K hông biết câu ca Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra xuất hiện từ bao giờ và mang ý nghĩa gì? Phần lớn thời gian, người Việt cho rằng nó là lời ca ngợi công lao của các bậc sinh thành, là bài học dạy về đạo hiếu. Chỉ sang thế kỷ XXI, nhờ ông Đỗ Ngọc Thành người gốc Triều Châu chỉ cho, ta mới biết Trong Nguồn chính là Trung Nguyên hôm nay. Cũng từ đó ngộ ra Thái Sơn, Trong Nguồn là nơi phát tích của người Việt. Tuy nhiên, Thái Sơn-Trong Nguồn là địa bàn rộng mênh mông của lưu vực Hoàng Hà thì chỗ nào là nơi chôn nhau, cắt rốn của tổ tiên ta? Nhiều năm chúng tôi đi tìm địa chỉ thiêng liêng này. Để tìm kiếm, trước hết cần xác định mã di truyền của người Việt rồi từ đó lần theo dấu máu tìm tới địa điểm xuất hiện đầu tiên của nòi giống. Nhân chủng học xác định người Việt hiện đại thuộc chủng Mongoloid phương Nam (South Mongoloid). Các nghiên cứu di truyền và khảo cổ cho thấy, hiện nay người Mongoloid phương Nam chiếm đại đa số dân cư Đông Á. Vậy nơi đầu tiên mà chủng này xuất hiện là đâu?
Rất may là từ 1953, khảo cổ học Trung Quốc khám phá di chỉ Thời kỳ đồ đá mới Bán Pha (Banpo) thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều ở Tây An tỉnh Thiểm Tây, có tuổi 4500-3750 TCN. Đó là ngôi làng tiêu biểu của Thời kỳ đồ đá mới với 250 ngôi mộ đã được khai quật. (1) Từ xương cốt người Bán Pha, các nhà khoa học nhận định: “Người Ngưỡng Thiều mang đặc tính cơ thể gần nhất với người Trung Hoa hiện đại ở miền Nam Trung Quốc và người Đông Dương hiện đại. Gần gũi tiếp theo của họ là với người Trung Hoa hiện đại ở Bắc Trung Quốc. Họ có những đặc trưng thể chất khác biệt rõ ràng với người Eskimos của Alaska, Tungus của Manchuria, người Tây Tạng, và người Mongoloid vùng hồ Baikal. Theo thuật ngữ nhân chủng học Xô-viết được chấp nhận bởi trường phái lục địa Trung Hoa, người Ngưỡng Thiều Trung Quốc được phân loại theo “chi nhánh Thái Bình Dương của chủng Mongoloid” hoặc “chủng Mongoloid phương Nam,” và như vậy là phân biệt với các proto-Tungus của Manchuria, những người được xếp vào chủng “Mongoloid phương Bắc” (Ho 1975: 38)”. (2)
Di cốt người Mông Cổ phương Nam sớm nhất khoảng 7000 năm trước được khảo cổ học phát hiện tại di chỉ Banpo văn hóa ngưỡng Thiều với những đặc điểm cho thấy đó là tổ tiên người Trung Quốc hiện đại. Câu hỏi tiếp: họ từ đâu ra? Trái ngược với quan niệm truyền thống cho rằng “người Hán từ phía Tây xâm nhập Nam Hoàng Hà,” trong công trình của mình, do không tìm thấy dấu tích họ ở phía Tây, tác giả Ho Ping Ti nói họ từ phía Nam lên. Điều này không phù hợp thực tế vì suốt Thời đồ đá, phía Nam không có người Mongoloid. Mặt khác, Mongoloid phương Nam là chủng hoàn toàn mới, lần đầu tiên xuất hiên trong lịch sử tại văn hóa Ngưỡng Thiều. Vậy họ từ đâu ra? Chúng tôi cho rằng, chỉ có thể họ được sinh ra tại chỗ. Đó là kết quả của việc hòa huyết giữa người North Mongoloid du mục trên bờ Bắc và người Việt chủng Australoid trồng kê ở bờ Nam Hoàng Hà. Từ khảo sát thành phần dân cư Đông Á cho thấy, sống trên lưu vực Hoàng Hà chủ yếu là người Indonesian, cộng đồng đa số, chiếm 60% dân cư Đông Á.
Việc gặp gỡ, giao dịch giữa người Việt và người Mông Cổ không chỉ để trao đổi sản phẩm mà còn trong hợp tác sản xuất. Khảo cổ học phát hiện văn hóa trồng kê Hồng Sơn của người Mông Cổ là sự tiếp nối của văn hóa Ngưỡng Thiều. Điều này có nghĩa là người Việt đem cây kê, giống gà, giống chó, giống lợn tiếp giúp dân Mông Cổ thành lập địa điểm trồng kê Hồng Sơn. Trong quá trình tiếp xúc tất diễn ra hôn phối giữa trai gái của hai cộng đồng. Về mặt di truyền, giao phối giữa chủng North Mongoloid với chủng Australoid sẽ cho ra kết quả như sau: N x A = 25%N + 25% A + 50% NA. Nhưng trong trường hợp này, chủng Australoid là nhánh Indonesian mã di truyền O3M122. Như nói ở trên, trong bốn chủng người được sinh ra tại Việt Nam, chủng Indonesian mang lượng máu Mongoloid cao nhất. Vì vậy, chỉ cần nhận thêm lượng nhỏ máu Mongoloid thì như giọt nước tràn ly, tỷ lệ gen Mongoloid trong cơ thể con lai vượt quá thành phần của chủng Australoid để chuyển sang Mongoloid phương Nam. Đến lượt mình, những cá thể Mongoloid phương Nam mới này lai giống tiếp với đồng bào của mình, họ cũng truyền cho con cháu một lượng gen Mongoloid… Kết quả là 100% cá thể lai mang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Cứ thế, như phản ứng dây chuyền hay như trong trò chơi domino, số lượng cá thể Mongoloid phương Nam tăng rất nhanh trong cộng đồng. Kết quả là khoảng 6000 năm trước, người Mongoloid phương Nam thành chủ thể trong dân cư lưu vực Hoàng Hà. Và từ đây, trong tiến trình lịch sử, người Mongoloid phương Nam, còn được gọi là người Việt hiện đại đi về phía Nam, chuyển hóa dân cư Nam Dương Tử và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam.
Bây giờ, khi xác định làng Bán Pha là nơi chôn nhau cắt rốn của nòi giống Việt, chúng ta dừng lại để khảo sát xem cách nay 7000 năm, tổ tiên ta sinh sống như thế nào.
Làng Banpo, quận Ba Kiều, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nằm trên một sân thượng thứ cấp phủ đầy hoàng thổ ở phía bên phải của hạ lưu sông Trần (Chan), được hỗ trợ bởi Bailuyuan (Bạch Lộc Nguyên) và cách sông 800 mét. Hơn 6.000 năm trước, trên bờ một nhánh của sông Vị Hà (Weihe), có một bộ lạc thị tộc cổ đại – Banpo. Đây là núi Bạch Lộc Trung Nam (Bailu Zhongnan) phía đông có thể đi săn bắn quanh năm, phía bắc là vùng đồng bằng trống trải thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nước sông chảy qua đây cung cấp rất nhiều nguồn lợi thủy sản. Qua xác định của các chuyên gia khảo cổ học và phân tích vật lý, Làng Banpo lúc bấy giờ thuộc vùng cận nhiệt đới, khí hậu ấm ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm, rất thích hợp cho sự phát triển của con người.
Bộ lạc Banpo có khoảng 400-600 người, thuộc quy mô lớn thời đó. “Ngôi làng” Banpo được chia thành ba phần bởi một con mương lớn. Câu Đông (Goudong) là khu làm gốm, về phía bắc là nghĩa trang tập thể và Đại Vị Câu (Daweigou) được bao quanh bởi khu dân cư. Một ngôi nhà lớn với diện tích khoảng 160 mét vuông là trung tâm của cả bộ tộc Banpo, phía trước có một quảng trường trung tâm rộng lớn. Ngôi đình lớn này là công trình chung của thị tộc, là nơi để mọi người họp bàn công việc, trưởng tộc và bộ tộc cùng một số già trẻ sinh sống tại đây. Ngôi nhà lớn và quảng trường nơi nó tọa lạc là lõi của toàn bộ khu dân cư. Xung quanh nhà lớn có hàng loạt ngôi nhà nhỏ, cửa các phòng đều mở về phía nhà lớn, các vách ngăn và bố cục rất hợp lý, hình thức kiến trúc của nó cũng phản ánh quá trình phát triển của người nguyên thủy từ đời sống chui lủi lên đời sống mặt đất. Những ngôi nhà được đào sâu tới một mét so với mặt đất và sau đó đất được sử dụng để làm nền cho các bức tường. Tường làm bằng gỗ và lợp mái tranh. Đất sét và phên được sử dụng để làm vách ngăn cách nhiệt. Các bức tường được gia cố bằng đất sét nung. Mọi tòa nhà trong làng đều có hình tròn, ngôi làng có hình bầu dục. Những ngôi nhà có sàn đất sét nung cứng và hiên trước được che bóng bởi mái tranh. Có những người phụ nữ đã có gia đình sống trong những ngôi nhà nhỏ và những người đàn ông ở các thị tộc khác đi về thăm nom, tất nhiên sẽ có những cuộc hôn nhân kép giữa nam và nữ tương đối ổn định, nhưng nó hoàn toàn khác với chế độ một vợ một chồng sau này. Con cái vẫn chỉ được biết đến mẹ, không biết cha. Văn hóa Yangshao là mẫu hệ, bằng chứng vật lý từ Banpo đã tự nói lên điều đó: mỗi ngôi mộ của phụ nữ được mở ra đều có nhiều vật chôn theo hơn mộ nam giới. Không có ngôi nào trong số 250 ngôi mộ được khai quật cho thấy dấu hiệu của một thủ lĩnh nam nhưng có nhiều bằng chứng về các thủ lĩnh nữ (dựa trên số lượng hàng hóa và loại mộ). Điều này chứng tỏ một xã hội mẫu hệ theo nghĩa chặt chẽ nhất là phụ nữ nắm quyền và đàn ông là phụ thuộc.
Các nhà khảo cổ học cũng đã khai quật được gần 10.000 công cụ sản xuất và sinh hoạt ở Banpo, theo chủng loại có thể chia thành nông cụ, dụng cụ săn bắn, ngư cụ, dụng cụ nấu nướng, dụng cụ ăn uống và công cụ dệt may. Về chất liệu có thể được chia thành đá, gốm và xương. Đánh giá từ những công cụ được khai quật này, người Banpo không chỉ làm nghề nông, đánh cá, săn bắn, hái lượm, … mà còn làm gốm, dệt, chế tạo công cụ và các hoạt động sản xuất khác.
Vào mùa xuân, người dân Banpo chặt cây bằng rìu đá và công cụ bằng đá để loại bỏ cỏ dại, đốt các tàn dư trên mặt đất, sau đó dùng xẻng đá đào đất, đào hố và trồng cây kê bằng cuốc đá và gậy gỗ nhọn. Vào mùa thu, người Banpo thu hoạch mùa màng bằng liềm đá hoặc liềm gốm, và cất giữ ngũ cốc trong hầm công cộng. Nếu cần ăn những loại hạt này, họ bóc vỏ và nghiền nhỏ bằng cối đá hoặc cối xay đá. Những chiếc chum của người Banpo đựng hạt kê và những di vật đã mục nát của cây kê được khai quật từ đống đổ nát, chứng tỏ rằng kê là cây trồng chủ yếu của người Banpo.
Giữa làng có nơi giữ lửa, ăn cơm, nồi niêu. Các bếp lửa này nằm trong một hố bếp lớn thông nhau, gồm hai phần hình bầu dục và hình tròn, khoảng cách giữa chúng là 1m, các rãnh lửa được nối với nhau. Thành bên và đáy của hai bếp đều có lớp đất nung đỏ dày và cứng, do sử dụng lâu ngày nên mới bong ra những vết tích như vậy. Những di tích này khiến người xem như một bức tranh, thể hiện cảnh sinh hoạt của xã hội nguyên thủy, nơi người Banpo cùng nhau sinh hoạt lúc bình minh và ca hát, nhảy múa quanh đống lửa trại lúc hoàng hôn.
Từ rất nhiều mũi tên bằng đá hoặc xương được khai quật, cho thấy người Banpo đã học cách sử dụng cung tên và đã thuần hóa một số lượng lớn chó. Trong thời kỳ rảnh rỗi, những người đàn ông dắt chó đã được thuần hóa đi săn trong rừng. Phụ nữ sẽ đi vào vùng hoang dã để thu hái trái cây, hoặc xuống sông để sử dụng nĩa, lưỡi câu và thậm chí cả lưới do chính họ sáng chế để đánh cá. Những con lợn thuần dưỡng thong dong trong chuồng. Các cô gái dìm xuống sông để múc nước bằng chiếc bình gốm có đáy nhọn do bộ tộc sáng chế.
Người Banpo là những thợ thủ công xuất sắc và có thể làm ra nhiều đồ gốm hữu ích khác nhau. Trong xã hội Banpo, việc sử dụng đồ gốm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, và công nghệ sản xuất cũng đã áp dụng phương pháp đúc khuôn và phương pháp xây dựng thanh đất sét. Trong phần sau của thời đại Banpo, bàn xoay được sử dụng. Đồ gốm của người Banpo chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, họ đã làm ra đồ gốm để nấu ăn.
Người dân ở Banpo có những tác phẩm nghệ thuật độc đáo cho đời sống tinh thần của riêng họ. Từ những đồ gốm khai quật được, chúng ta cũng có thể thấy rằng chúng có những biểu tượng trừu tượng. Đồ gốm quá đơn điệu, vì vậy họ in một số hoa văn như bao tải hoặc vải thô lên đó. Họ có khái niệm về các con số và đa giác nguyên thủy. Họ đã chế tạo ra nhạc cụ cổ nhất, Tao Xun (kèn), để chơi một bài hát trong thời gian rảnh rỗi. Bức tranh trên đồ gốm vẽ đàn cá bơi lội và đàn hươu chạy. Đây là bức tranh miêu tả cảnh đánh cá và săn bắn. Thành bên ngoài của đồ gốm có những bức tranh trừu tượng với những nét vẽ uyển chuyển nhằm trang trí. Đây là một món đồ thủ công, chúng cũng được khắc họa trên đồ gốm. Những hoa văn được yêu thích, chẳng hạn như mô hình mặt người cá, mặt người được sơn màu, miệng cá, mũ tam giác, có thể đây là vật tổ của tộc Banpo hoặc biểu tượng của gia tộc. Tất cả những thứ này, sau 6000 năm, đã trở thành những di tích văn hóa.
Người dân Banpo là những người săn bắn hái lượm sau đó chuyển sang nông nghiệp. Các nông cụ như liềm và cày đã được tìm thấy. Họ chủ yếu ăn kê và nuôi chó, gà, lợn đã được thuần hóa. Đồ gốm được trang trí với các họa tiết động vật, thiết kế hình học, mặt người (có thể là các vị thần) và rồng. Hình ảnh Con lợn-Rồng (một con vật có khuôn mặt của một con lợn và thân của một con rắn), tiền thân của con rồng nổi tiếng hiện nay, xuất hiện trên đồ gốm khai quật từ Banpo. Có bằng chứng cho thấy người dân Banpo mặc quần áo bằng vải dệt từ sợi gai dầu. Một số ít mặc hàng lụa. Một chiếc răng nanh heo rừng khắc hình con tằm cho thấy đã có nghề tằm tơ. Vải đã được tìm thấy trên hài cốt người trong các ngôi mộ và được gắn vào các đồ tạo tác. Đàn ông đóng khố và búi tóc lên đầu. Đàn bà mặc váy, buộc về phía sau, tóc cũng búi lên đầu. Phụ nữ và nam giới cùng đeo đồ trang sức nhưng nữ nhiều hơn nam. Cuộc hôn nhân của họ đã được sắp đặt khá khác với khuôn mẫu ngày nay. Đàn ông đến thăm nhà phụ nữ vào ban đêm, ngủ với họ và rời đi vào buổi sáng để trở về nhà mẹ đẻ, làm việc trên đất mẹ. Những đứa trẻ được mẹ nuôi dưỡng trong nhà của mẹ. Banpo có thể đã phát triển một hệ thống chữ viết. Các vết khắc trên mảnh gốm được phân thành 27 loại riêng biệt, cho thấy một hình thức chữ viết và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Các hình khắc có thể có ý nghĩa gì vẫn chưa được biết.
Cuộc sống đại gia đình của các bộ lạc nguyên thủy êm ấm luôn bị thế giới bên ngoài đe dọa. Thú dữ, thiên tai và những tai họa lớn nhỏ khác luôn đe dọa cuộc sống của người dân Banpo. Để chống lại thú dữ và thiên tai, người Banpo đã xây dựng các công sự lớn – những con mương lớn bao quanh làng Banpo. Con mương lớn này rộng 7-8 mét, sâu 5-6 mét, đáy 1-3 mét, tổng chiều dài hơn 300 mét. Mép trong cao hơn mép ngoài hơn 1m, tường mương trong khu dân cư có độ dốc lớn, còn tường ngoài gần như dốc đứng. Đây rõ ràng là có chủ ý khi đào. Vào mùa mưa mùa hè, nước tích tụ trong làng có thể chảy vào mương Dawei. Khi bị thú dữ hoặc người bên ngoài tấn công, mương Dawei trở thành hàng rào bảo vệ đầu tiên, có thể gọi là tiền thân của thành phố.
Con hào Dawei ban đầu được xây dựng để bảo vệ khỏi những thảm họa lớn như kẻ thù tấn công, thú dữ và lũ lụt. Cùng với sự phát triển của xã hội, thiên tai, xung đột dòng tộc tiếp tục gia tăng, ý thức phòng thủ của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Dưới sự thống trị của ý thức bảo vệ quê hương kiên cường ấy, sau này người dân tiếp tục đổi mới, những con mương dần được thay thế bằng những rãnh đất cao. Về sau, người dân đào đất tại chỗ, xây tường hào, dẫn nước vào tạo thành hào, từ đó hình thành hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh hơn. Daweigou mang đến cho người dân Banpo cảm giác an toàn tránh xa thế giới nguy hiểm bên ngoài. Điều không thể giải thích cho đến nay là làm thế nào mà một công trình khổng lồ như vậy lại được hoàn thành trong thời kỳ Banpo khi không có công cụ vận chuyển và chỉ có những công cụ khai quật bằng đá và xương đơn giản? Có người tính toán rằng lượng đất thải ở toàn bộ mương Dawei được vận chuyển bằng một chiếc xe tải có khả năng kéo 3 mét khối đất như hiện nay thì sẽ phải mất hơn 3.600 chuyến đi lại.
Liệu người Banpo có xảy ra chiến tranh với các bộ tộc khác hay không luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật. Có lẽ, thôn làng, thị tộc cũng sẽ tranh nhau miếng mồi, cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột.
Ở phía bắc của Daweigou là khu vực chôn cất, đây là một nghĩa trang công cộng hoàn chỉnh của làng. Người chết trong các ngôi mộ thường có đầu quay về hướng Tây, chủ yếu là chôn cất một người, cũng có khi hai hoặc bốn người, một số chôn ngược; một số được chôn với chân tay thẳng, một số được chôn với các chi uốn cong, một số được chôn trong các bình. Trong số các phong tục tang lễ của người Banpo, phong tục tang lễ cho trẻ em rất đặc biệt. Hầu hết trẻ em Banpo không được chôn cất trong các nghĩa trang công cộng, mà được đặt trong quan tài bằng bình, mà khảo cổ học gọi là chôn cất trong quan tài bình, đây là một đặc điểm chính của người Banpo. Do điều kiện tự nhiên lúc bấy giờ còn nghèo nàn, đời sống của người dân rất khó khăn, cộng với dịch bệnh nên tỷ lệ tử vong ở trẻ em rất cao. Sau khi đứa trẻ chết, đầu tiên người lớn đào một cái hố trên mặt đất gần nhà, đặt một chiếc bình hoặc chậu gốm lớn, đặt thi thể đứa trẻ vào đó, đậy bằng bát hoặc chậu gốm và khoét một cái lỗ trên đó, có thể là cho linh hồn đã qua đời. Những đứa lớn hơn thì dùng hai chiếc bình gốm để chôn cất. Những đứa con được chôn cất gần nhà thể hiện trọn vẹn tình cảm nhớ nhung của cha mẹ dành cho con cái. Có 73 chiếc bình của trẻ em được khai quật ở Banpo.
Năm 1961, di chỉ Banpo được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố là đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia đầu tiên. Năm 1997, Bảo tàng Tây An Banpo được xác định là “100 cơ sở biểu dương giáo dục yêu nước”. Năm 1998, nó được chính quyền thành phố Tây An đánh giá là một trong “Mười điểm du lịch hàng đầu ở Tây An”. Vào tháng 5 năm 2008, nó được đánh giá là “Bảo tàng hạng nhất quốc gia” bởi Cục Quản lý Nhà nước về Di sản Văn hóa. [1]
Từ làng Bán Pha, như vết dầu loang, người Việt hiện đại lan tỏa ra khắp lưu vực Hoàng Hà trong văn hóa Ngưỡng Thiều. Tiếp thu văn hóa của tổ tiên Việt cổ, người Việt hiện đại tiếp tục xây dựng nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Theo truyền thuyết, Khoảng 6500 năm trước, hai vị tổ đầu tiên có tên tuổi là Phục Hy-Nữ Oa xuất hiện tại thị tộc Bào Hy. Truyền thuyết nói Phục Hy làm ra Dịch. Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Từ đặc điểm ngôi mộ có ý kiến cho ràng đây là mộ của Phục Hy. Sau Phục Hy, khoảng 3200 năm TCN, xuất hiện Thần Nông mà nhiều khả năng là người chủ trì xây dựng kinh đô Lương Chư vùng Hàng Châu Chiết Giang. Như vậy vào giai đoạn này, người hiện đại lan tỏa xuống lưu vực Dương Tử. Khoảng năm 2879 TCN, Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ ở lưu vực Dương Tử còn Đế Lai chủ trì nhà nước của người Việt ở lưu vực Hoàng Hà.
Năm 2698 TCN, người du mục Mông Cổ do thị tộc Hiên Viên dẫn đầu tấn công vào Trác Lộc, chiếm đất của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Một bộ phân người Việt chạy xuống Nam Dương Tử tiếp đó xuống Việt Nam, mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền người Việt cổ ở Nam Trung Quốc và Việt Nam sang chủng Mongoloid phương Nam.
Từ sau năm 2698 TCN, người Việt trên Hoa lục bị chia làm hai. Người sống trong nhà nước Hoàng Đế chủ yếu ở miền Trung Hoàng Hà được gọi là Hoa Hạ, về sau được gọi là người Hán. Người sống bên ngoài được gọi là Cửu Lê, Tam Miêu… Khi nhà Hán mở rộng lãnh thổ, những bộ tộc Việt trở thành dân cư nhà Hán. Chỉ cần thay đồi trang phục và tiếng nói, họ trở thành người Hán bởi lẽ về mặt di truyền, họ cùng một chủng Mongoloid phương Nam như người Hán.
Tuy nhiên, với người Việt Nam, có sự khác biệt. Người Việt Nam hiện đại do việc hòa huyết giữa người Việt Mongoloid phương Nam từ Nam Dương Tử trở về với người Việt cổ bản địa mã di truyền Australoid. Do người trở về số lượng ít mà người tại chỗ chiếm đại đa số nên độ đa dạng sinh học của người Viêt Nam cao nhất trong dân cư châu Á. Điều này cho thấy người Việt Nam gần với tổ tiên nhất.