Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
             




TẬN NHƠN LỰC MỚI TRI THIÊN MẠNG

  


I. Đại cương:

Cuộc sống đôi khi như có thời Trời trong đó. Cứ coi chuyện nhà Tây Sơn, với Nguyễn Phúc Ánh thì đủ thấy. Tinh binh Tây Sơn vô đánh và chiếm được Quy Nhơn. Với khí thế đang hiện lên, Trần Quang Điệu và Vũ Văn Dũng đưa quân vào Nam với ý đồ chiếm Gia Định thì Nguyễn Phúc Ảnh không còn căn cứ địa nữa nhưng đánh đâu thua đó. Nguyễn Phúc Ảnh chiếm Phú Xuân xong thì đưa quân vào Nam đánh Trần Quang Diệu, phái quân ra Bắc đánh nhà Tây Sơn, đánh đâu thắng đó và sau thì diệt được nhà Tây Sơn. Đó chẳng qua thời nhà Tây Sơn đã hết rồi vậy.

II. Các sự kiện minh chứng thời Trời:

A. Khúc Thừa Dụ giành độc lập cho Giao Châu.

- Đối thủ tự suy tàn:

Nhà Tùy của Trung Hoa đem quân dọa đánh, vua Hậu Lý Nam Đế là Lý Phật Tử sợ quá nên đầu hàng, Giao Châu lại bị Bắc thuộc lần thứ ba. Từ năm 602 đến 906, dân Giao Châu luôn nổi lên đánh phá để giành độc lập nhưng không được. Đến thời nhà Đường của Trung Hoa cai trị, quan nhà Đường tàn ác quá nên người Mường dụ người Nam Chiếu sang đánh quân nhà Đường ở Giao Châu. Năm 863 Nam Chiếu diệt quân Đường và đặt quan cai trị Giao Châu. Vua Đường sai Cao Biền sang đánh đuổi quân Nam Chiếu, Giao Châu lại nội thuộc nhà Đường như cũ. Trong mười năm đánh nhau giữa quân Đường và Nam Chiếu, dân Giao Châu bị giết tới mười lăm vạn người (Việt Nam Sử Lược trang 67 – 70). Do đó, các hào trường Giao Châu âm thầm tổ chức đối kháng chớ không cầu ngoại viện. Cuối thế kỷ thứ chín, Trung Hoa vào Thời Đại lọa. Mặt Bắc thì Tần, Hán, Chu, Thục, Sở chực cấu xé nhau. Mặt Tây có nước Nam Chiếu hùng mạnh đã sang đánh quân Đường ở Giao Châu. Mặt Nam thì cương vực nhà Đường còn lị là Nam Đường ốm yếu mà Chu Ôn lăm le cướp ngôi; họ đang thoi thóp chờ chết. Thế hết hưng tới suy cứ diễn biến một cách bình thường mà thôi. Với thế Nam Đường như vậy, các bậc hào trưởng, trí sĩ biết lợi dụng thời cơ, biết xây dựng thế lực thì việc giành được độc lập ở trong tầm tay mà thôi.

Hào trưởng Khúc Thừa Dụ, nhà nho Trịnh Khiển Lâm, lò võ Mai Đông của Nguyễn Tam Thanh… âm thầm xây dựng thế lực rồi họ tìm đến để liên kết với nhau. Họ cho người len lỏi vào thành Đại La dưới hình thức là buôn bán. Bất ngờ họ đánh úp thành Đại La, tướng nhà Đường là Lý Bính phải đầu hàng.

Khúc Thừa Dụ lại nhún mình tâu xin vua Đường phong làm Tiết độ sứ Giao Châu. Vua Đường cũng rút Lý Bính về để lo bảo vệ Nam Đường. Khúc Thừa Dụ với nội lực của Giao Châu đã giành độc lập cho Giao Châu dưới danh nghĩa là quan của nhà Đường để lo củng cố thế lực mà bảo vệ Tổ quốc.

(Theo Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim và Đinh Bộ Lĩnh của Hàn Thế Dũng)

B. Nguyễn Phúc Ánh với nhà Tây Sơn:

- Đối thủ chết:

Tây Sơn khỏi nghĩa đã xoay hẳn bàn cờ Việt Nam. Họ vô Nam diệt họ Nguyễn, ra Bắc diệt họ Trịnh. Dòng dõi Chúa Nguyễn còn sót một người là Nguyễn Phúc Ánh, ông tập hợp các tướng cũ của tiền triều để gây dựng lại cơ nghiệp. Đã nhiều lần khôi phục được miền Nam nhưng ông bị Nguyễn Huệ đánh tan. Ông cầu viện Tiêm La, vua Tiêm cử hai tướng với hai vạn quân sang cứu và bị Nguyễn Huệ đánh tan. Lúc này nhà tây Sơn chia làm ba:

- Nguyễn Lữ ở Gia Định

- Nguyễn Nhạc ở Qui Nhơn

- Nguyễn Huệ, ở Bắc Hà để đương đầu với Trung Hoa.

Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại miền Nam của Nguyễn Lữ. Thấy thế khó thắng được vua Quang Trung, ông cầu viện nước Pháp. Vua Pháp thì giúp nhưng quan Pháp thì không chịu đưa quân vào. Giám mục Bá Đa Lộc tự mua mấy chiếc tàu và mộ một số lính Pháp sang giúp. Như vậy coi như Nguyễn Phúc Ánh tự lực là chánh. Nhưng khắc tinh của ông là vua Quang Trung đột ngột băng hà ở tuổi 40. Các tướng của Ngài cũng giết hại lẫn nhau: Ngô Văn Sở, Lê Trung, Nguyễn Văn Huấn đều là tướng giỏi cả mà bị giết. Với tình thế như vầy, nếu không có mấy tàu chiến của Bá Đa Lộc, thiển nghĩ Nguyễn Phúc Ánh vẫn tắng được Tây Sơn. Do đó, việc cầu cứu nước Pháp là vô ích, và để tiếng xấu muôn đời. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh thống nhứt được giang san và lên ngôi lấy hiệu là Gia Long.

C. Triệu Khuông Dẫn và việc chiếm ải Đồng Quan do danh tướng Cao Hành Châu trấn thủ.

- Đối thủ chết

Khi vua Hậu Châu là Quách Ngạn Oai muốn giết Triệu Khuông Dẫn nên ban chiếu:

Lãnh binh tam thiên, tốc thượng Đồng Quan Cầm Cao Hành Châu, hồi dinh định đạt.

Trấn thủ ải Đồng Quan là Cao Hành Châu, vị tướng lừng danh bách chiến bách thắng. Lịnh vua ban là phải chiếm cho được ải Đồng Quan để lấy công chuộc tội. Nếu không chiếm được thì sẽ bị giết. Với ba ngàn quân là quá ít thì làm sao chiếm ải cho được. Khuông Dẫn ở vào thế lưỡng nan thì đành phải liều vậy.

Đi tới núi Côn Minh, gặp ăn cướp, Khuông Dẫn dụ được hai đầu mục là Đổng Long và Đổng Hổ, chúng dêm 8.000 lâu la nhập vào quân của Khuông Dẫn. Tới núi Thái Hành Sơn, gặp ăn cướp chận đường, Khuông Dẫn cũng dụ được hai tướng cướp là Châu Bá và Lý Thông. Đầu mục là Đỗ Nhị Công dẫn 5.000 lâu la đi theo. Phần còn lại giao cho vợ ở lại điều hành sơn trại. Quân Khuông Dẫn bây giờ gộp lại đã trên mười ngàn quân rầm rộ kéo tới ải Đồng Quan.

Lúc bấy giờ Cao Hành Châu chỉ là một sứ quân lẻ loi, ông lại bịnh nặng. Trung với nhà Hậu Hớn thì ông có thể liều thân báo quấc. Con ông thì không có chức tước gì mà bắt phải liều thân thì tội nghiệp nên bắt vợ con phải về quê sanh sống.

Quân Triệu Khuông Dẫn tới khiêu chiến mấy ngày nên Cao Hành Châu cho khai ải xuất chiến. Ông mới đứng dậy định leo lên lưng ngựa thì té nhào xuống bất tỉnh. Thấy bịnh tình mỗi ngày một nặng, liệu không đánh được, ông tự tử để tròn danh tiết. Viên phó tướng đầu hàng dâng ải cho Triệu Khuông Dẫn. Rõ ràng là cơ trời đã chuyển, không ai kéo lại được đâu. Do đó trong cách hành xử, ta tự lực là chánh.




VVM.23.9.2023-NVA.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .