Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



      

PHẬT PHÁP




P hật pháp / Buddhadharma dành cho những người tu học Phật; nhất là giới tăng sĩ, lấy phép học này làm chính, là trọng tâm của Phật giáo /Buddhism. Học về phẩm này được chia ra từng qúy trong một năm và được coi là một nỗ lực tận tâm đúng đắng của việc tu học Phật; một tư duy nghiêm khắc, một thử thách trước mặt Phật kể từ xưa cho đến nay. Thiền Phật giáo coi việc tu tập này là chân lý cho một nền tảng của Phật giáo. Người tu học Phật nhìn Pháp (Dharma) như giáo điều là con đường hướng tới Phật. Phản ảnh của Phật pháp được nhìn nhận như một sứ mạng cao qúy hơn hẳn mọi thứ khác. Người tu Phật cho đây là một tập truyền trong lịch sử thành hình của Phật giáo, đưa tới một ánh hào quang vượt trội của đạo Phật –bring together leading figures from across the Buddhist spectrum. Hẳn nhiên; đây lả một tập trung có chiều hướng để trở thành định lệ cho việc tu học, bởi; nó là một tổng hợp thử thách và đối đầu trong việc hành xử của người tu học Phật; một ‘đối đáp’ tương quan và gần gũi với Phật học trên toàn cầu.

Đây là quan hệ quá quan trọng trong đường lối của Phật giáo, là vì; quan niệm trong giáo pháp hay còn gọi là ‘đạo pháp’ luôn coi chất liệu bên ngoài chỉ là phương tiện đưa tới việc thực hiện cho một chuyển hóa bên trong; nghĩa rằng chuyển hóa đó là yêu cầu một tinh thần sâu sắc trong việc quan hệ với người khác – that transformation requires a deep spiritual relationship with another person là mở rộng tấm lòng chân như phật giữa Phật và người tu Phật là cùng một thể thức trong pháp-giới. Tập quán của Thiền là nhận biết để thích nghi hoàn cảnh tức vũ trụ giới và con người như một hiệp thông giữa Phật/Buddha và Pháp/Dharma. Hai thứ này không thể tách nhập là cùng một như-lai-tạng-thể với nhau. Nói tới Phật mà không nói tới Pháp thì chưa phải là người tu-phật. Hiểu biết và nhận thức là hiện hữu của con người thường (ordinary) sự đó chính là đi thẳng vào (go-through) chớ không cỏn mường tượng vào (envision) là khà năng có phép tắc của việc tu học phật và được coi đây là một tương giao giữa người và người, là phẩm hạnh dựa trên cơ bản của Pháp –It’s a human relationship conducted on the basis of Dharma. Với Thiền thì sự này không phải là thứ để bắt buộc mà tùy nghi hoặc lấy đó mà tạo nên một đạo pháp tốt trong việc tu tập. Thành thử quan điểm tu học Phật Pháp của Đại Thừa và Tiểu Thừa có đôi phần khác biệt với dòng Thiền. Đấy là điều đã được thỉnh nguyện để mang lại những gì về sự chuyển hóa, cái sự đó là trọng tâm của Phật pháp –It’s required to bring about the transformation that is the heart of the Buddhadharma. Pháp là một ‘chất liệu’ luôn sáng tỏ và dễ hiểu đối với mọi giới, nó có muôn hình vạn trạng tùy ứng vào hoàn cảnh. Đó là cấu trúc cơ bản của Pháp –That’s fabric of the Dharma là vì; nó cần một hiệp thông tư tưởng, một nhà cải cách (innovator) và là người dự cuộc (dabblers) cho một thi hành tận tâm, nghiêm chỉnh là góp phần vào nền văn hóa Phật giáo.

Nói về Pháp trong Phật giáo nó có ba điểm chính: -sĩla, samãdhi và prajnã là đạo đức (morality), tĩnh niệm (meditation) và trí tuệ (wisdom). Trong ba thể thức ấy là chú ý đến những gì về đạo đức, luân lý nó đem lại cho chúng ta những gì ngay thẳng với một sự thật tự nhiên nơi chúng ta. Nó đem lại một sự thức tĩnh bời sự ngay thẳng ở nơi ta nhiều hơn cái sẵn-có-phật nơi chúng ta. Hành sự trong đường lối đạo đức, phẩm hạnh đó là lợi ích đến với ta và đến với mọi người; tạo nên cái nghiệp và là điều kiện để cho ta thức tĩnh –Paying attention to ethics brings us more in aligment with our true nature. It provides the conditions for awakening by aligning us more with our inherent buddha nature. Acting in an ethical way, having conduct that is beneficial to oneself and others; creates the karma and the conditions that help us awaken . Bởi; sĩla là đạo đức được coi là chính trực (integrity); đạo đức, luân lý cả hai là hành trang cho một nền văn hóa Phật giáo, nó mang lại nhiều cảm thức hiện hữu, một vài sắc tố hữu cơ, một chiếu sáng vào trí tuệ của chúng ta. Thứ luân lý ấy đến từ bên ngoài của đức hạnh/virtue là những gì mà người chân tu mong đạt được là qui tụ vào ba điểm trọng yếu để tu thành phật; đấy gọi là Pháp/Dharma.Trọng điểm của Phật giáo xưa nay là để giải thoát ngay cả đau khổ được giảm thiểu gần như ‘giáo điều’; một hiệu năng được mô tả như ‘khai trừ’. Khai trừ được là ngăn trở sự lớn dần của lòng tham-sân-si vốn chất chứa trong mỗi con người chúng ta.

Người tu Phật coi Pháp (The Dhamma/Dharma) là chính yếu. Khai triễn chữ Pháp để thấy cái chân-như có từ chỗ đó mà ra. Danh xưng Phật, Pháp, Tăng. Chữ ‘tăng’ ở đây là người thọ giáo Phật chớ không phải là ngôi thứ trong hệ thống của Phật giáo; mỗi thứ nó có vị trí riêng, chức năng và phẩm trật để phân biệt cái chính thống của tôn giáo. Phật giáo không có ngôi thứ (ba ngôi) chỉ có nhiều Phật nhưng có một pháp/dharma là chuyển hóa để đi tới tánh-không, nghĩa là không có gì cho mình mà cho toàn thể .

Theo Phạn ngữ (Sanskrit) pháp/dharma có nhiều loại khác nhau của những gì thuộc về nguyên tắc đạo đức, pháp lý chính trị (legal-polictical) những gì thuộc về siêu hình (metaphysical) và nhiều ý nghĩa khác nhau của tôn giáo nhà Phật. Nói chung; nó có những cái thông thường: phẩm hạnh đạo đức, những gì thuộc vũ trụ như-nhiên trong cùng một yếu tố tu tập hoặc lấy học thuyết để làm nên. Pháp là chủ thuyết của Phật giáo như một sự thành công được nhiều người biết đến; nhưng liên đới với nhau để hợp thành Phật giáo. Trong đó có Pãli/Sanskrit và Ti-ratana tất cả lấy từ phẩm kinh Sũtra Pitaka làm gốc và rút tiả từ cách tu tập, trau dồi, rèn luyện và luật tu để thi hành những gì đấng tối cao Như-Lai-Phật truyền dạy. Công phu tu tập Phật là một cố gắng tận tâm mới mong đạt tới chánh quả còn bằng không tu thì tu là hình thức bề ngoài chớ không đi sâu vào lòng đất Phật để rồi Phật theo đường Phật, Pháp theo đường Pháp khổ công tu tập mà thôi. Cho nên chi tu Phật mà phóng ngoại thì tợ hồ vại chứa nước mà không có nước, có chăng đó là thứ thủy tử tất không ăn nhập gì đến Phật-Pháp cả. Chỉ tốt cái ‘ăn chay’, tụng kinh mà không thấy được Phật là vậy đó!

Định nghĩa rốt ráo về Pháp là trong đó có cái sự tương quan lẫn nhau, một khía cạnh được coi là nguyên tắc cơ bản (priciples) và tu tập (practices) là những gì bắt nguồn từ Phật, như chúng ta đã biết Phật là đấng khai sáng và truyền thụ muôn kiếp đời sau. Một đường lối xót thương của Phật được gọi là phật-tánh. Tư tưởng người tu Phật lấy nền móng đó như một sự chú ý tồn lưu tự nhiên. Phật đã bắt đầu nghĩ tới cho một giáo phái Phật giáo –A person begins to think Buddhistically; trong khi người đã giác ngộ (aware) những gì thuộc tự nhiên nơi con người (physically) và những gì thuộc về tâm tính cá nhân con người (mentally) là xuất phát từ cõi như-nhiên và môi trường xã hội. Tuy nhiên; đối với Phật giáo luôn có một nhận thức tối thượng và hiểu biết rõ rệt thế nào là đau khổ/hạnh phúc trong hiện hữu của thế gian. Đấy là điều được nhắc nhở nhiều lần trong các phẩm kinh. Trong đó có kinh Liên Hoa (Lotus sutra) là đặc nặng vấn đề đau khổ/hạnh phúc. Cho nên chi nói tới Pháp là nói tới một sự tương quan, bởi; nó được coi như có nhiều tâm phúc, nó trở nên thắm thiết và đem lại một kết quả trong tinh thần kiện toàn với một trí tuệ sáng suốt. Đấy là đạt tới Chân Pháp. Pháp chủ trương: toàn thiện là hành sự của cuộc đời –The perfections are the practice of life ; nếu chúng ta lấy đạo-pháp trong sự sống của chúng ta thời trí tuệ/prajnã ta bừng sáng cho việc tu tập thì cuộc đời, sự sống của chúng ta khai mở (unfolding) để thấy được ánh sáng vi diệu trong Pháp, tất chúng ta tới gần với Phật để hiệp thông giữa đạo và đời và có một vài điều lớn hơn những gì chúng ta cần có. Phật cũng dạy rằng: ‘tất cả pháp/dharmas vốn thiếu trong hiện tại / all dharmas lack inherent existence’, bởi; Phật lấy Pháp để dẫn đường cho chúng sanh và cũng là điểm khởi đầu khúc quanh đưa đến Vòng quay của Pháp (Wheel of Dharma), bánh xe của kỳ diệu, nhưng đây cũng là một yêu cầu diễn giải sáng tỏ và đưa dẫn đến những gì xẫy đến và sẽ xẫy đến; hậu quả đó sẽ đi tới bất đồng trong quan điểm hay luật tắc của Pháp…

Nói rút lại; hiện diện của Pháp/Dhamma/Dharma nằm trong hai quan hệ tương quan như nguyên tắc/principle (sống) và hành/practices (tu tập) lấy từ nguồn gốc tu phật của Phật, mà về sau người ta đã viết thành kinh như căn nguyên của sự sống. Bởi; trong và ngoài pháp chỉ để lại đức hạnh cao qúy mà thôi. Tuy nhiên; trong Phật giáo cuộc đời có nghĩa chân chính, hiểu biết và giác ngộ là một hiện thực đầy đủ đi tới tự do trong một hiện hữu trọn vẹn. Với mục đích này Phật đã dạy bốn (4) nguyên tắc chính yếu theo sau những kinh nghiệm và sự sáng suốt có từ Phật; đó là đường lối đặc thù của người tu Phật noi theo, nhưng; không cho đó là điều lập dị mà đó là cảm thức chung (common sense) với nhiều thứ khác nhau trong đời. Với đạo Phật là nhận thức và hiểu biết là tối cần thiết. Thí dụ: Nhà sư tu Phật suốt cả cuộc đời nhưng không theo đúng đường lối tu tập hay đi ngoài lề lối hoặc dựng vào cái riêng tư của mình để thi hành đều coi như không có trong đời người và đời tu. Phật giáo luôn lấy Pháp làm kinh điển là kim chỉ nam để chấp hành là đi đúng đường lối tu học Phật; ngoài ra không có gì hơn, dẫu có đọc ngàn bộ kinh vẫn không thấy được Phật.

Bốn Nguyên tắc chính trong Phật giáo được thu tóm trong Cattari-ariya-saccãni hay còn gọi là Catvãri-ãrya-satyãni. Bốn nguyên tắc này dành cho tu sĩ và người tu học Phật noi theo:

1- Dukkha-ariya-sacca/Duhkha-ãrya-satya (Liên can tới hiện hữu bất an tự nhiên).

2- Dukkha-samudaya-ariya-sacca (liên can tới quan hệ nhân quả có hiệu năng tới hiện hữu bất an)

3- Dukkkha-nirodha-ariya-sacca ( liên can tới sự loại bỏ quan hệ nhân quả, làm tan đi hiện hữu bất an và thực hiện tối hậu của tự do trong một hiện hữu tuyệt đối như Niết Bàn/Nirvãna/Nibbãna).

4- Dukkha-nirodha-gãminĩ-patipadã-ariya-sacca (liên can tới đường lối nhận thức, hiểu biết và kiện toàn coi đây là một chuyển hóa hiện hữu là con đường đi tới cuộc đời tối thượng)

Trong sự cần thiết này, đây là bốn điểm chính yếu của Phật giáo là trạng huống tiến dần trong việc tu tập Phật là đường lối sống (giai đoạn tâm sinh) và trạng huống nhập cuộc tự do (giai đoạn thuộc siêu hình). Trong Anh ngữ gọi Bốn nguyên tắc chính là Bốn điểm Sự thật Cao sang (the Four Noble Truths) là vì nó nằm trong cái gọi là sacca/satya là cơ bản của sự thật/truths. Trong bốn nguyên tắc nêu trên có satya/sacca là nói đến kinh nghiệm sống và được thừa nhận như một tổng thể của ‘sự thật/truth’ và hiện thực như một cấu thành một ‘thực tại/reality’. Vậy thì; lấy thí dụ: sự tu học của Cổ Đàm Tất Đạt Đa / Siddhattha Gotama để trở nên đấng Khai sáng Giải thoát Giác ngộ (Enlightened) và từ chỗ đó được xưng tụng là Bồ Đề/Bodhi , gọi chung là Bụt hay Phật/Buddha.Vậy Phật/Buddha là đấng tối cao, đấng trí tuệ và nhận thức (pannã/prajnã).Trên thực tế Giác ngộ (Enlightenment) là nhận biết trước một cách tin tưởng (epistemologically), là hiện thực hết sức siêu hình (metaphysically), là đạt tới Chân-Như-Phật tối hậu của tự do, tức giải phóng toàn bộ thân tâm để đi tới tánh-không trong một hiện hữu toàn năng là cõi Niết Bàn (Nibbãna/Nirvãna) Bằng không thì coi đây như một chuyển hóa hiện hữu thời không có những gì xẫy ra thì không ai gọi đó là sự thật/truth và hiện thực/reality; cùng lúc đó từ cơ bản của việc thức tĩnh ở Dukkha, vì Dukkha chính là tột điểm của những kinh nghiệm sâu xa, một kinh nghiệm có tiền có hậu là vị trí cố định để ra khỏi phiền não, và; Ariya/Ărya là đưa tới một xã hội cao sang của Đỉnh cao/Noble. Tựu chung trong bốn nguyên tắc đều nhắc nhở tu hành để đi tới giác ngộ trong tư thế hiện hữu tự nhiên (the Nature of Existence0 Trong đó kêu gọi đau khổ là do chưa giác ngộ ra khỏi tham-sân-si; nó phủ vây trong kiếp người, mới có nghiệp quả/karma. Dukkha-duhkhatã gần như trạng huống sinh lý đau khổ và bệnh lý của tức giận tạo nên cái thường gọi là đau-khổ suffering/vedanã . Đau đớn đó chính con người chưa nhận rõ giữa sự thật hiện thực. Con người phải thoát cảnh giới mới đạt tới như-không, không hối tiếc, không khổ đau, không vị kỷ, bởi dukkkha là trạng huống sinh lý của đòi hỏi phải lấy Ariya giải tỏa để đi tới giác ngộ là đỉnh cao.

Nhận thức về pháp là trọng điểm chủ thuyết của Phật giáo. Ý niệm sáng tỏ trong Phật giáo là phơi mở ở tự nó như một lý thuyết siêu hình, mở rộng những gì cơ bản chủ yếu, ấy là; ý nghĩ hiện hữu, là hành động có hiệu năng và ảnh hưởng tới tính đa dạng của huyền nhiệm là nền tảng cao độ, không còn gì để có thể phân tích thêm những yếu tố của: Vấn đề, Trí tuệ và Động lực –viz; the idea that existence is an interlpay of a plurality of subtle, ultimate, not futher analysable elements of Matter, Mind and Forces. Những yếu tố nêu trên là cách thức vận dụng kỹ năng đều nằm trong pháp/dharmas; có nghĩa rằng chữ nghĩa ở đây là nằm trong một hệ thống duy nhất. Nói theo thuật ngữ của Phạn/Sanskrit là vai trò, chức năng tối thượng nằm trong hệ thống cấp tiến với lý thuyết đa dạng (Radical Pluralism (sanghãta-vãda), là yếu tố của tương quan đơn độc và hiện thực, những thứ đó liên hợp vào nhau của những gì được nêu lên là bao phủ một cách đa dạng, tách rời từng yếu tố một. Đó là dặm đường cuối cùng đi tới Giải Thoát (Final Deliverance). Thời tất không còn gì để thêm, bớt vào đó hoặc những gì không liên can tới đó; ở đây được coi là chủ thuyết thuộc bản thể học (Ontological doctrine) gần như một nhận thức riêng tư nối liền vào nhau như một kết hợp.

SƯ TƯƠNG QUAN CỦA TƯ TƯỞNG: PHÂM HẠNH Và HIỆN HỮU TRONG PHẬT GIÁO

Trong cách thức của người tu Phật, cuộc đời là một sự khả đắc làm sao đạt tới Niết Bàn/Nibbãna/Nirvãna, nguyên tắc và thực hành là yếu tố cơ bản, là tương thuộc vào nhau: tư tưởng đúng đắng và phẩm hạnh nghiêm túc là tương quan và hội nhập vào nhau trong một hiện hữu đúng cách sống. Coi đây là một tiến trình cần thiết của Phật giáo, một chứng cứ hữu hiệu trong nhiều khía cạnh của đa dạng có nghĩa rằng trong vô số trích đoạn văn bản đã để lại trong người tu Phật (nhưng phải kiểm chứng bắt nguồn từ đâu) có một lý thuyết minh bạch. Trong Pháp/Dhamma/Dharma đối với người tu Phật là thiết yếu, là gấp đôi, là nhận biết trước một cách tin tưởng trong cái gì thuộc siêu hình (epistemological-metaphysical), là đầy đủ ý nghĩa của sacca/sarya, cái đó là chính yếu của bồ-đề/bodhi, đạt được coi như Giác ngộ, tức phân định được những gì gọi là hiểu biết/knowledge, là coi như người có kinh nghiệm tu tập; hiểu biết là một hiện hữu tương quan/paramãrtha-sarya. Như là đỉnh cao siêu nhiên hoặc nhận thức vượt mức và một hiện hữu tuyệt đối (knowledge/absolute) là hướng tới cuộc đời của người tu Phật; đó là lúc không còn nhìn thấy, tất không nhất quán trước vấn đề, trí tuệ động lực về những gì đã giảng dạy là tác động đến những gì thuộc lý thuyết nhà Phật và mọc lên đó một sự nhầm lẫn lớn lao, tạo ra một thứ vô thức trước hoàn cảnh đang sống.

Như vậy; mỗi khi thốt lên samvrti-satya là thấy được cái tột đỉnh tối thượng thừa trong Bát-nhã//Prajnã là đi thẳng với một hiện thực của Bồ-đề/Bodhi, bát-nhã-ba-la-mật-đa-tâm-kinh/para-mãrtha-satya tức điều đó đã trải qua kinh nghiệm hiểu biết và điều đó sẽ trở nên một sự siêu lý (superrational) một nhận thức siêu phàm có tính siêu hình huyền nhiệm; sự đó nó tương quan hiện hữu và trở nên một hiện hữu tuyệt đối. Tuy nhiên; sau khi nhận thức đúng hiện thực hóa, những khác biệt lâm thời phải được thừa nhận nó như vấn đề của sự thật/samvrti khác biệt với giả dối/mithyã. Bởi; Bồ Tát/Bodhisattva là sự thật và xót thương, vừa giải thoát vừa cứu độ là hướng tới phiá của Giác ngộ/Enlightenment như trong Phậtpháp/ Budhadharma đề ra.

Tiến trình và hậu quả có thể là một diễn cảm tỏ rõ trong Pháp như những người tu Phật đã thực hành. Tư tưởng đúng đắng, phẩm hạnh nghiêm túc là chính yếu của Pháp/Dharma, không thể đi xa hơn trong việc tu tập mà luôn tâm niệm để thực hiện những luật điều trong Pháp. Sự đó nó phụ thuộc những gỉ đã đặt nền tảng vào trong những gì chính yếu và tương quan là hợp nhứt trong một hiện hữu đúng đắng của Pháp/Dharma.

BẠT

Luận theo triết lý khoa học người tu Phật không mang nặng tâm tư giữa giải thoát nghiệp quả mà coi đây như một hiện hữu giữa đời, nó đến từ cái đã dựng lên trong ý nghĩ, mà phải nói rằng: một phần tùy thuộc vào hay chịu ảnh hưởng bởi sự-cố/avijjã mà thành hình chớ không thể cho đó là ngẫu nhiên của tạo thành; nó là nguồn cơn tích lũy, là giao động từ tâm tư của chủ thể và khách thể trong một quá trình vốn có từ lâu; nó xâm nhập vào di truyền tính (genetic) để kết thành. Đó là thân phận con người (the human condition) là điều kiện cách giữa hữu thể và tha thể, nó cấy vào tế bào não thức để chịu ảnh hường, là trạng thái tùy thuộc vào để cấu thành cái nghiệp (karma-formations), điều kiện cách bởi cấu thành cái nghiệp là ý thức tới, đièu kiện cách cấu thành bởi ý thức tới là có tính chất tâm sinh lý (psycho-physicality), điều kiện cách bởi tâm sinh lý là ảnh hưởng sâu sắc vào cảm tính là tầm ảnh hưởng quan trọng; điều kiện cách bởi ảnh hưởng sâu sắc vào (the six sensory spheres) là cảm tính chạm vào, đụng vào, điều kiện cách cảm tính đụng, chạm là cảm nhận (feeling), điều kiện cách bởi cảm nhận là thèm khát (craving); điều kiện cách của thèm khát là chụp lấy, nắm lấy, ôm đầm vào (grasping), điều kiện cách bởi chụp lấy, nắm lấy, ôm đầm vào là trở nên sự cố; điều kiện cách trở nên sự cố là sinh ra (birth); điều kiện cách trở nên sự cố: sinh, lão, bệnh, tử, đau khổ, buồn chán, ốm đau, than khóc và tuyệt vọng tất cả nằm trong hiện hữu (come into being) của tại thế.

Quả vậy; đây là một sự lớn dần là điều kiện cách đầy đủ cho cái sự chất chứa phiền não (anguish/dukkha). Nhưng nhớ cho; tất cả sự lý đó sẽ mờ dần và ngưng nghỉ (stopping/nirodha) của những gì là sự cố u mê, (ignorance/avijjã) sẽ dừng lại của cái gọi là cấu thành cái nghiệp; từ chỗ đó ngưng nghỉ cái cấu thành nghiệp quả, ngưng nghỉ về ý thức (consciousness); ngưng ý thức tức ngưng ngay tâm sinh lý và từ chỗ đó ảnh hưởng vào cảm tính sâu sắc, từ chỗ đó cảm tính không còn ảnh hưởng đến đụng chạm, rờ mó, ôm đầm, là ngưng nghỉ cảm nhận, ngưng nghỉ thèm khát, ngưng nghỉ để trở nên (becoming), ngưng nghỉ để không còn sinh ra (stopping of birth), ngưng nghỉ để không còn tái sinh (rebirth). Cho nên chấm dứt mọi dục vọng mong muốn, chấm dứt tham sân si, u mê đần độn là không còn phiền não, là giải thoát ở chính mình; tích trữ những thứ đó thời tất không thể đến gần với Phật Pháp mà chỉ đến bằng nghiệp khẩu hơn hành động ./.

(ca.ab.yyc. ngày giỗ phụ thân . Cuối 2/2022)
SÁCH ĐỌC:’Buddhism’ Edited by Richard A. Gard. (George Braziller. New York 10016. USA 1962)
BẢN VĂN: Triết học Phật giáo của võcôngliêm (ca.ab.yyc . 2000/2022).





VVM.14.3.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com