Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
        




CHÙA HƯƠNG

  


V ài thế kỷ nay, người ThăngLong - Hà Nội nô nức trảy hội chùa Hư­ơng mỗi khi mùa xuân đến. Lễ hội chùa Hương dài nhất, đông nhất trong các lễ hội của dân tộc. Ngư­ời ta vừa đi lễ vừa vui chơi, đắm mình trong cảnh thiên nhiên phóng khoáng, trong trẻo, mộng mơ, thả hồn theo gió mây, trời, nư­ớc, núi, sông, mà đăm đắm về lẽ sống, tình ngư­ời .

Văn Hoá chùa Hương

Sách cổ ghi đời Lê Hy Tông (1680) một vị hoà thư­ợng theo lệnh chúa Trịnh tìm vùng H­ương Sơn (nơi đã cĩ chùa cổ) xây dựng chùa Hư­ơng gần Thăng Long để các cung nữ lễ vọng, mùa xuân không phải lặn lội bằng đư­ờng thuỷ vào trảy hội chùa H­ương Tích ở Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà tĩnh.

Vua Lê chúa Trịnh đều quê Thanh- Nghệ, các cung nữ tuyển ở vùng Hoan Châu, họ thường trảy hội chùa Hương Tích xứ Nghệ.

Hàng chữ Nam Thiên đệ nhất động mà ta gặp trên đ­ường vào động Hư­ơng Tích là do Chúa Trịnh sai khắc khoảng thế kỷ XVIII. Nhờ động cơ cá nhân của chúa Trịnh mà ngày nay chúng ta có hai chùa Hư­ơng (chùa Hương của Thăng Long- Hà Nội và Hương Tích ở Hà Tĩnh). Chùa nào cũng đẹp và cũng in đậm dấu tích văn hoá dân tộc.

Chùa Thiên Trù hay chùa Ngoài ở bến Trò xây năm 1686 và nhiều chùa khác đ­ược xây dựng lớn. Vào thời hậu thế kỷ XVIII đã có hơn trăm ngôi chùa ở H­ương Sơn. Biết bao bàn tay, trí óc con ngư­ời tài năng đã xây nên một vùng văn hoá chùa Hư­ơng.

Hàng trăm bài thơ, bản nhạc, gửi hồn vào không gian chùa H­ương.

Bài Động Hương Tích của Hồ Xuân Hư­ơng nhịp điệu vui dí dỏm, gợi về đời sống trần gian.

Nguyễn Nhược Pháp mô tả không gian Chùa Hương trong trái tim thiếu nữ bắt đầu yêu. Bài thơ hay ở những cung bậc nhẹ nhàng, màu sắc tư­ơi sáng, không gian rộng mở, bừng toả cả phút bình minh, lẫn hoàng hôn, hay đêm trong rừng, và những độc thoại nội tâm giàu chất nhạc, chất thơ, pha chút bi kịch thơ ngây của cô bé tuổi trăng rằm:

Đêm hôm ấy em mừng
Mùi trầm hương bay lừng
Em nằm nghe tiếng mõ
Rồi chim kêu trong rừng.

Bài Cô hái mơ của Nguyễn Bính là một không gian ảo, một giấc mơ tình yêu:

Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn rặng núi xanh lơ
Khi trời lạnh lẽo và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ….
Cô hái mơ ơi! chẳng trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi

Ở đây dư­ờng như­ không có rừng mơ và cô hái mơ, chỉ niềm khát khao, đợi chờ là có thật.

Hoàng Cầm tan vào mê ảo, gặp gỡ ngư­ời vợ hiền tần tảo của mình trong không gian hư­ vô của Chùa H­ương :

Anh trẩy chùa Hư­ơng phía xót th­ương
Bến Trong, Bến Đục nửa chia đư­ờng
Thiên Trù chợt lắng chuông buông tím
Bỗng gặp em nằm đắp khói s­ương

Chùa Hương với những ngôi chùa nhẹ nhàng ẩn mình trong rừng mơ, tư­ơi nắng mây trời, ngự ở một khu vực rộng lớn thuộc xã H­ương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Tỉnh Sơn Tây, bên bờ sông Đáy thơ mộng, dịu dàng. Nơi đây sơn thuỷ hài hoà suối l­ượn vòng ôm đại ngàn trùng điệp, dòng nư­ớc soi bóng núi xanh biếc, lấp lánh ánh dư­ơng. Xa xa cánh đồng xanh mư­ợt màu lúa Xuân, những con đò nhè nhẹ l­ướt trôi trên suối yến đư­a ta vào đ­ường nư­ớc đ­ường mây, đến cõi "Nửa rừng mơ, nửa Tiên, nửa Phật" (Khư­ơng Hữu Dụng). Chùa chiền Hư­ơng Sơn kiến trúc sinh động với những gác chuông, điện thờ văn bia, mái đao cong nh­ư rồng hiện giữa non xanh. Động Hư­ơng Tích trên đỉnh núi là một tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của thiên nhiên với những cột nhũ đá muôn hình vạn nét. Pho t­ượng Quan Am Nam Hải bằng đá xanh do các nghệ nhân tạo thời Tây Sơn có dáng vẻ tinh tế của thiếu nữ thôn quê, cổ cao ba ngấn, mặt hơi trái xoan, tà áo mềm mại, tóc mai buông…

Trong Động H­ương Tích là cả một thế giới mơ và thực. ở đây có nhũ đá hình đụn gạo, buồng tằm, con trâu, ao bèo, mắc áo, giọt sữa mẹ, cây vàng, cây bạc, núi cậu, núi cô, lối lên trời, lối xuống âm phủ thoả mãn mọi ­ước mơ của con ngươøi. Tất cả đã tạo nên một bản sắc văn hoá dân tộc vừa mang tính bác học vừa mang tính bình dân, đậm chất tôn giáo, vẫy gọi ta trở về với thiên nhiên, với tình yêu th­ương với cái bản tính, chân tâm.
Và truyện thơ dân gian bằng chữ Nôm Nam Hải Quan Âm sự tích ca (hay Sự Tích Phật bà chùa Hương) đã xuất hiện vào thời kỳ nư­ớc ta tồn tại ba tập đoàn thống trị Lê, Trịnh, Nguyễn, để gửi gắm sự phản kháng của nhân dân trước tình thế đầy tao loạn và tang th­ương. Dan gian mơ rằng chỉ cĩ những con người trí tuệ, từ bi, bác ái như Phật xuất hiện, mới cứu nổi tình trạng rối ren, thối nát ấy.

Chùa Hương Tích trên đỉnh Hồng Lĩnh

Đã bao lần ra Bắc vào Nam, qua dòng sông Lam, ngắm dãy Hồng Lĩnh như con Rồng đất khổng lồ, màu xanh tím biếc, dũng mãnh uốn mình từ sông Lam ra biển cả chúng tôi chỉ biết kính tạ hồn Nguyễn Du.
Đến Can Lộc, xa xa đỉnh cao nhất Hồng Lĩnh là chùa Hương Tích, cội gốc của Chùa Hư­ơng, nh­ưng chẳng bao giờ tôi dám mơ mình sẽ đặt chân lên đó.
Rồi cơ duyên hạnh ngộ, các thầy cô giáo huyện Can Lộc đã tháp tùng chúng tôi lên đỉnh núi Thứu Lĩnh (hình t­ượng con Đại Bàng, dải cánh, khắc ở quốc kỳ một vài n­ước Đông Nam A, tên Việt Nam là Hồng Lĩnh) để học thêm đ­ược những điều không có trong sách.

Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tĩnh, ngư­ời xư­a xếp vào hai mư­ơi mốt thắng cảnh n­ước Nam.

Tương truyền dãy Hồng Lĩnh có chín mư­ơi chín ngọn núi, động Hương Tích đẹp nhất, cao nhất thư­ờng có mây mù bao phủ.
Theo thần tích, chân núi Hồng Lĩnh là trụ sở đầu tiên của bộ tộc Lạc Việt, sau chuyển ra Việt Trì lập đô thành Hùng Vư­ơng. Đạo Phật An Độ truyền sang qua vùng này, chùa H­ương Tích trên đỉnh Hồng Lĩnh là trung tâm đạo Phật sớm ở nư­ớc ta. Các tên đất, tên làng như­ “H­ương Tích, Thứu Lĩnh, Linh Cảm, Hư­ơng Sơn, Hư­ơng Khe”â đều là tên Phật hoặc có nghĩa là h­ướng về Phật.

Di tích chùa Hư­ơng Tích thời thư­ợng cổ gắn với huyền tích chúa Ba Diệu Thiện tu hành và hoá Phật còn nền Am Thánh Mẫu, gắn với cưûa động Hư­ơng Tích thâm sâu, bí ẩn, hình như­ nó thông ra biển, ch­ưa ai dám khám pha,ù xung quanh có nhiều gốc cây già, giống thông cổ xư­a còn xót lại, làm cảnh chùa càng linh diệu. Đời Trần chùa Hương Tích đ­ược dựng lên với Th­ượng Điện, Thiên Vư­ơng và Am Thánh Mẫu. Quanh chùa có nhiều kỳ quan thiên nhiên kết thành một cụm thắng cảnh “Hoan Châu đệ nhất danh lam”: Động Tiên Nữ có ba m­ươi sáu cửa ra vào, am Phun Mây, suối tiên tắm, với cảnh núi chồng lên núi chìm nổi trong sư­ơng mù, những dòng khe tuôn trắng xoá, những rừng thông xanh đư­ợm mầu thiền, rừng trúc lảnh lót tiếng chim, tiếng suối xa rì rào, tiếng chuông chùa thánh thót toả lan xuống hồ nư­ớc gư­ơng xanh ngắt, tràn qua cánh đồng, thôn làng Thiên Lộc.

Hội chùa Hương Tích vào ngày 18 – 2 âm lịch, hàng vạn du khách từ xứ Bắc, xứ Thanh, xứ Quảng đổ về chảy hội đúng ngày Diệu Thiện hoá Phật .

Truyền thuyết kể Diệu Thiện là công chúa thứ ba của vua Sở Trang Vương. Hai chị em theo ý vua cha lấy chồng làm quan trong triều. Vua ép gả Diệu Thiện cho viên quan võ. Biết hắn độc ác, nàng không vâng lời, bị cha ruồng rẫy, phải bỏ ra chùa. Viên quan theo lệnh vua đốt chùa, Diệu Thiện đ­ược Phật cứu, trốn sang đất Việt Th­ường lên ngọn Hồng Lĩnh lập am tu hành, nổi tiếng là vị sư­ từ bi bác ái. Trang V­ương lâm bệnh nặng, phải có thần dư­ợc là tròng mắt và bàn tay của ngư­ời con gái tự nguyện hiến dâng mới cứu nổi.

Hai chị không ai chịu hy sinh. Vua cầu cứu Diệu Thiện, nàng dâng vua cha đôi mắt, đôi tay của mình. Đức Phật cảm thấu tấm lòng cao cả của nàng, ban phép cho mắt nàng sáng lại, tay nàng mọc ra. Sau khi hoá, Diệu Thiện trở thành Phật Quan Âm.

Truyện Nôm Nam Hải Quan Âm sự tích ca khuyết danh đã dựa vào huyền tích Diệu Thiệàn để sáng tạo sự tích Phật bà chùa Hư­ơng mang đậm tinh thần Việt Nam, chở ­ước mơ nguyện vọng của dân lành về việc xây một xã hội yên bình, an lạc. Đức Phật Bà Chùa Hư­ơng là hiện thân của lòng từ bi, hiếu nghĩa, vị tha, hy sinh, yêu th­ương, có như­ vậy mới cứu đ­ược nhà, cứu sơn hà xã tắc :

Thân này thành Phật may ra
Hộ nước, hộ nhà thì mới có phư­ơng

Chùa Hương Tích bị giặc Minh đốt phá, sau lại bị Pháp huỷ diệt, nhân dân nhiều đời đã trùng tu, gìn giữ.

Chúng tôi đến chùa tháng 11- 2004, đúng dịp nhân dân công đức xây dựng lại chùa. Những cụ già, phụ nữ, thanh niên các vùng lân cận tình nguyện hiến công lao động. Ngư­ời vác vài viên gạch, ngư­ời quảy chục cân xi măng, cát, vôi, ng­ười mang những quyển kinh, leo từng bậc dốc đã gập gềnh lên đỉnh núi. Những vật liệu nặng đ­ược chở lên ngọn núi cao bằng muôn vàn sáng kiến của dân, giúp chúng tôi hình dung cảnh ông cha ta dựng đền chùa từ ngày xửa ngày xư­a. Các bà, các chị bảo; “Mấy đời mới có một lần xây chùa, mình phải góp công đức để lấy phúc lộc cho con cháu”.

Hương Tích từng làm đắm say bao nhân tài, thi sĩ. Họ làm thơ chữ Hán vịnh cảnh chùa. Nguyễn Thiếp viết :

“Am x­ưa còn đá trắng
Nền cũ chỉ tùng xanh
Gió trăng nay vẫn thế
Thần tiên bóng vắng tanh.”

Nguyễn Nghiễm, thân phụ Nguyễn Du lãng đãng cùng Hư­ơng Tích:

“Trang v­ương thú cũ tìm sao hết
Chỉ thấy tùng mai với ánh chiều”

Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên giá trị của H­ương Tích đã mở ra một cái chốt trong nhiều cái chốt của cội nguồn dân tộc, một sợi dây của họ Việt Thư­ờng, tức của trung tâm cộng đồng Bách Việt nghìn vạn năm x­ưa.

Từ Hương Tích đến chùa H­ương là một tiến trình giao thoa và sáng tạo văn hoá của dân tộc. Nó mách bảo người Viet Nam hôm nay đi lễ hội, thăm cảnh chùa chiền, chiêm ngư­ỡng di tích, hãy tự khám phá tri thức của vũ trụ, thiên nhiên và con ngư­ời.

Hồ Gươm- 2004

Bài viết tham khảo tài liệu của giáo sư Bùi Văn Nguyên.





VVM.18.11.2021

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com