THIỀN ĐỊNH TRONG
TAM GIÁO VÀ CAO ĐÀI GIÁO
1. Cao Đài Giáo và Tam Giáo
Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Hiệp Nhứt, là tôn chỉ định nghỉa Đạo Cao Đài.
Tam giáo chỉ ba truyền thống tôn giáo có ảnh hưởng lớn mạnh trong các nước hấp thụ văn hóa Trung Hoa (Đại Hàn, Việt Nam, …). Tam giáo gồm có Nho giáo (còn gọi là đạo Khổng) được truyền bởi Khổng tử (孔夫, 551TCN-479 TCN ), Tiên Giáo (còn gọi là Lảo Giáo và Đạo Giáo) bởi Lảo Tử (老 子, (571 TCN - 471 TCN)) và Phật Giáo bởi Đức Phật Sakya Mouni (563 TCN-483 TCN).
Tam Giáo đã có từ lâu. Bồ tác Fu Da Shi (傅大士, 497-569), một ngày nọ, mặc áo cà sa Phật giáo, đội mũ Đạo giáo và giày Nho giáo, đến triều đình trình Hoàng đế Wu của nhà Lương (502-555, lảnh thổ(1) nằm trên một phần của đất bắc của Việt Nam hiện nay):
Nho giáo dạy cách sống hòa hơp, hòa thuận với chính mình, với người khác và với ý Trời để thành Nhơn thành Người. Tiên giáo dạy lối sống trong chính mình để đạt được một trí tuệ mang đến tâm trí thanh tịnh, trong sạch và hoàn toàn, và sự bất tử, trở thành Tiên, qua cách thực hành Vô Vi và thuật luyện đơn bên trong mình. Phật giáo dạy cách thức luyện mình để được Thoát Khổ và đi đến Giải Thoát, nghỉa là ra khỏi vòng Luân Hồi, trở về Nguyên thủy.
Lời trong tất cả các Thánh Ngôn Cao Đài thuần túy, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thánh Ngôn Dạy Đạo, Đại Thừa Chơn Giao, v.v… đều là lời chỉ dẩn trong khuôn khổ của Đạo Pháp của Tam Giáo. Phật Mẩu Kim Trì chẳng hạng, không là thuần túy Cao Đài như có người tưởng, mà là một nử thần của Lảo giáo bên Tàu từ thuở xưa2.
Quy Nguyên là trở về nguyên thủy, về gốc, lúc chưa gì được tạo ra.
Ngũ Chi Hợp Nhứt là năm Chi hợp lại thành một. Các Chi là năm con đường Nhơn, Thần, Thánh, Tiên và Phật hợp lại thành một đường duy nhất qua năm giai đọan đưa con người từ phận Người đến thành Phật được Giải Thoát và Quy Nguyên.
Các Chi còn là năm Minh Hội Minh Sư, Minh Tân, Minh Thiện, Minh Đường, Minh Lý có tại Việt Nam trong thời buồi khai Đạo, và là năm trường Lảo giáo của thời xưa bên Tàu khác nhau trên hai phương diện : ảnh hưởng nhiều ít của Phật Giáo và của việc xử dụng nử phái (Âm) trong thiền tịnh.
2. Tạo Hóa theo Kinh Dịch
Lão Tử dựa trên Kinh Dịch viết như sau về Tạo Hóa trong cuốn Đạo Đức Kinh mà Người để lại (Nguyễn Hiến Lê dịch ra tiếng Việt):
Một là Hơi thở, Khí nguyên thủy, Quá khứ và Hiện tại, không có sự đối lập, Vô hạn và Vĩnh cửu, được sinh ra từ Đạo. Hai, là Âm và Dương, tạo ra ba năng lượng-khí: tinh khiết, không tinh khiết và hỗn hợp. Lần lượt, ba năng lượng-khí tạo thành Ba, là Thiên, là Dương, Địa, là Âm, và Nhân, là Con người, vừa Dương vừa Âm. Bộ Ba nầy tạo ra tất cả Tạo Hóa bằng sự kết hợp của Âm với Dương.
Đạo thường được dịch là « con đường » theo ý nghỉa của chử đạo. Nhưng trên thực tế, Đạo là Nguyên lý tối cao, là vừa cả Nguồn gốc và Sự kết thúc của tất cả chúng sinh. Đạo có dạng không có hình dạng và hình ảnh của không có hình ảnh. Đạo không tạo ra thế giới như một cái gì đó tách biệt, vì Đạo không tạo ra từ cái gì bên cạnh, Đạo « sanh » ra từ chính mình. Đạo không bao giờ tách rời khỏi thiên nhiên và chúng sinh, Đạo là thiên nhiên và chúng sinh.Và không tên nào có thể thích hợp để chỉ định được Đạo. Chính vì vây mà Thượng đế có nói :
« Thầy là các con, và các con là Thầy ».
Vậy Quy Nguyên có phải chăng là trở về Đạo?
3. Quy Nguyên trong các tôn Giáo
Các tôn giáo quan trọng trên thế giới đều gồm hai phần. Phần gọi là « Exotérisme » (tiếng Pháp) và « Exoterism » (tiếng Anh), được Cao Đài Giáo đặt tên là “Ngoại Giáo Công Truyềnˮ ; phần gọi là « Ésotérisme » (tiếng Pháp) và Esoterism (tiếng Anh), thì có tên là “Nội Giáo Tâm Truyền ˮ.
Ngoại Giáo Công Truyền là phần mở rộng cho mọi người, ai cũng có thể tiếp thu, thông hiểu và thực hành được. Phần nầy là phần "ngoài" ("exo") của tôn giáo, giúp con người tỉnh ngộ, tu thân, dưởng trí, sống hiền ở lành, biết bồn phận đối với Thượng Đế, đối với xả hội, đối với chính mình. Đó cũng là phần Thân Đạo (đối chiếu với Tâm Đạo trong Nôi Giáo Tâm Truyền) và Thế Đạo (đối chiếu với Thiên Đạo), trong thế giới hửu hình (đối chiếu với thế giới vô hình).
Nội Giáo Tâm Truyền đòi hỏi có đủ trình độ và khả năng hấp thụ mới thông hiểu và hành được, vì trừu tượng, ẩn kỷ dưới danh từ bình thường, cần được truyền lại và được có người chỉ dẩn. Đó là phần tu Tâm khi Tâm đã được phế dẹp mê vọng, danh lợi, tình đời, lưu luyến hồng trần. Đó cũng là phần Thiên Đạo (đối chiếu với Thế Đạo), Tâm Đạo ( đối chiếu với Thân Đạo), trong thế giới vô hình (đối chiếu vời thế giới hửu hình).
Quy nguyên theo sự giải nghỉa của phần Ngoại Giáo Công Truyền là “trở về cạnh Thượng Đế trong một « thiên đàng » lý tưởngˮ. Ai cũng hiểu được điều nầy, về sống trong một khung cảnh thần tiên (« thiên đàng »), muốn gì được nấy thì tốt quá.
Đối với Nội Giáo Tâm Truyền, quy nguyên là “trở về nguyên thủy, trước khi có Tạo Hóaˮ. Điểu nầy được thấy trong Ki Tô Giáo, với thánh Thomas bảo rằng trong buổi ban đầu, chỉ có Thượng Đế, không có gì ngoài Thương Đế, nên Thượng Đế dùng chính mình để tạo ra vạn vật. Và cả trong Hồi Giáo, các tổ chức « Sufi » tu luyện theo Nội Giáo Tâm Truyền đều có mục tiêu trở về nhập một với Thượng Đế.
4. Thiền định trong Tiên Giáo và Phật Giáo Thiền định trong Tiên Giáo
Thiền định trong Tiên Giáo
Tiên Giáo dạy cách sống Vô Vi với Đức và cách tu luyện thiền định đưa đến đắt Đạo, trở thành « Tiên » bất tử.
Cuốn Đạo Đức Kinh của Lảo Tử gồm 81 chương chia thành hai phần, một Thượng Kinh giải nghỉa chử Đạo và một Hạ Kinh chử Đức.
Hạ Kinh cho thấy sự khác biệt giửa ý nghỉa của Đức trong Khổng Giáo và trong Tiên Giáo. Một bên là suy tư theo Thế Đạo, Đạo của Thế Gian, bên kia là theo Thiên Đạo, Đạo của Trời.
Nói về thiền định, thì theo lịch sử, thời xưa, bên nước Tàu, nhiều Lảo sư có tiếng là « Bất tử », là «Tiên ». Họ biết nghệ thuật hốt thuốc chửa bịnh và cách làm mình sống lâu. Nhưng nhiều Lảo sư bị các Vua Tàu đem ra xử tử vì không chế được thuốc « trường sinh» có thể làm họ « bất tử » như họ mong muốn. Tiên Giáo mới chuyễn hướng. Thành Tiên cần phải tập luyện nội thể con người, hợp Âm với Dương, bỏ Hai trở về Một. Và để cho việc tập luyện nầy giử sự huyền bí và không vào mọi tay người, sự truyền Pháp đòi hỏi có sự tuyển lựa, qua nhiều thử thách, một cách kín đáo và được giử bí mật. Thiền định theo Tiên Giáo trong Cao Đài Giáo vẩn giử nguyên những tánh cách đó, với những xin keo để được bước thêm trên con đường tập luyện.
Thời nay cách thức thiền theo Tiên Đạo được ghi chép trong nhiều sách bằng nhiều tiếng, Pháp, Anh, Tàu, v.v…Nhưng nhửng sách nầy không vào chi tiết đủ để được dùng làm thể thực tập không cần có Thầy chỉ dẩn. Thuật luyện đơn bên trong con người trong thiền Tiên Đạo là sự hợp nhất của Âm và Dương của ba thành phần thiết yếu của con người, gọi là « Tam Bảo (sanbao 三寶) », Tinh ( jing 精), Khí (qi 氣) và Thần (shen 神).
Tinh phải hóa Khí (lien jing hwa qi), Khí hóa Thần (lien qi hwa shen) và Thần hườn Hư. Giai đoạn cuối cùng là tao ra một thuốc tiên tuyệt vời, một phôi thai vũ trụ thuần túy Dương (dahuandan 大還丹). Phôi thai nầy lên Trời (Thiên), những gì còn lại của Âm bị đẩy xuống Đất (Địa), biểu tượng của sự vĩnh cửu và trở về Nhất (Một).
Các đấng thành Tiên tất nhiên có thể trở lại chỉ dẩn con người qua thể thức đàn cơ.
Thiền định trong Phật Giáo
Phật Giáo là con đường đưa đến trí tuê tâm linh, nghỉa là hết khổ, hết dính mắc trong cuộc đời, sống một cách thanh thản, bình an, không tạo thêm nghiệp xấu để phải tái sinh.
Đức Phật đề xuất đánh thức con người ra khỏi cơn ác mộng của mình, đuổi đi lầm lẫn và ảo ảnh để được chiếu sáng bởi thực tế. Giảng dạy của Ngài là sự truyền lại kinh nghiệm riêng về việc tìm kiếm sự “giác ngộˮ và cách thức ra khỏi vòng luân hồi, sau khi Ngài thấy con người phải qua bịnh, già và chết.
Đức Phật tu luyện và thiền định để đạt được mục tiêu của mình, nghĩa là từ sống trong Chân lý quy ước đạt đến Chân lý tối hậu, từ Tâm Thế gian qua Tâm bậc Thánh đến Tâm Phật tánh (Tathā ) để giác ngộ và giải thoát hoàn toàn, đi đến quy nguyên.
Những gì con người cảm nhận, nhìn thấy và định nghĩa xuất phát từ những quy ước của con người, đó là sự thật “thông thườngˮ , gọi là « chân lý quy ước » hay là chân lý tục đế.
Kiến thức bằng lời nói của con người sử dụng Ý Căn cho phép suy nghĩ, tính toán, là tâm trí của quá khứ ; Ý Thức dẫn đến so sánh, phân biệt, là tâm trí của hiện tại ; và Ý Năng dẫn đến suy luận, thêu dệt, là tâm trí của tương lai, làm sống dậy “cái tôiˮ, cái Ngã, thúc đẩy xung đột với “cái Ngãˮ khác, tạo ra vị kỷ ở cả hai phía, thói quen, nghiện ngập, khó loại bỏ, thành những lậu hoặc (dơ bẩn) cần phải diệt. Đấy là tâm trí của người thường.
Chân lý tối hậu, chân lý bát nhã (prajñâ, Atakkāvakara), là sự thật “tối hậuˮ mà tất cả « lậu hoặc » đã bị xóa bỏ.
Đức Phật thiền qua bốn giai đoạn trước khi giác ngộ lần đầu:
- Sơ Thiền (Samatha) là thiền định còn tầm (còn tiếng thì thầm ) còn tứ (còn đối thoại trong tâm), và sau đó dùng tầm tắc tứ, để còn tầm hết tứ, nghỉa là nhờ nói mà không có ý niệm khác khởi ra. Như nói trong đầu « tôi biết tôi hít vào, tôi biết tôi thở ra… » hay một tiếng chuông đánh ra, làm sự chú ý vào câu nói đó hoặc vào tiếng chuông đó làm các ý niệm khác không khởi ra. Về Biết thì là Biết còn lời, với cái biết của 3 tánh giác thấy, nghe, xúc chạm, nhưng Biết một cách khách quan, không dùng ý thức, ý căn và trí năng, nghĩa là không suy nghỉ, không so sánh, không phân biệt. Sơ thiền đưa đến hỷ lạc do ly dục (không còn ham thích, ham muốn) và ly bất thiện pháp ( xa những gì xấu).
- Nhị Thiền : Định (Sammadhi) không tầm, không tứ nhờ bỏ luôn tầm. Về Biết thì Biết không lời, không lời nói thầm, không đối thoại thầm lặng. Đưa đến hỷ lạc do tâm hoàn toàn yên lăng và những hóa chế trong mình phát ra (dopamine, acétyclonine, serotonine, mélatonine).
- Tam Thiền : Chánh niệm tỉnh giác. Không quan tâm đến các cảm thọ. Về Biết thì Biết không lời sắc bén, đầy đủ. Lúc nào cũng không dính mắc với cái gì , trạng thái không nói (xả), gọi là « trạng thái nhân chứng », theo kinh nói Ly hỷ trú xả.
- Tứ Thiền : Định bất động, tâm bất động. Nhận thức biết rỏ ràng đầy đủ trong không lời. Ngôn , ý, thân hành hoàn toàn bất động.
Trong Định 1 và Định 2, hơi thở được điều khiển bằng ý chí, ý thức; trong Định 3, hơi thở nhẹ. Trong Định 4, buôn hơi thở, tự nhiên khi thiếu hơi, con người tự kéo hơi làm lưng thẳng ra, gọi là tịnh tức, thân hành không động.
Sau 4 từng Định, Đức Phật khám phá Tam Minh3, Tứ Diệu đế và Bát Chánh đạo vể « Khổ », và giác ngộ lần đầu tiên (Abhisamaya) đưa đến thành quả A La Hán.
Ngài tiếp tục thiền và đạt đến giác ngộ thứ nhì là Vô thượng Chính Đẳng Giác (Anuttarā Sammā Sambodhi), thông hiểu hết tất cả những gì bí ẩn trong cuộc đời, không ai giác ngộ cao hơn.
Ngài được « Giải thoát », nghỉa là ra được khỏi vòng Luân hồi, không còn tái sinh, sau khi Ngài chết. Ngài đã quy nguyên, đã trở về nguyên thủy, nhập lại với Đạo.
5-Thiền định trong Cao Đài Giáo
Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương, thiền hàng ngày và thường thiền dài 9, 18, 27, 36 ngày, v.v., bao gồm cả những ngày nhịn ăn liên tục, như ghi trong nhật ký của Người. Người thiền tám lần 120 ngày vào các năm 1935, 1936, 1937, 1939, 1940 và 1941. Đôi khi tâm trí rời khỏi cơ thể hàng giờ hoặc cả đêm, để lại ấn tượng rằng người không còn sống.
Người thực hành song song phần Thánh Đạo và Tiên Đạo từ năm 1931 về sau. Ngày 25 tháng hai Nhâm ngũ (10-04-1942), Người đắc Đạo theo Tiên-Đạo, nghĩa là liễu đắc hoàn toàn về Tân Pháp, đoạt cơ siêu thoát của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ(4). Ba ngày trước khi đắc Tiên Đạo, người khởi đầu thời kỳ Đại tịnh, theo Đạo Pháp gọi là Cửu Niên Diện Bích, Cửu Cửu Thần Du (9 năm 81 ngày, 9 năm nuôi dưởng chơn thần, 81 ngày thần du thiên ngoại), với phần Phật Đạo cho trọn Ngủ Chi Đại Đạo. Ngày mất vào cuối thời Đại tịnh, qua đủ Ngủ Chi, đúng theo tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ(4).
Người Cao Đài nhìn gương Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương mà thiền định qua Tiên Đạo và Phật Đạo đi đến Quy Nguyên.
CHÚ THÍCH:
(1) The Motley Bodhisattva (Bồ tác Motley), chương XIV/26. Trong The Golden Age of Zen (Thời đại hoàng kim của Thiền), John C. H. Wu.
(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tây_Vương_Mẫu
(3) Túc mạng minh (kiến thức về vác kiếp trước của mình), Thiên nhản minh (kiến thức về sanh và tái sanh theo nghiệp lực của chúng sanh) và Lậu tận minh (kiến thức về cách loại bỏ tất cả những phiền não là nguyên nhân của chu kỳ tái sinh và bộ ba "sinh, già và chết").
(4) Ngài Ngô văn Chiêu mất rất sớm. Nếu không, theo tôi nghĩ, Ngài cũng qua đủ Ngủ Chi như ĐGT Nguyễn Ngọc Tương.