĩ sau này còn đánh bóng thơ Cung Trầm Tưởng (38) lên cung bậc thượng thừa.
Trong văn chương nghệ thuật, đôi khi rất cần những người đánh giá tốt, thì Nguyễn Đức Quỳnh là bực thượng thừa. Theo sự hiểu biết chúng tôi, sau còn người nữa, ông Lê Ngộ Châu (LNC) báo Bách Khoa. Sáng Tạo có mặt từ tháng 10 năm 1956, Văn Hóa Ngày Nay, đầu năm 1958, Bách Khoa số đầu tiên 1957, tòa soạn đặt trong một phòng ở chung cư đường Đoàn Thị Điểm, Saigon 3. Những chủ nhiệm các tờ báo này không là người trong nghề, kể cả người đánh giá có mắt tinh đời trong văn học nghệ thuật (LNC), nhưng tạp chí này còn là nôi, tạo thành số nhà văn nổi đình đám sau này. Lê Ngộ Châu xuất thân theo học Trường Bưởi, sinh năm 1923 ở ngoài Bắc, Ông đã điều khiển báo Bách Khoa, tạp chí ban đầu chỉ là tiếng nói của ngành ngân hàng, sau trở thành một tạp chí giá trị văn học nghệ thuật, với gần 200 số báo, kéo dài từ 1957 đến 1975, khi Võ Phiến được thuyên chuyển nghề công chức từ Huế vào Saigon, nhà văn này đã coi nơi này là mảnh đất tốt cầy sới làm nên sự nghiệp. Có cả nhà thơ (đôi khi rất điên, điên, bệnh thật sự) là Nguiễn Ngu Í (chủ trương I ngắn), từ báo Phương Đông (Hồ Hữu Tường), Mới (Phạm Văn Tươi) chuyển sang, với hàng loạt phỏng vấn các nhà văn, thơ họa, tạo được một không khí sôi nổi kích thích nền văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa khởi sắc. Kể thêm những cây bút khác, như Nguyễn Hiến Lê, Xuân Hiến, Phan Văn Tạo, (từ nơi Bách Khoa đăng truyện đầu tiên), Đoàn Thêm, rồi Vòng Tay Học Trò đăng tải trước khi in thành sách. Và nhà văn Nguyễn Thị Hoàng bước lên chỗ đứng văn học vững vàng. Còn Túy Hồng tương tự Nguyễn Thị Hoàng. Và còn Lê Tất Điều, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Mộng Giác... Vòng tay núi lớn Bách Khoa của Lê Ngộ Châu, chủ trương dung hòa, kết nạp mọi khuynh hướng; ngoài Nguyễn Văn Trung, Vũ Hạnh, còn một linh mục ở Pháp về vào 1965, có bài báo đầu tiên ký Nguyễn Ngọc Lan đăng ở đây với khoản nhuận bút 500 đồng. Song đối với tác giả lúc ấy thật quí! Nguyễn Ngọc Lan (39) sau đó đã trở thành nhà hoạt động chính trị, cởi áo dòng về với nhân gian làm người bình thường, tác giả một số sách về nhân văn giá trị tư tưởng, có vị thế riêng biệt.
VỀ CÁC NHÀ VĂN
ĐỘC LẬP VIẾT SƠ LƯỢC
– Tiểu mục:
TÙNG LONG (nữ);
QUỲNH HƯƠNG (nữ),
THIẾU MAI (nữ),
MINH ĐĂNG KHÁNH, TẠ QUANG KHÔI, TƯỜNG HÙNG, KIÊM MINH, TÔ KIỀU NGÂN, UYÊN THAO, NGUYỄN HOÀI VĂN.
VỀ CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP
VIẾT SƠ LƯỢC.
Hình ảnh các nhà văn ấy, khiến chúng tôi nhớ đến Raymond Radiguet qua tác phẩm (Le corps au diable) (41); đọc xong nhà thơ nổi tiếng Jean Cocteau khen: những trang tuyệt đẹp trong văn chương Pháp.
Văn chương lãng mạn bình dân Tùng Long ảnh hưởng đến quần chúng độc giả không phải nhỏ. Chung trường hợp Tùng Long là Tôn Ngô, Dương Hà, Phú Đức, Nguyễn Ngọc Mẫn, Trọng Nguyên... Riêng Trọng Nguyên, nhà văn trẻ có tiểu thuyết bán rất chạy, không kém Tùng Long; nội dung mới hơn, nhân vật đầy sức sống, Việt Nam hơn - ấy là so sánh tâm lý nhân vật Tùng Long, không Việt Nam; bởi phỏng theo phương Tây, qua các báo Nous Deux, Marie Claire ...
Về mặt phân tích tâm lý nhân vật nữ, sâu sắc, tế nhị. Từ cử chỉ nhỏ nhặt phụ nữ, ý nghĩ bộc phát thật phức tạp của nữ giới, và chỉ nữ giới mới biết được; trong tác phẩm của bà đã hiện rõ nét. Tuy nhiên Hai Ngả Đường chưa đạt nghệ thuật cao, tùy nội dung tiến bộ. Nếu đem so sánh với Một Linh Hồn của Thụy An Hoàng Dân đúng là một trời một vực..
Tóm tắt cốt truyện Trời Đã Xế Chiều, tả cuộc đời sóng gió một người vợ trẻ, có tên Phương Lan. Nhân vật nữ lập gia đình rồi, phó thác số phận cho chồng lo toan; riêng nàng cho đây là cách xây dựng hạnh phúc tốt đẹp nhất. Khi nhân vật thứ ba xen vào, chồng nàng san xẻ tình yêu cho người ấy thì Phương Lan nhận thấy không còn cách nào giải quyết, ngoài ly dị. Nàng bế con thơ ra đi. Cốt truyện giản dị như vậy tác giả đi sâu vào tâm lý nhân vật nữ, đào sâu hơn vẫn là Phương Lan. Nhân vật nam như, Tuấn, Huy, Linh, tác giả áp dụng lối dĩ độc trị độc, để giải quyết bế tắc mỗi nhân vật. Nhưng có thể, nghệ thuật viết còn yếu, non tay; lối dĩ độc trị độc đầu độc ngược lại; không mang lại hiệu quả như ý tác giả. Tây học song bà vẫn chịu nhiều ảnh hưởng Khổng, Mạnh, giải quyết số phận nhân vật theo định mệnh. Tác giả cho nhân vật Huy kết hôn với Phương Lan, vì nàng không thể tránh nổi hồng nhan; Huy chết vì không được hồng nhan yêu, Phương Lan tự tử vì hối hận. Cách giải quyết theo lối định mệnh nhân vật Trời Đã Xế Chiều, có ý kiến dưới đây khá xác đáng “... Đây giản dị lắm. Toàn là những Trời bắt, thoát sao được! Tác giả đã đành chịu với định mệnh thì làm sao cho các nhân vật của mình tìm ra lối thoát. Định mệnh đã ràng buộc, định mệnh là quân tiền phong của định mệnh bắt xế chiều rồi, làm sao cho hửng nắng. Gàn tai ác và dã man là đức tính của tác giả Phương Lan, thế nào làm cho Phương Lan lành mạnh được!...” (42)Về dịch thuật, Thiếu - Mai - Vũ - Bá - Hùng, qua Tiếng Gọi Đồng Quê chưa là dịch giả xuất sắc, dịch chưa thoát lột tả được nội dung nguyên tác. Nhiều đoạn văn dịch trúc trắc, khó hiểu, Tây hóa quá mức, hơn cả nội dung tác giả Phương Tây thấm nhuần lề lối cảm nghĩ Đông Phương như Pearl Buck.
Ông qua đời ở Sài Gòn, vì tai biến mạch máu não, vào thập niên 80.
Tô Kiều Ngân viết nhiều truyện ngắn, đoản truyện đúng hơn; không có gì nổi trội, đặc sắc, kể cả truyện nói về chiến binh (nhà văn quân đội), chiến trường, nơi sống và chết gần kề dễ làm xúc động độc giả. Nhưng với Tô Kiều Ngân, điều này xa vắng trong tác phẩm.
Người Đi Qua Lô Cốt, có truyện tập diễn tả theo lối văn câm giác (style d’inspiration) như một truyện nào đó trong Tháng Giêng Cỏ Non của Mai Thảo, nhưng chưa thể là Mai Thảo. Và truyện khá nhất trong tập, Nắng Lửa, gia đình anh Mười quá nghèo sống trong xóm lao động. Cái hay, ông tả rất sống động hiện thực, theo dõi tâm lý nhân vật biến đổi qua thời đoạn sống, cũng chiều chuộng vợ con, gia đình nhưng không thể nhiều hơn một lần, bởi đời sống khổ cực, làm ăn không ra, vợ chồng cãi cọ, gấu ó trong cuộc sống. Nguyên nhân chính vẫn là cái khó bó cái khôn, sự khổ cực nghèo hèn của đôi vợ chồng anh Mười kéo dài.
Truyện ngắn khác như Biển Lửa, Ánh Đèn Đêm... không có gì mới kể cả truyện chính Người Đi Qua Lô Cốt, làm nhan đề sách.
Một truyện ngắn khác, luận đề tư tưởng, nói về sự phân tranh giữa Quốc và Cộng; trong Đêm Đông Đặc (báo Mùa Lúa Mới); truyện công thức, gò bó, đem lập trường chính trị vào văn chương qua nhân vật dàn dựng, thiếu chất văn chương.
VVM.16.5.2024.