Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      

CỔ PHÁP CỐ SỰ



      Cổ Pháp Cố Sự (Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)
      Nhà văn Nguyễn Khôi quê gốc làng Cổ Pháp, sau đổi là Đình Bảng, đất phát tích Vương triều Lý; từ năm 2002 đã dành thời gian và tâm huyết viết Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" 4 tập, dày 970 trang.
      Tập 1+ 2+ 3 đã xuất bản, vừa được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 (cùng đợt với tập" Thơ Trần Dần"). Tập 4 đã viết xong (Chuyện làng Đình Bảng từ 1945 đến nay) sẽ xuất bản trong dịp tới.
      Việt Văn Mới Newvietart xin trích đăng lại một số chương của Cổ Pháp Cố Sự để bạn đọc Trong và Ngoài Nước cùng thưởng thức.

7: HOÀNG GIÁP TRẦN DANH ÁN


     H oàng giáp Trần Danh Án (1754-1794) người làng Bảo Triện (Bắc Ninh) một cựu thần danh tiếng đời Lê Chiêu Thống , ông có tác phẩm Liễu Am thi tập .

Ông là người khăng khăng giữ quan niệm "cô trung" , mặc dù cũng linh cảm được cái triều đại mà mình tôn thờ đã mất vai trò lịch sử. Đó là chuỗi mâu thuẫn trong tư tưởng được chuyển hoá thành nguồn thi hứng bi thiết :

Ngày mới sắp tới gần,ngày cũ sắp qua
Ngày mới cười vui, người cũ khóc
( Trừ tịch )
Con bướm không biết rằng hoa đã rụng
Lòng ai còn quyến luyến cánh hoa
(Đại Diện)

Về "thơ con cuốc" (nhớ nước cũ) ông là người mở đầu về sau này Phạm Quý Thích , bà huyện Thanh Quan , Chu Mạnh Trinh , Nguyễn Khuyến , Tản Đà ... cũng theo hồn của Trần Danh án mà cảm hứng về đề tài này:

Ai xui con cuốc gọi hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê...!

Thơ Trần Danh án:

Giá cô tại giang Nam
Đỗ Quyên tạo giang Bắc
Giá cô minh gia gia
Đỗ Quyên thanh quốc quốc
Vi cầm thượng hiền quốc gia thanh
Cô thần đối thử tinh nan cực

Lý Thanh dịch

Bờ Nam vang dậy gịong gà rừng
Bờ Bắc kêu hoài tiếng đỗ quyên
Nhà nhà đối tiếng kêu ai đó
Nước nước âm vang một nỗi niềm
Nghĩ loài chim nhỏ còn trung hiếu
Khiến kẻ cô thần ngấn lệ riêng .

Thời ông vua Lê Chiêu Thống (dân gian gọi vua rước quân xâm lược nhà Thanh "cõng rắn cắn gà nhà ") , còn để lại một số tác phẩm về bà Nguyễn Thị Kim (vợ Lê Chiêu Thống).

Bà Nguyễn Thị Kim người xã Tỳ Bà , tổng Tỳ Bà huyện Lương Tài (Bắc Ninh) , là vợ Lê Chiêu Thống. Khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc . Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu , bà Nguyễn Thị Kim chạy theo không kịp . Bà phải nương náu ở chùa , giấu tung tích đến năm Gia Long thứ 3 (1804) , hài cốt Lê Chiêu Thống được đưa về nước, bà liền đến đón khóc lóc thảm thiết , rồi uống thuốc độc tự tử.

Sự việc trên đến tai quan Tổng trấn Bắc Thành , ông ta làm biểu tâu lên triều đình xin phong tặng . Vua Gia Long y cho và cho khắc bia đề chữ : "Yên trinh tuẫn nghĩa Nguyên Thị Kim chi môn" , cấp cho 2 người phu mộ và 20 mẫu ruộng , đồng thời sai con cháu nhà Lê trông nom việc thờ tự.

Tại văn bia Chính nghĩa am , khắc vào năm Tân Hợi , Tự Đức thứ 4 (1851) có bài minh , ca ngợi phẩm hạnh của bà Nguyễn Thị Kim như sau :

Phiên âm

Vĩ tai hiền tần
Nữ trung anh kiệt
Phùng thời bất tường
Nê lộ phong tuyết
Mộng chiếu đình hồ
Du du tuế nguyệt
Nghĩa dĩ tử thù
Thuỷ chung nhất tiết
Thảo hạnh hà kiên
Đoán kim luyện thất
Thạch trụ cương thường
Thiên thu tuyên dương

Dịch nghĩa

Lớn thay hiền nữ
Nữ trung anh kiệt
Gặp thời không may
rẻ như bùn tuyết
ôm mộng đi tu
Dặc dài năm tháng
Lấy chết đền ân
Trước sau trọn tiết
Chí sao bền bỉ
Như sắt như vàng
Bia đá cương thường
Nghìn năm tuyên dương

Tại văn bia trung bia ký khắc năm Quý Mùi , niên hiệu Tự Đức do Tri huyện huyện Lương Tài Nguyễn Tất Đạt cung tiến , đã có bài ca ngợi :

Không oán Sơn binh bách chiến lao
Hà kiều tiên đoạn cữu an đào
Tân tri cố quốc dự sinh định
Thân tuẫn quy trinh nhất tử hào
Kiệt truyện hãn văn chinh thạch lập
Danh hương độc kiến tiết môn cao
Thiền am thập cửu niên chung sự
Thanh mộng yến triều dĩ kỷ tao

Tạm dịch nghĩa : Không nên oán quân Tây Sơn đánh trăm trận làm cho dân khổ; Cầu sông Nhị hà bị đứt lỗi này trốn vào đâu ? Tấm lòng nhớ về cố quốc đã có từ lâu rồi. Thân thà chết đi , để lại ánh sáng của ngôi sao rơi. Câu chuyện liệt nữ ít được nghe , chỉ còn lại tấm bia đá trinh tiết đứng đây ; Thanh danh ở làng chỉ đến miếu nêu cao đó thôi ; Mười chín năm tu Phật , việc đời thế là xong ; Giấc mộng sang nhà Thanh gặp vua mấy lần mà không thành (Nguyễn Quang sưu tầm);

Lý Thanh dịch thơ :

Chớ trách Tây Sơn bách chiến lao
Cầu sông Hồng đứt ... lỗi ai nào ?
Tấm lòng cố quốc khư khư giữ
Tuẫn tiết hồn vương một ánh sao
Chữ ghi liệt nữ còn bia đá
Tiếng ở làng truyền chốn miếu cao
Cửa thiền ẩn náu mười chín độ
Nhập Thanh bái đế ... mộng thấy tao !

Cùng cảnh ngộ như Nguyễn Thị Kim có bài thơ tỏ ý chí " trung thần nhà Lê " không theo Sơn Tây , không làm quan với Gia Long (tuy có nhận chiếc khăn do Gia Long ban cho).

Xin tạm dịch :

Kiến ong còn biết nghĩa quân thần
Há lẽ làm người chẳng nhớ ân
Huống đã tập rèn khuôn lễ giáo
Lại từng rạng rỡ vẻ đai cân
Bắc song xử sĩ khôn quên Tấn
Đông Hải tiên sinh khó nhận Tần
Bên mộ người sau còn nhắc nhở
" Lê triều tiên sĩ nguyên họ Trần ".

Có người bạn tấm tắc khen hay rồi ngần ngại mãi mới dám chê câu cuối bị thất niêm ở chữ " tính( họ) " thanh trắc, đáng lẽ chữ ấy ở thanh bằng mới phải . Tiến sĩ Trần khiêm tốn , nhờ bạn sửa giùm:

Câu cũ là :

Cố Lê triều tiên sĩ tính Trần

Sửa mới là :

Lê Triều tiến sĩ , Nguyễn Triều cân
(Lê triều tiến sĩ , Nguyễn triều khăn).

Trần tiến sĩ vụt tỉnh ngộ liền vứt cái khăn của vua Gia Long (dân gian cho rằng ông vua này " Rước voi về rầy mả tổ") xuống đất rồi bái tạ lỗi :

- Chết thật , không có huynh ông chỉ bảo thì trăm năm danh tiết còn gì ./.


...............................(Còn Tiếp)




VVM.11.5.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .