TIẾNG CHUÔNG NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI
Mời qúy vị mở nghe "Silent Night, Holy Night"
V ới người Hà Nội và du khách năm châu, Nhà Thờ Lớn Hà Nội là một không gian Văn hóa Đẹp huyền diệu & Sáng như Paris. Tiếng chuông ngân nga Chào Bình Minh tan trong từng giọt nước biếc Hồ Gươm, làm say đắm Tâm hồn Hà Nội nhiều thế kỷ nay.
Với những người không phân biệt tiếng nói, màu da, mang trong mình dòng chảy Văn hóa Tâm linh, Nhà Thờ Lớn Hà Nội là một Không gian thiêng. Nơi đây con người kết nối cùng Đức Chúa Trời, Đức Mẹ Maria Thánh Nữ Đồng Trinh, Chúa Giê- su, và các vị Thánh Thần… ở cõi Thiên, trong Ánh Sáng tràn ngập Thánh đường và tiếng chuông ngân rung thánh thót ngày ngày, lại đêm đêm.
Với riêng tôi, Nhà Thờ Lớn Hà Nội là tất cả. Là thế giới Văn hóa, Nghệ thuật, Tri thức, Tâm linh Thần Thánh. Tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội rung ngân mỗi sớm, mỗi chiều, bên Hồ Gươm, đã ngự vào đại gia đình, vợ chồng, con cháu chúng tôi từng thời khắc, qua tiếng chuông Đồng hồ ODO cổ kính, thiêng liêng, mà người Pháp đã rơi mồ hôi, có khi đổ máu, chở xuống tàu, băng đại dương, mang đến xứ sở đèn đom đóm, thơm lúa đồng, cho tôi hôm nay.
Tiếng chuông đồng hồ ODO trong nhà tôi, hay tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội, cũng là Tiếng Chuông Nhà Thờ Đức Bà Paris, thức ngủ cùng tôi. Khai mở những giấc mơ Thần Thánh.
Là con của Mẫu Phật Việt. Là Phật tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi vẫn dành không ít thời gian sống của mình để chiêm ngưỡng và kết nối cùng Ánh Sáng Thiên Chúa trong Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Tôi học Kinh Phật cùng Kinh Thánh. Tôi cầu nguyện Mẫu Phật Việt Hương Vân Cái Bồ Tát- Đỗ Qúy Thị, & Đại Bi Hội Thượng Phật cùng Chúa Trời. Tôi hát Thánh ca cùng cộng đoàn:
Ngày đầu năm, có tiếng chim oanh tung tăng vang vườn Hồng. Vườn Đào khắp nơi chào mừng Chúa Xuân. Này đoàn con hân hoan kính dâng Chúa muôn loài câu kinh ân tình, vì một năm sống trong an bình…
Nhà Thờ Lớn Hà Nội- Thơm bàn tay Người Việt
Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội. Nơi có ngai tòa của Tổng Giám mục. Đây là một nhà thờ cổ kính của Hà Nội. Thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.
Theo một số tài liệu lịch sử như sách của Louvet "La vie de Mgr. Puginier", tiểu thuyết lịch sử "Bóng nước Hồ Gươm" của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Paris (M.E.P.)… khu đất này xưa kia là đất của Báo Thiên Tự (Chùa tháp Báo Thiên) được xây dựng đời Nhà Lý. Đây là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý- Trần. Đến thời Lê- Nguyễn, đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu quốc thái dân an...
Tu ngôi nhà thờ tạm bằng gỗ. Năm 1884-1888. Giáo hội Công giáo xây nhà lại thờ bằng gạch, tốn khoảng 200.000 franc Pháp. Khi đó, Giám mục xin chính quyền bảo hộ Pháp cho mở xổ số để quyên góp. Hai lần bị từ chối. Rồi ông được chấp thuận. Mở hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai 1886), quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp. Cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ tiền hoàn thành nhà thờ năm 1886.
Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Đây là ngôi Thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).
Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Trên một khu đất rộng, liền kề với tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.
Nhà Thờ Lớn Hà Nội- Kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic Trung cổ châu Âu. Rất thịnh hành trong thế kỷ XII và thời Phục Hưng ở châu Âu. Đó là Kiến trúc mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời.
Vật liệu xây dựng chính của Nhà thờ Lớn Hà Nội là gạch đất nung- Tinh hoa xây dựng của Tổ Tiên Việt. Tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn. Hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique. Kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu thu Ánh Sáng Mặt Trời lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Hài hòa tạo nguồn Ánh Sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ.
Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống Việt. Chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng, chở hồn Việt, tinh túy độc nhất vô nhị thế gian. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m. Tượng đất nung là Tinh hoa thơm bàn tay người Việt cổ.
Tượng Đức Mẹ- Thiêng liêng Quảng trường Nhà thờ
Nhà thờ Lớn Hà Nội có một bộ chuông Tây. Gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ. Hệ thống chuông báo đồng hồ, liên kết với năm quả chuông treo trên hai tháp.
Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại. Xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. Khuôn viên Nhà Thờ Lớn Hà Nội Đẹp như thơ. Thoảng hương hoa lá, cỏ cây Hà Thành.
Nhà thờ Lớn Hà Nội là Nhà thờ Chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Ngày thường, nhà thờ có hai Thánh lễ. Ngày Chủ nhật có bảy Thánh lễ. Ngoài ra, nhà thờ còn tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội là Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm. Du khách năm châu, có Đạo, thăm Hà Nội, thỏa mãn ước muốn được cầu nguyện tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, như khi họ ở quê hương nhà mình.
Nhà thờ Đức Bà Paris trong lòng Hà Nội
Người Pháp mê say Đất Việt bốn mùa nắng. Bốn mùa xanh. Mùa Thu châu Âu rụng lá vàng. Nước Việt Thu, cây lá vẫn cứ xanh. Mùa Đông châu Âu tuyết trắng lạnh sập Trời. Cây lá Việt vẫn cứ xanh. Nước Hồ Gươm, xanh bất diệt. Chim hót ríu ran suốt cả ngày. Từ Hồ Gươm chim hót chuyền cành về những cụ Sấu, trong ngõ nhỏ nhà tôi.
Người Pháp mê Dân Việt hồn hậu, hiền lành. Người Việt Thờ Trời, cúng Đất, thờ cúng Tổ Tiên. Tổ Tiên Việt hơn bảy nghìn năm trước đã tu theo Đạo hư không. Hướng Tâm hồn lên Thượng đế và Thần Mặt Trời, Thần núi, Thần sông, tôn vinh những người anh hùng cứu nước, khai sáng dân là Thần, Thánh.
Người Pháp mê Tâm hồn Việt tinh tế, lãng mạn, bay bổng… mà mang Nhà thờ Thiên Chúa sang đây. Dân Việt thả hồn theo tiếng chuông nhà thờ ngân rung trên sóng lúa vàng, xanh, mà tạ ơn Chúa Trời, Thượng đế.
Mê đắm nhau nhiều như thế! Người Pháp đã mang cả Paris về Hà Nội. Tiếc thay! Loài người không thể đến với nhau bằng Bạo lực.
Hương đắm mê còn lại. Chút Hương café Hà Nội phố hôm nay, lắng đọng Tiếng Chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Đó là Nhà thờ Đức Bà Paris trong lòng Hà Nội.
Nhà thờ Đức Bà Paris- Thủ đô Ánh Sáng
Nhà thờ Đức Bà Paris (Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.
Theo truyền thuyết. Thánh Dennis truyền bá Kitô giáo vào thành phố Paris khoảng năm 250. Công trình tôn giáo đầu tiên có thể đã được xây dựng bên bờ trái sông Seine, cạnh Val-de-Grâce ngày nay. Nhưng sử sách đã không ghi lại được chính xác về nhà thờ lớn đầu tiên của Paris cũng như các nhà thờ sau đó.
Theo những dấu tích, trên đảo Île de la Cité từng có một ngôi đền, rồi được thay thế bởi một nhà thờ Cơ Đốc giáo mang tên Saint-Etienne. Nhưng không thể biết nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ IV rồi được tu sửa sau đó hay xây vào thế kỷ VII trên dấu tích cũ.
Một điều chắc chắn rằng Saint-Etienne là một giáo đường rất lớn và giống với các nhà thờ cổ khác của La Mã hay Ravenna. Bên trong, năm gian được chia cách bởi những cột lớn, tường được trang trí ghép mảnh. Phía Bắc nhà thờ còn có nhà rửa tội mang tên Saint-Jean le Rond.
Bên bờ trái sông Seine. Tu viện Saint-Germain-des-Prés được xây khoảng thập niên 540. Nhưng thế kỷ IX và X. Những người Normand thường xuyên tấn công Paris. Đã phá hủy tu viện Saint-Germain-des-Prés. Tu viện mới được xây lại trong khoảng 990 tới 1021.
Thế kỷ XII. Paris là một thành phố quan trọng của Kitô giáo. Thời này, Paris phát triển mạnh mẽ về dân số và kinh tế. Nhà buôn và thợ thủ công tập trung tại chợ lớn bên bờ phải sông Seine. Trường học của nhà thờ tạo được uy tín. Vương triều Capet quay trở lại Paris.
Ngày 12- 10- 1160. Thời Louis VII. Maurice de Sully trúng cử giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ. Nhà thờ được thờ Đức Mẹ theo phong cách kiến trúc mới. Về sau gọi là kiến trúc Gothic. Cùng với việc xây dựng nhà thờ là cả một dự án quy hoạch đô thị.
Năm 1163. Viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alexanđê III và vua Louis VII. Tên của kiến trúc sư đầu tiên, không được nhắc tới. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công việc cho tới năm 1196. Giám mục Eudes de Sully. Tiếp tục.
Các xây dựng tiếp theo từ cuối thế kỷ XIII tới đầu thế kỷ VIX. Tên tuổi các kiến trúc sư được ghi lại: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller.
Tiếng Chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội & Quasimodo
Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Chiều lại qua chiều. Đi giữa đường thơm hoa Đại trong khuôn viên Nhà Thờ. Tiếng chuông thánh thót rung, ướp hương hoa nhè nhẹ. Tôi gặp chàng Quasimodo mà tôi yêu.
Âm ba đồng vọng. Trái tim Quasimodo rung động vi diệu cùng năm chị em quả chuông trong hai tháp Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Tôi đã gặp chàng trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris, 1831) của Đại văn hào Pháp Victor Hugo.
Tôi mê những trang Victor Hugo miêu tả những quả chuông và Tiếng Chuông Nhà Đức Bà Paris hòa ca bởi tay chàng Quasimodo. Tiếng chuông Tình yêu bất tử của chàng rung nức nở cùng nhân loại gần hai thế kỷ nay. Không dứt. Tiếng chuông nức nở tràn ngập Địa cầu.
Nhà thờ Đức Bà Paris ra đời năm 1828. Bởi Victor Hugo yêu đắm say ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Thủ đô Paris. Thủ đô Ánh Sáng. Ông đã sống cùng nhà thờ Đức bà Paris. Kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ, nảy sinh ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết đẫm hồn lịch sử nước Pháp. Lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Nhà thờ Đức Bà Paris đã nâng ngôi nhà thờ cổ kính, tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Nhà thờ Đức Bà Paris vươn đến một tầm cao triết lý về tình yêu bất diệt của Con Người và sự diệt vong của Bạo lực.
Hình tượng Esméralda, cô gái hát rong và chàng gù Quasimodo kéo chuông Nhà Thờ Đức Bà Paris trường tồn cùng nhân loại. Mãi mãi ngân nga bản giao hưởng Thánh ca Tình yêu Con Người.
Esméralda bỏ qua vụ chàng bắt cóc nàng. Nàng leo lên đài bêu, đem nước cho Quasimodo uống. Trong lúc hắn bị xử phạt trên đài bêu vì tội bắt cóc và gây rối loạn ban đêm. Vẻ đẹp và tấm lòng của Esméralda thức tỉnh trái tim cằn cỗi, của chàng. Quasimodo yêu nàng. Một tình yêu bất diệt. Không cần đền đáp.
Rồi... Esméralda bị kết án treo cổ. Quasimodo phá pháp trường. Cứu Esméralda. Chàng đem cô vào trú ẩn an toàn trong Nhà thờ Đức Bà. Chăm chút cô từng miếng bánh, nước uống. Thức tỉnh cô nhìn vào Trái tim. Không nhìn vẻ bề ngoài. Những người ăn mày đang nóng lòng chờ Esméralda. Không thấy cô trở lại. Họ tấn công vào nhà thờ để cứu cô. Quasimodo tưởng họ đến giết Esméralda. Chàng chiến đấu, đẩy lùi họ…
Esméralda bị đem đi treo cổ một lần nữa. Quasimodo căm giận, khi chứng kiến nụ cười thâm độc của phó Giám mục nhìn Esméralda bị đưa ra xử tử. Chàng xô Frollo ngã từ trên tháp chuông nhà thờ xuống đất. Quasimodo ôm xác Esméralda. Chàng cùng chết với nàng trong hầm mộ. Tám tháng sau. Ngôi mộ bị quật lên. Người ta kinh ngạc nhìn thấy hai bộ xương của Chàng và Nàng quấn chặt nhau.
Nhà Thờ Lớn Hà Nội- Sắc hương Đức Mẹ Maria
Cả nhân loại ngợi ca Người Mẹ. Kinh Thánh tôn vinh Maria Đức Mẹ là Mẹ Mùa Xuân. Mẹ Ánh Sáng. Mẹ Đồng Trinh. Nữ Trinh. Mẹ Suối nguồn Tinh khiết vô tận…
Hà Nội đã bao mùa Giáng sinh? Người Hà Nội bấy nhiêu mùa Giáng Sinh, tràn qua đêm lạnh buốt, đổ về Trung tâm quảng trường Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Trước Đài Đức Mẹ. Tiếng Chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội điểm nhịp Thánh đường. Mọi người hòa giọng hát Lạy Mẹ Mến Yêu:
Lạy Mẹ mến yêu! Ôi! Nữ vương chói ngời huy hoàng
Mẹ là trinh khiết đẹp tươi hơn vạn hào quang
Lạy Mẹ mến yêu! Ôi! Nữ vương nhân từ dịu dàng
Đoàn con hướng về Mẹ Lành, là suối Tình Thương
(Thánh ca Cộng đồng)