NGUYỄN BẢO HÓA SỬ GIA
VỚI LẬP TRƯỜNG NGƯỜI DÂN BỊ ÁP BỨC
G iới biên khảo giai đoạn nầy thật không có gì đáng kễ. Ngoài một Hồ Hữu Tường với vài quyển nghiên cứu nho nhỏ, nhóm Chân trời mới viết luận thuyết pha chút thời trang, Hoàng Hạ Huệ phê bình tiểu thuyết một cách non kém và hẹp hòi, ta còn phải để ý đến Nguyễn Bảo Hóa với quyển “Nam Bộ chiến sử” (10) Đề tài về chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam, ở miền Nam từ 1859-1868. Tác giả mở đầu bằng tuyên nguyên sự xâm lược của nước Pháp ở Việt Nam và kết thúc cái chết của Phan Thanh Giản khi miền Nam hoàn toàn thuộc vào tay người Pháp.
Đây là quyển sách khảo luận (11) nổi tiếng lúc bấy giờ ở miền Nam. Tuy nhiên vì không tham bác được nhiều sử liệu nên tài liệu của tác giả không dồi dào. Sử liệu lại không dùng được chữ Hán nên không đưa ra được những chủ trương “tối ẩn” của triều đình ta trong giai đoạn 1859-1868. Tác giả chỉ phê phán triều đình qua những hành động và kết quả mà thôi.
Ngoài ra vì viết sử với một lập trường – lập trường dân tộc ôn lại những oai hùng xưa của tổ tiên để tin tưởng ở những chiến đấu “hiện tại”.
- Không theo phương pháp sử nên thiếu sự phê phán chính xác và tài liệu mới lạ. Tác giả chỉ lập lại những gì các sách khác đã nói, ông chỉ có công trình bày lại và thêm vào những bình luận ngay trong lúc nói về sự kiện lịch sử để “kích thích” người dân. Viết sử phải theo phương pháp sử học nghĩa là trước hết tìm tòi tài liệu bằng văn tự và bằng vật chất liên quan đến đề tài của mình. Sau đó phê phán tài liệu cuối cùng mới căn cứ trên những gì mình thu lượm được mà xây dựng lại phần nào sự việc xãy ra trong quá khứ. Nếu tài liệu không đũ thì quyển sách nghèo nàn thiếu xót, tài liệu sai thì sử gia không lập lại được cái mô hình của sự việc trong quá khứ và do đó khi phê phán mắc phải lỗi lầm là nói một chuyện bâng quơ. Ngoài ra cũng cần phải biết những môn bàng phụ như : cổ tiền học, ấn tín học, cổ ngữ học… và nhất là những nền văn minh tinh thần của các nước mình khảo sát.
Ông Nguyễn Bảo Hóa không theo con đường ấy nên quyển khảo cứu của ông không dồi dào tình tiết – Những tình tiết rất cần cho đề tài của ông. Đó là phần nói về các vụ khởi nghĩa của người Nam Việt như Trương Định, Quản Sư, Nguyễn Hữu Quân, Võ Duy Dương, Trương Huệ, ba người con của cụ Phan, Nguyễn Trung Trực, Thái Văn Nhiếp, Quản Hơn, Trần Văn Thanh, Nguyễn Xuân Phụng, Đoàn Công Sửu, Nguyễn Văn Bường, Lê Tất Kế, Trần Bình, Âu Dương Lân v.v… và những cuộc nổi dậy do dân chúng tự động… Những cuộc khởi dậy nầy trong sách của ông chỉ được ông nói một cách lờ mờ… Tôi nghĩ với đề là “Nam Bộ Chiến Sử” ông phải chú trọng đến những cuộc khởi nghĩa mới đúng, đằng nầy các vụ khởi nghĩa chỉ chiếm khiêm nhường một chương trong mười sáu chương (chương XIII) khi nói về cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Võ Duy Dương.
Vì không thông thạo lắm tinh thần văn hóa Nho giáo nên ông có nhận xét sai khi nói:
Chủ chiến ta không đủ lực lượng đã đành tại sao không chủ hòa ? Bởi chủ hòa gặp
bức tường đồ sộ của thành kiến Khổng Mạnh ngăn cản.
Cái chủ trương “bế quan tỏa cảng” là một trở lực lớn lao đưa Việt Nam lên chỗ phú
cường” (Trang 30).
Thành kiến Khổng Mạnh là gì ? Khổng Mạnh không cản sự chủ hòa cũng như không chủ trương bế quan tỏa cảng. Sự bế quan tỏa cảng là triều đình ta theo gương “đàn anh” Trung Hoa mà thôi. Có chăng Khổng Mạnh bảo trọng và thờ phụng tổ tiên quỷ thần, đạo thiên chúa không thờ phụng, muốn đạo nầy không vào được Việt Nam nhà Vua tìm cách bưng bít tai mắt dân chúng nghĩa là ‘Bế quan tỏa cảng”.
Ngoài ra quyển “Nam Bộ Chiến Sử” còn mang nhiều khuyết điểm hình thức, nhiều chỗ tác giả không trình bày rõ ràng, văn nhiều đoạn tối nghĩa, lập đi lập lại một sự kiện hay một ý tưởng nhiều lần, đoạn chuyển tiếp không có nên từ chương nầy qua chương khác tác giả lập lại một đoạn dài theo cách viết của những truyện Tàu (Phi Long diễn nghĩa – Thủy Hử v.v…).
Nhưng ta nên nhớ rằng quyển Nam bộ Chiến Sử là một quyển gây được ảnh hưởng nhiều trong dân chúng thời nó ra đời. Lúc ấy nhà cầm quyền Pháp cấm lưu hành quyển nầy. Lý do vì :
-Chữ “Nam Bộ Chiến Sử” như nói với người dân Nam Bộ (tôi muốn dùng chữ lúc đó) rằng từ trước đến nay ở đây đã có nhiều cuộc nổi dậy, giờ đây những người có khí huyết,nghĩ đến tương lai dân tộc tất phải nổi dậy để chiến đấu để ngày sau người ta sẽ thêm một phần nữa vào lịch sử chiến đấu của Nam Bộ.
-Nói lên dã tâm của Pháp, muốn chiếm Việt Nam (Ký hòa ước trả ba tỉnh miền Đông rồi lại không thừa nhận, 15-7-1864
-Thẳng tay đàn áp các cuộc cách mạng ở miền Nam.
-Tin tưởng đặc biệt ở sự thành công của cuộc chiến đấu ở 1949. Đây ta hãy xem đoạn kết :
“85 năm qua…
Một thế hệ đã qua…
Ngày nay tiếng súng tiếp tục nổ, nổ một cách mãnh liệt như máu đang sôi trong quyết
quản của toàn dân Việt Nam.
Tiếng súng đã nổ, nổ dử dội…tiếp tục cuộc chiến đấu của 83 năm về trước.
Tiếng súng đó là báo hiệu cuộc giải phóng sắp thực hiện. Dân chúng Nam Bộ sẽ oanh
liệt về với nền tự do độc lập.
So sánh cuộc kháng chiến của Nam Kỳ xưa với Nam Bộ ngày nay thật khác xa.
Cuộc
kháng chiến ngày nay là của một phong trào giải phóng lớn lao tổng quát.
Nó không phải là…
. . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .. .. .
Thế thì Cuộc chiến đấu của Nam Bộ tự do ngày nay có thể thực hiện trong một ngày tươi
sáng.
(trang cuối cùng 178-179)
Mọi việc đều có “thời” của nó, sách vở cũng không qua khỏi công lệ ấy, ngày nay trước cuộc chiến tranh hiện tại của Việt Nam quyển “Nam Bộ Chiến Sử” không có một tác dụng gì, trước sự trưởng thành của nền sử học Việt Nam hiện tại, nó cũng không có một giá trị nào ngoài giá trị lịch sử của nó.
Nói như vậy để ta thấy rằng quyển Nam Bộ chiến sử của Nguyễn Bảo Hóa chỉ là một xuất hiện đúng lúc và giá trị của nó chỉ là sự đáp đúng nhu cầu, một giá trị lịch sử đối với ngày nay.
Ngoài ra Nguyễn Bảo Hóa còn viết tiểu thuyết lịch sử ở giai đoạn sau 1950 ký tên Tô Nguyệt Đình, Bộ áo cà sa nhuộm máu (Tấn Phát Saigon 1950), quyển truyện được để ý đôi chút nhưng không thành công về phương diện văn chương.
-Mỵ Lan Hương – Tấn Phát 1951...
-Hay những chuyện ngắn đăng trong một vài tạp chí gần đây.
Về phương diện cấu tạo lại lịch sử, Nguyễn Bảo Hóa không làm tròn nhiệm vụ, nhưng đứng trên lập trường dân tộc, khích động lòng ái quốc, nung chí người dân Nguyễn Bảo Hóa đã thành công trong việc tìm ra trong sự kiện lịch sử một bài học : sự bất khuất, ước muốn vùng lên của dân tôc chúng ta. Lập trường của ông không phải lập trường một nhà khoa học, khảo sát chi li, thuần túy mà là một nhà yêu nước đứng về phía quần chúng giống lên tiếng chuông nói với đồng bào rằng dân ta khổ vì quân Pháp đã nhiều, người trước đã chống đối, nay là lúc chúng ta phải noi gương bậc tiền nhân.
Ông đã có tư tưởng giống nhà viết văn học sử Doumic (12) nhưng cũng vì vậy ông không
thể là một sử gia có giá trị.
(10) Nhà xuất bản Lửa Sống, Saigon 1949.
(11) Tác giả đề là khảo cứu nhưng tôi thấy chữ khảo luận đúng hơn vì chen vào những chỗ khảo ta thấy
tác giả luận nữa.
(12) Oeuvre de science, et oeuvre d’art, l’histoire doit s’appuyer solidement sur les faits établis par les
d’ocuments et tout à la fois y retrouver la vie du passé et en tirer des lecons pour l’avenir.
R. DOUMIC (Histoire de la littérature francaise tr-100)