Từ Vũ và Việt Văn Mới Newvietart chân thành cảm tạ nhà văn Thế Phong đã cho phép đăng tải toàn bộ tập Lược Sử Văn Nghệ, tài liệu không thể thiếu cho những
người yêu chuộng văn chương nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt cho những người muốn khách quan sưu tra sử liệu .
VỀ CÁC NHÀ VĂN HẬU CHIẾN : 1950 – 1956
G
iai đoạn kháng chiến, từ 1945 đến 1950 Việt Nam độc lập được gần một năm. Tiếp, Pháp chiếm lại Hà Nội, (ngày 19 tháng 12 năm 1946) cho dù đảng phái Quốc hay Cộng đều bỏ phù hiệu riêng, đoàn kết trong danh xưng kháng chiến chống thực dân tái xâm lăng. Suốt chín năm (1945–1954), thì kháng chiến ở bốn năm về sau, đã hao hụt thực chất; Mác xít ra mặt lãnh đạo – và cho đến 20–7–1954, phân chia đất nước, danh xưng toàn dân kháng chiến mất hẳn ý nghĩa. Song trên bình diện văn nghệ, ý thức toàn dân kháng chiến tạo được nền văn học có chiều sâu và rộng. CHƯƠNG NĂM Tiết 1 . – KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO Tiết 2 . – Nhà văn biên khảo, dịch thuật
1.– LÊ ĐÌNH CHÂN
2.– PHẠM VIỆT TUYỀN
3.– MẶC ĐỖ
4.– LÊ VĂN HÒE Tiết 3 . – Nhà viết sử : PHẠM VĂN SƠN Tiết 1 :
KHÁI QUÁT
VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO Từ 1950 đến 1954, xét về mặt biên khảo dịch thuật thời hậu chiến thật nghèo nàn và càng hơn so với tiền chiến. Thời gian vài năm, quá ngắn ngủi để các nhà biên khảo, dịch thuật kịp có thời giờ đầu tư công trình biên khảo dịch thuật. Một số trí thức trong tạp chí Phổ Thông (Hà Nội), như Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan Lê Đình Chân, Vũ Quốc Thúc, Lê Quang Luật, Lê Văn Ký v.v..., còn một số nhà văn biên khảo độc lập khác, như Phạm Việt Tuyền, Phạm Văn Sơn, Lê Văn Hòe v.v.... Riêng bộ môn sử học, chỉ một người duy nhất đầu tư việc làm này là Phạm Văn Sơn. Phương pháp viết sử khoa học, tư liệu phong phú, quan niệm viết khá mới mẻ; nhưng cũng vẫn phải đợi đến cuối năm 1956, Việt Sử Tân Biên (tập 1) mới xuất bản ở Sài Gòn. Gồm 7 cuốn, ròng rã trong vòng năm năm mới in xong toàn bộ. Một số dịch giả khác, như Mặc Đỗ, Lê Đình Chân, Giản Chi... dịch tác phẩm phương Tây, còn Giản Chi dịch tác phẩm của Lỗ Tấn (qua Hán văn)... tác phẩm dịch xuất bản được như muối bỏ biển. Phần khác, độc giả vào thời chiến tranh, đọc sách chưa là cần thiết; cơm áo, gạo, tiền vẫn cấp thiết hơn. Sách vở không đến với độc giả nhiều, tác phẩm in ra quá ít; không đủ sở hụi cho vấn đề in ấn; nên đây cũng làm cản trở đầu sách mới được xuất đầu lộ diện. Giản Chi với Con người Cô Độc, (Lỗ Tấn), Nguyễn Uyển Diễm in sách (NXB Huy Sơn), Lê Văn Hòe với nhà xuất bản Quốc Học do chính ông thành lập,
khảo cứu văn học Việt Nam, (Truyện Kiều của Nguyễn Du với chú giải mới). Tình trạng nghèo nàn về dịch kéo dài cho đến hiệp định Genève 1954). Tiết 2 : NHÀ VĂN BIÊN KHẢO, DỊCH THUẬT 1. LÊ ĐÌNH CHÂN. Ông dịch Người Yêu Nước (The Patriot) của P.S.Buck (1946), Một đêm Trăng (Up at the villa) của S. Maugham (1950), Sinh Hoạt Chính Trị Nước Mỹ (La vie politique des États Unis)... của Padover (1952)... Dịch giả là giáo sư chuyên ngành chính trị, kiến thức uyên thâm, ngoài những tác phẩm chính trị, tác phẩm văn học của PS. Buck, Maugham được việt hóa lưu loát, khiến độc giả có cảm giác nhân vật sống trong khung cảnh Việt Nam. Ngoài ra, còn tác phẩm biên khảo khác Tả Quân Lê Văn Duyệt, tài liệu sử học viết về Tổng trấn Thành Gia định có nhiều khám phá mới về tài liệu, quan niệm mới biện giải thật hữu ích cho những ai muốn biết chính xác hơn, liên hệ đến Tướng lãnh thời Gia Long. 2.– PHẠM VIỆT TUYỀN.– Sinh 1926 ở Thanh Hóa. Còn ký Thanh Tuyền qua thi phẩm Phá Lao Lung, (Sài Gòn 1956).
Tác phẩm biên khảo, văn học:Nghị Luận Văn Chương (Thế Giới, Hà Nội 1954), Nghệ Thuật Viết Văn (Hà Nội, 1954), Sức Mạnh và Tinh Thần (Sài Gòn, 1955)... Chủ nhiệm nhật báo Tự Do ở Sài Gòn sau 1954. Qua đời ở Pháp 1999. Về biên khảo văn học và sách giáo khoa, phương pháp viết khá mới mẻ, mặc dầu cuốn Nghị Luận Văn Chương, Nghệ Thuật Viết Văn chỉ là sách giáo khoa dùng cho học sinh trung học, chuyên khoa và còn giúp cho người tự học tìm hiểu văn học, cách tự viết văn. Cùng loại Nghệ Thuật Viết Văn, sách vừa để dạy học sinh chuyên khoa, vừa là văn học; một tác giả khác, ông Lữ Hồ (Nguyễn Minh Hiền) soạn giả viết văn giản dị, giá trị văn học cao hơn. Sách giáo khoa thì giá trị hơi dư, nhưng phê bình văn học cũng không thể nổi trội. Trong Sức Mạnh Tinh Thần, tác giả Phạm Việt Tuyền cho rằng sức mạnh tinh thần là bao trùm các thế lực khác. Sống và Viết là bài diễn văn đọc trước hội nghị, tìm lối thoát cho sự bế tắc tác phẩm văn học, về đời sống người viết lao đao. Để dung hòa được hai điều này, ông tán thưởng phương pháp giải quyết của Graham Greene, chính quyền phải có quỹ bảo trợ văn hóa, người sáng tác lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo. Vấn đề bảo trợ này, cũng không nên thường xuyên, nếu làm vậy sẽ làm hư các nhà sáng tác. Còn thơ qua Phá Lao Lung; thơ tôn giáo theo bước đường Hàn Mặc Tử, nội dung yếu kém, rung cảm vay mượn, nông cạn, ít cảm xúc thực. Những bài thơ như: Thuyền Nước, Khắc Khoải, Trên Đường Phụng Sự, cũng như hai chục bài khác, thơ của một người ghép vần, khô khan tâm hồn nghèo nàn. Chẳng hạn:
“...Biển vùng mở, trời Tương Lai lồng lộng hoặc:
“...Nhạc chinh chiến não nùng vang đất Việt Thơ tôn giáo Hàn Mặc Tử, văn tôn giáo Thụy - An - Hoàng - Dân mầu nhiệm, huyền diệu – ở chỗ nghệ thuật diễn tả, hấp dẫn, rung cảm, có tâm hồn; không thể nhào nặn lối công thức như Thanh Tuyền trong Phá Lao Lung. Hầu hết thơ gọi là thơ của ông, từ ngôn từ cho đến rung cảm thơ mượt mà cảm xúc đều xa vắng. Coi như người làm thơ Thanh Tuyền chỉ có giá trị qua sách giáo khoa văn học mà thôi và Phạm Việt Tuyền còn được đánh giá như sau: “... Không chép hẳn cách thức trình bày của sách giáo khoa ngoại lai hay bàn về cách dạy nghệ thuật viết văn, nhất là của Âu Châu, vì tác giả nhận thấy nếp suy nghĩ rung động và nhận xét của người Việt, bằng ngôn ngữ danh từ Việt có nhiều điểm không giống các dân tộc khác...” (27) 3. MẶC ĐỖ.– Tên thật Đỗ Quang Bình. Sinh 1920 ở Hà Nội. Tác giả : Về Nam (kịch) đăng trên Phổ Thông (Hà Nội, 1953), Lão Ngư Ông và Biển Cả
(dịch The Old Man and The Sea của E. Hemingway), Con Người Hào Hoa (The Great Gatsby của F.Scott Fitzgerald) (1956)
Bốn Mươi, Siu Cô Nương (truyện)... kịch, Mặc Đỗ không có gì đặc sắc vở kịch thiếu kịch tính để có thể diễn được.
Về dịch thuật, ông là dịch giả có tài, Việt hóa được tác phẩm văn học dịch làm giầu cho văn học.
Ở tạp chí Sáng Tạo (Cn: Mai Thảo, số 1, 1956), bênh vực cho việc tại sao trong tác phẩm Con Người Hòa Hoa,
ông để nguyên tên runner (tên một loại cá ở Mỹ, mà không dịch là con cá, như một bài điểm sách chê dịch giả để nguyên tên runner,
độc giả chẳng hiểu runner là gì, cuối cùng vẫn chỉ là con cá).
Ngoài nước Mỹ, kể cả người ngoại quốc không phải Mỹ, chẳng ai hiểu được runner có hình thù gì, họ chỉ biết runner là cá mà thôi. Định giá trị cho việc dịch thuật của Mặc Đỗ, Uyên Thao viết: “... Phê bình cái linh diệu để việt hóa không thấy trong Con Người Hào Hoa. Do đó, đọc những câu văn hoàn toàn ngoại ngữ, nhưng muốn thấu hiểu kỹ lưỡng, người đọc vẫn phải làm cuộc phân tích mệnh đề như những cậu học sinh học ngoại ngữ. Sự kiện này, có lẽ, chỉ là quá nệ vào từng câu từng chữ trong nguyên văn. Một khuyết điểm nữa mà Mặc Đỗ trong khi chú thích về vị trí địa dư, dùng chữ A định nghĩa chữ B, nhiều độc giả ngỡ ngàng không hiểu. Tương tự như người Việt giảng cho người ngoại quốc rằng Gò Vấp thuộc Gia Định khi người đó chưa biết Gia Định là đâu?...(30). 4. LÊ VĂN HÒE. – (1911–1968) Sinh 1–1–1911 ở Hà Đông. Sáu tuổi đã học Hán văn, chín tuổi chữ Tây. Theo học Trường Bưởi và viết văn 1927. Chủ nhiệm Đời Mới (1937),
chủ bút Việt Báo...
Tác phẩm: Quốc Sử Đính Ngoa, Khổng Tử Học Thuyết (3 tập), Gió Tây, Truyện Kiều Chú Giải, Tìm Hiểu Tiếng Việt...
Nhà biên khảo có tác phẩm xuất bản từ tiền chiến, biên khảo văn học, có công, ít giá trị. Ông như người thâu trữ tài liệu thì nhiều,
nhưng biến chế tạo thành tác phẩm có đích thực hữu ích, giá trị riêng biệt, thì chưa.
Chẳng hạn Văn Hóa Sử Cương Đào Duy Anh toàn bích,
dù là lập luận viết có thể người đọc chưa đồng tình, được thuyết phục; nhưng soạn giả có lập luận biến thâu trữ tài liệu đó thành tác
phẩm tiêu hóa. Bàn về cách dịch thơ Lê Văn Hòe, qua Gió Tây ông là nhà biên khảo ít rung động khi dịch, công thức hóa ngôn từ thơ,
khác hẳn Hoa Thơm thơ dịch của Hà Bình Trung. Tiết 3. PHẠM VĂN SƠN
(1915 – 1980) Tiểu Sử. Tên Phạm Bá Kỷ trong khai sinh ban đầu. Sinh 15–8–1915 ở Hà Nam. Học Trường Bưởi ngay từ khi trên ghế nhà trường, viết cho báo Đông Tây
(1933) Tiểu Thuyết Thứ Bẩy,
Thanh Niên, Tương Lai Tạp Chí, Phụ Nữ Thời Đàm (tiền chiến). Sau 1954, viết cho tạp chí Văn Nghệ Tập San
(Cn: Nguyễn Đăng Thục) Văn Hóa Nguyệt San, Bông Lúa... (Sài Gòn).
Còn ký bút danh khác Dương Châu (Vĩ Tuyến 17). Bài đầu tiên là thơ dịch
À Hélène của Ronsard. Làm rất nhiều nghề khác kiếm sống. Quan niệm của ông, làm nghề khác có tiền; nếu sống chỉ bằng nghề văn;
thì lo cơm áo thôi sẽ không thể sáng tác được. Tác phẩm: Việt Nam Tranh Đấu Sử (Hà Nội 1949), Vĩ Tuyến 17 (ký Dương Châu, Sài Gòn 1955, sau Bộ Thông Tin VNCH cho địch sang Anh Ngữ: The Seventh Parallel, Việt Sử Tân Biên (tập 1) (NXB Trần Hữu Thoan, Sài Gòn 1956)... Quan Niệm Viết Sử. – Sau Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược xuất bản 1919 (2 tập), đến nay Phạm Văn Sơn cho xuất bản cuốn sử viết có hệ thống, mạch lạc, mặc dầu trước ông, còn các học giả nổi danh như Nguyễn Văn Tố; gần đây Nguyễn Thiệu Lâu. Hai sử gia sau chỉ viết những bài báo lẻ tẻ, in thành sách như Nguyễn Thiệu Lâu với Quốc Sử Tạp Lục. Còn bộ sử Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn, trọn bộ 7 tập, trên dưới 4.000 trang. Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim, viết từ hồi Pháp thuộc, quan niệm viết sử bị cơ chế chính trị ràng buộc, hạn chế, khó tránh lệch lạc. Chẳng hạn, gọi bọn đối với nghĩa sĩ Phan Đình Phùng. Khi Chính Phủ Quốc Gia thành lập, báo phỏng vấn Trần Trọng Kim, gọi nghĩa sĩ yêu nước là bọn (tạp chí Đọc Vòng Quanh Thế Giới). “... – Thưa cụ, cuốn Việt Nam Sử Lược năm 1919 xuất bản dưới hồi Pháp thuộc thì có những điều có thể bỏ qua được. Còn cuốn tái bản vào 1949, khi nước nhà đã độc lập rồi mà còn duy trì vài luận điệu làm cho dư luận phải phân vân, khó hiểu. Chẳng hạn như gọi các nghĩa sĩ Phan Đình Phùng là bọn. Nhà xuất bản trước khi đem in có đưa cụ duyệt lại bản cũ không? ... “Tác giả Việt nam Sử Lược trả lời :” ... Cuốn Việt Nam Sử Lược đã xuất bản lâu rồi, tôi cứ để nguyên cho dễ bề kiểm duyệt, tôi chỉ lo sao cho đại cương được đúng với sự thật, căn cứ vào những sử liệu chân xác, hòng cung hiến độc giả một cuốn sử lược không lầm lạc mà thôi. Sau này chắc có nhiều học giả khác sẽ viết những cuốn sử hoàn thiện hơn...” (31) Soạn giả Việt Nam Sử Lược trả lời: ... “sẽ viết những cuốn sử hoàn thiện hơn? Vậy là ai, ai viết? người viết là ai? Và người viết sử tiếp Trần Trọng Kim, là Phạm Văn Sơn qua Việt Sử Tân Biên. Tuy Phạm Văn Sơn chưa đạt giá trị mong muốn, vẫn là người viết sử thay Trần Trọng Kim được. Lập luận dân nhược tiểu tài liệu, sự kiện lịch sử, phương pháp viết khoa học, hệ thống hóa hợp lý. Nhận định về Hai Bà Trưng không thiên vị như sách Nguyễn Tế Mỹ với cuốn Hai Bà Trưng (Hàn Thuyên xb trước 1945) Lập luận cực đoan nhóm Hàn Thuyên dựa vào tài liệu lịch sử thật giải biện theo tư duy có lợi cho đệ tứ quốc tế. Còn Phạm Văn Sơn, luận về giai đoạn lịch sử khởi thủy Hai Bà (VSTB, từ trang 30 đến 45) là vua đầu tiên, dựa theo tài liệu Nguyễn Văn Tố được biến chế hợp lý: “... Bổn phận của ta là phải tôn Hai Bà Trưng lên bậc liệt nữ thứ nhất của nhà, ghi năm 40–43 vào niên biểu chính. Mỗi khi dạy sử, nghĩa vụ của ta là phải nhớ rằng trừ thời lập quốc ra không kể, nước Nam ta đã có tinh thần tự chủ ngay từ hồi Hai Bà Trưng, tức là đầu thế kỷ thứ nhất, chứ không phải đời Tiền Lý vào thế kỷ thứ 6...” (Nguyễn Văn Tố)... Chúng tôi (Phạm Văn Sơn) hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Văn Tố, nên ghi chếp triều đại Trưng Vương ngang với các triều đại khác trong cuốn sách này, bởi chúng tôi quan niệm tính cách hoàn toàn chính thống, vì đã gây được nền độc lập cho dân tộc. Thế là đủ người ta không thể im, lẽ dài ngắn hay công cuộc xây dựng được nhiều hay ít của một triều đại mà định tính cách chính thống hay ghi vào niên hiệu chính thống, huống hồ trong ba năm cờ vàng phất phới trên cõi Lĩnh Nam lửa loạn vừa tàn sinh lực quốc gia, chưa kịp hồi dưỡng mà đòi hỏi nhiều việc kiến thiết thì thật quả là khe khắt và vô lý...” Quan điểm vững bàn đến hiệu chính thống Hai Bà. Ở Trần Trọng Kim không thừa nhận điểm này (Việt Nam Sử Lược) mà chỉ chép thời Bắc thuộc thứ nhất đến Tiền Lý. Về sử liệu, hẳn không thể căn cứ thời hạn là bao nhiêu mới đủ một ngày độc lập vẫn phải ghi chép. Như vậy, thay một triều đại, chỉ cần một ngày cũng là thay triều đại, không thể không ghi là niên biểu chính thống. Theo sử gia, căn cứ vào đâu, mấy năm độc lập mới là coi là chính; hoặc thay đổi triều chính thế nào là chính? Dù chỉ một ngày khởi nghĩa lật qua trang sử mới phải trải qua triều đại. Ít nhất có hai cách đánh giá mà người cùng thời chưa thể đánh giá đúng mức được: sử học và văn học sử ngay thời hiện đại. Sử gia hoặc nhà phê bình văn học, chỉ có thể căn cứ tài liệu sử hoặc định giá tác phẩm văn học trong một thời đoạn nhất định tương đối thôi. Và chờ người đến sau đánh giá lại mới có sự công bằng. Đối với Sĩ Nhiếp, hầu hết các cuốn sử của ta tán tụng ông quan thương dân, đề cao Sĩ Nhiếp không kém gì đấng quân vương nước Việt. Như sử liệu, Sĩ Nhiếp còn được gọi là Nam Bang Học Tổ và thời Sĩ Nhiếp cai trị gọi Sĩ Nhiếp kỷ. Nhưng Phạm Văn Sơn có khác, ở chỗ: “... Chúng tôi không phủ nhận công nghiệp đáng kể của Sĩ Nhiếp trong ngót nửa thế kỷ ở nước ta, nhưng chúng tôi muốn đính chính lại bằng những giòng dưới đây những điều gì thiếu xác thực. Sĩ Nhiếp bấy giờ làm Thái Thú cùng với Thứ Sử Trương Tân, xin Hán đế đổi Giao Chỉ ra Giao Châu. Trong lúc bên Trung Quốc có giặc cướp nổi lên lung tung, thì ở Giao Châu cuộc rối loạn cũng nhóm lác đác ở nhiều nơi. Ông Sĩ Nhiếp đã khéo léo trong công việc cai trị, nên bảo vệ được trật tự ở Giao Châu. Ông giữ đủ lễ nghĩa với Hán Triều (tiến cống) được Hán phong làm An Viên Tướng quân Long Độ Đình Hầu. Sau này Trung Quốc lâm vào thế chân vạc do sự tranh giành ảnh hưởng của ba nhà: Bắc: Ngụy, Tây: Thục, Đông: Ngô, thì Giao Châu nằm trong khu vực Đông: Ngô. Ông cũng vẫn giữ được hết thảy quyền hành như với Hàn Triều xưa Tính ra, tuy ông là Thứ Sử, nhưng đã được rất nhiều ảnh hưởng ở Giao Chỉ suốt 40 năm trường. Chính trị của ông rất là sáng suốt, ở chỗ biết an dân, trọng đãi trí thức, được toàn thể nhân dân Giao Châu ái mộ và tôn sùng, nhờ vậy địa vị của ông mới bền vững được lâu dài...” Nguyễn Văn Tố luận về ngày giỗ Lý Nam Đế, ý kiến xác đáng này được Phạm Văn Sơn trích lại : “... Bậc anh hùng cứu nước đầu tiên là: đức Phù Đổng Thiên Vương, và vua Tiền Lý Nam Đế. Đức Phù Đổng Thiên Vương thuộc vào thời khuyết sử, chuyện lại thần kỳ, cho nên Khâm Định Việt Sử không chép đến. Còn Hai Bà Trưng, thì ai là người Việt Nam, tất phải biết đến, như Vua Tiền Lý Nam Đế (Lý Bý hay Lý Bôn 544–548) thì sử nước ta chép riêng ra một kỷ tức là một dòng vua, nhưng lại không có ngày Quốc lễ. Phù Đông Thiên Vương có Hội Gióng (Gióng là nôm làng Phù Đổng). Ta có câu ca dao: Ai ơi mồng tám tháng tư / Không xem hội Gióng thì hư mất đời. Trưng Vương có hội Đền Hai Bà vào ngày mồng năm tháng hai, là ngày kỷ niệm chung của cả nước. Duy có vua Tiền Lý thì chỉ có mấy làng ở Cửa Sông Đáy thờ làm Thành hoàng, đến nay vẫn chưa có Ngày hội lớn, để quốc dân nhớ lại công ơn của một vị anh quân đã đưa đường dẫn lối cho dân ta thoát vòng lao lung nô lệ. Vả chăng từ năm 541, Lý Bôn giữ thành Long Biên đến Lý Phật Tử 602, trước sau hơn 60 năm, ta có thể gọi đó là một kỷ Nhà Tiền Lý. Đã gọi là một kỷ, nên có ngày kỷ niệm chung của quốc dân đối với người đã dựng cờ độc lập và chồng giữ giang sơn của nòi giống chúng ta...”. Chương về nhà Tiền Lê, sử gia trong chế độ phong kiến cho việc Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh, vì được sủng ái Dương Hậu là thái độ bất trung. Qua nhận xét người viết sử sáng suốt Phạm Văn Sơn cho Lê Hoàn lên ngôi hợp lý, bởi vua con còn quá nhỏ, nếu không có vị quan tài cán làm Nhiếp Chính như Lê Hoàn đất nước sẽ bị xáo trộn. Sự thay đổi triều vua hợp lý, nếu trách, nên căn cứ việc làm cai trị nước kẻ thay ngôi, Lê Hoàn hoàn thành việc giữ nước tất phải khen hơn là chê: “... Bấy giờ trong triều có nhiều đại thần, nhưng thế cũ đã biến, cần phải có người chấm dứt thế biến đó, nhất là quân xâm lăng đã vào tới bờ cõi. Cuộc đảo chính cần phải xảy ra để có một bàn tay cương quyết đối phó với nghịch cảnh, phải có một người đánh dạn, bước ra chịu trách nhiệm với quốc dân và lịch sử, không thể trì hoãn được nữa...” Chẳng phải mới có người nói như thế; ngay thời, Đại Việt Sử Ký bấy giờ, cho Lê Đại Hành thực sự có công với nhà Đinh. Như vậy không thể cho Lê Hoàn phụ bạc nhà Đinh được: Bàn về Nùng Trí Cao Phạm Văn Sơn cho Nùng Trí Cao gốc thuộc dòng Việt, dựa trên sự kiện địa lý phong tục tập quán (cùng giống, khác giòng, dân tộc thiểu số, nói tiếng riêng). Không riêng dân Việt Nam bây giờ không thể không là một trong giòng máu Bách Việt xưa. Phạm Văn Sơn lý giải: “... Việc chấm dứt tám châu ở Quảng Châu của Trung Quốc, việc vây khốn địch Thanh trong rừng núi Ưng Châu còn làm sáng ngời, dầu sau này thất bại vì trái tim bồng bột của nữ tướng Đoàn Hồng, vẫn không thể làm phai uy danh của họ Nùng, đồng thời lại còn tăng nhanh thế người phương Nam. Phải chi họ Nùng thắng được trận này, sự nghiệp của họ Nùng có lẽ không biết đến đâu mà lường được. Hơn nữa Nùng là một dân tộc thiểu số, nhưng vẫn là con dân đất Việt sống trên đất Việt, cùng là máu mủ với chúng ta, trước sự hưng vong của lịch sử, thì đối với người ngoại bang, hành động của Nùng có thể là hành động của người Việt...” Lập luận viết sử Phạm Văn Sơn biết đánh giá sử liệu trên quan điểm viết sử độc lập. Việt Sử Tân Biên (tập 1), dầy ngót năm trăm trang, biên chép lịch sử diễn tiến khởi thủy đến đời Lý. Những tập tiếp theo sẽ xuất bản trong khi chúng tôi viết đến những dòng này thì Việt Sử Tân Biên chưa thấy khuyết điểm. Ở tập 1 có thể đánh giá lập luận viết sử qua tập một; thí dụ về sự giải thích kỷ Hai Bà Trưng, công tội Sĩ Nhiếp, Lê Hoàn tiếm ngôi, Nùng Trí Cao v.v...., thì có thể so sánh với sử gia độc lập nổi tiếng, như Michelet, Tư Mã Thiên, ... Chỉ một điều theo quan niệm Phạm Văn Sơn, kỷ được nói về đời vua trong một chương. Và bàn đến xã hội Trung Quốc, ông lại dành một chương (như kỷ, là một triều vua), vậy chẳng hóa ra xã hội cổ Trung Quốc viết trong sử Việt Nam được coi ngôi vua trong lịch sử Việt Nam? Điều sỉ nhục của một nước không thể là không được viết lại; như trên lạm bàn. Viết về nước thống trị như một kỷ, trong cuốn sử nước bị thống trị. Hẳn rằng không thể biện luận là sự thâm nhập văn hóa Trung Quốc vào lịch sử Việt Nam, cũng không thể cho viết kỹ lưỡng; so sánh tất yếu không thể không có. Nếu có, hẳn tác giả phải viết một chương về cách thống trị của pháp trong lịch sử Việt Nam ở tập khác. Kết Luận. Ai cũng biết thế kỷ XX, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thiệu Lâu.... là sử gia uy tín qua sách, bài vở đăng tải trên báo dầu có
tác giả chưa tài liệu sử đăng báo có sách in. Và hậu chiến chỉ một Phạm Văn Sơn làm việc khó khăn này về tài liệu, quan điểm, lập trường
thời gian hoàn thành bộ sử Việt Nam, từ khởi thủy đến hiện tại qua tập đầu, chưa thể có kết luận tổng quát giá trị sử liệu. Quan điểm và
lập luận Phạm Văn Sơn cho toàn bộ sử, khi chưa xuất bản tập cuối. Nhưng khẳng định, ai muốn hiểu biết lịch sử Việt Nam, không
thể không tham khảo Việt Sử Tân Biên của ông. Về sách giáo - khoa - sử dành cho học sinh không thể quên soạn giả Phan Xuân Hòa,
tài liệu sử ở đây chỉ thu hẹp khuôn khổ trường học. Nhiều sử gia ngoại quốc viết về lịch sử Việt, không xuyên suốt, chỉ từng thời đoạn,
không thể không biết đến: Bonifacy, Maybon, Maspéro, M.Durand, Pierre Huard.… Gần nhất P.Devillers, J.Chesnaux... và sử gia Pháp (gốc Việt)
Lê Thành Khôi với Contribution à l’histoire le la nation Vietnamienne) (Paris, 1955) (31). Sử gia sau này viết theo lập luận thân
Máx xít (pro–marxiste).
CÒN TIẾP ... KỲ THỨ XXI
[ QUỐC GIA VN VÀ MIỀN NAM (VNCH) ]
Giai đoạn văn nghệ phân hóa, văn nghệ Mác xít – theo hẳn lối sáng tác được chỉ huy, nhất là sau 1954 miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Còn Quốc Gia và miền Nam (VNCH) văn nghệ chỉ là vườn hoang, mọc đủ loại thảo mộc. Trong tập này, với người khe khắt cho quá nhiều – người dễ dãi cho chưa đủ. Với tôi, vẫn chỉ là bắt voi bỏ giọ, và tất nhiên chủ quan; thiếu sót tất nhiên không thể tránh. Nhìn vào những người viết sách nhận định văn học trước như Vũ Ngọc Phan kết luận cuối trang sách phê bình văn học, có đoạn:
“... Trước hết, bộ sách này là bộ phê bình văn học như tôi đã nói nhiều lần, vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến tất cả nhà văn. Sau nữa, trong khi tôi viết những trang phê bình về thơ, có nhiều thi sĩ chưa có quyển thơ nào xuất bản, về kịch hay tiểu thuyết, có nhiều nhà văn chưa có sách biên khảo, chưa có kịch hay tiểu thuyết ra đời. Như vậy, biết căn cứ vào đâu cho chắc chắn? Rồi lại những nhà văn chính trị tuy đã có văn thơ in trên báo chương hay xuất bản thành sách, cũng không có trong bộ sách này, vì một lẽ mà ai cũng hiểu khi nhớ đến chế độ hiện hành về sách báo. Còn những nhà văn chuyên viết những sách Pháp văn thì tôi cho là không phải nói đến trong văn học Việt Nam. (...) Tôi xin nhắc lại đây một lần nữa rằng bộ Nhà Văn Hiện Đại này chỉ là một bộ phê bình văn học, không phải là bộ văn học sử. Trong văn học sử, người viết cần phải xét rất kỹ ảnh hưởng thân thế nhà văn đến văn phẩm, rồi lại phải định rõ cả sự liên lạc của nhà văn nọ với nhà văn kia đồng thời hay khác thời đại. Nếu không đủ được những điều cốt yếu ấy, để định rõ phong trào văn học, thì dù có văn học sử đi nữa, người ta cũng chỉ coi là một mớ sử liệu...” (1)
Thời gian này tác phẩm viết bằng Pháp ngữ như Phạm Duy Khiêm với Légendes des terrres sereines và Nam et Sylvie; hoặc Nguyễn Tiến Lãng Le Chemin de la Révolte; Phạm Văn Ký: Frère de Sang, Celui qui régnera; Cung Giụ Nguyên Le Fils de la baleine – sử học Lê Thành Khôi với Le Vietnam, Histoire et Civilisation v.v..., không nói đến, cũng như lý do mà ông Vũ Ngọc Phan đề cập tới ở trên. Đến nhà chính trị văn sĩ Hồ Hữu Tường với Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc bỡn Nga, ... thì cũng vậy. Cả đến loại sách trinh thám kỳ tình, kiếm hiệp, phong thần, phỏng dịch chắp vá được gọi là tác phẩm văn học – chúng tôi xin phép không nói tới. Rõ hơn là Phạm Cao Củng có mặt từ tiền chiến với Kỳ Phát; hoặc truyện Người Nhạn Trắng cũng thế v.v... Tác giả Hoàng Như Mai, thời gian 1950–1954 trong kháng chiến; chúng tôi đưa vào cuốn này; vì vở kịch Tiếng Trống Hà Hồi đặc sắc được in trình diễn ở Hà Nội. Có thể nói điển hình bộ môn kịch là Tiếng trống Hà Nội. Bước sang bộ môn biên khảo, đưa Duy Sinh vào một tiết, như một điển hình cho lớp người viết biên khảo; cũng vẫn chủ quan, so với Diên Hương, Thu - Giang - Nguyễn - Duy - Cần; Khi đối chiếu lại thì, Duy Sinh không thể giá trị bằng hai nhà biên khảo vừa nêu danh.
Trở lại bình diện văn nghệ hậu chiến, tập 3 gồm trên dưới một trăm nhà văn; chọn ba mươi điển hình nói tới cặn kẽ; so với người khác viết tóm lược. Cũng vẫn chủ quan thô thiển và tự nhận thiếu sót. Bởi còn nghĩ xa hơn rằng: "không thể viết đầy đủ các nhà văn mình muốn đưa vào một quyển, thay vì mỗi nhà văn điển hình phải viết hẳn một cuốn nói về họ".
Nên coi những trang viết này chỉ là chữ viết (écriture) trong bộ sách này, và không là văn học (littérature); như quan niệm của Michel Buto (2). Lẽ trang viết có ý nghĩa tổng quát hơn. Còn nữa, bộ sách này chỉ là kết quả viết về tác phẩm các tác giả mà tôi đã đọc, đưa ra nhận xét của riêng tôi; giúp cho nghề tôi nuôi nghiệp (littérateur). Từ 1950 đến 1956, biến chuyển thời cuộc tác động đích thực vào đời sống văn học mà nhà văn sống trong đó. Ở miền Bắc của Quốc Gia Việt Nam (1950 – 1954) nhóm Thế Kỷ tạo thành một Triều Đẩu, qua những mảnh đời phóng sự hồi cư nóng bỏng, hàng ngày phải đối phó với đời sống, tạm gọi độc lập trong lồng son Liên Hiệp Pháp. Còn thêm nhà văn điển hình như Hoàng Công Khanh với Mẹ Tôi Sớm Biệt Một Chiều Thu, (truyện), Bến Nước Ngũ Bồ (kịch dã sử), Nguyễn Minh Lang, ngọn bút tài hoa của văn chương lãng mạn mới, qua Gái Hà Nội, Nước Mắt Trong Đêm Mưa, Cánh Hoa Trước Gió (2 tập)... Hai nhà văn này, chúng tôi đề cập ở Chương 3 (tiết 2 và 4) – nhưng tập 3 này xuất bản ở Sài Gòn vào 1959 (Loại sách Đại Nam văn hiến trong nhà xuất bản Huyền Trân, Nhật Tiến chủ trương) bị kiểm duyệt bỏ trọn tiết. Bản in lại lần thứ hai in lại đầy đủ; nhưng trong lần này vẫn phải để trống phần phân tích; vì lý do tầm thường – không kiếm được bản tái bản vào 1973. Hai nhà văn điển hình khác nói đến trong Chương 3 là Thanh Hữu, Văn An. Về nhà thơ điển hình: Đinh Hùng, Nguyễn Quốc Trinh... Viết tóm lược nhà thơ: Hoàng Phụng Tỵ, Song Nhất Nữ, Băng Sơn, Vân Long, Trần Nhân Cư... Bình diện văn nghệ miền Trung (Quốc gia Việt Nam) vào giai đoạn này, nhà thơ điển hình được nói đến : Huyền Chi (nữ), Hoài Minh, Thanh Thuyền. Viết tóm lược các nhà thơ: Hồ Đình Phương, Huyền Viêm, Thế Viên...
Bình diện văn nghệ miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa), nhà văn điển hình: Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo (nữ), Triều Lương Chế, Phạm - Thái - Nguyễn - Ngọc -Tân Phạm Thái kèm tên thật Nguyễn Ngọc Tân, phân biệt với một Phạm Thái khác), Chấn Phong Hư Chu. Viết tóm lược: Tùng Long (nữ), Quỳnh Hương (nữ), Thiếu-Mai-Vũ-Bá- Hùng (nữ), Minh Đăng Khánh, Tạ Quang Khôi, Tường Hùng, Kiêm Minh, Nguyễn Hoài Văn, Uyên Thao, Tô Kiều Ngân... Một số nhà văn khác nổi tiếng sau giai đoạn 1956 như Võ Phiến chưa có tác phẩm xuất bản. Phải kể thêm trong số đó: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, (nữ), Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng (nữ), Võ Hồng, Thế Uyên, Tuấn Huy, Thế Nguyên, v.v... của Đệ nhị Cộng hòa (sau 1963 trở đi). Riêng về phóng sự tiểu thuyết: Hoàng Hải Thủy với Vũ Nữ Sài Gòn (3), Duyên Anh qua bút hiệu Thương Sinh, Toàn Phong với Đời Phi Công, chúng tôi chưa có cơ hội nói đến, và nhờ Vũ Ngọc Phan giúp giải vây sự khốn đốn; ... vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến tất cả nhà văn... Thêm nữa, khoảng thời gian viết đến lúc in ra (dầu cho là in ronéo-typé cách vài năm). Do đó, chưa kịp nói đến Võ Phiến (Chữ Tình), (4) Thế Uyên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Toàn Phong , Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đình Toàn, Thế Nguyên, Văn Quang (Thùy Dương Trang), Huy Trâm, Phạm Nguyên Vũ, Túy Hồng (nữ), Lê Vĩnh Hòa, Nhật Tiến, (văn) v.v... – Về thơ: Thái Thủy, Tô Thùy Yên, Tôn Thất Quán, Hoàng Khanh, Cung Trầm Tưởng, Cao Mỵ Nhân, Viên Linh, Trần Dạ Từ (khi ấy ký Hoài Nam), Hoài Khanh, Hà Yên Chi v.v... và v.v... (5).
Giá trị văn chương tiền chiến Tự Lực văn đoàn, có cả Lê Văn Trương, (tập một: Nhà văn tiền chiến), tiếp đến giá trị văn chương lửa kháng chiến; sau là hậu chiến. Đọc Bướm Trắng, Nửa Chừng Xuân. Mấy Vần Thơ, Gửi Hương Cho Gió, Vang Bóng Một Thời, Thằng Kình, Ngoại Ô, Giông Tố... không nhìn thấy đầy đủ hình tượng sống cuộc sống hôm nay được thấy trong: Gió Bấc, Truyện Năm Người Thanh Niên, Trên Vỉa Hè Hà Nội, Cánh Hoa Trước Gió, Trại Tân Bồi, Nhìn Xuống, Điệu Đàn Muôn Thuở, Đêm Giã Từ Hà Nội, Sợ Lửa, Rừng Địa Ngục.... Văn nghệ là sản phẩm phản ánh thời đại, nên Kim Vân Kiều có hay đến mức thượng thừa – cũng chưa thể đại diện cho một khoảng thời gian không tiếp nối. Tác phẩm Nguyễn Du mới chỉ nói lên đầy đủ về xã hội phong kiến giao thời mà tác giả Kim Vân Kiều sống – đủ một số điều tương đồng hiện cảnh. Không thể nói đến Kim Vân Kiều là đủ điều tất yếu hình tượng sống lịch sử. Tác phẩm của Karl Marx, S.Freud cũng bị vượt qua, hiện nay vẫn cần khối óc siêu việt Oppeheimer, Einstein, Gandhi, JP Sartre v.v...
Phải hiểu được rằng: lịch sử một nước như lịch sử văn học, luôn theo đà diễn tiến, tiếp nối không ngừng. Nói khác đi, sử học, văn học sử một nước không thể cắt quãng, cũng không tùy thuộc vào lập luận một phe nhóm nào để định giá trị vĩnh viễn. Rất cảm phục lập luận của Vũ Ngọc Phan dẫn trên kia; được gọi văn học sử, phải xét kỹ ảnh hưởng thân thế nhà văn đến tác phẩm, định rõ liên hệ (chữ dùng: TP) giữa nhà văn này với nhà văn nọ, định rõ phong trào văn học. Càng rõ hơn, được gọi văn học sử, ít ra phải làm được một bộ sách Lịch Sử Văn Chương Ngôn Ngữ Pháp (tạm dịch Histoire des littératures de la langue française) (6) do nhóm chủ trương gồm 209 giáo sư văn học thực hiện bộ sách vĩ đại ấy.
Cảm ơn số bạn giúp tài liệu, ý kiến, khích lệ, động viên, khi tôi khởi sự viết bộ sách này. Như họa sĩ Đinh Cường cởi áo, ngồi xệp trên sàn gác căn nhà trọ cùng tôi chia giúp những trang sách in ronéotypé xếp thành tập vào 1959, ở hẻm nhà thờ Lý Thái Tổ (Chợ Lớn). Uyên Thao mượn cho chiếc máy chữ, có lịch sử sản xuất cùng thời kỳ Tây hạ thành Hà Nội. Nguyễn Quang Tuyến nuôi ăn ở hàng năm, tôi ra thư viện đọc sách. Cùng với nhiều thư tình đầy tâm huyết người - tình - bậc - chị đến từ Hong Kong (nàng gọi Cảng Thơm) khích lệ người - em - bạn - tình miệt mài với chữ và nghĩa. Lại không thể quên bạn vong niên Phan Văn Thức cấp tiền ăn sáng, giấy stencil và thẩm phán Đào Minh Lượng, khi là sinh viên Trường Luật mua bánh mì dùng bữa trưa để tôi ngồi lì ở Thư Viện Quốc Gia làm mọt sách. Cũng không thể quên chịu ơn André Gide, qua cuốn sách viết phê bình về Fédor Dostoievskï (7) và cả Textes philosophiques của V.Biélinsky (8) nữa.
THẾ PHONG
CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO
***
Nước xô thuyền giồn giập sóng cao xanh
Gió thoát Trường Sa nổi dậy tung hoành
Thổi bừng cháy, lò hương còn gấm rủ...”
Máu anh hùng bi tráng nhuộm Trời Nam
Giặc xâm lăng giầy xéo lẽ siêu phàm
Đau đớn nhẹ tay người tu sĩ yếu...”
(Nguyễn Văn Tố)
VVM.09.11.2023-NVA343.