Việt Văn Mới
Việt Văn Mới




VÀI PHONG TỤC VIỆT HOA TÁCH BIỆT



1. Tục thờ THẦN TÀI

Người Việt thì thì thờ ông Thần Tài là PHẠM LÃI. Sau khi vua nước Việt là Câu Tiễn bị vua nước Ngô bắt cầm tù, quan văn là Phạm Lãi, quan võ là Văn Chủng theo hầu. Phạm Lãi nung nấu lòng căm thù của Câu Tiễn bằng cách biểu ông nằm trên gai, trước mặt treo một túi mật, mỗi sáng ngồi dậy, Câu Tiễn nếm vào túi mật một miếng và nói nhất định phải báo thù nước Ngô cho kỳ được. Vì vậy, vua tôi quyết tâm phục vụ vua Ngô thật tận tình. Nhưng năm tháng trôi qua, vua Ngô thương thì có mà thả thì không. Phạm Lãi tìm cách tạo một cú sốc thật lớn để mong được thả. Khi vua Ngô Phì Sai bệnh, nhìn sắc mặt, Phạm Lãi biết rằng vua sắp hết bệnh nên dặn Câu Tiễn rằng nếu thấy vua Ngô đi cầu thì tới bốc một miếng phân nếm và nói rằng vua sắp hết bệnh. Câu Tiễn làm theo, ông nếm một miếng phân rồi reo lên bệ hạ sắp hết bệnh. Quả nhiên không mấy ngày vua Ngô Phù Sai hết bệnh. Phù Sai khoe với quan thần là Câu Tiễn thương và phục vụ mình rất mực nên khi Câu Tiễn xin về nước để thờ cúng tổ tiên thì ông cho. Quan Tướng quốc Ngũ Viên cản và nói rằng nếu thả đi thì Câu Tiễn sẽ phục thù. Nhưng Phù Sai đem việc nếm phân và việc vua tôi Câu Tiễn cúc cung phục vụ như từ trước tới nay cho thấy Câu Tiễn chỉ là tên đầy tớ tốt chớ không đáng mặt làm vua.

Sau khi được thả về nước, Văn Chủng lo mộ quân và rèn luyện để chức báo thù. Phạm Lãi thì tìm cách phá hoại triều đình vua Ngô. Phạm Lãi chọn một cô gái thật đẹp là Tây Thi và dạy cách chiều chuộng đàn ông cho thật tốt rồi đem sang cống cho Phù Sai. Vua Phù Sai mê Tây Thi bỏ bê việc nước và giết cả tướng quốc Ngũ Viên. Sau, Câu Tiễn đem quân sang diệt được nước Ngô.

Sau khi diệt xong nước Ngô, Phạm Lãi nói với Văn Chủng là thói đời “Đặng chim bẻ ná, đặng cá quên nôm”. Ông phải liệu mà lánh đi. Phạm Lãi dẫn Tây Thi đi trốn mất. Tới một nơi xa xôi hẻo lánh, với vai hai vợ chồng lam lũ làm ăn. Sau một thời gian ông giàu to và cũng bị người xung quanh biết trước kia ông là một vị quan to. Phạm Lãi âm thầm cho của cả rồi dẫn Tây Thi tới một nơi đèo heo hút gió khác. Hai vợ chồng lại tạo nên sự nghiệp và giàu có. Tung tích bị lộ, ông lại trốn nhưng tới đâu ông cũng làm giàu nên dân chúng tôn ông là Thần Tài và thờ trong nhà để mong làm ăn khá giả.

Người Hoa thì thờ bà Thần Tài Như Nguyệt: Sách “Nghi Lễ Thờ Cúng Truyền Thống của Người Việt”, tác giả là Hồ Đức Thọ (trang 103)

Có tên lái buôn hiền lành tên Âu Minh được Thủy Thần cho một nàng hầu là Như Nguyệt. Từ đó về sau, Âu Minh trở nên giàu có. Một hôm, Âu Minh giận đánh Như Nguyệt, nàng trốn vô đống rơm rồi biến mất. Từ đó về sau Âu Minh trở nên nghèo túng. Chàng nhận ra rằng Như Nguyệt là Thần Tài và thờ trong nhà để mong giàu có. Bàn Thần Tài thì nhỏ để ở một góc nhà thôi. Bên trong bàn thờ ghi một chữ THẦN hay “Ngữ phương ngũ thổ Long thần Tiền hậu địa chỉ Tài Thần”

Sách thì ghi là “Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt” nhưng thực tế xưa nay không người Việt Nam nào nói thờ Bà Thần Tài hết. Do đó tôi cho rằng đây là cách thờ cúng của người Trung Hoa.

2. Tục thờ ông Táo:

Về ông Táo, phong tục cho là một bà hai ông. Việt và Hoa đều giống nhau về quan điểm nầy. Nhưng:

Thờ ông Táo của người Việt:

Người Việt ở miền Bắc thì nói thờ ông Táo trên bàn thờ. Trên bàn thờ có ba lư hương thì lư hương ở giẵ cao hơn là thờ ông Táo. Hai lư hương hai bên thì một là thờ ông Tổ, và một là thờ bà Tổ của gia đình. Rước hay đưa ông Tóa thì cúng một mâm cơm cạnh, cúng xong thì ra song thả một con cá chép với ngụ ý là cá chép sẽ hóa rồng mà đưa ông Táo về trời.

Vì sao người Bắc thờ ông Táo trên bàn thờ? Có lẽ trong bước đầu tôn ông Táo là Thần nên nhơn dân có khuynh hướng là thờ trên bàn thờ để tỏ lòng tôn kính, sau đó thành nếp.

Nhưng ở trong Nam, tôi không nghe nói việc thờ ông Táo. Tới lui trong thân tộc hay chòm xóm và bạn vè, tôi không nghe nói việc thờ ông Táo. Xưa, khi ông nội tôi còn sanh tiền, ông là thầy thuốc nên lập một trang thờ ông Tổ Thầy thuốc. Ông nói trên trang nầy thờ luôn ông Táo. Khi ông tôi qua đời ba tôi nói nhà không ai làm thầy thuốc nên dẹp trang đi. Từ đó về sau, đưa rước ông Táo thì cúng ở bàn uống nước, cúng xong thì dẹp đi. Một số người bắt chước người Việt gốc Hoa, thờ và cúng ở dưới bếp. Các cụ ở miền Nam thì cho rằng thờ THẦN thì không thờ chung với ông bà ta là người phàm nên hoặc lập một trang thờ riêng hoặc không. Còn việc thả cá chép khi đưa rước ông Táo thì các cụ cho là hoang đường và cho rằng cò là Thần Điểu đưa ông Táo về trời có lý hơn.

Do quan điểm của các cụ ngày xưa của hai miền Nam Bắc khác nhau nên việc thờ cúng ông Táo có khác.

Thờ cúng ông Táo của người Hoa:

Theo sách “Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt” của tác giả Hồ Đức Thọ thì 24 tháng chạp đưa ông Táo lên chầu trời, mùng năm Tết thì mời về hạ giới. Nếu Táo quân thờ trên bàn thờ gia tiên thì them một lư nhang cho ông Táo. Bài vị ông Táo ghi:

+ “Bản thổ phúc đứa tôn thần” hay

+ “Định phúc Táo quân”

Ở Việt Nam, tối thấy người Việt gốc Hoa mới một hai đời họ đều đưa rước ông Táo vào ngày 23 và 30 tháng chạp.

Sách của ông Hồ Đức Thọ thì nói đây là phong tục Việt Nam. Nhưng khi xưa nay người Việt Nam đưa ông Táo vào ngày 23 và rước ông Táo vào ngày 30 tháng chạp. Ông Thọ không nói rõ đưa ông Táo vào ngày 24 và rước ông Táo vào ngày mùng 5 Tết là của dân tộc nào. Ông Hồ Đức Thọ nói lung tung quá. Không nói là của Tàu mà của ta thì không có như vầy. Tôi võ đoán đây là cách thờ cúng ông Táo của Trung Hoa, TRONG NƯỚC TRUNG HOA.

3. Tục Tảo Mộ

Tục Tảo mộ của Việt Nam là ngày 35 tháng chạp và cho rằng năm hết Tết đến, ta dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để ăn Tết thì ta cũng sửa sang mồ mả cho ông bà ta ăn Tết. Thời điểm nầy, ông Táo cũng đã về trời nên ta được quyền làm tất cả những gì ta muốn, không kiêng cử gì hết, Nếu ta có làm sai cũng không ai ghi chép để báo cáo cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngày Tết, lẻ tẻ cũng có một số người Việt kéo nhau ra mộ thắp nhang và cúng. Việc làm nầy là họ bắt chước theo người Hoa. Việc sửa sang mồ mả không biết có hay không vì người Hoa thì phải vô Thanh Minh trong tháng ba mới sửa sang mộ.

Tảo mộ của người Trung Hoa:

Người Hoa thì tảo mộ vào ngày Thanh Minh trong tháng ba, có lẽ do thời tiết ở Trung Hoa, gần Tết là cuối mùa đông còn lạnh lắm; có khi việc thu hoạch nông sản cũng chưa kết thúc được nên họ không thiết đến việc chăm lo mồ mả cho ông bà. Đầu xuân, khí trời mát mẻ, vui mất ngày Tết xong thì lo hoàn tất việc nông nghiệp tới cuối tháng hai là chậm nhứt. Lúc nầy mọi người rảnh rang nên họ du xuân và Tảo mộ.

4. Tục cúng Tổ tiên bằng bánh chưng:

Bánh chưng của Trung Hoa:

Sách “Hỏi đáp nghi lễ - Phong tục dân gian” của Đoàn Ngọc Minh, Trần Trúc Anh; theo tôi thì sách viết hơi lan man. “…Bánh chưng đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc Trung Quốc mà không phải miền Nam. Thời gian ăn bánh chưng là vào Tết Đoan Ngọ (mồng 5/5)…” Sách cũng viết tiếp: “Hạ chí ăn bánh chưng, người ta đem ống trúc mới đựng gạo, gọi là “bánh chưng ống”…” (tất cả ở trang 29)

“Ghi chép sớm nhất liên quan đến bánh chưng là vương triều Đông Hán cách trên 400 năm sau khi Khuất Nguyên mất” (trang 28) và “Bánh chưng thời Tấn, Hán dùng kê, có thể có cơ sở là tục dung kê để cúng tổ tiên, nó cũng chứng tỏ rằng loại bánh chưng sớm nhất cũng được gói bằng kê (trang 29). Bánh chưng Trung Hoa là bánh đem chưng để ăn vào Tết Đoạn Ngọ (mùng 5 tháng 5). Đó là tục dung kê làm bánh để cúng tổ tiên thôi chớ không mang ý nghĩa sâu sắc gì.

Khuất Nguyên trầm mình xuống song Mịch La tự tử năm 299 trước Tây lịch (theo Chiếu quốc sách, phần phụ lục niên biểu trang 513). Thời đại Hùng Vương kết thúc năm 257 trước Tây lịch. Như vậy Khuất Nguyên tự tử trước khi thời đại Hùng Vương kết thúc là 42 năm (299-257=42) mà bánh chưng có sau khi Khuất Nguyên chết 400 năm, nghĩa là vào năm 101 sau Công nguyên (299+101=400). Bánh chưng Việt Nam xuất hiên vào thời Hùng Vương nghĩa là trước khi Trung Hoa có bánh chưng đầu tiên ít nhứt là 358 năm (257+101=358).

Bánh chưng Việt Nam:

Vua Hùng Vương già, vua phán: “Năm nay nhân lễ Tiên vương, hễ con nào làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”

Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt heo làm nhưn, dùng lá dong đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Cũng gạo nếp đó, ông nặn thành bánh hình tròn. Tới ngày lễ Tiên vương ông đem dâng cúng. Lang Liêu giải thích: bánh hình tròn là tượng trời, bánh hình vuông là tượng đất. Các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng trưng cho cầm thú muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Vua ưng ý và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Bánh chưng Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc dung đẻ cúng ông bà, tổ tiên, trong ngày Tết.

Bánh chưng Việt Nam và bánh chưng Trung Hoa trùng tên nhưng khác hình dáng và khác ý nghĩa. Do đó, ta không được lầm lẫn bánh chưng của Trung Hoa và Việt Nam.

Khánh Hội – Quận 4 Saigon ngày 20-4-2020




VVM.18.11.2021

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com