N guyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là “nhà tiên tri số 1” của Việt Nam mà còn là một nhà giáo, nhà hiền triết, nhà nho hết lòng trung quân ái quốc ở thế kỷ XVI.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến như cố vấn cho 3 thế lực chính trị Trịnh - Nguyễn - Mạc với tâm niệm giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than. Ông còn nổi danh bởi tài học sâu rộng, tầm nhìn chiến lược, nhà văn hóa lớn cùng với những lời sấm truyền, tiên tri vô cùng chính xác. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn rất nhiều đó!
1. Tiểu sử về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) tên húy là Văn Đạt, sinh ra dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông hiệu là Bạch Vân cư sĩ, biệt hiệu Tuyết Giang phu tử, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương nay thuộc huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng.
Trạng Trình NBK còn nổi tiếng với khả năng tiên tri, người đời còn lưu lại rất nhiều tiên đoán của ông và gọi là “Sấm Trạng Trình”. Ông còn là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn chủ quyền biển Đông.
Năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh nặng. Khi ông qua đời, nhà vua đã cử phụ chính đại thần về úy tế, dựng đền thờ và tự tay nhà vua viết biên đề.
2. Cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Đỗ trạng nguyên ở tuổi 44
Sống trong thời đại có nhiều biến cố, ông không vội tham gia khoa cử, mãi đến năm 1535, dưới thời Mạc Thái Tông thịnh trị nhất triều Mạc ông mới ứng thi và đỗ trạng nguyên. Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm Đông các hiệu thử rồi lần lượt giữ các chức Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Khi Mạc Hiển Tông lên ngôi vua, ông đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng vua không chấp nhận. Năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ chức quan, lui về quê dạy học. Hai năm sau, vua Mạc lại mời ông ra làm quan, phong tước Trình Nguyên Hầu, thăng chức Thượng thư bộ Lại Pháp phó, tước Trình Quốc Công. Vì thế, người đời thường gọi ông là trạng Trình.
2.2. Sấm Trạng Trình
Sau này, Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ, người đời xem cụ là “nhà tiên tri số 1” trong lịch sử Việt. Để lại nhiều câu sấm ký nên được gọi chung là “Sấm Trạng Trình”. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu sấm “Việt Nam khởi tổ gây nên”. Tên trước lúc Trạng Trình tiên tri là Đại Việt, 300 năm sau đổi thành Nam Việt và sau đó là Việt Nam.
Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho hậu thế 478 câu sấm, có tuổi đời trên 500 năm. Lạ kỳ thay đã có không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt hơn 500 năm qua có không ít điều “ứng” với các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình”.
3. 6 Lời tiên tri nổi tiếng ứng nghiệm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
-“Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”
Ông đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc: “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”. Điều này có nghĩa là, nếu chạy lên Cao Bằng thì tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng và tồn tại được thêm 3 đời nữa.
-“Hoàng sơn nhất đái khả dĩ dung thân”
“Hoàng sơn nhất đái khả dĩ dung thân” là lời sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra cho nhà Nguyễn. Nhờ đó, nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi, đất nước ta mới có hình thái như bây giờ.
Năm 1568, chúa Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết. Thấy số phận mình nguy cấp nên đã sai người đến diện kiến Trạng Trình ở am Bạch Vân xin lời sấm. Cụ Trạng cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói: “Hoàng sơn nhất đái khả dĩ dung thân”, có nghĩa là một dải Hoàng sơn có thể dung thân được.
Hiểu được ý đó, Nguyễn Hoàng nhờ chị xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Hải Vân trở vào. Điều này đã giúp nhà Nguyễn xây dựng nên đế chế ở phương Nam. Sau này, nhà Nguyễn đã đổi câu sấm của Trạng Trình thành: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” với dụng ý sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi.
Tầm nhìn chiến lược về biển Đông
Lịch sử đã không ít lần có cơ hội kiểm chứng những dự báo chiến lược với tầm nhìn địa chính trị vượt trước thời đại nhiều thế kỷ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai câu thơ :
“Vạn lý Đông minh quy bả ác
Ức niên Nam cực điện long bình”
Dịch:
Vạn dặm biển Đông thu về giữ chặt trong tay,
Ức (*) năm phương Nam vững vàng to lớn bình an.
(*) vạn = 10.000, ức = 100.000, triệu = 1.000.000.
trong bài “Cự ngao đới sơn” (Bạch Vân am thi tập) ở thế kỷ 16 của ông có thể xem là lời đúc kết hàm súc nhất về tầm quan trọng chiến lược của quan hệ địa chính trị trên biển Đông (còn được gọi biển Hoa Nam hay biển Nam Trung Hoa) đối với an ninh quốc phòng (chủ quyền biển đảo) của VN và cả khu vực Đông Nam Á ngày nay.
Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hiện còn để lại khoảng 1.000 bài thơ chữ Hán và trên dưới 200 bào thơ Nôm trong "Bạch Vân am tập " và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”. Nhận xét về thơ Trạng Trình, nhà sử học Phan Huy Chú trong thế kỉ XIX có viết: “Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời”.
Mảng thơ viết về thiên nhiên và vịnh nhàn chiếm một tỉ lệ sang trọng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-Bài thơ Nôm số 73 của Tiên sinh mà người soạn sách Ngữ văn đặt cho cái nhan đề "Nhàn" tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn thanh cao của “ông Tiên giữa cõi trần” này.
Bài thơ “NHÀN” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, đó là những vần thơ “giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị”
"Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn, nào ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
QUÊ NỘI: Huyện THANH OAI
Thanh Oai
Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 km, có vị trí địa lý:
. Phía đông giáp huyện Thường Tín
. Phía tây giáp huyện Chương Mỹ
. Phía nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên
. Phía bắc giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Trì.
Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 142,31km2. Dân số năm 2019: trên 185.400 người. Đền Nội Bình Đà ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai & Tam nguyên Vũ Phạm Hàm
Lịch sử: Từ thời đại Hùng Vương, Thanh Oai đã là trung tâm của nhà nước Văn Lang.
Vào triều vua Lý Cao Tông (1176- 1210), năm 1207 địa phương Thanh Oai đổi là huyện Thanh Oai. Như vậy, tính tới năm 2007, huyện Thanh Oai đã có lịch sử hình thành 800 năm.
Danh nhân
Đệ nhất giáp Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm (1864-1906): tự Mộng Hải, hiệu Thư Trì. Người làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đỗ Giải nguyên khoa Giáp Thân (1884). Đỗ Hội nguyên và Đình Nguyên, Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ tam danh (Thám Hoa) khoa Nhâm Thìn niên hiệu Thành Thái 4 (1892). Là vị Tam khôi cuối cùng của nền khoa bảng phong kiến ở Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam chỉ có vài Tam nguyên là Đệ nhất giáp, gồm có Phạm Đôn Lễ, Vũ Dương, Lê Quý Đôn (triều Lê) và VPH.
Ông thuộc /PhânChi 33– Hệ 9/ theo Tộc Phả 2011 Họ PHẠM VŨ – ĐÔN THƯ, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. . .
SINH tại QUÊ NGOẠI: Huyện Thanh Trì, Làng Pháp Vân. Đường Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ & Cầu Thanh Trì nhìn từ Gia Lâm.
Thanh Trì
Là một huyện ven đô nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội. Huyện Thanh Trì có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Văn Điển (huyện lỵ) và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.
Cầu Thanh Trì
Là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cây cầu nằm trên lý trình km164 + 646 Quốc lộ 1 nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm, bắt đầu từ điểm cắt Quốc lộ 1 tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Cổ Bi (Gia Lâm). Với chiều rộng hơn 33m, dài 3km, cầu Thanh Trì là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam tại thời điểm hoàn thành. Thanh Liệt là một xã thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thanh Liệt là một làng cổ, chạy dọc sông Tô Lịch trên chiều dài chừng hơn 1 km, bên sông này có chiếc cầu Quang Bình bắc qua, nối làng với làng Bằng Liệt; lại có Cầu Tó bắc song song trên đường 70 Văn Điển - Hà Đông, không chỉ thuận tiện cho đi lại mà còn tạo ra cảnh quan đẹp.
Ngày 20/4/1961, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá II thông qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội. Trong đó xã Thanh Liệt thuộc huyện Thanh Trì cùng với một số xã khác được chuyển từ tỉnh Hà Đông về thành phố Hà Nộị.
Đường Pháp Vân chạy qua (hoặc cũng có ở) 3 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
- Huyện Thanh Trì - Huyện Đông Anh - Quận Hoàng Mai.
Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, kề cận với đường quốc lộ 1A, 1B, phía Bắc có đường vành đai 3 chạy qua, phía Đông giáp công viên Yên Sở. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển một khu đô thị mới hiện đại. Đã khởi công xây dựng tháng 10/2002. Kế hoạch hoàn thành dự án: 5 năm. Nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp là một quần thể bao gồm hơn 20 nhà cao tầng, hơn 100 nhà biệt thự, nhà vườn, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, siêu thị, nhà hàng, bệnh viện, trường học, mẫu giáo nhà trẻ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt cho hàng nghìn người dân
Danh nhân và khoa cử
Thế kỷ thứ VI, làng Thanh Liệt sản sinh một người con trở thành vị tướng tài là Phạm Tu (476 - 545).Ông có công lớn giúp Lý Bí (Lý Nam Đế) đánh đuổi giặc Lương, lập ra nước Vạn Xuân độc lập (năm 544). Phạm Tu được suy tôn là Thượng Thủy tổ của Họ PHẠM VN.
Làng Thanh Liệt nổi tiếng về truyền thống học hành thành đạt. Đây là quê hương của Chu Văn An (1292 - 1370) - vị Nho thần nổi tiếng cương trực, đào tạo được nhiều học trò giỏi cho đất nước vào cuối thời Trần, trở thành vị "Thánh sư" cho nền giáo dục Nho học Việt Nam.
Ta dại ta tìm NƠI VẮNG VẺ: Huyện Bình Chánh TP.HCM
Bình Chánh là một huyện ngoại thành thuộc TP.HCM. Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm cửa ngõ chính phía tây và phía nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,... Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 3 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa và quận Bình Tân, TP.HCM (theo thống kê dân số năm 2019).
Trước năm 1975, Bình Chánh là một quận trực thuộc tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, quận Bình Chánh được đổi thành huyện Bình Chánh trực thuộc TP. HCM cho đến nay.
Đưa 4 huyện lên thành phố, 1 huyện lên quận.
Tháng 1/2021, Sở Nội vụ TP HCM có kế hoạch xây dựng Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc thành phố, giai đoạn 2021-2030, với lý do các địa phương này có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều khu đô thị, hạ tầng, tuyến cao tốc đã và đang hình thành. Trình độ dân trí, lối sống đô thị ở 5 huyện không khác nhiều các quận nội thành.
Theo định hướng, huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh sẽ phát triển thành TP trực thuộc TP.HCM và huyện Nhà Bè sẽ phát triển thành quận đô thị vệ tinh. Sáng 2-6, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc TP trực thuộc TP.HCM giai đoạn 2021-2023.
Vĩnh Lộc B là một xã thuộc huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Xã Vĩnh Lộc B nằm ở phía bắc huyện Bình Chánh, có vị trí địa lý: -Phía đông giáp quận Bình Tân -Phía tây và phía nam giáp xã Phạm Văn Hai & -Phía bắc giáp xã Vĩnh Lộc A (Vĩnh Lộc A có Khu Cong Nghiệp V. Lộc, DT tự nhiên là 1.966,32 ha, Năm 2011 là 11.935 hộ với 62.877 nhân khẩu) Xã V.Lộc B có diện tích 17,44 km², dân số năm 2021 là 140.226 người, mật độ dân số đạt 8.040 người/km².
Vĩnh Lộc được đặt theo tên huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa: Huyện Vĩnh Lộc nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa.
Lịch sử
Thời Trần - Hồ - Lê sơ, huyện Vĩnh Lộc ngày nay có tên là huyện Vĩnh Ninh. Thời Lê Trung Hưng, do tránh húy vua Lê Trang Tông nên gọi là huyện Vĩnh Phúc.
Từ thời Tây Sơn, do tránh tên húy của cha vua Quang Trung (là Hồ Phi Phúc) mà gọi là huyện Vĩnh Lộc như hiện nay.
Vĩnh Lộc thời nhà Trần là thái ấp của Lê Tần, một danh tướng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất; quê hương của Trần Khát Chân, danh tướng cuối đời nhà Trần; của các chúa Trịnh, thái tể Hoàng Đình Ái, trạng nguyên Trịnh Tuệ, Trịnh Khả, Trịnh Duy Sản... là những danh tướng thời nhà Hậu Lê và của Tống Duy Tân, danh sĩ chống thực dân Pháp.
Ngày 28/ 1/1992, thành lập thị trấn Vĩnh Lộc (thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lộc) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc và Vĩnh Tiến. Huyện Vĩnh Lộc có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
Văn hóa Núi đá vôi ở huyện Vĩnh Lộc & Cổng phía nam Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc Thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới . . .
2 tỉnh Quảng Bình & An Giang cũng có Xã Vĩnh Lộc:
-Điện thành hoàng Vĩnh Lộc Làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
-Đình thần Vĩnh Lộc tọa lạc tại ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang.
Một số địa điểm nổi bật tại Huyện Bình Chánh TP.HCM
Cánh Đồng Hoa Springfield Cottage & Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài.
- Cánh Đồng Hoa Springfield Cottage
Tọa lạc tại địa chỉ A16/485R8 đường Phong Phú, ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 phút chạy xe, Cánh Đồng Hoa – Springfiel Cottage là một khu homestay độc đáo với không gian khác lạ giữa phố thị xô bồ – nơi để bạn cảm nhận một khu rừng xanh mát, những mái chòi nổi trên mặt nước và không gian vô cùng yên tĩnh. Đây chính là điểm đến cuối cùng trong danh sách địa điểm vui chơi ở Bình Chánh vì ở nơi đây vô cùng yên tĩnh và thi vị.
- Sự tích về chùa Phật cô đơn
Chùa Phật Cô Đơn là tên dân gian đặt cho và thường xuyên sử dụng trở thành một thói quen. Bát Bửu Phật Đài mới là tên chính thức của chùa. Ngôi chùa này toạ lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 30km về hướng Tây Nam.
Kiến trúc chùa Phật Cô Đơn
Chùa Phật Cô đơn ngày nay đã được tu sửa nhiều xong vẫn mang đậm nét nguyên sơ, cổ kính, lấp ló trong những khu rừng bạch đàn xanh mướt tạo nên vẻ yên tĩnh và trầm mặc – Đặc trưng của những ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Tổng thể kiến trúc của chùa được xây dựng trên một mảnh đất khoảng hơn 30ha. Chính vì vậy, mọi không gian trong chùa các khu điện thờ đều vô cùng khang trang, thoáng mát và rất rộng rãi.
Chùa Phật Cô đơn ngày nay đã được tu sửa nhiều xong vẫn mang đậm nét nguyên sơ, cổ kính, lấp ló trong những khu rừng bạch đàn xanh mướt tạo nên vẻ yên tĩnh và trầm mặc – Đặc trưng của những ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
PHẠM VŨ có QUÊ NỘI: Huyện THANH OAI - Sinh tại QUÊ NGOẠI: Huyện Thanh Trì, Pháp Vân, HANOI
Ta dại ta tìm NƠI VẮNG VẺ: Huyện Bình Chánh TP.HCM - Quận 5 (1972) -> Gò Vấp (2001) -> Vĩnh Lộc B (2023).
LANG THANG TỪ THUỞ CHÀO ĐỜI
NHẪN NHỊN NẺO TRƯỚC, YÊN VUI DẶM VỀ