Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
             




(1897- 1962)

VĂN HÀO
WILLIAM FAULKNER
NOBEL VĂN CHƯƠNG 1949

  

I – NIÊN ĐẠI TRONG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ-NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA W.FAULKNER

     Xuất-thân từ một gia-đình giầu có và danh tiếng gốc Ecosse (Anh-Quốc) đến lập-nghiệp tại miền Nam trong thời-kỳ Hoa-Kỳ lập-quốc . Gia-đình Falkner đã đóng một vai-trò đáng kể trong lịch-sử vùng Mississipi.
     Tên thật là William Cuthbert Falkner, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1897 tại New Albany, trưởng nam trong số 4 người con trai của ông Murry Cuthbert Falkner và bà Maud Butler .
     Ngày 22 tháng 7 năm 1902 gia-đình Falkner di-chuyển về Oxford, Mississippi, khi ông mới chỉ được năm tuổi, từ đó cuộc đời Falkner gắn liền với lịch sử thành phố này.
      Oxford vào những năm đó, với khoảng hơn 1800 dân-số và toàn vùng Lafayette khoảng 22.000 với gần 10.000 người da đen .
      25 tháng 9 năm 1905 : Ngày đầu tiên William Falkner đến trường. Tại đây ông đã gập cô Lida Estelle Oldham (sinh ngày 19-2-1896, con gái thẩm phán Lemuel Earl Oldham và bà Lada Allen) người sau này sẽ là vợ của Faulkner.
      Hè 1914 : William Falkner kết bạn với Phil Stone, con trai của « General » James Stone một chủ ngân-hàng như ông nội của Faulkner, sinh-viên luật tại Ole Miss and Yale. Chỉ vừa được đọc những bài thơ của Faulkner, chàng luật-sư yêu chuộng văn thơ này đã phát-hiện ngay được tài-nghệ của người bạn trẻ, từ đó Stone đã theo dõi, gíúp đỡ, khuyến cáo, khích-lệ , cố-vấn cho Faulkner trong sự-nghiệp văn chương.
Theo lời thuật lại cuả Stone thì chính ông ta đã đưa cho Faulkner đọc thơ của Swinburne, Keats, Conrad Aiken và Sherwood Anderson hay những nhà văn khác».

      Năm 1916, W.Falkner bỏ dở chương-trình trung-học, làm phụ-kế-toán tại ngân-hàng của ông nội ông, John Wesley Thompson Falkner (ngân-hàng First National Bank of Oxford thành lập ngày 4-10-1910 với số vốn 30 000 dollars).

      Mùa Xuân 1918 : Đệ Nhất Thế-Chiến đang xảy ra rất ác liệt , W.Falkner muốn trở thành một phi-công trong không-lực Hoa Kỳ nhưng bị từ chối vì tiêu-chuẩn kích -thước (chiều cao của ông chỉ được 1 thước 68). Phil Stone, lúc này cũng vừa hoàn thành chương-trình luật tại đại-học Yale, mời Faulkner về ở với ông ta tại New Haven.Theo lời kể của John, người em thứ ba cua W.Faulkner, lý do Faulkner đến New Heaven cũng vì thất vọng bởi cuộc đính hôn giữa cô Estelle Oldham, người yêu của ông và Cornell Franklin, một luật-sư trẻ tại Hawaï (dù rằng yêu Faulkner nhưng Estelle đã nghe theo lời khuyên nhủ của cha mẹ nhận lời xin cưới của Cornell Franklin để tương-lai cô chắc chắn được bảo đảm).
     Faulkner làm kế-toán trong một nhà máy sản-xuất vũ-khí tại Connecticut .
      18-4 : Hôn lễ của Estelle Oldham và Cornell Franklin, vài tháng sau Estelle theo chồng đi Honolulu.
     14-6 : William Falkner được cơ-quan tuyển-mộ Không-lực Hoàng-Gia Canada phỏng-vấn tại New York (lúc này ông đã vừa đổi tên, một cái tên có vẻ «gentleman» của một người Anh.
      8-7 : W. Faulkner (tên có thêm chữ «u») được tuyển-nhận, ông bắt đầu tham-dự tập-huấn tại Toronto, chỉ sau 179 ngày được huấn-luyện (duy nhất ở dưới đất ), chiến-tranh cũng vừa chấm dứt, tuy nhiên W.Faulkner cũng được gắn quân-hàm thiếu-úy khi giải-ngũ vào cuối năm 1918.

      Năm 1919 : Trở lại đời sống dân sự tại Oxford, cùng lúc phải làm nhiều nghề khác nhau như : kế-toán, thợ sơn... để mưu-sinh , Faulkner vẽ, làm thơ, viết kịch… và cho đăng rải rác trên những tờ báo địa-phương như The New Republic, The Mississippian...

     01-6-1920 : Lần đầu tiên trong văn-nghiệp Faulkner nhận được một giải-thưởng nhỏ trao bởi Calvin S.Brown, giáo-sư đại-học Missisippi .
     Mùa Thu năm 1920 : W.Faulkner ghi tên theo học lại chương-trình « đặc-biệt », năm thứ hai về sinh ngữ : Pháp, Tây-ban- Nha, văn-chương Anh , tại đại-học Mississipi nhưng cũng chỉ được 3 tháng sau, ngày 5 tháng 11, ông đã vĩnh-viễn tự cắt ngang đường học-vấn của mình. Sau này chính Faulkner đã kể lại : «Theo ý-nguyện cuả cha tôi, tôi ghi tên theo học chương-trình đại-học tại viện đại-học Mississipi, chương-trình đặc-biệt dành cho những cựu quân-nhân, một điều mà tôi không muốn.Tại đây tôi theo học các môn sinh-ngữ Âu-châu nhưng tôi vẫn không thích một chút nào, những kiến thức mà tôi lãnh-hội được là do tình cờ khi tôi đọc sách».

     Hè 1921 : Sau khi vừa hoàn-thành chu-trình tập thơ chép tay với nhan đề Vision in Spring «Ý-niệm thanh-xuân» Faulkner đã trao tặng tập thơ này cho Estelle Franklin nhân chuyến bà từ Honolulu trở về Oxford thăm gia-đình.
     Mùa thu 1921 : Faulkner đến New-York theo lời khuyên của Stark Young, một trong những văn-sĩ vùng Mississipi. Tại đây Stark Young tìm được cho Faulkner một việc làm trong gian hàng bán sách của cơ-sở thương-mại Lord & Talor dưới quyền Elizabeth Prall (bà Sherwood Anderson trong tương-lai).
     Tháng 12 năm này, Faulkner trở về Oxford làm việc tại cơ-quan bưu-điện của viện Đại-học Oxford như một nhân-viên tiếp-nhận thơ cho đến ngày ông từ-chức vào ngày 31-10-1924 . Cũng vào giai-đoạn này, trong vòng 2 năm, ông là một trưởng trại hướng-đạo (scout) nhưng bị nghỉ việc vì… rượu chè.

     13-5-1924 : Phil Stone viết gởi cho nhà xuất-bản Four Seas Company tại Boston một bức thư đề-nghị ấn-hành tập thơ The Marble Faun (Động vật bằng đá cẩm thạch) , đề-nghị cuả Stone được chấp thuận.Tháng 12-1924 tác phẩm đầu tiên của W.Faulkner với bài tưạ của Phil Stone được nhà xuất-bản Four Seas Compagny cho ra mắt độc giả.

      Hãy đọc những giòng chữ dưới đây để hiểu được thái-độ không có vẻ bằng lòng cuả ông khi phải viết phần tự-giới-thiệu về mình cho nhà xuất-bản: « Sinh năm 1897 tại Mississipi. Cháu cố của đại-tá W .C. Faukner, người đã viết The White Rose of Memphis (1881)và Rapid Ramblings in Europe ( tái-bản 36 lần trong 30 năm )… Lớn lên tại Mississippi, từ đó đã là sinh-viên, thợ sơn nhà cửa, một người giang-hồ, thợ công-nhật, thợ rửa chén tại nhiều tỉnh trong vùng New England, bán sách cho Lord & Talor tại thành-phố New-York , nhân-viên ngân-hàng và bưu-điện. Thời kỳ chiến-tranh đã từng phục-vụ trong không-lực hoàng-gia Canada. Địa-chỉ hiện tại và tạm thời : Oxford, Miss ». The Marble Faun được viết vào mùa xuân năm 1919 ». W.Faulkner đã đề tặng tác phẩm đầu tiên này cho mẹ ông, bà Maud Butler Falkner.
     Tháng 11-1924 : Lần cư-trú đầu tiên cuả Faulkner tại New Orleans, trong dịp này ông đã gập lại cô Elizabeth Prall và ông chồng mới cưới của cô ta, Sherwood Anderson.

     Đầu năm 1925 , được tháp tùng bởi Phil Stone, W.Faulkner trở lại New Orleans (425.000 dân), tại đây ông đã giao-tiếp mật-thiết với các giới văn-nghệ-sĩ mà hoạt-động của họ rất tích-cực qua một diễn đàn văn-nghệ chung của họ : tạp-chí Double Dealer trụ sở đặt tại số 204 Baronne Street, qua tạp-chí này đã xuất hiện những bài viết đầu tiên của Hart Crane, Hemingway, Robert Penn Warren, Edmund Wilson,…Người bạn hàng xóm của Faulkner, nhà số 624 Orleans Alley, là môt họa -sĩ trẻ , William Spratling.
     Tháng 5-1925 : Faulkner hoàn thành tác phẩm Soldiers' Pay và gởi cho nhà xuất-bản Horace Liveright kèm theo lá thư gởi gấm của Sherwood Anderson.
      Trong cùng thời gian này, trên các báo Times Picayune, The Dial , Double Dealer, New Orleans Item, Dallas Morning News ….bài vở hoặc tên tuổi của Faulkner cũng luôn được độc-giả biết đến.
     7-7-1925 : Cùng với một người bạn , hoạ-sĩ William Spratling, Faulkner rời New England trên chiếc tầu hàng West Ivis vượt đại-tây-dương đến thành-phố Gênes (Ý-Đại-Lợi), sau chuyến tham-quan các vùng Rapallo, Pavie, Milan, Stresa và một làng nhỏ tại Sommariva gần hồ Majeur, (trong khoảng thời-gian này ông đã gởi ít ra hơn 25 lá thư và bưu-ảnh tất cả được ký tên "Billy"cho bà M. C. Faulkner, mẹ ông), sau khi thăm viếng Thụy-Sĩ (Faulkner không thích nước này lắm) ông đến thủ-đô Pháp, Paris, vào giữa tháng 8, lưu-ngụ tại số 26 đường Servandoni Monparnasse.
     Trong bức thư gởi một người bạn Faulkner đã viết : «Vườn Luxembourg cách nơi tôi cư -trú vài bước, cả ngày tôi ở tại đây. Tôi viết, tôi chơi đùa với những trẻ nhỏ, tôi giúp chúng đẩy chạy những chiếc thuyền buồm nhỏ trong hồ nước. Trong bọn tôi, một ông gìa khòm cũng có một chiếc thuyền thả trong hồ chơi chung cùng đám trẻ, khuôn mặt ông ta trông thật say mê, chưa bao giờ tôi được nhìn thấy một khuôn mặt « hạnh-phúc » như vậy. Sau này, khi đủ già để có thể tự tha thứ cho tôi lúc tôi không còn viết nữa, tôi sẽ đội một chiếc nón kiểu trái dưa hấu như ông ta và tôi cũng sẽ suốt ngày thả thuyền trong vườn Luxembourg này ». Faulkner viết trong một lá thư gởi mẹ ông : " Con vừa mới viết một câu truyện thật đẹp mà chính con cũng không ngờ được. 2000 chữ nói về vườn Luxembourg và cái chết. Tình tiết lờ mờ về một người đàn bà trẻ , nhưng đó lại có vẻ như những giòng thơ cho dù con viết văn xuôi …. ". Tại Paris, Faulkner có hội-diện với James Joyce hay không ? Khi được hỏi về chuyện này vào ngày 13-3-1957, Faulkner đã trả lời « Tôi có biết Joyce, biết ông ta là ai . Tôi cũng đã cố gẳng đến quán cà-phê nơi ông ta « trú đóng » để ngắm ông. Tôi nhớ lại rằng đó là văn-sĩ duy nhất mà tôi đã nhìn thấy tại Âu-châu vào thời-kỳ đó."

     Sau khi đã đi thăm các thành phố Rouen, Amiens và Compiègne tại đây ông gởi cho mẹ một tấm bưu-ảnh chụp cảnh lưu-niệm ngã tư nơi ký kết hiệp-định đình-chiến Đệ Nhất Thế-Chiến. Faulkner lấy tầu thủy đến New Heaven Anh-quốc ngày 6-10 nhưng ông chỉ ở tại Anh một tuần lễ (theo dự trù : 1 tháng) và trở lại Pháp ngày 15-10, lý do : " Nước Anh quá đắt đối với tôi ". Xuống tầu rời nước Pháp tại Cherbourg ngày 6-12 Faulkner trở lại Hoa-Kỳ ngày 25-12-1925.

     25- 2-1926 : Tiểu-thuyết đầu tay của W.Faulkner dưới tựa đề Soldiers’ Pay (Sự trả giá cuả một người lính) được nhà xuất bản Boni & Liveright tại New-York cho ra mắt độc-giả .
    30-4 : Tác-phẩm Mosquitoes (Những con muỗi) được nhà xuất-bản Boni et Liveright - New York cho ra mắt người đọc (truyện Mosquitoes được hoàn tất nơi nhà một người em của Phil Stone tại Pascagoula một hải-cảng nhỏ bên bờ biển Mississippi bên bờ vịnh Mễ-tây-Cơ) .

     31-1-1929 : Tác-phẩm Sartoris được phát-hành bởi nhà xuất bản Harcourt & Brace tại New York .
     29-4-1929 : Cornel Franklin và Estelle Odham, ly-dị .
     20-6-1929: Tại một nhà thờ nhỏ, College Hill Presbyterian Church, gần Oxford , W. Faulkner cưới Estelle Oldham làm vợ. Sau tuần trăng mật tại Pascagoula trở về Oxford tại đây Faulkner đi làm việc ban đêm tại trung-tâm điện-lực Oxford cùng lúc viết quyển tiểu thuyết As I Lay Dying (Khi tôi đang hấp hối).
     12-4-1929 : Faulkner mua ngôi biệt-thự Rowanoak (đối với nhà văn đây là một biểu tượng cho ý-nguyện dừng chân vĩnh viễn tại Oxford hoặc một sự lưu-vong nội-tâm của ông). Sau thời gian tu-sửa, gia-đình Faulkner dọn về đây vào tháng 6-1930. Đây là nơi Faulkner cư-ngụ cho đến khi nhắm mắt.
     30-4-1929 : Lần đầu tiên trong một tạp-chí có tầm mức quốc gia xuất-hiện một truyện ngắn của Faulkner , A Rose for Emily , truyện ngắn nổi tiếng nhất của tác giả tại Hoa-Kỳ.
     6-10-1929 : Tác-phẩm As I Lay Dying (Khi tôi đang hấp hối) được nhà xuất-bản Cape et Smith tại New York cho ra mắt độc-giả với 2522 ấn-bản.

     7-10-1930, The Sound and the Fury được nhà xuất-bản Jonathan Cape & Harison Smith-New-York cho ra mắt người đọc với 1789 cuốn .
     Khi những người hâm-mộ văn-chương quốc-nội (Hoa-Kỳ) không biết gì nhiều về Faulkner thì lần đầu tiên tại Stockhol, Thuy- Điển, Sinclair Lewis đề-cập đến W. Faulkner «người đã vượt thoát khỏi được những chiếc « váy phồng » của miền Nam (Hoa-Kỳ)» khi nhà văn này đọc bài diễn văn tiếp nhận giải-thưởng văn-chương Nobel. 4 tiểu truyện được Faulkner cho ra mắt người đọc trong năm 1930 là : A Rose for Emily – Honor - Thrift và Red Leaves.

      Tháng 2-1931 tiểu-thuyết Sanctuary (Đền đài) được Cape & Smith tại New York phát-hành, ấn-bản đầu tiên gồm 2219 quyển nhưng tính đến ngày 1-4 cùng năm Sanctuary đã bán được 6457 quyển.
     21-7 : Cape & Smith tại New York cho phát-hành tác-phẩm These Thirteen (13 truyện) với 1928 quyển. Faulner đề tặng tác phẩm này cho vợ ông và Alabama ( tên con gái đầu lòng sinh thiếu tháng vào đầu năm này và đã chết không bao lâu sau).
     26-10 : Lần đầu tiên trong sự-nghiệp văn-chương, Faulkner phải trốn lánh những nhà xuất-bản, đặc-biệt sau sự thành-công của Sanctuary.
     4-11 :Faulkner trở lại New York để khám phá rằng ông là một "ông trùm" của văn-chương Hoa-Kỳ. Cũng trong dịp này ông đã gập rất nhiều nhân-vật nổi tiếng và một số nhà văn như Nathanael West, Dashiell Hammett et Lilian Hellman, ngay cả Sinclair Lewis (Nobel văn-chương 1930) và Dreiser cũng còn phải lấy « rendez-vous » mới có thể gập được ông. Trong một lá thư khác gởi cho vợ ông cũng báo tin «người ta sẽ mời anh làm viêc tại Hollywood với mức lương từ 500 tới 700 dollars một tuần». Trong thời gian lưu-ngụ tại đây ông cũng đã được hai tờ báo lớn The New York Herald Tribune (14-11 ) và The New Yorker (28-11) phỏng-vấn.
     18-12 : Trở về Oxford sau 8 tuần lễ vắng mặt, Faulkner được Sam Marx, đại diện hãng phim Metro Goldwin Mayer, chính thức mời ông cộng tác.
     Năm này là năm Faulkner đã cống hiến rất nhiều cho độc giả, với 16 tiểu truyện được ông cho ra mắt : Dry September - That Evening Sun Go Down - Hair - Spotted Horses - The Hound - Fox Hunt - All the Dead Pilots - Carcassonne – Crevasse – Mistral - Divorce in Naples - A Justice - Mistral - Victory - Doctor Martino và Idyll in the Desert .

     15-4-1932 : Faulkner ký với Metro Goldwyn Mayer một hợp-đồng làm việc 6 tuần-lễ với tư-cách là một người viết truyện phim với số lương 500 dollars một tuần.
     7-5 : Ngày đầu tiên Faulkner đến Hollywood. Tại đây ông gập Howard Hawks, một nhà đạo diễn đang lên. Hai người rất hợp nhau vì cả hai đều thích phi-hành và đi săn. Trong suốt 19 năm, Faulkner và Howard Hawks đã thực hiện được nhiều bộ phim giá trị với sự thủ diễn của nhiều tài tử nổi tiếng tại Hollywood .
     Từ tháng 2 năm 1951, W.Faulkner ngưng không hợp tác với Hollywood nữa.
      ( Xin xem phần : Danh-sách phim đã được thực hiện với sự cộng-tác cuả Faulkner).
     7-8 : Murry C. Falkner cha đẻ của nhà văn từ trần .
     6-10 : Tiểu-thuyết Light in August (Tia sáng tháng Tám) được Harrisson Smith & Robert Haas tại New York phát hành.
     Trong năm 1932, Faukner cho ra mắt người đọc 8 tiểu-truyện đó là: Death-Drag - Centaur in Brass - Once Abroad the Lugger - Lizards in Jamshyd's Courtyard - Turn About - Smoke - Miss Zilphia Gant và A Mountain Victory.

     25-3-1933 : Faulkner học lái máy bay với đại-úy Vernon Omlie tại Menphis , chắc chắn đây là lần đầu tiên trong đời Faulkner được thật sự lái máy bay.
     20-4 : Smith & Haas tại New York xuất-bản tập thơ thứ hai và cũng là tập thơ cuối cùng cua Faulkner, A Green Bough, hầu hết những bài thơ trong cuốn này được làm vào những năm 1920 .
     24-6 : Jill Faulkner, người con gái duy nhất của W.Faulkner và Estelle chào đời.
     14-12 : Faulkner thật-sự là phi-công với văn-bằng số 29788.
     Trong năm 1933, Faulkner chỉ cho ra mắt người đọc 3 truyện ngắn : There Was a Queen - Artist at Home và Beyond.

     16-4-1934 : Tập thứ hai của bộ truyện Doctor Martino and Other Stories (Bác-sĩ Martino và những truyện khác) được nhà xuất bản Smith & Haas tại New York cho ra mắt người đọc.
     Trong năm 1934 , Faulkner cống hiến độc giả 11 truyện ngắn : Elly - Pennsylvania Station - Wash - A Bear Hunt - Black Music - Leg - Mule in the Yard - Ambuscade - Retreat - Lo! và Raid.

     25-3-1935 : Smith & Haas tại New York phát-hành truyện The Pylon.
     10-11: Dean, em út của Faulkner bị tử nạn máy bay, chiếc máy bay cậu ta mua của chính người anh (nhà văn). Faulkner đã viết một nửa quyển truyện Absalom, Absalom trong sự đau đớn cùng cực vì cái chết của người em này.

     Năm 1935, năm truyện ngắn được ông cho xuất-hiện , đó là : Skirmish at Sartoris - Golden Land - That Will Be Fine - Uncle Willy và Lion .

     26-10-1936 : Truyện Absalom, Absalom được nhà xuất-bản Random House tại New York cho phát hành với 6 000 quyển. Cũng kể từ ngày này, tất cả các tác phẩm cuả Faulkner đều do nhà xuất-bản Random House phát-hành.
     Trong năm 1936, 5 truyện ngẳn của Faulkner được xuất hiện, đó là :The Brooch - Two Dollar Wife - Fool about a Horse - The Unvanquished và Vendée .

     Suốt năm 1937 Faulkner chỉ cống hiến với độc-giả 1 tác-phẩm, đó là truyện Monk.

     Mùa Đông năm 1937-1938 : Faulkner mua cùng một lúc Bois de Bailey (rừng cây của Bailey) vùng đất dính liền với khu biệt thự Rowanoak, và Greenfield Farm , một trang trại lớn cách Oxford khoảng 17 miles , trang-trại được giao cho John, người em thứ hai quản trị .
     15-2-1938 : Xuất-bản truyện The Unvanquished (Những kẻ không bại trận). Bản quyền The Unvanquished được nhượng lại cho hãng phim Metro Goldwin Mayer với giá 25 000 dollars.

     18-1-1939 : Faulkner, Marjorie Kinnan Rawlings, John Steinbeck,… đắc cử vào Viện Quốc Gia Nghệ-thuật và Văn-chương Hoa-Kỳ.
     19-1 : Xuất-bản truyện The Wild Palms .
     Tháng 11-1939 : Xuất bản truyện Hand Upon the Waters .
     Hai tiểu-truyện cũng được Faulkner cho ra mắt người đọc trong năm 1939 đó là : Barn Burning và Hand Upon the Waters.

     31-1-1940 : Caroline Barr, bà quản-gia, người da đen, của gia-đình Faulkner qua đời tại khu biệt thự Rowanoak. Trên tấm một bia cuả ‘’ Mammy ‘’ được khắc ‘’1840-1940 ’’.
     1-4 : Xuất bản truyện The Hamlet. Truyện này được Faulkner đề tặng Phil Stone.
     Trong năm 1940, 5 truyện ngắn được xuất hiện :
     A Point of Law - The Old People - Pantaloon in Black - Gold Is Not Always và Tomorrow .
     Hai truyện ngắn được ra mắt độc giả năm 1941 đó là : Go Down, Moses và The Tall Men.

     11-5-1942 : Xuất bản truyện Go Down, Moses , truyện này Faulkner đề tặng cho ‘’Mammy’’ Caroline Barr, bà da đen quản gia .
     Trong năm 1942, 3 truyện ngắn được Faulkner cho xuất hiện : Two Soldiers - The Bear và Delta Autumn.

     29-4-1946 : Xuất-bản bộ truyện Portable Faulkner do Vicking Press tại New York phát-hành.
     Tháng 5 năm 1946 : Sau khi Faulkner đã từ chối không tiếp ‘’2 người Thuy- Điển đáng ghét ’’ mà một trong hai người ‘’người chẳng biết nói một câu tiếng Anh’’ chính là Ilya Ehrenbourg . (sau này Cowley đã kể lại là ông ta có nghe nói rằng tên Faulkner được đề cập đến trong số những nhà văn có thể được trao giải Nobel văn-chương trong khi đó báo chí tại Hoa-Kỳ không hề đề-cập xa gần gì đến chuyện này).
     Một truyện duy nhất được Faulkner cho xuất hiện trong năm 1946 đó là truyện An Error in Chemistry .

     Theo sự khẩn khoản yêu cầu của viện đại-học Mississippi vào những ngày 14,15,16 và 17 tháng 4 năm 1947 Faulkner đồng ý gập gỡ các sinh-viên và trả lời những câu hỏi của họ.
     Một trong những sinh-viên đó đã ghi chép lại đầy đủ . Để trả lời câu hỏi ‘’Theo ông 5 nhà văn quan-trọng nhất hiện-đại là những người nào ?’’. Faulkner đã trả lời : 1 : Thomas Wolfe. 2 : Dos Passos. 3 : Heminway. 4 : Cather. 5 : Steinbeck. Nhưng sau đó vì một vị giáo-sư đã lên tiếng nhận-định về sự khiêm-tốn của Faulkner, nhà văn đã nói lại : 1 : Thomas Wolfe. 2 : William Faulkner. 3 : Dos Passos. 4 : Hemingway. 5 : Steinbeck.

     Trong năm 1947 chỉ xuất hiện duy nhất 1 truyện ngắn của ông : Afternoon of a cow.

     11-7-1948 : Metro Goldwyn Mayer mua bản quyền truyện The Intrus với giá 50.000 dollars.
     18-10 : Faulkner đến New York nhân dịp xuất bản truyện Intruder in the Dust ( Intrus), truyện này đã gây tiếng động lớn vì vấn-đề kỳ-thị mầu da được đề-cập trong đó .
     24-11: Tờ báo New York Time loan tin chọn lựa Faulkner vào Hàn Lâm Viện Nghệ-thuật và Văn-chương. Nhưng nhà văn đã tự-cáo-lỗi buổi lễ tiếp-tân.

     Năm 1948 duy nhất truyện A Courtship được nhà văn cho ra mắt độc-gỉa .

     27-11-1949 : Xuất-bản truyện Knight's Gambit. Trong khi đó tại Stockolm, 15 trong tổng-số 18 vị thành-viên Hàn-Lâm-Viện Thụy-Điển bỏ phiếu đồng ý trao giải thưởng Nobel văn-chương cho W. Faulkner.

     26-3 và 9-4-1950 : Hai lá thư ngỏ do Faulkner viết gởi đang trên tờ Commercial Appeal để biểu-lộ thái-độ của ông về sự kết-án quá ‘’giản-dị ’’ của toà-án Mississippi khi xử tên Leon Turner, kẻ đã giết 3 đứa bé da đen.
     21-8 : Xuất-bản bộ truyện Collected Stories.
     10-11: Công-bố quyết-định của hội-đồng giám-khảo Stockolm : Faulkner được trao giải Nobel Văn-Chương.
     Đấu tiên Faulkner từ chối không chịu tới Stockolm, sau đó vì những sự can thiệp của Bộ Ngoại-Giao Hoa-Kỳ, vị Đại-sứ Thụy-Điển tại Mỹ và chính những người trong gia-đình ông, ông đã chấp-nhận với lý do ông đi như thế là để con gái ông có dịp được du-lịch.


     11-11 : Nhận-định về sự trao giải Nobel cho Faulkner, tờ New York Time đã viết : Sự loạn-luân và sự hãm-hiếp có thể là những sơ-sót thông thường lan tràn tại vùng Jefferson, Mississipi của Faulkner nhưng không thể xẩy ra tại những nơi khác cuả Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ …. Giới trí-thức Âu-Châu và toàn thế-giới đã thật phẫn-nộ khi được đọc những nhận định thiếu đứng đắn của báo giới Mỹ đối với Faulkner.
     10-12 : Faulkner đọc bài diễn-văn của ông trước Hàn-Lâm-Viện Thụy-Điển . Bài diễn-văn được mọi người coi như hay nhất trong những bài đã được nghe trong các buổi lễ trao giải Nobel.
     12-12 : Faulkner và con gái đến Pháp sau đó đi Luân- Đôn, Shannon, New York để trở về Oxford ngày 18-12.

     Tháng 2 -1951 : Nhà xuất-bản Levee Press de Greenville, Mississippi cho phát-hành Notes on a Horsethief.
     Tháng 3 : Tập truyện Collected Stories được giải thưởng National Book Award .
     25-5 : Tổng-Thống Pháp Vincent Auriol quyết-định trao tặng huân-chương ‘’Légion d'honneur’’ cho W.Faulkner.


     27-9 : Xuất-bản tiểu-thuyết Requiem for a Nun .

     1-4-1954 : Xuất-bản The Faulkner Reader
     2-8 : Xuất-bản truyện A Fable Sepulture South Gaslight là truyện ngắn duy nhất được Faulkner cho ra mắt độc-giả trong năm 1954.

     1955 : Faulkner đại-diện chính-thức cho Hoa-Kỳ tại hải-ngoại trong những vấn-đề văn-hoá . Cũng trong năm này, ông đã bộc-lộ rõ rệt tư-tưởng của một người miền Nam ôn-hoà, tự-do trong những cuộc tranh-luận rất trầm trọng đang diễn ra về các vấn-đề điều-hợp giáo-dục giữa người da trắng và da đen .
     Cuối tháng 2 : Tại New York, Faulkner ký giấy chấp thuận để Camus cải biên thành kịch-bản truyện Requiem for a Nun. <
     20-3 : Faulkner cho đăng trên báo Commercial Appeal lá thư đầu tiên trong một loạt 4 lá thư ngỏ chống lại chính sách phân-biệt mầu da trong các trường học.
     12-6 : Tại Oxford, nơi mà cuộc tranh luận gay go về vấn đề điều-hợp giáo-dục đang xẩy ra, Faulkner đã viết cho Else Jonsson (một người bạn Thuy- Điển) : ’’ Tôi cố làm điều gì có thể làm được. Tôi tưởng tượng đến ngày mà tôi sẽ phải rời bỏ quê hương để ra đi như những người Do-Thái phải rời nước Đức dưới thời Hitler. Tôi hy vọng sẽ không đến nỗi như vậy. Nhưng đôi khi tôi tự nhủ có lẽ phải có một thảm họa hay là một cuộc bại trận để làm cho nước Mỹ tỉnh ngộ….’’
     1-8 : Faulkner đến Nhật-Bản theo sự khẩn khoản yêu cầu của bộ Ngoại-Giao Mỹ để làm ‘’tăng sự thông-cảm giữa hai quốc gia (Nhật-Mỹ)’’ ; Trong dịp này ông cũng đã thông báo với những người hữu-trách Mỹ về vị trí của ông trong chuyến đi : "Tôi không tiếp xúc với họ (người Nhật) bằng tư- thế của một nhà văn Mỹ mà bằng tư-cách của một người đạt niềm tin vào con người, vào nhân-tính và những âu-lo về tương-lai của nhân-loại’’.
     5-8 : Faulkner rời Tokyo đến Nagano để tham-dự một cuộc hội-thảo. (hành-vi và 2 bài phát biểu của Faulkner với nhan-đề : Ấn-tượng Nhật-Bản và Cho Những người trẻ tuổi Nhật đã được ấn-hành trong Faulkner at Nagano – Tokyo năm 1956 và tại Hoa Kỳ năm 1968 trong Lion in the Garden.
     23-8 : Faulkner rời Nhật đến Manille ( Phi-luật-Tân) tại đây ông cũng phát biểu tại viện đại hoc Manille về « Giấc mơ Hoa - Kỳ » Những lời phát biểu này được đăng rải rác trên báo chí vào năm 1956 sau đó trong Lion in the Garden.
     28-8 : Faulkner tới Ý (Italie) lưu-ngụ đến ngày 16-9 và tham dự vào những hoạt-động văn-hoá được tổ chức vào mùa Hè năm đó tại Italie.
     6-9 : Faulkner, tại Rome (La-Mã), cho công-bố một bản thông-báo về vụ thảm-sát một đứa trẻ da đen tại Mississipi. "Nếu tại Hoa-Kỳ niềm bất-hạnh văn-hoá của chúng ta đã thấp hèn đến độ phải giết chết một đứa trẻ, bất kỳ với mầu da nào và dưới bất kỳ một lý lẽ nào, chúng ta không xứng đáng để sống sót được nữa và rất có thể chúng ta sẽ mất dạng trên trái đất này‘’ .
     19-9 : Họp báo tại Đại-Sứ-Quán Hoa-Kỳ tại Paris
     12-17 tháng 10 : Faulkner đến Reykjavik , thủ-đô nước Iceland tại đây ông cũng lại họp báo, phỏng vấn… và thăm Tổng -Thống quốc-gia này như ông đã làm tại Phi-Luật-Tân.
     14-10 : Xuất-bản quyển Big Woods .
     10-11 : Tại Menphis, Faulkner nói chuyện do hiệp-hội Southern Historical Association tổ-chức tại Peabody Hotel. Ông đã phải nỗ-lực can-thiệp để những người da đen được vào tham-dự (trong số đó có 1 diễn-giả da đen) trong buổi họp này. Ngay ngày hôm sau, độc-giả báo Commercial Appeal được đọc bài diễn-văn của Faulkner dưới tưạ đề bằng những hàng chữ thật lớn ‘’Một cử-tọa hỗn-hợp (đen và trắng) nghe Faulkner kết-án về cái «nhục» của sự kỳ thị chủng-tộc‘’. Bài diễn-văn này được đăng lại trong Three Views of the Segregation Decisions (Atlanta,1956).
     Cũng chính trong tờ Commercial Appeal,ngày 20-10, dưới tựa đề ‘’Một độc-giả vùng Missisipi viết về một nhà văn đã quay lưng trước truyền-thống miền Nam ‘’ do một Edwin White de Lexington (Mississipi) nào đó viết phản-kháng lại diễn-văn của Faulkner. Lập-luận tối-cao để bảo-vệ sự kỳ-thị mầu da của người này là : ‘’Những phụ-huynh da trắng ở miền Nam không bao giờ chấp-nhận huỷ-diệt nòi giống của họ khi nhìn con cái họ lẫn lộn trong các trường học với bọn đen’’.
     Người ta có thể tưởng tượng ra được Faulkner ở trong tình-thế khó khăn nào khi ông đã công khai rõ rệt vị trí của ông về vấn đề kỳ thị mầu da trong trường học. Ông cũng bị chịu rất nhiều áp lực ngay cả những cú điện-thoại vô-danh gọi đến hăm-doạ. Những bức thư ngỏ của ông lại cũng không thể làm cho người ta hiểu được ông (ngay cả những người da đen - nhất là những người ở thành-phố)

     Trong năm 1955 , Faulkner cho xuất hiện 2 truyện ngắn : Race at Morning và By the People.

     Tháng 2-1956 : Trong khi tại trường Đại-Học Alabama áp-lực đang thật nặng-nề về chuyện thu-nhận sinh-viên da đen Autherine Lucy thì tại New York sau cuộc phỏng-vấn W.Faulkner (chắc chắn trong tình-trạng không được tỉnh táo lắm vì…rượu) , ký-giả Russel W. Howe của tờ Sunday Times tại New York đã viết đăng (4 tháng 3) : "ông ta sẽ tranh đấu cho Mississipi chống lại với cả nước Mỹ, ngay cả phải xuống đường bắn vào những người da đen ‘’ Những câu viết thật vô-lý cho dù sau đó Faulkner đã cố đính-chánh trong 3 lá thư ngỏ nhưng…những câu viết của R.W. Howe đã để người ta nhớ nhiều hơn là những lời đính-chánh của Faulkner.
     18-3 : Tác-dụng của sự nóng giận, sợ sệt, mất mát, tai-nạn ngã ngưạ, bệnh-tật và rượu đã có hiệu-lực : Faulkner bị ói ra máu , bất-tỉnh phải vào bệnh-viện Baptiste Memphis .
     18-4 : Faulkner từ chối lời mời tranh-luận với W.E.B.Du Bois, 88 tuổi, một lãnh-tụ da đen, về đề-tài ‘’Hãy tiến tới chậm rãi, ngay bây giờ‘’ (Avance lentement, maintenant) mà Faulkner đã cho đang trên tờ Life . "Tôi tin rằng giữa chúng ta không có vấn-đề nào để chúng ta phải tranh-luận. Cả hai chúng ta đều đồng-ý trước, về vị-trí mà ông đang đứng : đúng-đắn về phương-diện đạo-đức, hơp-pháp và đạo-đức. Nếu ông không hiển-nhiên nhận ra được vị-trí của tôi khi yêu-cầu sự từ-tốn và kiên-trì là đúng, chúng ta cũng sẽ chỉ tốn hơi sức trong cuộc tranh-luận này mà thôi ‘’.
     Từ tháng 2 đến tháng 6 - 1957 : Faulkner là «văn-sĩ thường trú» tại Đại-Học Virginia, tài trợ bởi cơ– quan Emile Clarck Balch. Những cuộc nói chuyện của ông với các sinh-viên, giáo -sư , vợ của các giáo-sư … được chọn lưạ, tập trung trong một cuốn sách với tưạ đề Faulkner at the University do Joseph Blotner xuất-bản năm 1959.
     17-3 : Faulkner đến Athènes, Hy-Lạp cũng để tham-dự chính thức chương-trình văn-hoá của Bộ Ngoại-Giao Mỹ. Về câu hỏi :’’Ông có một thông điệp nào gởi cho dân Hy-Lạp không ?" Faulkner đã trả lời :’’Quê-hương ông là chiếc nôi của văn-minh nhân-loại và tổ tiên các ông là những người của tự-do. Ông còn muốn gì hơn nữa ở tôi, một chủ trại Hoa-Kỳ ?’’. Về Hy-Lạp, Faulkner đã tuyên bố : ‘’Nơi đây là nơi duy nhất mà tôi được biết, nơi mà người ta có được tình cảm của quá khứ thật xa xôi nhưng lại không mảy may thù hận…..’’.
     28-3 : Faulkner được Hàn-Lâm-Viện Văn-Chương Hy-Lạp tặng huân-chương bạc tượng-trưng nguyên-tắc một người luôn ước-ao con người có tự-do. Sau đó Faulkner trở lại Hoa-Kỳ vào ngày 31-3.
     1-5 : Xuất-bản truyện The Town - truyện được đề tặng cho Phil Stone ‘’ người đã chia xẻ 30 năm trời vui cười ‘’.
     10-5 đến 30-8 : Triển lãm "The Literary Career of William Faulkner’’ tại thư-viện Đại-Học Princeton. Nhờ cuộc triển lãm này James B. Meriwether đã xếp-đặt được hàng ngàn trang viết tay của Faulkner để xuất-bản được tập sách The Literary Carreer of William Faulkner, công-trình tham khảo cần thiết cho mọi nghiên-cứu đứng đắn về Faulkner .
     15-9 : Faulkner cho đăng trên tờ Commercial Appeal tại Memphis một lá thư ngỏ về vấn-đề kỳ-thị mầu da trong các trường học.
     13-11-1959 : Xuất-bản truyện The Mansion
     16-10-1960 : Bà Maud Butler Faulkner, thân-mẫu của nhà văn từ-trần, hưởng-thọ 88 tuổi. Tờ báo Commercial Appeal, trong bài viết về người quá-cố đã đề-cập đến tài vẽ của bà : Bà đã để lại gần 600 bức tranh vẽ cho các con và các cháu bà .

      Tháng 1-1961 : Faulkner hiến tặng tất cả những bản viết tay cho Fondation William Faulkner của viện Đại-Học Virginia.
     Từ ngày 2-4 đến 10-4 : Faulkner đến công-du tại Vénézuéla theo yêu-cầu của Bộ Ngoại-Giao Mỹ về vấn-đề văn-hoá.
     Mùa Xuân 1961 : The Transatlantic Review ấn-hành một bài viết của Faulkner bầy tỏ sự cảm-phục với Camus. Trong lá thư viết ngày 8-2-1960 cho phép công-bố bài viết này, Faulkner đã viết : Lẽ tất-nhiên, khi tôi viết bài này không một hậu-ý thương-mại, mà chỉ là một lời chào, một lời giã biệt cuả người với người, cả hai chúng tôi đều bị kết-án với chung nỗi kinh-hoàng’’.
     11-6 : Tờ New York Times loan báo rằng Fondation Faulkner khuyến-khích những nhà văn Nam Mỹ và khích-lệ giáo-dục những người da đen vùng Mississipi.
     27-11 : The Literary Career of William Faulkner, bộ tài-liệu kiểm-kê sự-nghiệp văn-chương của Faulkner do James B. Meriwether thu thập, sắp xếp và xuất-bản.
     29-4-1962 : Faulkner từ chối lời mời viếng thăm tòa Bạch-Ốc của Tổng-Thống Kennedy.
     4-6- 1962 : Tiểu-thuyết cuối cùng của Faulkner, tác-phẩm The Reivers được xuất-bản
      Ngày 6 tháng 7 năm 1962 : William Faulkner từ trần một cách đột ngột vì bịnh tim tại Byhalia, Marshall County (Mississipi).
     Xác ông được đưa về Oxford và an-táng ngày 7 tháng 7 năm 1962 .


II - CÁC TÁC PHẨM XUẤT BẢN

     2.1- TIỂU-THUYẾT

      Soldiers Pay (1926) - Mosquitoes (1927) - Sartoris (1929) - The Sound and the Fury (1929) - As I Lay Dying (1930) - Sanctuary (1931) - Light in August (1932) - Pylon (1935) - Absalom, Absalom! (1936) - The Unvanquished (1938) - The Wild Palms (1939) - If I Forget Thee Jerusalem (1939) Si je t'oublie, Jérusalem - The Hamlet (1940) - Go Down, Moses (1942) - Intruder in the Dust (1948) - Requiem for a Nun (1951) - A Fable (1954, giải thưởng Pulitzer Prize) - The Town (1957) - The Mansion (1959) - The Reivers (1962, giải thưởng Pulitzer Prize) - Flags in the Dust (1973) -


2.2- TRUYỆN NGẮN

      Landing in Luck (1919) - The Hill (1922) - New Orleans - Mirrors of Chartres Street (1925) - Damon and Pythias Unlimited (1925) - Jealousy (1925) - Cheest (1925) - Out of Nazareth (1925) - The Kingdom of God (1925) - The Rosary (1925) - The Cobbler (1925) - Chance (1925) - Sunset (1925) - The Kid Learns (1925) - The Liar (1925) - Home (1925) - Episode (1925) - Country Mice (1925) - Yo Ho and Two Bottles of Rum (1925) - Music - Sweeter than the Angels Sing - A Rose for Emily (1930) - Honor (1930) - Thrift (1930) - Red Leaves (1930) - Ad Astra (1931) - Dry September (1931) - That Evening Sun (1931) - Hair (1931) - Spotted Horses (1931) - The Hound (1931) - Fox Hunt (1931) - Carcassonne (1931) - Divorce in Naples (1931) - Victory (1931) - All the Dead Pilots (1931) - Crevasse (1931) - Mistral (1931) - A Justice (1931) - Dr. Martino (1931) - Idyll in the Desert (1931) - Miss Zilphia Grant (1932) - Death Drag (1932) - Centaur in Brass (1932) - Once Aboard the Lugger (I) (1932) - Lizards in Jamshyd's Courtyard (1932) - Turnabout (1932) - Smoke (1932) - Mountain Victory (1932) - There Was a Queen (1933) - Artist at Home (1933) - Beyond (1933) - Elly (1934) - Pennsylvania Station (1934) - Wash (1934) - A Bear Hunt (1934) - The Leg (1934) - Black Music (1934) - Mule in the Yard (1934) - Ambuscade (1934) - Retreat (1934) - Lo! (1934) - Raid (1934) - Skirmish at Sartoris (1935) - Golden Land (1935) - That Will Be Fine (1935) - Uncle Willy (1935) - Lion (1935) - The Brooch (1936) - Two Dollar Wife (1936) - Fool About a Horse (1936) - The Unvanquished (1936) - Vendee (1936) - Monk (1937) - Barn Burning (1939) - Hand Upon the Waters (1939) - A Point of Law (1940) - The Old People (1940) - Pantaloon in Black (1940) - Gold Is Not Always (1940) - Tomorrow (1940) - Go Down, Moses (1941) - The Tall Men (1941) - Two Soldiers (1942) - Delta Autumn (1942) - The Bear (1942) - Afternoon of a Cow (1943) - Shingles for the Lord (1943) - My Grandmother Millard and General Bedford Forrest and the Battle of Harrykin Creek (1943) - Shall Not Perish (1943) - Appendix, Compson, 1699-1945 (1946) - An Error in Chemistry (1946) - A Courtship (1948) - Knight's Gambit (1949) - A Name for the City (1950) - Notes on a Horsethief (1951) - Mississippi (1954) - Sepulture South: Gaslight (1954) - Race at Morning (1955) - By the People (1955) - Hell Creek Crossing (1962) - Mr. Acarius (1965) - The Wishing Tree (1967) - Al Jackson (1971) - And Now What's To Do (1973) - Nympholepsy (1973) - The Priest (1976) - Mayday (1977) - Frankie and Johnny (1978) - Don Giovanni (1979) - Peter (1979) - A Portrait of Elmer (1979) - Adolescence (1979) - Snow (1979) - Moonlight (1979) - With Caution and Dispatch (1979) - Hog Pawn (1979) - A Dangerous Man (1979) - A Return (1979) - The Big Shot (1979) - Once Aboard the Lugger (II) (1979) - Dull Tale (1979) - Evangeline (1979) - Love (1988) - Christmas Tree (1995) - Rose of Lebanon (1995) - Lucas Beauchamp (1999 -


2.3- THƠ

      Vision in Spring (1921) - The Marble Faun (1924) - This Earth, a Poem (1932) - A Green Bough (1965) - Mississippi Poems (1979) - Helen, a Courtship and Mississippi Poems (1981) ;


2.4- FILM VIẾT BỞI W.FAULKNER

      * Today We Live (MGM, 1933), 113 minutes do Howard Hawks thực hiện vơí các Tài-tử chính: Joan Crawford (Diana), Gary Cooper(Bogard), Robert Young (Claude), Franchot Tone (Ronnie), Roscoe Karns (McGinnis)

      * The Road to Glory (Twentieth Century-Fox, 1936), 95 minutes do Howard Hawks thực hiện với các tài-tử chính: Fredric March (Lt. Michel Denet), Warner Baxter (Capt. Paul Laroche), Lionel Barrymore (Papa Laroche), June Lang (Monique), Gregory Ratoff (Bouffiou)

      * Slave Ship (Twentieth Century-Fox, 1937), 92 minutes do Tay Garnett thực hiện với các tài-tử chính : Warner Baxter (Jim Lovett), Wallace Beery (Jack Thompson), Elizabeth Allan (Nancy Marlowe), Mickey Rooney (Swifty),George Seters (Lefty)

      * To Have and Have Not (Warner Brothers, 1944), 100 minutes ( phỏng theo một tiểu thuyết cua Ernest Hemingway ) do Howard Hawks thực hiện với các tài-tử chính : Humphrey Bogart (Harry Morgan), Walter Brennan (Eddie), Lauren Bacall (Marie Brown), Hoagy Carmichael (Crickett),Marcel Dalio (Frenchy Gerard)

      * The Big Sleep (Warner Brothers, 1946), 114 minutes ( phỏng theo tiểu thuyết của Raymond Chetler ) do Howard Hawks thực hiện với các tài-tử chính : Humphrey Bogart (Philip Marlowe), Lauren Bacall (Vivian), John Ridgely (Eddie Mars), Elisha Cook, Jr. (Jones), Martha Vickers (Carmen), Bob Steele (Canino), Dorothy Malone (Bookshop Girl)

      * Land of the Pharaohs (Warner Brothers, 1955), 101 minutes do Howard Hawks thực hiện với các tài-tử chính: Jack Hawkins (Cheops the Pharaoh), Joan Collins (Princess Nellifer), Dewey Martin (Senta), Sydney Chaplin (Treneh)


2.5- PHIM PHỎNG THEO TIỂU THUYẾT CỦA WILLIAM FAULKNER

      * Today We Live (MGM, 1933), 113 minutes do Howard Hawks (phỏng theo the Faulkner story « Turn About » thực hiện với các tài tử chính Joan Crawford (Diana) , Gary Cooper (Bogard) , Robert Young (Claude) , Franchot Tone (Ronnie) , Roscoe Karns (McGinnis) .

      * The Story of Temple Drake (Paramount, 1933), 71 minutes phỏng theo truyện Sanctuary ) do Stephen Roberts thực hiện (căn cứ theo truyện Sanctuary) với các tài tử : Miriam Hopkins (Temple Drake) , Jack La Rue (Trigger) , William Gargan (Stephen Benbow) , Sir Guy Standing (Judge Drake) , Florence Eldridge (Ruby) , Irving Pichel (Lee Goodwin) , Elizabeth Patterson (Aunt Jenny) .

      * Intruder in the Dust (MGM, 1949), 87 minutes do Clarence Brown thực hiện với các tài tử David Brian (John Stevens), Claude Jarman, Jr. (Chick Mallison), Juano Hernetez (Lucas Beauchamp), Porter Hall (Nub Gowrie), Elizabeth Patterson (Miss Habersham), Will Geer (Sheriff Hampton)

     * The Tarnished Angels (Universal-Interntional, 1957), 91 minutes ( phỏng theo truyện the Pylon ) do Thực hiện : Douglas Sirk thực hiện với các tài tử Paul Newman (Ben Quick), Joanne Woodward (Clara Varner), Anthony Franciosa (Jody Varner), Lee Remick (Eula Varner), Orson Welles (Will Varner), Angela Lansbury (Minnie, Will's Mistress).

      * The Long Hot Summer (Twentieth Century-Fox, 1958), 115 minutes do Martin Ritt thực hiện với các tài tử Paul Newman (Ben Quick) , Joanne Woodward (Clara Varner), Anthony Franciosa (Jody Varner) , Lee Remick (Eula Varner) , Orson Welles (Will Varner) , Angela Lansbury (Minnie, Will's Mistress) .

      * The Sound and the Fury (Twentieth Century-Fox, 1959), 115 minutes do Martin Ritt thưc hiện với các tài tử : Yul Brynner (Jason Compson), Joanne Woodward (Quentin Compson), Margaret Leighton (Caddy Compson), Jack Warden (Benjy Compson), Ethel Waters (Dilsey)

      * Sanctuary (Twentieth Century-Fox, 1961), 100 minutes phỏng theo truyện Sanctuary và Requiem for a Nun ) do Tony Richardson thực hiện với các tài tử : Lee Remick (Temple Drake Stevens), Yves Montet (Cety Man), Harry Townes (Ira Stevens), Bradford Dillman (Gowan Stevens), Odetta (Nancy)

      * The Reivers (National General, 1969), 111 minutes do Mark Rydell thực hiện với các tài tử : Steve McQueen (Boon Hogganbeck), Rupert Crosse (Ned McCaslin), Mitch Vogel (Lucius McCaslin), Will Geer (Boss McCaslin), Juano Hernetez (Uncle Possum)

      * Tomorrow (Filmgroup, 1972), 103 minutes do Joseph Anthony thực hiện với các tài tử : Robert Duvall (Jackson Fentry), Olga Bellin (Sarah Eubanks), Sudie Bond (Mrs. Hulie), Peter Masterson (Thornton Douglas), Johnny Mask (Jackson et Longstreet Fentry)


2.6- PHIM TRUYỀN HÌNH (TELE-FILMS) PHỎNG THEO CÁC TIỂU THUYẾT CỦA FAULKNER

      1-Tomorrow (CBS-TV, première diffusion TV 7 Mars 1960), 90 minutes - do Robert Mulligan thực hiện với các tài tử : Richard Boone (Jackson Fentry), Kim Stanley (Sarah Eubanks), Beulah Bondi (Mrs. Hulie), Charles Aidman (Thornton Douglas), Peter Oliphant (Jackson et Longstreet Fentry), Elizabeth Patterson (Mrs. Pruitt)

      2- Bar Burning (PBS-TV, première diffusion TV : 17 Mars 1980) 41 minutes - do Peter Werner thực hiện với các tài tử : Tommy Lee Jones (Ab Snopes), Shawn Whittington (Sarty Snopes), James Faulkner (Major de Spain)

      3- The Long Hot Summer (NBC-TV, première diffusion TV : 6 et 7 Octobre 1985), 4 heures ( phỏng theo truyện The Hamlet ) do Stuart Cooper thực hiện với các tàu tử : Don Johnson (Ben Quick), Judith Ivey (Noel Varner), William Russ (Jody Varner), Cybill Shepard (Eula Varner), Jason Robards, Jr. (Will Varner), Ava Gardner (Minnie, Will's Mistress).

      4- Old Man (CBS-TV, first telecast February 9, 1997), 2 hours do John Kent Harrison thực hiện (phỏng theo truyện "Old Man" trong If I Forget Thee, Jerusalem, by William Faulkner) với cá tài tử : Arliss Howard (J.J. Taylor), Leo Burmester (Plump Convict), Daro Latiolais (Cajun Man) , Ray McKinnon (Shanty Man) , Jerry Leggio (Warden) ,Horace Trahan (Singer on Boat) ,Ritchie Montgomery (Deputy) ,Edward Grady (Boat Doctor) , Dan Kamin (Boat Captain) .     

Pháp - Tháng 8.2004



VVM.19.4.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com