Đ ứa Con Hoang Trở Về / Le Retour de L’enfant Prodigue (1) là tập truyện nói lên một đối kháng giữa luân lý, đạo đức và tôn giáo. Cuộc đời của Gide có vẻ như hướng tới con đường phóng đãng và tợ như kẻ ăn chơi bất cần đời; cho dù có ví phỏng là hoang đàng thì thông thường cũng phải xét lại để có một thẩm định sáng sủa hơn. Trong ‘Kẻ Vô Luân / L’Immoraliste’ là điều rất khó để đạt tới một tự do đích thực. Do đó; với Đứa Con Hoang Trở Về là ngỏ lời đến với chúng ta bằng một phản kháng, một bất đồng chính kiến và lòng mơ ước được yêu.
Gide viết bằng một tri nhận đứng giữa ngã ba đường của phiêu lưu ngôn ngữ và mệnh lệnh: phiêu lưu về tư tưởng và kinh nghiệm; mệnh lệnh về thể thức và bày tỏ. Đối với Gide viết như nói lên một cái gì độc đáo: tính chất, cuộc đời, nhiệt tình, và; chắc chắn có ít nhiều điều kiện của tự do, của thỏa lòng, của ban bố ‘largesse’.
Trong Tập truyện ‘Đứa Con Hoang Trở Về’ Gide chia ra 4 đoản văn gổm có :
- Đứa Con Phóng Đãng / L’Enfant Prodigue / The Prodigal Son.
- Lời Trách Của Người Cha / La Réprimande Du Père / The Father’s Reprimand.
- Lời Trách Của Người Anh Cả / La Réprimande Du Frère Ainé / The Elder Brother’s Reprimand.
- Đối Thoại Với Người Em Nhỏ / Dialogue Avec Le Frère Puiné / Dialogue With The Younger Brother.
Ở đây chúng ta chỉ đưa dẫn một đoản văn của André Gide* như thấy được toàn cảnh của câu chuyện là chủ đề xoáy quanh trong một hoàn cảnh gia đình như mọi hoàn cảnh gia đình, có lẽ; tâm trạng đó gần với chúng ta.
ĐỨA CON PHÓNG ĐÃNG
Lúc đó; sau một thời gian vắng bóng, hắn cảm thấy chán nản những thú ăn chơi kiêu kỳ như kẻ thất tình, và; chính hắn cảm thấy mình như đứa con phóng đãng, hắn nhận ra ở chính mình từ những suy sụp, khốn cùng; nghĩ đến gương mặt người cha, nghĩ đến những thứ nhỏ nhặt trong căn phòng nơi đây mẹ hắn thường xếp gọn cái giường ngủ của hắn, nghĩ về cái mảnh vườn thường tưới cây qua khe nước chảy. Nhưng từ những cái vây quanh đó mà gây cho hắn một ý muốn ra đi; nghĩ về người anh tằn tiện, bi tỉ người mà hắn không một chút gì để mến, nhưng vẫn còn giữ được trong nỗi mong đợi hắn trở về, cái đó là một phần trong cơ duyên của hắn mà thường coi hắn là kẻ ăn chơi trác táng, hắn không thể là một thằng buông thả - một đứa biết nhận tội ở chính mình thì đó là những gì mà hắn không tìm thấy hạnh phúc, ngay cả thành quả trong thời gian dài là những gì lôi cuốn đưa tới bề bộn, lôi thôi mà hắn miệt mài theo đuổi tìm kiếm trong chốn hạnh phúc đó. Ôi! hắn nghĩ: ‘nếu cha tôi; sau lần giận dữ đầu tiên đến với tôi, thời coi tôi là đứa con đã chết, có lẽ; dù là đứa con tội lỗi, hắn có thể hoan hỉ mà nhận ra ở chính hắn một lần nữa. Ừ; nếu ta nhìn hắn dưới đôi mắt tầm thường, thời cái đầu ta gục xuống và trùm lên một màu tro bụi; còn như cúi người trước mặt cha và thốt lên rằng:’Mon père, j’ai péché contre le ciel et contre toi’(2) thời tôi phải làm gì đây?’ nếu thực sự tôi đã phạm tội chống trời và chống luôn cả cha. Người cha đứng dậy với đôi tay mở rộng, ông nói: ’vào trong nhà; hởi con tôi?’ Và tức khắc đứa con ngoan ngoản đi vào theo ý cha.
Từ khi về lại nhà; hắn đứng trên đồi cao, hắn thấy những cụm khói nhả ra từ những mái ngói vào buổi chiều nhá nhem tối. Nhưng hắn đợi bóng đêm phủ lên một tấm màn đen che đậy cái nghèo nàn, túng thiếu ở nơi hắn. Trong cõi vắng hắn nghe tiếng vọng của người cha. Hắn qùi xuống để tỏ lòng kính yêu. Hắn rủ lòng và ôm mặt với đôi bàn tay; bởi hắn cảm thấy xấu hổ của cái trơ trẽn ở chính nó, và; hẳn nhiên hắn biết rằng mình là đứa con có hiếu. Hắn khát khao mong đợi. Trong cái nếp nhăn nghèo nàn khoát lên tấm thân tàn và trong tay chỉ còn một nắm trái cây ngọt đó là lương thực cho hắn, như thể là thứ đồ ăn cho heo, mà hắn cùng ăn với bầy thú. Hắn thấy như đang sửa soạn bữa ăn tối. Hắn nhận ra mẹ hắn đang đứng trước ngưỡng cửa…Hắn có thể hồi tưởng nhưng không dài lâu. Hắn tuông chạy xuống đồi và đứng trước sân nhà, con chó vàng của hắn đâu rồi hay không đủ trí nhớ để nhận ra hắn hay sủa ít tiếng cho hắn nghe. Hắn dò hỏi người giúp việc. Nhưng họ tỏ ra nghi ngờ và tránh né để chờ nghe tiếng thốt nồng nàn từ chủ nhân. Đây rồi! con tôi.
Không còn một chút hồ nghi nào mà chỉ mong đợi ở nơi đứa con phóng đãng, bởi; ngay lúc đó ông đã nhận ra những gì nơi con mình. Ông mở rộng vòng tay. Thằng con hoang qùi trước mặt ông, hắn lấy tay úp lên trán rồi vụt đứng dậy dơ cao cánh tay mặt để tạ lỗi : ‘ Mon perè! Mon père, j’ai gravement péché contre le ciel et contre toi; je ne sius plus digne que tu m’appelles. Mais du moins, comme un de tes serviteurs, le dernier, dans un coin de notre maison, laisse-moi vivre…’(3) Cha ơi! Xin cha , tôi là kẻ phạm tội nghiêm trọng chống trời chống cha. Tôi không xứng để được gọi tên. Nhưng ít ra, được giống như người hầu hạ cha, hết sức xấu hổ, hãy cho tôi trú ở một góc thầm kín trong căn nhà này. Người cha nâng hắn đứng dậy và ôm vào lòng. Ông nói:’ Mon fils! que le jour où tu reviens à moi soit béni! et sa joie, qui de son coeur déborde, pleure; il relève la tête de dessus le front de son fils qu’il baisait, se tourney vers les serviteurs: -Apportez la plus belle robe; mettez des souliers à ses pieds, un anneau précieux à son doigt. Cherchez dans nos étables les veau le plus gras, tuez-le, préparez un festin de joie, car le fils que je disais mort est vivant’(4) Này con ơi, đây là ngày được ban ơn khi con trở về với cha! Và: trong đôi dòng lệ hân hoan đó tợ như tràn ngập trong tim ông. Ông cụng đầu vào đôi lông mày trán của người con để rồi ông hôn lên đó và quay đầu về phiá những người giúp việc: - đem cái áo choàng đẹp nhất trước đây mặc cho ta. Mang đôi giày vào chân ông và đeo chiếc nhẫn qúy vào ngón tay ông. Nhìn vào sự kiên tâm nuôi nấng bầy bò nghé của họ, và; ông hạ lệnh làm thịt để dọn bữa. Sửa soạn cho một buổi thiết đãi hào hứng, dành cho con tôi; đứa mà tôi nghĩ đã chết nay còn sống. Và trong khi đưa ra những tin tức vui vẻ, ông vồn vã. Ông không muốn nói gì thêm nữa mà nói rằng:’Mẹ ơi! đứa con mà chúng con đã khóc cho sự trở về đối với chúng con’-Mère! Le fils que nous pleurions nous est rendu.
Mọi người hân hoan hát bản hùng ca như phổ lên đó hành vi vô vị của người anh cả. Hắn ngồi chung trong một cái bàn lớn bởi vì cha hắn mời và thúc bách hắn như quyền năng mệnh lệnh… Cô độc giữa đám khách mời, cho đến những người gúp việc tầm thường cũng được dự mời, hắn tỏ ra giận dữ vô cùng.Đối với người biết sám hối, ăn năn thì tại sao dành nhiều danh dự cho người khác hơn chính hắn; vậy ai là người không bao giờ nhận tội? Cha chỉ qúy trọng cái xưa cũ hơn là tình yêu. Sự xuất hiện của người cha trong bữa tiệc bởi vì ông dành sự tín nhiệm nơi người anh cả của hắn, ông chỉ mượn hắn làm vui cho đêm nay mà thôi. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì cha mẹ hắn đã một lần hứa bằng lời trách cứ chuyện đi hoang ngày mai của hắn và cũng chính tự hắn đang sắp xếp lại những lời cảnh cáo trách móc một cách nghiêm khắc.
Những ngọn đuốc sẽ gởi những cụm khói nầy về trời. Buổi tiệc tàn. Những người giúp việc dọn bàn. Bây giờ; trời đã vào đêm, không nghe một tiếng thở rì rào, linh hồn về với linh hồn -âme après âme- cả nhà mệt mỏi, họ đi ngủ. Nhưng vẫn còn đó cạnh căn buồng của kẻ đi hoang. Tôi biết một đứa khác; em nhỏ của hắn, người em suốt đêm không ngủ cho mãi tới sáng, cố dỗ giấc ngủ nhưng vô hiệu ./.
* André Gide (1869-1951) Sanh và chết ở Paris. Pháp quốc. Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới. Văn thơ và nếp sống khác đời. Giải thưởng văn chương Nobel 1947. Ông du lịch nhiều nơi; nhất là Phi châu. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị.Đáng kể nhất: Kẻ Vô Luân /L’Immoraliste (1902). Khung Cửa Hẹp/ La Porte Étroit (1909) Hoà Âm Điền Dã/ La Symphonie Pastorale (1919) là ba tác phẩm được đánh giá cao và đưa tên tuổi ông vào bất tử.
* Le Retour de l’Enfant Prodigue (1907) và riêng L’Enfant Prodigue chỉ viết ít ngày và hoàn tất toàn tập trong vòng 2 tuần .
Ghi chú:
(1): Tựa đề lấy ra từ thơ và thơ xuôi (Vers et Prose). March-May 1907.
(2) : Dựa vào Phúc âm. Luke 15:18.
(3) : Dựa vào Phúc âm. Luke 15:18-25
(4) : Dựa vào Phúc âm. Luke 15: 18-28
SÁCH ĐỌC:
‘Le Retour de L’Enfant Prodigue’ by André Gide .Pub. by Bantam, Inc 1960. France.