C ác bằng chứng ngày càng nhiều về một nền văn minh Đông Nam Á đã làm lung lay nhiều thuyết tiền cổ đứng vững nhiều thập kỷ của thế kỷ 20. Người tiên phong trong việc đề xuất hướng mới cho nguồn gốc loài người là Wilhelm G. Solheim II, giáo sư Đại học Hawaii. Năm 1967, Solheim II cho công bố trên nhiều tài liệu nói về sự ra đời sớm của việc trồng trọt, làm gốm, đóng thuyền, đúc đồ đồng thau. Sau Solheim II, một số nhà khảo cổ học 2 khác đều có cùng quan điểm là Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nông nghiệp sớm nhất của nhân loại. Năm 1923, bà Madeleine Colani cùng những người hướng dẫn địa phương khám phá ra một số lượng rất lớn di cốt người và dụng cụ bằng đá, trong một hang đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình. Trong mấy năm liền sau đó, bà liên tục khám phá thêm mười hai hang động trong vùng Hòa Bình, khai quật được một số lượng di vật hiếm thấy. Sau khi phân tích chúng và so sánh liên hệ với đồ đá tìm thấy trong vùng núi Bắc Sơn, bà đề nghị xem toàn thể những di vật đặc biệt bằng đá cuội, với đặc điểm là chỉ được đẽo ở lưỡi hay rìa, là của cùng một nền văn hóa, văn hóa Hòa Bình hay Hoabinhien. Văn hóa Hòa Bình được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932. Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên). Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Dựa vào các di chỉ tìm thấy và niên đại của chúng, các nhà khảo cổ chia Văn hóa Hòa Bình thành ba thời kỳ nối tiếp nhau:
* Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TrCN). Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TrCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TrCN).
* Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn – 1541/I)
* Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình chính (niên đại sớm 12.000 năm cách ngày nay) tại tỉnh Hòa Bình và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thái Nguyên là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽo một mặt, hoặc chỉ phần lưỡi; các mảnh gốm không có hình thù do kỹ thuật nung chưa đạt nhiệt độ cao, đây là di tích đồ gốm xưa nhất của cư dân Văn hóa Hòa Bình[6] cho đến nay đã tìm thấy; các dụng cụ đào bới có cán tra, các vòng trang sức bằng vỏ ốc. Thời kỳ này các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy di cốt người ở vài địa điểm.
* Di chỉ muộn của Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở Bắc Sơn (niên đại sớm 5.000 TCN, thuộc Lạng Sơn. Các dụng cụ bằng đá ở đây đã có một trình độ chế tác cao hơn nhiều, lưỡi đá đã được mài sắc, khảo cổ học gọi là "rìu Bắc Sơn". Đồ gốm đã có tiến bộ, kỹ thuật được làm thủ công, cư dân ở đây nặn các dải đất dài, rồi cuộn tròn từ đáy lên miệng và miết kín khe hở, nung gốm bằng chất củi đốt xung quanh. Đồ trang sức bằng đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi.
Với một nền văn hóa cổ kính lâu đời như vậy, nhưng cổ sử Việt bỗng dưng biến mất hết kể từ trước khi Trung Hoa lập quốc thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên hay thời Chiến Quốc. Như chúng ta đã biết lịch sử của Trung Hoa chỉ bắt đầu từ Tần Thuỷ Hoàng có nghĩa là Hoàng Đế thứ nhất nhà Tần. Chữ Tần hay 秦 hay Qin cũng được Tây hóa ra China, và không lâu sau đó Trung Hoa thực sự đã được Lưu Bang, hoàng đế thứ ba sau Nhị Hoàng Đế con của Tần Thuỷ Hoàng, vốn là một tướng Sở tái thống nhất và hoàn thiện thành lập nhà Đại Hán với đế hiệu Hán Cao Tổ từ thời Chiến Quốc và tên của quốc gia là Tần, Qin, hay China vì vậy vẫn được sử dụng cho tới nay.
Theo học giả Hà Văn Thuỳ thì nước Sở (楚) vốn đọc theo tiếng Việt cổ là Trù là Trầu, một biểu trưng của dân Lạc Việt. Cuối thời Chiến Quốc, Sở thôn tính Việt, xưng bá, ngang ngửa với nhà Chu. Khi nhà Tần diệt lục quốc thì nhà Chu bị diệt vong, chính quyền về tay nhà Tần, một nhánh của Lạc Việt. Diệt Tần, Lưu Bang lập nhà Hán, một triều đình của người Việt nước Sở.
Ngày 03/09/2016 diễn đàn mạng Tia Sáng có đăng bài Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt của Trần Gia Ninh. Bài viết là một công trình nghiên cứu sưu tầm đúc kết tỉ mỉ có giá trị cho những độc giả muốn tìm hiểu thêm về nguồn gốc Việt tộc qua chính tài liệu và con mắt các sử gia Trung Quốc. http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Nhin-lai-lich-su-Bach-Viet-va-qua-trinhHan-hoa-Bach-Viet-10022.
Theo Hà Văn Thùy thì bài viết của ông Trần Gia Ninh chủ yếu dựa vào cổ thư Trung Hoa. Nhưng cổ thư chỉ xuất hiện vào thời Tần Hán. Người Trung Quốc cũng chưa biết tổ tiên dòng giống mình là ai. Tiếng nói Trung Quốc là tiếng gì. Chữ viết Trung Quốc do đâu mà có.
Theo cuốn Trung Quốc Sử Lược của Phan Khoang thì người Việt có tổ tiên là nhà Hạ khoảng 4000 năm trước đây. Nhà Hạ cai trị Thiên hạ ngay sau thời kỳ lập quốc thái bình thịnh trị của Tam Hoàng và Ngũ Đế cho nên đi ngược thời gian từ nhà Hạ trở về trước thì các vua các đế cũng cùng chủng tộc với vua nhà Hạ hay người Việt. Ngay trong những trang đầu trong cuốn Trung Quốc Sử Lược của Phan Khoang thì càng lạ lùng vì vua sáng lập nhà Hạ không những là cháu huyền tôn của vua Hoàng Đế mà còn có tên rất Việt là Võ Văn Mệnh. Ngay cả tên huý của vua Hoàng Đế là Hữu Hùng Thị cũng mang nhiều nét Việt và tính mẫu hệ. Ngoài ra các Đế các Vua thuỷ tổ Trung Hoa đều có danh xưng cấu trúc bằng Việt ngữ và Thần Nông Viêm Đế thì đặc biệt là danh xưng nối liền với Việt tộc và phương Nam nhiệt đới. Quan trọng hơn hết là Việt tộc là con cháu của Thần Nông vua nông nghiệp và các Đế là 4 hậu duệ của Thần Nông, thì Việt tộc cũng chính là hậu duệ của các Đế và tổ tiên của các Đế của Thần Nông cũng là tổ tiên của người Việt.
Trung Quốc Trung Hoa China hay Qin hay Tần có cùng một gốc và truy lên đến thời Xuân Thu thì chỉ là một trong Ngũ Bá trong đó đã có Sở và Việt của Câu Tiễn, Ngô của Phù Sai đang hùng cứ tranh chấp. Mà Sở theo Tư Mã Thiên và Hứa Văn Tiều thì là do người Việt thành lập. Tần Thuỷ Hoàng sáng lập nên China hay Trung Hoa nhưng lại để rơi vào tay nước Sở lúc đó đã gồm thâu luôn cả Việt và Ngô của Câu Tiễn. Một chi tiết lịch sử hy hữu là người thành lập nhà Hán hay Hán Cao Tổ tên Lưu Bang xuất thân từ Sở là anh em kết nghĩa với Sở Bá Vương Hạng Vũ. Sau khi thắng Tần, Hạng Vũ phong cho Lưu Bang một chức vương khiêm nhường cai trị vương quốc nhỏ bé Hán với danh hiệu Hán Vương. Qua giai đoạn Hán Sở tranh hùng Lưu Bang nhiều lần lên voi xuống chó hại chết Hạng Vũ thống nhất Bắc Phương gọi chung là Hán tự xưng Hán Cao Tổ còn Nam Phương lúc đó vẫn còn do Thục Phán rồi tới Triệu Đà cai quản gọi chung là Nam Việt để phân biệt các tộc Bắc Việt đã rơi vào tay Lưu Bang Hán Cao Tổ.
Phải chăng vì thế muốn học cổ sử Việt thật ra không chút khó khăn, chỉ cần học sử Trung Hoa kể từ lúc trước khi họ lập quốc vì đã vay mượn hay chiếm đoạt của các nhược tiểu bị đồng hoá hay chiến bại. Cách thức tìm lại nguồn gốc đơn giản này đặt trên căn bản là học và nghiên cứu thêm ngay từ sử đã được viết lại bởi kẻ chiến thắng và viết cho kẻ chiến thắng để tìm ra những gì của mình đã được kẻ chiến thắng vay mượn bảo trì nhưng không cách nào giải thích được nguồn gốc và mâu thuẫn của sự gượng ép vay mượn đó. Trung Hoa, China, Qin, và Đại Hán chính là kẻ chiến thắng trong phương pháp nghiên cứu ngược này. Trung Quốc chính thức thừa nhận sự thành lập và thời điểm thành lập của Trung Hoa vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên đời nhà Tần và được hoàn thiện dưới tay Lưu Bang người nước Sở gốc Việt lập nên Đại Hán không lâu sau Tần Thủy Hoàng. Vì vai trò quan trọng của nhiều Việt tộc và các lãnh chúa gốc Việt trong việc thành lập đế quốc Trung Hoa nhà Đại Hán tương đối trẻ trung này, sự vay mượn tổ tiên nguồn gốc và văn minh của Việt tộc lấp vào cho nguồn gốc của Trung Hoa rất dễ hiểu dù gượng ép bất nhất. Nhược điểm hay chỗ hở này chính là cơ hội cho nòi giống Việt duy nhất còn duy trì được văn hóa chữ nói và lãnh thổ là Việt Nam có thể nhận ra cội nguồn của mình đã được kẻ xâm lược giúp bảo vệ hàng ngàn năm qua, mà lý do chính là vì họ đã luôn thất bại không nuốt và đồng hóa được Việt Nam dù đã nhiều lần xâm lăng đô hộ và tàn hại. Sự hiện diện và tồn tại của Việt Nam ngày nay vì vậy chính là chứng cớ và chướng ngại không nhỏ cho những chiếm đoạt văn hoá nguồn gốc bất thành của Đại Hán.
Những nhận định dưới đây về chiến tranh Hán Sở trong bộ Xuân Thu trích dẫn từ Wikipedia cho thấy sự mánh mung thủ đoạn của người sáng lập ra nhà Đại Hán Lưu Bang và cơ nghiệp Bách Việt bị Hạng Vũ quá chủ quan 5 khinh địch không nghe lời khuyên của quân sư Phạm Tăng nên làm mất cơ nghiệp vào tay con người nham hiểm Lưu Bang Hán Cao Tổ.
Các sử gia Trung Quốc kể cả Tư Mã Thiên đều cho rằng Sở là gốc Việt hay Bách Việt. Trước khi thua rơi vào tay Lưu Bang Sở đã chiếm hay thâu gồm hết các tiểu quốc chung quanh kể cả Ngô Việt và Mân Việt của Câu Tiễn. Điều oái oăm nhất trong sự lập quốc của Đại Hán chính là sự phong Hán vương cho Lưu Bang của Hạng Vũ khi ông lựa một vương quốc yếu đuối và địa danh hiểm nghèo Ba Thục để trao cho Lưu Bang. Lưu Bang vốn chỉ được phong ở đất Ba, đất Thục xa xôi, nhưng nhờ đút lót cho Hạng Bá là chú Hạng Vũ để xin hộ nên được phong thêm đất Hán Trung giàu có, đông dân hơn, gần Tam Tần hơn. Đó là cơ sở để ông tập hợp lực lượng đánh trở về phía đông. Để che mắt các nước Tam Tần, khi vào Hán Trung Lưu Bang cho đốt đường sạn đạo là con đường duy nhất từ Tam Tần vào Hán Trung khiến các nước này không chú ý tới mình. Theo tiến cử của Tiêu Hà và Hạ Hầu Anh, Lưu Bang đưa Hàn Tín, một hàng tướng bất mãn bên Sở sang, làm đại tướng. Hàn Tín giả cách sai người đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn đại quân đi theo đường Trần Thương đánh úp nước Ung. Chương Hàm trở tay không kịp, phải rút về cố thủ ở Phế Khâu. Các nước Địch, Tắc cũng bị đánh bất ngờ, Tư Mã Hân và Đổng Ế đầu hàng. Từ câu chuyện này đời sau có câu thành ngữ minh tu sạn đạo, ám độ Trần thương để nói đến kế dương Đông kích Tây của Hàn Tín.
Đương thời Lưu Bang, Hạng Vũ kết nghĩa làm anh em nhưng thực ra nếu so về tuổi, Lưu Bang đáng tuổi cha của Hạng Vũ. Lúc khởi nghĩa (209 TCN) Hạng Vũ mới ở tuổi 24, trai tráng hừng hực khí thế còn Lưu Bang đã 48, qua cái tuổi "tri thiên mệnh" rất biết mình, biết người. So sánh hai con người Lưu, Hạng trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng, chỉ nhìn từ tuổi tác đã lột tả gần hết. Hạng Vũ có thừa sức mạnh, đánh đâu thắng đó, khi hành quân ra trận tự mình ghé vai vác ván giúp quân sĩ, một mình xoay xở đông tây nam bắc, đến đâu kẻ đối địch phải khiếp sợ ở đó; nhưng chỉ có sự hiếu thắng bồng bột, nhiệt tình liều mạng, máu hơn thua của tuổi trẻ non nớt ít kinh nghiệm; say đắm nàng Ngu Cơ, khi thất thế vĩnh biệt nhau khóc chảy nước mắt! Đánh Lưu Bang lần nào cũng thắng, đến trận thua Cai Hạ lẽ ra còn cơ hội phục thù, nhưng chỉ vì hổ thẹn với người Giang Đông mà không dám về nhìn mặt họ, đành tự đâm cổ chết. Đúng như nhận xét của Hàn Tín, Hạng Vũ chỉ có cái nhân của đàn bà, cái dũng của kẻ thất phu.
Ngược lại, Lưu Bang kém hẳn Hạng Vũ về sức mạnh, tài cầm quân và sự gắn bó thương yêu tướng sĩ. Hơn nữa, về tư cách cá nhân, Lưu Bang cũng không bằng Hạng Vũ. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã thẳng thắn viết về người khai lập ra triều đại mà ông đang sống rằng: Lưu Bang xuất thân là một nông dân ham chơi, mê rượu và gái, ngạo mạn khinh người. Nhưng bù lại, ông có 6 bản lĩnh chính trị rất cao. Những điều gọi là nhân nghĩa của Lưu Bang, thực ra cũng chỉ là thủ đoạn chính trị, mị dân thời đó. Lưu Bang đã tỏ ra nhân nghĩa hơn một Hạng Vũ quá tàn bạo mà thôi. Theo Sử Ký, Hạng Vũ bản kỷ và Cao Tổ bản kỷ cho thấy: Hạng Vũ trong quá trình đánh dẹp đã tàn sát khá nhiều, điển hình là chôn sống 20 vạn quân Tần đầu hàng và giết dân Tề, nhưng Lưu Bang thực ra cũng không kém cạnh: thời khởi nghĩa chống Tần, cùng Hạng Vũ đánh Thành Dương, Lưu Bang đã làm cỏ dân Thành Dương, sau đó trong quá trình tây tiến vào Hàm Dương, ông cũng làm cỏ dân thành Dĩnh Dương! Bởi vậy, đúng như lời nói đầu sách Tây Hớn trích dẫn lời các nhà sử học đời Hậu Lê ở Việt Nam: Đành rằng Sở (Hạng Vũ) là bạo tàn, nhưng Hán thì cũng chỉ giống như là nhân nghĩa. Cái gọi là sự nhân nghĩa của Lưu Bang trong thời loạn chỉ là thủ thuật để lấy thiên hạ. Bản thân Lưu Bang là người có thừa thủ đoạn để lợi dụng không chỉ những viên võ tướng như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, mà ngay cả với kẻ sĩ đầy mưu lược như Trương Lương cũng vậy. Trương Lương giúp Lưu Bang xong, thấy Lưu Bang ra tay lần lượt thanh trừng các tướng, đã sợ hãi bỏ đi tu tiên để thoát nạn. Nước Hàn quê hương của Trương Lương, đất nước ông dồn biết bao tâm nguyện để phục hồi sau khi bị Tần Thuỷ Hoàng tiêu diệt từ thời Chiến Quốc, đã nép mình theo Hán trước sau như một suốt thời Hán Sở, cũng mất chẳng bao lâu sau nước Sở kình địch của Hạng Vũ bởi chính vị "chân chúa" mà ông phụng thờ, mất ngay trước mắt Trương Lương mà Trương Lương chẳng làm gì cứu vãn được.
Lưu Bang đã hả hê mãn nguyện tự đúc kết khá chính xác về nguyên nhân thắng bại của mình và Hạng Vũ (Thiên Cao Tổ bản kỷ):
Cao Tổ đặt tiệc rượu ở nam cung Lạc Dương. Cao Tổ nói:
- Liệt hầu và các tướng đừng giấu giếm. Tất cả đều nói tình thực. Tại sao ta lấy được thiên hạ? Tại sao họ Hạng mất thiên hạ?
Cao Khởi và Vương Lăng nói:
- Bệ hạ ngạo mạn và khinh người. Hạng Vũ nhân từ và thương người. Nhưng bệ hạ sai ai cướp được thành, lấy được đất, hàng phục được nơi nào thì cho ngay nơi ấy, cùng chung lợi với thiên hạ. Hạng Vũ ghen người giỏi, ghét người có tài, hại người có công, nghi người hiền. Khi đánh thắng thì không thưởng công cho người ta, khi được đất, thì không cho người ta hưởng lợi, do đó nên mất thiên hạ.
Cao Tổ nói:
- Ngươi chỉ biết một mà chưa biết hai. Phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm thì ta không bằng Tử 7 Phòng; trị nước nhà, vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ đứt thì ta không bằng Tiêu Hà; nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hàn Tín. Ba người này đều là những kẻ hào kiệt, ta biết dùng họ cho nên lấy được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.
Tóm lại, Hạng Vũ chỉ có cái tài làm tướng, không có tài để làm vua, còn Lưu Bang không có phẩm chất để làm tướng nhưng có đủ phẩm chất để làm vua. Ngay các tướng của Lưu Bang, điển hình là Hàn Tín cũng thẳng thắn nói rằng việc Lưu Bang giành được thiên hạ là mệnh trời chứ sức người thì không làm nổi. Có vẻ như một phần thành công của Lưu Bang nhờ vào tài "tự tuyên truyền" về "thiên mệnh" của mình do chính ông và gia đình ông dựng nên (truyện là con của rồng, có mây lành che...). Không rõ những điều đó ảnh hưởng đến mọi người thời đó đến mức độ nào, nhưng bản thân Lưu Bang đã hơn 1 lần gặp may và được thoát nạn nhờ tay của những người của chính bên Hạng Vũ giúp đỡ. Tại Yến Hồng Môn, chú Hạng Vũ là Hạng Bá đứng ra múa gươm che đỡ cho Lưu Bang khỏi bị Hạng Trang đâm. Sau đó Trần Bình, đang phục vụ cho Hạng Vũ, đứng rót rượu cũng rót chén vơi cho Lưu Bang để ông đỡ bị say. Trận Bành Thành thua nặng, bị quân Sở vây ngặt, Lưu Bang đụng phải Đinh Công nhưng Đinh Công lại thả cho Lưu Bang đi. Dường như tri thức thời đó khiến nhiều người, ngay cả những phần tử trí thức cũng bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng được xem là "thiên mệnh".
Tuy nhiên, xem cách gọi của người đời sau: với Lưu Bang thắng trận thì gọi thẳng tên húy mà không gọi tránh bằng tên tự (Quý), với Hạng Vũ mất nước lại gọi bằng tên tự mà tránh tên húy (Tịch); Tư Mã Thiên viết Sử ký cũng đặt Hạng Vũ lên hàng Bản kỷ, tức là ngang với các hoàng đế như Tần Thủy Hoàng, Hán Cao Tổ mà không hạ xuống hàng Thế gia như với Trần Thắng (Thiệp). Câu chuyện tình bi tráng của Hạng Vũ với Ngu Cơ được đời sau nhắc mãi như một câu chuyện đẹp đẽ, trong sáng chứ không mưu mô, lừa gạt, "ông ăn chả bà ăn nem" của vợ chồng Lưu Bang - Lã Trĩ. Những tình tiết đó cho thấy tài năng, tư cách của Hạng Vũ gây được thiện cảm nhất định với đời sau.
Theo học giả Nguyễn Văn Nghiêm thì người Tầu khởi thủy là một giống dân du mục ở ngọn nguồn sông Hoàng Hà. Khi ấy ở đồng bằng sông Hoàng Hà và đồng bằng sông Dương Tử đã có nhiều sắc dân khác sinh sống và đã có một nền Văn Hóa Nông Nghiệp định cư trù phú. Sử Tầu chép "năm 2361 trước Công Nguyên, tức năm Mậu Thân thứ 5, đời Đường Nghiêu Sứ Thần Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa thần:"
Giáo sĩ L. Wieger, một nhà thông thái dòng Tên, cũng ghi nhận "người Tầu đã dựa vào cống phẩm rùa thần mà làm ra Qui Lịch."
Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, theo ngôn ngữ hiện nay thì đó là một cuộc chuyển giao khoa học (những kiến thức về thiên văn, định thời tiết và mùa vụ trong năm...) và kỹ thuật (phương pháp làm ra lịch, lý số ....) của người Việt cho người Tầu. Sau này qua các cuộc xâm lược và đồng hóa các sắc dân ấy mà người Tầu gọi là Bách Việt (Nhiều sắc dân chứ không hẳn đúng là 100), thì người Tầu đã chiếm toàn bộ Khoa Học, Kỹ Thuật, và Học Thuật của họ, và tự nhận là của mình. Ví dụ Kinh Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư, Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Tử Vi lý số v.v... Hoặc như sau này Hồ Công Trừng bị bắt sang Nhà Minh phải làm thuốc súng tổ chức binh chủng pháo binh cho quân nhà Minh, hoặc một Kiến Trúc Sư VN xây Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh cho Vua Nhà Minh v.v... Hoặc toàn bộ sách vở của nước Việt bị tịch thu đem về Bắc Kinh, sau này 8 nước liên quân đánh vào Bắc Kinh nhà Thanh, người Nhật đã dọn hết thư viện Bắc kinh về nước. Nay có thể sang Nhật đọc cuốn Binh Thư Yếu Lược của Đức Trần Hưng Đạo.
Bổn phận của con cháu Hồng Lạc là phải tìm lại những Di Sản Văn Hóa của Tổ Tiên, và phải Hiện Đại Hóa cũng như trình bày lại theo Ngôn Ngữ Thời Đại hiện nay những Di Sản ấy thì mới hữu hiệu và có ích cho muôn người.
1. Sở là một nước lớn kéo dài từ đời Ngũ Đế cho đến khi bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt khoảng năm 333 Trước Công Nguyên.
2. Địa bàn nước Sở nằm giữa hai sông Hoàng Hà và Dương Tử, nay là Hồ Bắc + Hồ Nam (Quê hương Mao Trạch Đông), đến cả Động Đình Hồ (gọi là Châu KINH), Khi cực thịnh chiếm cả Ngô (Tô châu Thượng Hải), và Việt (Hàng Châu Chiết Giang Phúc Kiến) (gọi là Châu DƯƠNG). KINH DƯƠNG VƯƠNG là vua cả hai vùng Kinh và Dương vậy.
3. Dân nước Sở không phải là người Tàu, người Tàu khinh bỉ coi họ là man di, là một trong rất nhiều sắc dân sống từ Nam Hoàng Hà xuống tới Nam Dương Tử người Tầu gọi chung là Bách Việt (Yueh). Nhưng do chung đụng với người Tàu nhiều thế kỷ họ đã chịu ảnh hưởng rất nhiều Văn Hóa Tàu, và cũng đã nhiều phen hùng mạnh là một Bá trong 5 Bá (Ngũ Bá) thời Đông Chu Liệt Quốc.
Ngày nay những nhà dân tộc học đã nhận được rằng dân chúng nước Sở một phần lớn là người Thái, tiếng nói của họ thuộc tiếng Tai-Kdai, được gọi là Âu Việt hoặc Tây Âu, và một phần lớn khác là những sắc dân như Mân Việt, U Việt, Lạc Việt... tiếng nói của họ thuộc tiếng Môn Khmer của những người Nam Á (AustroAsiatic).
Theo chuyện Lạc Long Quân (Vua Lạc Việt ở đồng bằng, miền biển), 9 lấy Bà Âu Cơ (công chúa Vua Âu Việt ở vùng núi Kinh Châu) sinh ra 100 người con, sau trở thành tổ tiên của người Việt ngày nay, thì dường như trong lịch sử đã có sự phối hợp lớn lao giữa 2 sắc dân Âu Việt (Thái) và Lạc Việt (Môn-Khmer), trong một thời gian dài do đó ngày nay tiếng nói của ta được xếp vào loại Việt-Mường, trong đó tiếng Việt có khoảng từ 46% đến 56% từ có nguồn gốc từ tiếng Thái, và từ 36% đến 46% từ có nguồn gốc từ tiếng Môn-Khmer (Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, của Bác Sỹ Nguyễn Hy Vọng).
4. Một điều lạ nữa là các Vua nước Sở gồm 51 đời Vua đều gọi là Hùng Vương, y như 18 đời Vua Nước Văn Lang cũng gọi là Hùng Vương. Không rõ có sự liên hệ gì chăng? Vua Sở họ Mị nghĩa là Con Gấu, Người Tầu dịch Mị sang tiếng Tầu là Hùng = Con Gấu.
5. Lịch sử nước Tầu đã nhiều lần bị người các sắc dân khác cai trị, nhưng sau cùng họ đều bị đồng hóa và tự nhận là người nước Tầu. Ví dụ Lưu Bang là người nước Sở đã chiếm được cả quyền cai trị nước Tầu, thành lập nhà Hán của nước Tầu. Hốt Tất Liệt người Mông Cổ thành lập Nhà Nguyên nước Tầu,và cũng mất cả Nội Mông; Người Mãn Châu chiếm nước Tầu lập ra Nhà Thanh và cũng mất cả nước Mãn Châu luôn. Giả dụ nếu Việt Nam có thắng được nước Tầu thì cũng nên mau mau rút ra khỏi nước Tầu ngay, nếu không thì cũng sẽ không còn nước Việt và người Việt nữa.
Bất kể lý do gốc gác của Lưu Bang là Sở Bách Việt hay Hán, sau khi hại được Hạng Vũ ông ta đã chọn Hán hay Tàu làm nền tảng cho Trung Hoa. Những tộc Việt theo Hạng Vũ hay Lưu Bang vì thế đã quay lưng lại với tổ tiên và di sản tinh thần Việt hay Yueh. Lạc Việt là tộc duy nhất còn lãnh thổ và chút di sản hao mòn ngày nay.
Tóm lại Trung Hoa từ lúc thành lập hơn 2000 năm trước đây bởi nước Tần và Tần Thuỷ Hoàng, sau đó đã được Lưu Bang nước Sở chiếm khai
sáng và chọn Hán tộc và văn hoá Hán làm tổ tiên nguồn cội cho Trung Hoa. Trung Hoa vì vậy đã chối bỏ nguồn gốc tổ tiên văn hoá Việt từ thời Lưu
Bang Hán Cao Tổ cho đến nay. Trung Hoa trong quá trình hơn 2000 năm lập quốc đã tìm mọi cách đô hộ đồng hoá và bằng mọi cách xóa bỏ văn hoá
ngôn ngữ của Việt Nam nhưng cho tới nay vẫn không thành công. Đối với người Việt vì vậy tìm về nguồn chính là sự khôn ngoan sáng suốt và
can đảm hầu tiếp nhận lại những di sản văn hóa và tinh thần cha ông đã gầy dựng đóng góp cho nhân loại qua những thư bút và khám phá
về nhân chủng các di tích khảo cổ khoa học ngày một nhiều và thêm chính xác.